1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc và thời gian

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ttdungquantum, 05/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc và thời gian

    Giới thiệu

    Chúng ta đều là những người sống cùng Âm nhạc Cổ điển
    Vui buồn có âm nhạc
    Nóng lạnh có âm nhạc
    Yêu ghét có âm nhạc
    Mưa nắng có âm nhạc
    Bão giông - yên bình cũng đều có âm nhạc
    ...

    Bốn mùa có âm nhạc

    Hè qua, thu đến, đông về và mùa xuân lại gõ cửa
    Mỗi lúc giao mùa, ta lại mang những cảm xúc khó tả, vừa mới mẻ, lại vừa đầy nhớ nhung
    Chỉ có thể chia sẻ được với âm nhạc cổ điển và những tâm hồn yêu nhạc cổ điển

    Anh chị em thân mến !
    Chúng ta hãy cùng chia sẻ cảm xúc qua từng bản nhạc mang vẻ đẹp của thời gian
  2. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Bài ca mùa thu (Autumn Song) là tên của tiểu phẩm Tháng Mười trong tập tác phẩm bốn mùa viết cho piano (gồm 12 tác phẩm ứng với 12 tháng) của nhà soạn nhạc thiên tài Nga, trường phái lãng mạn Piort Irlich Tchaikovsky
    (Trong tập tác phẩm 4 mùa này thì bản Tháng Sáu - Chèo thuyền và bản Tháng Mười - Bài ca Mùa thu là hai tác phẩm nổi tiếng nhất, đã từng được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ và phối khí cho dàn nhạc)
    Là một khúc nhạc mang tính tự sự, gồm một giai điệu chính được phát triển trên bè tay trái và tái hiện ở bè tay phải, phần đệm được cấu trúc đơn giản nhưng cũng là âm thanh rất biểu cảm và nhịp nhàng.
    Phần giai điệu là những chuỗi âm thanh đầy thơ mộng, trong sáng, khi thì chậm rãi suy tư, khi thì lại trôi đi, biến mất trong sự lung linh,mờ ảo, để lại một nỗi nhớ khó tả, một dư vị của sự tiếc nuối
    Âm nhạc mang một cảm xúc thoáng buồn, giai điệu êm đềm như tiễn đưa những chiếc lá cuối cùng, chỉ còn lại một bầu trời xanh thẳm và những làn gió không đủ mạnh để đánh thức một mặt hồ phẳng lặng.
    [​IMG]
  3. aishiteru_cl

    aishiteru_cl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Không biết có ai biết bản 4 mùa của A.Vivaldi ko nhỉ?Nếu so sánh giữa 4 season của A.Vivaldi và P.I.Tchai kovsky thì mình thấy của Vivaldi hay hơn nhiều,nhất là mùa hè(Summer: Presto)Nó thể hiện được cái nóng bỏng của 1 mùa hè thật sự,nghe bản này có cảm giác như có cái gì đó rạo rực trong lòng.Còn bản mùa đông thì được hoà âm rất nhịp nhàng,làm cho ta có cảm giác rất nhẹ nhàng (chương 2)
  4. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Người ta cho rằng, đối với Rachmaninoff, âm nhạc là sự thể hiện cuộc sống tình cảm, còn tình cảm là công cụ tinh tế hơn cả để nhận thức vũ trụ và con người.
    ?Nói một cách thành thực thì, tôi thường phải tìm hiểu vũ trụ bằng những phương trình, chứ không phải bằng tình cảm. Nhưng vấn đề ở đây là, đối với cái vũ trụ ở bên trong mỗi con người thì chưa có phương trình nào mô tả được cả, và loài người vẫn thường tìm đến tôn giáo hay nghệ thuật để bù lấp những hạn chế kiểu như vậy về nhận thức khoa học. Tôi cho rằng, ở đây, âm nhạc có vai trò vô cùng to lớn, trong khi mà vật lý học còn chưa đưa ra được câu trả lời hoàn về bản chất của thời gian thì âm nhạc lại đem đến cho chúng ta sự cảm nhận về nó, đó là một cảm nhận cần thiết cho sự đầy đủ của tâm hồn con người?
    [​IMG]
    Vâng, tôi đang nói về Sergei Rachmaninoff, và Concerto số 2 của ông. Tôi vẫn thường nghe Rach2 trong những đêm mùa đông giá rét, bên chiếc bàn học và cặm cụi với những phương trình của thuyết tương đối và cơ học lượng tử. Tôi nghĩ rằng, âm thanh piano trong Rach2 không thực sự lạnh lẽo như cái vẻ bề ngoài, nó chứa đựng sự ấm áp ẩn sâu trong tình cảm của tác giả. Ở đây, tôi chỉ muốn đưa ra những kiến giải mang tính chất cá nhân mà không có ý định đề cập đến sự phân tích phổ biến về những tiếng chuông hay hình ảnh sử thi về nước Nga trong đoạn mở đầu.
    Con người, tất nhiên là có quá nhiều điều không thể nói lên bằng lời, không thể giải thích được chính bản thân mình, và thậm chí không thể nắm bắt được những tâm sự hay những nỗi niềm vô hình của riêng mình, trong đó có cả sự dằn vặt và tiếc nuối. Trong trường hợp như vậy thì có lẽ âm nhạc là một lối thoát, hay một thứ ngôn ngữ hoặc cách thức giao tiếp thiêng liêng nào đó. Một cách đơn giản mà súc tích thì giống như Rachmaninoff đã nói : ?o Tôi viết nhạc bởi vì tôi phải diễn đạt những cảm nhận của mình, cũng giống như khi tôi nói, đó là lúc tôi muốn bày tỏ những suy nghĩ của mình?.
    Âm nhạc của Rachmaninoff được tạo nên bởi cả tài năng và chính cuộc đời nhạy cảm của ông. Không dưới một lần trong đời, Rachmaninoff đã phải đối mặt với sự ruồng bỏ. Người cha cờ bạc và nát rượu đã rời bỏ gia đình khiến cho Sergei trở thành một cậu bé không bình thường theo cả hai nghĩa, một thần đồng piano có vấn đề về tâm lý. Người phụ nữ mà Rachmaninoff yêu cũng đã bỏ ông để đi lấy người khác. Bản Giao hưởng đầu tiên thì bị người ta chê bai thậm tệ. Tất cả những điều đó là đủ để một con người nhạy cảm như Rachmaninoff phải suy sụp, và trên thực tế thì ông cũng đã từng suy sụp thực sự. Có lẽ điều này diễn ra từ sau tháng giêng năm 1900, khi Rachmaninoff đến thăm Leo Tolstoy, chơi piano cho nhà văn nổi tiếng nghe, Tolstoy đã nói : ?oHãy cho tôi biết, cái thứ nhạc này có cần thiết cho bất cứ ai không?...Tôi phải nói với anh là tôi không hề thích nó!...Beethoven là vô nghĩa, Pushkin và Lermontov cũng vậy thôi!?. Sau đó, vào buổi tối, Tolstoy đã nói lời xin lỗi : ?oThông cảm cho tôi nhé !, tôi chỉ là một người già, tôi không có ý xúc phạm anh?. Rachmaninoff đã lập tức phản ứng lại : ?oNếu tôi không cảm thấy bị xúc phạm trên danh dự của Beethoven thì làm sao tôi lại bị xúc phạm trên danh dự của riêng tôi được??. Người ta kể rằng, sau sự kiện này, Rachmaninoff rơi vào trầm cảm, gần như ngừng sáng tác trong một thời gian dài. Đó cũng có thể là quãng thời gian mà Rachmaninoff đã suy nghĩ về câu nói của Tolstoy, âm nhạc của ông hình như mới chỉ hướng đến cá nhân. Âm nhạc cần phải hướng đến mỗi cá nhân chứ không phải một cá nhân, tức là khi đó, nó đã hướng đến tất cả mọi người ở những khía cạnh kín đáo và sâu sắc.
    Concerto số 2 Đô thứ đã ra đời sau giai đoạn này, tôi cảm thấy ở nó sự chan chứa của những cảm xúc bị dồn nén và tất cả những gì nhằm chứng minh sự tồn tại của tâm hồn cá nhân, điều đó là tốt cho những tình yêu và nhiệt huyết đối với cuộc sống. Nói theo kiểu phổ biến kỹ thuật thì đây là tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành của Rachmaninoff, cả về kỹ năng lẫn tư tưởng trong sáng tác. Tôi không biết phải nói gì về cảm nhận của mình khi nghe chương một, không biết đó có phải là sự xúc động hay không, hay cái gì đó hơn thế. Tôi đã nghe Rach2 được 5 mùa đông rồi, và khi nghe nó, tôi có thể lưu giữ lại được tất cả những ý tưởng, những suy nghĩ non trẻ, có khi là âm thầm có khi là cuồng nhiệt. Tôi nghĩ đó không phải là sự gặm nhấm quá khứ, mà là tình yêu chung thủy của một đời người. Có thể, tôi chỉ mới bước vào đời thì chưa thể nói được như vậy, nhưng đa phần mọi người đều biết rằng, cuộc sống có đẹp đẽ hay không đều phụ thuộc vào cái mà người ta gọi là niềm tin.
    Tôi đã từng được nghe (một cách gián tiếp) những tâm sự một số nữ nghệ sỹ piano, họ đều nói rằng, âm nhạc của Rachmaninoff có thể làm họ phát khóc. Điều này thì không cần phải bàn luận gì thêm, nhưng tôi chắc chắn rằng Rachmaninoff là một người lãng mạn và nhạy cảm, hình như các nữ nghệ sỹ piano cũng như vậy.
    Có lẽ là bài ?oAll by Myself? do Celine Dion hát thì nhiều người biết, nhưng chắc là chỉ những người yêu nhạc cổ điển mới nhận ra bài hát này có phần lớn là giai điệu trong chương hai của Concerto Đô thứ. Trong trường hợp này thì có thể nói rằng, âm nhạc của Rach đã đến được với nhiều người hơn sự mong đợi, nếu không phải trực tiếp thì cũng là gián tiếp.
    Tôi cũng rất thích một câu của Rachmaninoff : ?oÂm nhạc là đủ cho quãng thời gian của một đời người, nhưng một đời người thì không thể đủ cho âm nhạc?.
    Có lẽ tôi đã hơi lan man hoặc suy diễn, bởi vì ở đây, tôi thừa nhận sự bất lực của ngôn ngữ thông thường. Và một lần nữa tôi lại hiểu thêm rằng, những gì thuộc về âm nhạc thì hãy cứ để cho chính âm nhạc nói lên.
    [​IMG]
  5. na9

    na9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Baudelaire - Nhà thơ vĩ đại của văn học "hậu" Lãng mạn Pháp (Thế kỷ XIX) đã viết: "Hãy say đi - lúc nào cũng phải say. Tất cả là ở đấy, đấy là vấn đề duy nhất. Để không cảm thấy gánh nặng khủng khiếp của thời gian... Bạn phải say, lúc nào cũng say. Nhưng say gì? Rượu, thơ, đạo đức... tuỳ bạn. Nhưng hãy say đi!... "

    Và tôi đã say theo lời khuyên của Baudelaire...

    Cũng theo Baudelaire thì :?oThi sỹ có một đặc quyền vô song, vừa là mình, vừa là người khác tùy theo ý thích của bản thân.?

    Tôi không biết làm thơ (chỉ đang tương tư một người biết làm thơ thôi) song cũng tự cho mình cái quyền ấy.

    Thế là :

    Lúc thì tôi là một ?ohọa sỹ bé xíu vẽ chân dung? theo trường phái hội họa của Jacques Prévert (mấy họa sỹ trẻ mà tôi có dịp nói chuyện chả biết gì về trường phái này)

    Để vẽ chân dung một con chim
    Thơ : Jacques Prévert
    Dịch thơ : Khải Hoàn

    Đầu tiên vẽ chiếc ***g
    Với cửa ***g để ngỏ
    Tiếp theo vẽ gì đó
    Giản dị và xinh xinh
    Tốt và ích cho chim.
    Rồi dựa toan vào cây
    Trong vườn hoặc trong rừng
    Ẩn mình sau cái cây
    Không nói năng động đậy...
    Đôi khi chim nhanh tới
    Nhưng cũng có thể là
    Mất nhiều năm dằng dặc.
    Trước khi ra quyết định
    Đừng nản chí chờ mong.
    Chờ, nếu phải nhiều năm
    Chim tới nhanh hay chậm
    Điều đó không câu nệ
    Với chuyện vẽ thành công.
    Nếu có lúc chim tới
    Hãy hết sức lặng thinh
    Chờ cho chim vào trong
    Khi chim đã vào ***g
    Đóng cửa ***g khe khẽ
    Bằng một cây cọ vẽ.
    Sau đó xoá nan ***g
    Từng thanh từng thanh một
    Cố gắng tránh có chạm
    Vào những chiếc lông chim.
    Rồi vẽ cây cho chim
    Lựa chọn cành đẹp nhất
    Vẽ lá xanh, gió mát
    Vẽ bụi nắng, thanh âm
    Của cỏ cây muông thú
    Trong cái nóng mùa hè.
    Rồi chờ chim tự hót.
    Nếu chim mà không hót
    Là dấu hiệu xấu rồi
    Báo bức tranh vẽ tồi.
    Nhưng nếu chim mà hót
    Dấu hiệu tốt báo rằng
    Bạn có thể ký vào
    Thì hãy thật se sẽ
    Bứt lấy một lông chim
    Tên mình bạn hãy viết
    Vào một góc bức tranh. (KKH)
    Lúc thì tôi là một người cha yêu thương con hết mực
    Các tháng của năm
    Thơ : Alain Bosquet
    Dịch thơ : Khải Hoàn

    Tháng Giêng để nói : ?ochào năm?
    Tháng Hai để nói : ?ophải cần tuyết tan?
    Tháng Ba : ?ochim lại theo đàn?
    Tháng Tư nói với hoa : ?onàng nở ra?
    Tháng Năm : ?ocông nhân - bạn ta?
    Tháng Sáu bảo biển : ?omang mình thật xa? ( Bravo Tháng Sáu, Chèo Thuyền, Đò Đưa, tôi cũng thích tháng Sáu nhất ! )
    Tháng Bẩy : ?omùa nắng đây mà?
    Tháng Tám : ?ohạnh phúc vì ta là người?
    Tháng Chín : ?olúa hãy chín vàng?
    ?oTự do, đồng chí? ?" Tháng Mười nói đây
    Mười Một : ?ohãy trút lá cây?
    Mười Hai : ?otạm biệt năm nay, an lành?
    Mười hai tháng cộng lại bằng
    Một năm để bảo con rằng : ?oYêu con.?
    Và dạy các con mình bài học hội họa đầu tiên
    Trường mỹ thuật
    Thơ : Jacques Prévert
    Dịch thơ : Khải Hoàn

    Trong một cái hộp bện bằng rơm
    Người cha chọn một viên giấy nhỏ
    Và ông quăng nó
    Vào trong chậu thau
    Trước những đứa con tò mò của ông
    Bấy giờ hiện ra
    Bao nhiêu mầu sắc
    Bông hoa lớn giống Nhật Bản
    Bông hoa súng trong chốc lát
    Và những đứa con nín thinh
    Kinh ngạc
    Trong ký ức chúng mãi về sau
    Bông hoa này không thể tàn phai
    Bông hoa bất chợt này
    Được tạo ra vì chúng
    Trong phút giây
    Trước mắt chúng.
    Và hôm nay, lần thứ n tôi đọc lại tác phẩm ?oHoàng tử bé? của Antoine de Saint-Éxupery :

    Bởi vì tôi không muốn người ta đọc cuốn sách của tôi một cách hời hợt. Khi kể lại các kỉ niệm này, tôi buồn tủi biết bao nhiêu. Sáu năm đã qua, từ khi cậu bạn tôi đi mất với con cừu của em. Nếu như tôi cố gắng tả lại em ở đây, chính là để tôi không quên em. Thật là buồn nếu ta quên một người bạn.
    ...
    Ôi ! Ông hoàng bé nhỏ ơi, dần dà, như vậy đó, tôi hiểu ra cuộc đời nhỏ nhoi buồn bã của em. Bao lâu nay em chỉ nhờ sự êm đềm của hoàng hôn để mà khuây khỏa.
    ...
    - Có một ngày, tôi nhìn mặt trời lặn bốn mươi ba lần !
    Một chốc sau, em nói thêm
    - Ông biết đấy... khi người ta buồn quá, người ta thích cảnh mặt trời lặn...
    - Thế cái ngày bốn mươn ba lần mặt trời lặn ấy, có phải em buồn quá không ?
    Nhưng ông hoàng bé nhỏ không trả lời.
    ...
    Ngày ấy tôi chẳng biết cách hiểu, Đáng lẽ tôi phải xét đoán nàng trên việc làm chứ không phải bằng lời nói. Nàng tỏa thơm tôi, làm cho tôi sáng rực lên. Đáng lẽ tôi không bao giờ nên bỏ đi cả. Đáng lẽ tôi phải thấy được cái dịu hiền của nàng đằng sau mọi đòi hỏi đáng thương ấy. Loài hoa thường hay mâu thuẫn ! Nhưng bấy giờ tôi còn quá trẻ để mà biết yêu nàng.
    ...
    Nhà doanh nghiệp biết không hi vọng gì được yên thân :
    - Triệu những vật nho nhỏ đôi khi ta nhìn thấy trên trời ấy.
    - Những con ruồi ?
    - Không phải, những vật nhỏ lấp lánh ấy.
    - Những con ong ?
    - Không mà...những vật nho nhỏ vàng óng vẫn làm cho bọn người vô tích sự chúng nó mơ màng ấy. Ta, ta là một người đứng đắn ! Ta không có thì giờ đâu mà mơ màng.
    ...
    Rồi em lại tự bảo : ?oTa tưởng ta đã giàu có lắm với một đóa hoa duy nhất, nhưng ta chỉ có một đóa hoa thường thôi. Cái đó cộng với ba quả núi lửa cao ngang đầu gối của ta, mà một quả có lẽ, đã tắt mãi mãi, chẳng làm cho ta thành một ông hoàng lớn lắm đâu...? Và, nằm dài trong cỏ, em khóc.
    ...
    Thế là ông hoàng nhỏ cảm hóa con cáo. Và khi giờ ra đi đã đến :
    - A ! - cáo nói - tớ sắp khóc lên đây.
    - Đó là lỗi tại cậu ?" ông hoàng nhỏ nói ?" mình tuyệt chẳng muốn cậu khổ, cậu lại cứ muốn mình cảm hóa cậu.
    Có nguy cơ là ta có thể khóc một tí nếu ta lỡ để cho ai cảm hóa mình...
    ...
    Và giờ đây, đúng vậy, sáu năm đã trôi qua...tôi chưa bao giờ kể lại câu chuyện này. Những bạn bè gặp lại tôi rất lấy làm hài lòng thấy tôi còn sống. Tôi đã rất buồn, nhưng tôi nói với họ : đó là vì mệt...
    Bây giờ tôi đã nguôi nguôi. Nghĩa là...không hẳn là như thế.
    ...
    [​IMG]

    Cảnh ấy đối với tôi là cảnh đẹp nhất và buồn nhất trên thế gian. Nó cũng là cái cảnh ở trang trước, nhưng tôi đã vẽ lại để bạn nhìn rõ hơn. Chính tại nơi đây, ông hoàng bé nhỏ đã xuất hiện trên Trái Đất rồi lại biến đi.
    Hãy nhìn chăm chú cảnh này cho đến khi bạn chắc rằng bạn có thể nhận ra nó, nếu ngày kia bạn du hành sang châu Phi, trong sa mạc. Và nếu ******** cờ đi ngang qua đó, tôi xin bạn, xin bạn đừng vội, hãy nán lại một chút ngay dưới ngôi sao ! Nếu bấy giờ có một đứa bé đến bên bạn, nếu em cười, nếu em có mái tóc vàng óng, nếu em không trả lời khi người ta hỏi, bạn sẽ đoán ra đấy là ai. Bấy giờ bạn hãy thương tôi ! Đừng để tôi buồn quá thế này : Hãy viết thư cho tôi báo rằng em đã trở lại...

    Đúng lúc tôi đọc đến trang cuối cùng thì bỗng có một quả na rơi xuống trúng đầu, thế là tôi phát hiện ra mình còn có thể chép tranh phong cảnh ( việc chép chính xác đến từng chi tiết bức tranh minh họa cuối cùng trong cuốn sách này với tôi dễ như trở bàn tay ) Quá sung sướng vì phát hiện đó, tôi hăm hở chép lại, scan rồi gửi lên đây mời các bạn thưởng lãm. Xem xong, nếu ai đó vui lòng...xin vẽ hộ tôi một con cừu !
    P/s : Con cừu thực sự cơ, không chơi cái trò vẽ cái thùng đâu, vì buồn thay, tôi không biết cách nhìn thấy con cừu xuyên qua cái thùng. Có lẽ tôi hơi giống những người lớn rồi. Tôi đã già rồi.
    Được na9 sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 28/12/2005
  6. vova103

    vova103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn na9 vì một bài viết xúc động
    "cảm ơn" vì .... đó là từ tốt nhất trong cuốn từ điển nho nhỏ của mình
  7. muon_beo

    muon_beo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng rất thích bản bốn mùa của Vivaldi, thích vô cùng. Từng mùa một đều được thể hiện với những sắc thái tình cảm.
    Bản về mùa hè tớ thích nhất đoạn về mưa và sấm. Ko biết mình nghĩ có đúng không nhỉ . Có lẽ nghĩ đến mùa hè tớ yêu nhất là mưa rào. Lúc mưa thật là mạnh mẽ. Tớ chẳng biết diễn đạt thế nào nhưng tớ cảm thấy tiếng nhạc đoạn đó giật, mạnh, cao trào như sấm và mưa vậy. Không khí mát mẻ, trong lành, đầy sức sống. Và sau đó là trời thật trong xanh, mọi vật như thêm sức sống mới.
    Còn về mùa đông: khởi đầu tớ nhìn thấy tuyết và cành khô. Nhưng cái tớ thích nhất là nhạc phần cuối rất rộn ràng. Tớ cảm nhận như mọi vật đang được thay áo mới chào đón mùa xuân và năm mới vậy. Thật là đẹp
    Được muon_beo sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 30/12/2005
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ơ, sao bác @na9 này, sao có kiểu post bài giống Minou thế nhỉ???
  9. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết cổ động cho ngày sinh Mozart
    Mozart và Cuộc sống
    Đại thi hào Nga Alexander Pushkin đã từng viết rằng : ?oTình yêu cái đẹp, đó là phần quan trọng nhất để làm nên một nhân cách vẹn toàn?. Ở đây, tôi không hề có ý định đưa ra định nghĩa về cái đẹp, bởi vì điều đó là không cần thiết và cũng không thể làm được. Cái đẹp có lẽ đã tồn tại từ ngay bên trong mỗi con người chúng ta, khi nào chúng ta biết yêu cái đẹp, khi đó chúng ta có được cảm nhận về hạnh phúc. Khi Karl Marx viết ?oNgười hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất? thì tức là ông muốn đề cao cái đẹp trong sự cống hiến của con người dành cho con người. Nói đến đây thì tôi có thể quả quyết rằng, theo một khía cạnh nào đó, một trong những con người hạnh phúc nhất trên đời này chính là Wolfgang Amadeus Mozart.
    [​IMG]
    ?oMozart, đó là tuổi thanh xuân của âm nhạc, là nguồn nước mãi mãi trẻ trung đem đến cho nhân loại niềm vui khi mùa xuân về và sự hài hòa của tâm hồn? Trên đây chính là những dòng viết đầy chân thật và sâu sắc của nhà soạn nhạc Xô Viết lừng danh Dmitri Shostakovich. Một thiên tài khác, Piort Irlich Tchaikovsky cũng đã phải thốt lên :
    ?oTôi khẳng định một cách sâu sắc rằng, Mozart là đỉnh cao nhất mà cái đẹp trong âm nhạc có thể đạt tới?
    Vâng, người ta luôn coi Mozart là biểu tượng, là hiện thân, là những gì tinh túy và thuần khiết nhất của âm nhạc.
    Ông sinh ngày 27 tháng giêng năm 1756 ở Salzburg, Áo. Đúng vừa tròn khoảng thời gian bằng một phần tư thiên niên kỷ đã trôi qua, cả thế giới vẫn nhớ đến ông như nhớ đến một con người chứ không phải một vị thánh. Bởi vì họ vẫn luôn luôn sống với âm nhạc của ông, một thứ âm nhạc tự nhiên nhất, bản thiện nhất và con người nhất, một thứ âm nhạc vừa mang những màu sắc vô cùng phong phú về cuộc sống lại vừa dễ thương, gần gũi và đơn giản một cách kỳ diệu.
    Khi còn rất nhỏ tuổi, Wolfgang Amadeus Mozart đã thể hiện là một thật đồng âm nhạc với tài năng phi thường, mới lên sáu tuổi, cậu đã cùng với bố và chị gái đi lưu diễn vòng quanh châu Âu. Năm 12 tuổi, cậu đã có thể sáng tác được những bản giao hưởng, sonata và opera đầu tiên. Năm lên 14 tuổi cậu đã có một vở opera được trình diễn tại một nhà hát ở Milan, Italy.
    Mozart là một nghệ sỹ sống rất tự do, đó là một sự tự do theo cái nghĩa là rất trung thành với niềm say mê âm nhạc của mình, ông có những nguyên tắc riêng trong cuộc đời âm nhạc và lao động nghệ thuật của mình. Ông không thể chịu nổi sự gò bó và ngột ngạt của những công việc khô cứng. Vì lẽ đó mà ông đã từ bỏ công việc trợ lý ************* ở Salzburg để làm một ?onghệ sỹ tự do?, kiếm sống bằng công việc biểu diễn, dạy học, nhận viết nhạc và bán các tác phẩm của mình. Một cuộc sống như vậy đã nhiều lần đẩy Mozart đến sự bất ổn và khó khăn về tài chính, nhất là trong những năm cuối đời.
    Trong cái xã hội mà Mozart đã sống, giống như cụ Nguyễn Trãi đã viết : ?o?hoa thì hay héo cỏ thường tươi??, Mozart là một thiên tài, vượt trên tất cả những người khác, cái nhìn của Mozart về cuộc sống là một cái nhìn trong sáng của trẻ thơ, ham vui và có cả sự bốc đồng. Đối với Mozart thì mọi con người đều được bình đẳng trong tình yêu âm nhạc, đều được tự do đi tìm kiếm thú vui và giá trị trong nghệ thuật âm nhạc. Khi ông cho ra mắt vở opera Đám cưới Figaro, giới quý tộc thành Vienna đã hoàn toàn quay lưng lại với ông, bởi vì ông đã đưa hình ảnh của những người dân thường vào trong vở opera. Kể từ đó, sự nghiệp của ông bắt đầu đi xuống. Mozart thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, và điều đó đã vắt kiệt sức lực của ông. Ông qua đời vào ngày 5/12/1791 ở tuổi 35 và vì không đủ tiền nên người ta đã chôn cất ông trong một khu mộ tập thể.
    Mozart đã từ biệt cuộc sống ngắn ngủi trong sự vô danh, lạnh lùng và ảm đạm. Nhưng cuộc sống của ông chính là sự chắt lọc của những gì đẹp đẽ nhất, tươi trẻ nhất và thánh thiện nhất của con người. Ông là sự hội tụ của những bản năng trí tuệ thuần khiết trong nghệ thuật. Cuộc đời của ông gắn bó với âm nhạc như một nguồn sống, chính âm nhạc đã giúp ông vượt lên trên tất cả những nghịch cảnh và định mệnh trớ trêu để luôn giữ được một tâm hồn trẻ trung, tràn đầy sức sống, khao khát vươn đến cái đẹp và cống hiến cho cái đẹp. Trong những ngày tháng cuối cùng, Mozart đã viết : ?oTôi vẫn tiếp tục sáng tác, bởi vì như vậy tôi sẽ ít mệt hơn là không làm gì cả?tôi cảm nhận được giờ khắc của cuộc đời tôi, nó đang tới gần; tôi sắp chết?nhưng cuộc sống thì thật là tuyệt diệu?.
    [​IMG]
    Mozart là một con người không có tuổi già, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ở ông, chỉ có sự trưởng thành cần thiết để làm nên những kỳ tích vĩ đại được thể hiện qua di sản âm nhạc mà ông để lại. Con người nhỏ bé với 35 năm cuộc đời này đã viết khoảng 60 giao hưởng (41 bản được đánh số), 21 vở opera, 30 concerto cho piano, 6 concerto cho violon, 40 sonata violon, 22 sonata piano, 27 tứ tấu dây?và rất nhiều các concerto cho khí nhạc khác, các serenade (khúc nhạc chiều), divertimento (khúc giải trí), thanh nhạc, ballet, ca khúc?
    Âm nhạc của Mozart mang vẻ đẹp tuyệt vời và hiếm có của giai điệu, sự duyên dáng và dịu dàng rất đặc trưng, sự hài hòa, cân đối, nhất quán được tạo nên trong sự sắp xếp hình thức cấu trúc rất thông minh, tài tình và bác học. Nhưng điều đó lại không làm mất đi cái vẻ tự nhiên và giản dị một cách kỳ lạ, một sự tinh tế không thể giải thích được. Các tác phẩm của Mozart không chỉ đi vào cuộc sống như những niềm say mê không tả xiết mà còn là những biểu tượng chuẩn mực cho nghệ thuật âm nhạc của nhân loại.
    Hai trăm năm mươi năm đã trôi qua kể từ khi Mozart được sinh ra, đã có biết bao nhiêu con người được hưởng niềm hạnh phúc mà âm nhạc của ông mang lại. Trong số đó, có cả những con người luôn luôn muốn đi tìm sự sâu sắc, và cái đẹp diệu kỳ ẩn chứa trong những điều đơn giản. Albert Einstein đã học violon từ năm lên sáu tuổi, nhưng chỉ khi khám phá ra những niềm vui kỳ lạ trong các sonata của Mozart, ông mới thực sự trở nên say mê âm nhạc và thậm chí coi âm nhạc yếu tố quyết định cuộc đời của mình. Einstein đã viết với đại ý : ?oĐứng trước những tranh luận tầm phào, tôi chỉ muốn im lặng, không nói gì cả, mà sẽ chơi một khúc nhạc của Mozart với vĩ cầm?. Bà Elsa, vợ thứ hai của Einstein, vốn là em họ ông, nhớ lại : ?oKhi còn là một cô gái nhỏ, tôi đã yêu Albert bởi vì anh ấy chơi nhạc của Mozart thật tuyệt vời trên cây vĩ cầm?.
    Trong xã hội của chúng ta hiện nay, âm nhạc cổ điển nói chung và âm nhạc của Mozart nói riêng vẫn chưa được cảm nhận, chưa được yêu thích một cách phổ biến và đầy đủ. Tuy rằng nhiều tác phẩm của Mozart, như Giao hưởng số 40 giọng Sol thứ, Serenade Sol trưởng (Einekleine Nachtmusik), Hành khúc Thổ Nhỹ Kỳ (trích từ Sonata La trưởng)? đã đi vào đời sống thường nhật như những nhạc hiệu của cuộc sống, nhưng đối với nhiều người, Mozart dù nổi tiếng nhưng vẫn còn là xa lạ. Đó hoàn toàn không phải vì âm nhạc của Mozart xa lạ với cuộc sống, mà là vì chúng ta có mở rộng tâm hồn để đón nhận vẻ đẹp của âm nhạc và niềm hạnh phúc mà âm nhạc mang lại hay không. Âm nhạc của Mozart là dành cho tất cả mọi người, tất cả chúng ta đều có quyền tìm đến một cái nhìn trong lành và trẻ thơ về cuộc sống, một niềm vui sướng, một niềm khát khao cống hiến, và một sức mạnh tinh thần mới mẻ, tươi tắn để sẵn sàng bước vào cuộc sống, làm nên những điều có ích. Cũng có những định kiến sai lầm cho rằng, âm nhạc cổ điển là thứ âm nhạc quý tộc (?), tôi không hiểu tại sao người ta lại có thể quy kết như vậy được, ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta đừng nhầm lẫn các khái niệm về sự phân chia đẳng cấp với với sự bình đẳng của mỗi con người trong việc tìm đến những niềm hạnh phúc mà âm nhạc mang lại. Ludwig van Beethoven đã nói một câu rất hay : ?oTôi chỉ thích đến với những ai thực sự biết yêu cái vẻ đẹp của âm nhạc còn hơn là đến với những kẻ tuy lắm tiền nhưng lại chứa đựng tất cả sự nghèo nàn trong chính con người của họ?.
    Chúng ta không thể trả lời được câu hỏi : ?oĐối với Mozart, Âm nhạc đã tạo nên Cuộc sống hay Cuộc sống đã tạo nên Âm nhạc ??. Chỉ biết rằng, ngay lúc này đây, và cả trong nhiều thế kỷ tiếp theo nữa, âm nhạc của Mozart sẽ mãi mãi có được sức sống của mùa xuân, đem lại cái đẹp và niềm hạnh phúc cho cuộc sống con người, cũng như đem lại sự giáo dục rất tự nhiên về nhân cách, thẩm mỹ và trí tuệ cho con người.
    Bài hát khát vọng mùa xuân
    http://members.home.nl/weervrouwmoniquesomers/mozart.mp3
    Được apomethe sửa chữa / chuyển vào 02:00 ngày 29/01/2006
  10. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Chương ba Concerto cho Bassoon (Fagotte) của Mozart là một bản hòa ca trong lành, giai điệu giản dị nhưng đẹp một cách bất ngờ với những điệu nhảy duyên dáng, tràn ngập niềm vui. Tác phẩm giống như một khúc ca mùa xuân, gần gũi với những âm thanh của cảnh sắc thiên nhiên tươi tắn, mới mẻ nhuộm đầy ánh nắng ấm áp.
    Màu sắc dàn nhạc mang vẻ đẹp tinh tế bởi sự hòa quyện giữa những nhạc tố trong sáng, thông minh đầy hân hoan của bè đàn dây với sự hóm hỉnh, chất phác của những âm thanh bassoon. Điều kỳ lạ là, sự hòa quyện đó lại vẫn giữ được những nét thuật khiết của các bè trong dàn nhạc
    Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của Mozart đã làm tôi cực kỳ say mê, lần đầu tiên tôi phát hiện ra được một thiên đường của âm nhạc, nơi bắt đầu của những tình yêu cuộc sống.
    [​IMG]
    Tôi nhớ một lần, thời còn sinh viên, khi tôi đang ôm cái rađiô để nuốt lấy từng giây từng phút bản nhạc này của Mozart, thì ông chú tôi, vốn cũng là dân trí thức, thích lên lớp và răn dạy người khác về đạo đức và cách sống, đã buộc tôi phải vặn nhỏ cái đài xuống. Tôi không nói gì và làm theo một cách miễn cưỡng. Nhưng chỉ trong phút chốc, chính những giai điệu tuyệt vời của Mozart đã làm ông chú này phải thay đối ý kiến, chú nói với tôi : nếu cháu thích thì có thể bật to một tý cũng được. Tôi sướng lắm, chính bản thân âm nhạc của Mozart đã bảo vệ cho tôi, đã tranh luận hộ tôi, tôi đã không cần phải nói một câu nào cả .
    Quả thực là Âm nhạc của Mozart có thể vượt qua được những ranh giới chật hẹp trong định kiến của con người, làm vô hiệu những ràng buộc và áp đặt thiển cận về văn hóa.
    download
    http://s15.yousen***.com/d.aspx?id=2I6IR4S8GNCHH3RUE2JEBXJVOE

Chia sẻ trang này