âm nhạc Việt Một người bạn của tôi gắt lên ?okhông hiểu sao bây giờ nhạc Việt Nam chán ngắt?. Tôi cũng không biết phải nói gì. Đành vậy, khó có thể nói rằng âm nhạc Việt Nam ngày hôm nay dở hoặc hay, sai hoặc đúng, mọi thứ là các loại hoa quả như đã được thu hoạch từ một nông trại, mà kinh nghiệm và khả năng thuộc về người gieo trồng... Một nhà thơ trẻ (xin được giấu tên) đã lên một diễn đàn về văn nghệ ở nước ngoài, giận dữ nói rằng nền âm nhạc Việt Nam bây giờ bị ấu trĩ hoá và trở nên đơn giản một cách có hệ thống. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thì có lần gọi sự hiện hành của nền âm nhạc (ở phần nổi của bề mặt xã hội) là một thời đại âm nhạc ?oson phấn?. Và cụ thể hơn, chính người viết bài đã từng chứng kiến một chủ quán bar trí thức (hơi gàn và ngông), sau khi phát hiện ra P. là một nhạc sĩ trẻ đương đại với những ca từ tình yêu mà anh ta vẫn căm ghét, đã thẳng thừng mời P. ra khỏi cửa sau khi nói thằng vào mặt ?oanh chỉ là một cây viết bull****!?. Rõ rằng là nền âm nhạc (nói chung) của Việt Nam đang ở thời kỳ hưng thịnh, nếu nhìn theo số lượng đầu băng, đĩa được phát hành hành năm, số lượng ca sĩ ra đời và cũng như các hoạt động sôi nổi nhất hiện nay trong các loại hình văn nghệ vẫn là âm nhạc. Thế nhưng, nhiều sự bất bình cũng đi theo đó. Loại bất bình thứ nhất (xin được tạm chia ở đây) là loại phản ứng từ một thế hệ nhạc sĩ đã vốn quen sáng tác theo phong trào, đã quen với cách thể hiện âm nhạc của thời kỳ bao cấp và đặc biệt là một số người trong đó từng tham gia cuộc chiến tranh thống nhất Việt Nam (hoặc đã từng tham gia xây dựng Miền Nam theo đưởng lới xã hội chủ nghĩa trong thập niên 70-80): Họ mang nặng tính chủ nghĩa công thần và thích có ngôi vị ?oảo? trên làng văn nghệ, bất chấp khả năng. [ređĐoạn này bị xóa vì không phù hợp[/red] Loại bất bình thứ hai, có thể là loại người trung dung - khán giả thưởng thức đơn thuần , hoặc có thể là những khán giả đã từng tham gia cụ thể hoặc bằng tư tưởng trong thời kỳ ủng hộ việc đòi sự công bằng cho nhạc trẻ Việt Nam. Thế nhưng lớp khán giả đó đã bị phân hoá, họ cũng cảm thấy mệt mỏi trước một nền âm nhạc rất ư dồi dào ca khúc như nghèo nàn tư duy. Nhiều người đổ lỗi cho các nhà sáng tác hoặc đổ lỗi cho thị trường. Nhưng cũng có người đổ lỗi cho ca sĩ... nhưng ít thấy có ai đổ lỗi cho các nhà quản lý văn hoá tại Việt Nam. Đó chính là ý mà bài viết này muốn đề cập ở đây. Chủ trương kiểm duyệt quá cẩn thận, nằm xa tít dưới lằn ranh cho phép để bảo vệ an toàn bản thân, bảo vệ vị trí quyền lợi của mình đã khiến nhiều cánh cửa đã mở rất hẹp, gạt phăng mọi ý thức sáng tạo táo bạo, chỉ nhận vào đó những thứ hời hợt, công thức... nói chung là an toàn về mặt ?otư tưởng?. Có một lần, sáng viết nhạc trẻ Quốc Khanh (nhà ở Quận 8, Tp.HCM) dựa trên một triết lý của Pháp ?oKhông có gì có thể bí mật dưới ánh mặt trời? để viết lên một ca khúc. Anh bị chất vấn ở phòng kiểm duyệt rất nhiều, và sau đó ca khúc không đựơc duyệt. Việc giải thích với các nhân viên kiểm duyệt thường là vô ích: Hoặc chỉ ra cái dốt của họ, bạn cũng sẽ mang vạ, hoặc chỉ ra đều cần thiết mà bạn muốn nói, bạn cũng sẽ bị cắt bỏ vì điều đó làm họ cảm thấy tư tưởng đó không cần thiết, không an toàn cho vị trí của họ hơn là thật sự khung kiểm duyệt cho phép hay không. Việc kiểm duyệt mang tính thắt cổ chai không cần thiết, chủ yếu dựa vào ý kiến cá nhân của các nhân viên phòng, ban kiểm duyệt, đôi khi lại do sự thiếu hiểu biết của họ đang bào mòn dần sự sáng tạo của lớp trẻ - một lớp trẻ cũng đã học rất giỏi lối sống cơ hội và khôn khéo biết cách bước đi trên những vạch vôi của cuộc sống để giữ an toàn cho tương lai của mình. Và thế là một sự xuất hiện mang tính hệ thống của một nền V-pop đầy công thức, yêu ngơ ngáo hoặc trẻ con hoá một cách ấu trĩ đã ra đời. Có thể không phải hệ thống kiểm duyệt là nguyên nhân chính, nhưng có thể xác định nó là một nguyên nhân lớn. Chính sự kiểm duyệt và răn đe về việc tư duy ?olọt luồng? đã khiến một nền V-pop ra đời và mang tội nghiệt không thể minh chứng được với ai. Nền âm nhạc Việt (V-pop) không có tội, những nhà sáng tác và biểu diễn cũng không có tội ?" mà với quan điểm riêng của bài viết này ?" là hệ thống kiểm duyệt đã nuôi nó lớn lên - một căn bệnh áp đặt tư tưởng trong khung. Sự nhận thức để thay đổi là hành trình cứu vãn một thời kỳ văn hoá, hoặc không, nó sẽ là một thời kỳ sẽ được nhắc lại trong lịch sử văn hoá người Việt cận đại mai sau với nụ cười mỉm. Mà thiệt hại thuộc về nhân dân chứ không ai khác. Làm sao để có những ca khúc đầy tư duy về cuộc đời, sự sống, thế giới quan một cách tự do và năng động... đó là hiện tại có những người trẻ tuổi chỉ có thể ngẩm nghĩ bên ly cafe và im lặng. đọc từ :www.tuankhanh.com Tình yêu ơi đừng quay lưng chờ ta đi với người Cuộc đời ơi..sao làm nguời mệt thế Được roma sửa chữa / chuyển vào 26/11/2002 ngày 13:13
hôm qua rảnh ghé phòng thu nhạc thì được giúi một số cd về nghe. trời ơi...dở tệ.. có cái dở từ ngay trong bản thảo.. mấy cái liền thì ăn cắp (thật vậy)một số đoạn trong ca khúc nước ngoài rồi chêm vào một số đoạn tự biên ,mix lại ,sửa nhịp .... còn mấy cái thì rên rỉ nhạc gì như là đọc vậy ...không hề du dương trầm bổng chỉ toàn nhấn mạnh một số giai điệu (chorus) vời lời lẽ ngọt ngào giờ chán nhạc việtnam quá nghe rock thôi nhạc sĩ nguyễn đạt (ban davàng )có đưa tôi một cd mà ông chơi solo nghe cũng rất rock còn chờ cD của stealown hát chung với davàng Âm nhạc Việt Nam ngay nay ư ... thật sự làm sao bằng ngày xưa được. Các bạn nghĩ sao, cũng là một người trẻ đây và mình còn biết nhiều bạn trẻ nữa vẫn rất thích các bài nhạc đỏ, những bài hát bất hủ - gọi là của Việt Nam - của các nhạc sĩ như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Tý,Y Vân... Nhạc tự tình thì không thể quên Trịnh Công Sơn ...Nhạc viết về quê hương, đất nước như ... Huế, Hà Nội, HCM ... v.v Nhạc phổ từ những bài thơ hay ... Mà sao vậy nhỉ, các bài hát trước đây rất có giá trị; thường thì các nhạc sĩ sáng tác bài nhạc có bối cảnh, xúc cảm thật sự và một duyên cớ hẳn hoi đôi khi là chính kinh nghiệm của họ. Lời bài hát chau chuốt đầy ý nghĩa,đa số đều có sự hiện hữu của nhiều thứ tình cảm trong đó : tình cảm con người đối với thiên nhiên, tình cảm đôi lứa, tình cảm đối với đấng sinh thành, tình cảm dành cho đất nước. Hơn nữa, nó còn ẩn chứa một sự tế nhị trong cách biểu hiện tình cảm, không phải là quá dấu diếm nhưng yêu nhau chỉ cần nhìn qua ánh mắt là đủ rùi mà. Nó khác hẳn với nhạc trẻ bây giờ :đa số chỉ là các bài hát nhạc tình - yêu, bỏ, xa anh , xa em, vắng anh, vắng em, mất anh, mất em, hận anh, hận em, không thể thiếu anh, không thể thiếu em - nói chung là chết lên chết xuống...Đúng là "Chỉ khi nao thất tình mới nghe thui a " mình buồn các bạn ah..mình cũng sáng tác..cũng thu nhạc nhưng mình ko phổ biến ..vì đó là con mình mình biết...nó dở thật ..cả mình cũng thấy dở thì tại sao lại bắt người khác nghe nhỉ? còn một số nhạc sỹ bây giờ họ đẻ non..họ cũng biết là dở..họ cũng bit là thu âm chưa hoàn chỉnh..họ cũng biết là đưa ca sỹ này hát thì ko hợp nhưng họ vẫn làm... lâu lâu họ cũng bùn ..cũng đi nhậu .cũng khóc cho âm nhạc việt nam..họ cũng muốn như van cao..trịnh công sơn nhưng ..cuộc đời ban ạh ...nhất là như ngày nay..... Mong cho sớm mai về......bạn nhé....bây giờ các cô cậu học sinh sáng tác còn có tâm hồn hơn các bác nhạc sỹ sáng tác như máy Tình yêu ơi đừng quay lưng chờ ta đi với người Cuộc đời ơi..sao làm nguời mệt thế
Các ban nói rất đúng nền âm nhạc hiện nay ở nước ta thật chán,chi có cái vẽ bề ngoài mà không có cái bên trong,nên nó chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn,lời nhạc vô nghĩa,tôi không biết tại vốn sống tôi ít hay do ngôn từ tiêng việt tôi hạn hẹp,mà những ca khúc nhạc trẻ bây giờ tôi không hiểu được,hay tại vì những lời trong bài hát mang một triết lí quá cao xa tôi không thể hiểu được,nhưng những bài không tên Vũ thành an thì tôi lại hiểu, lại thắm ,như khuc thụy du,đời đã vàng,hoặc cũa Trịnh công sơn tôi lại hiểu,các bạn đừng trách do tác giả,hay do nhà sản xuất,hoặc do bộ thông tin,mà do nhiều người,ở lứa tuổi chung ta khả năng cảm nhận âm nhạc quá tồi,vì sao tôi nói điều đó,đơn giản thôi vì nền âm nhạc lời vô nghĩa như hiện tại vẫn tồn tại,các bạn đừng lo cái gì nó cũng theo quy luật đào thải cả,nền âm nhạc như hiện nay sẽ tồn tại trong một thời gian ngắn thôi,khi nhận thức của đời sông xã hội người việt nam nâng cao,thì thứ âm nhạc này sẽ chết đi nhường chỗ cho những thể loại nhạc khác hay hơn,đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. cuôc đời vẫn đẹp sao