1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc với Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Lão M nói về cái này làm tui nhớ tới bài viết của GS Trần Văn Khê về cái song lang. Chà chà... gõ cái "cóc" một cái thấu tới đầu.
    Quả nhiên là bài viết của lão M về cái "phách chỏi" làm cho tui tìm thấy điểm phân biệt quá rõ giữa nghệ thuật Tuồng VN và Tuồng Tàu trong những đám bộn bề phân biệt mang tính "lắt nhắt".
    Nhưng tui vẫn còn nghi ngờ về sự khác biệt giữa "trống chiến" và "trống trận". Đúng là trình diễn trống trận phải dùng đến trống chiến (phổ biến nhất là 12 cái). Nhưng chẳng lẽ trống trận không dùng đến trống cái? Phải chăng "trống chiến" là nói đến cái "chiến" ở trong trình diễn tuồng??? Chưa hẳn là "chiến" thực sự???
    Dù sao lão M cũng đã trình bày nhiều bài đối với tôi là rất hay và rất mới. Và tôi cũng "lục lọi" thêm được một cái link có âm thanh chi tiết của trống chiến.
    http://www.honque.com/vothanhtung/Tailieu/TrChien8.htm
    Chà chà! tối nay bận rồi. Viết đến đây là phải dừng thôi.
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ To all & Cuonglhvt !
    Điểm nghi ngờ này được bác Cuonglhvt nêu ra đây... Theo thiển nghĩ của lão M, nếu muốn làm cho rõ hư thực, thì không còn con đường nào khác là: Biết âm luật của Trống cổ truyền VN và phải tự mình khua thiệt qua các loại cỡ trống. Điều này thì lão M có kinh nghiệm bằng cả máu của mình !(?)!...
    Khừa.. khừa... Đơn giản, chỉ vì lão quánh hăng say quá mức - kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ đến mức lòng bàn tay bị phồng rộp mà lão M vẫn không hề biết ---> dẫn tới rách bể rộp nước ---> toé bật máu (vẫn không biết) ... Sau khi đèn sân khấu bật lên lão M mới có cảm giác dường như có cái gì đó dinh dính, rin rít trong lòng bàn tay mình. Nhìn xuống thì hỡi ôi máu từ các ngón trong lòng bàn tay mình... Li ti, li ti... dính toé cả vào mặt mũi và cái áo sơ_mi trắng trên người !(?)!... ặc..
    Trải qua tất cả những thực nghiệm "mắt thấy - tai nghe - tay sờ được" đó, trong nhiều năm - Lão M càng khẳng định rằng không có cỡ trống nào "tối ưu" hơn so với cái trống chiến (bề mặt 36cm - tang trống <40cm như đã nói) để "diễn âm" cho mọi âm tiết dưới mọi tốc độ diễn tấu "Roi trống" kiểu "made in Việt Nam" (đặc biệt là ở tốc độ cao... )
    Nói rõ hơn - Kinh nghiệm cá nhân lão M thấy rất rõ : Trống các loại (vốn thuộc họ màng rung) nếu mặt trống càng to thì "ngưỡng tới hạn" của cái "màng rung" sẽ khống chế tốc độ ra phách càng nhiều... Tức đến một ngưỡng tốc độ dồn phách nào đó quá nhanh (gần nhau về thời gian) thì biên độ của cái "màng rung" (mặt trống) sẽ không còn kịp thích nghi với tốc độ vụt roi nữa... Khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng lẹo âm / dính âm ( hiện tượng giao thoa tiêu cực các tần số sóng âm của cái "màng rung" )...
    Đối với người nghe khi đó chỉ còn nghe được tiềng Ù ù.. Ù ù... Lùng Bùng... Lùng bùng... không còn phân biệt được rõ phách của "roi trống" nữa !(?)!...
    (Về cảm giác của bàn tay mình lúc đó, sẽ có cảm dùi bị bật ngược ra / hất tay mình dội ngược trở lại rất mạnh, mà không hề có "tiếng động" nào tải được vào mặt trống như mình mong muốn..v..v.. )
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  3. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Hì hì. Tui nghe nói người ta đánh trống trận bằng trống cái. Mà hổng cần bật máu ra. Giống như cái hình này nè.
    [​IMG]
  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện của bác cuonglhvt chắc chắn là nói về "Trống trận" cận đại (Trống trận nhà Tây Sơn)... Có việc sử "Trống trận" tới 45 cái cả thảy ( Trong đó có 15 trống cái, 16 trống chiến, 24 trống lỡ...)..v..v...
    (Theo thiển ý của lão M - mảng này lại có nhiều dị biệt khác / Có nhiều cái đáng để bàn riêng sâu thêm... Nhưng vào lúc này cá nhân lão M thấy mình chưa tiện để lạm bàn tới..v..v.. )
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 13/08/2007
  5. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Mr. Cuonglhvt !
    Cảm ơn cái link của bác cuonglhvt nhiều nghen ! Vote bác 5 * Trang web này "nói" & "diễn âm" quá PRO về Trống chiến Việt Nam...
    Mấy anh em offline thử vào nghe qua các khúc "diễn âm" của Trống chiến trong trang Web này. Sau đó thử áp dụng "game" chơi số 1 của lão M để "xướng âm" bằng miệng (quánh trống miệng) theo một đoạn tiết tấu của Trống chiến Việt Nam xem thế nào ?!? (bước đầu quánh trống miệng ở mức từ 7 - 10 giây là okie lắm roài...) Nếu anh em offline chịu thử thực hành qua 2 bước yêu cầu này, thì buổi offline sắp tới Lão M sẽ thị phạm nguyên lý "bắt phách & chẻ nhịp" = "Phá phách" để chia sẻ với mọi người..v..v...
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  6. ton_tho_tuong

    ton_tho_tuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi tò mò hỏi chút cho vui nhe. Qua bao nhiêu năm trời với kinh nghiệm gõ trống, chú M có tìm ra được cái cường điệu rung của tay cầm roi (cái que đánh trống) của chú M chưa? và nó có một đi không trở lại không dù phải va chạm với những độ rung khác nhau của mặt trống? Và nếu đổi góc độ của tay cầm que một chút thì cảm giác có còn giống như trước không?
    Trân Trọng Kính Chào,
    Người Thèm Vịt Tàu Quay Kính Bút
    Tôn Thọ Tường
  7. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Ton_Tho_Tuong !
    Câu hỏi của bác coi dzị chớ không dễ trả lời cho thấu đáo hết các ngóc ngách... Theo thiển nghĩ cá nhân - lão M thấy có 3 yếu tố chính, quyết định cái "thần" của "roi trống" khi diễn:
    1./ Độ nhạy cảm của "gân" - đặc biệt là "gân" điều tiết 30 khớp lóng các loại của đôi bàn tay.
    2./ Kỹ thuật sử "roi" của người diễn.
    3./ "Cảm xúc" của người diễn ngay tại thời điểm đó.
    Cả 3 yếu tố trên không thể khuyết kém, hay sa sút một điều nào... Thì mới có thể đạt được cái thần "Xuất kỳ như ý" của "roi trống"..v..v..
    Chúc bác một ngày vui !...
  8. ton_tho_tuong

    ton_tho_tuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    @ Bác M,
    Tôi không phải là người trong nghề trống, nhưng qua câu trả lời của bác về tinh thần của roi trống tôi cảm nhận được rất ư là đầy đủ rồi (cái này là chỉ là cảm nhận thôi). Riêng theo cảm nghĩ của tôi về câu số 1 ngoài việc vận dụng độ nhạy cảm của gân đôi bàn tay, cũng không nên bỏ qua sự quan trọng không kém của các khớp xương bàn tay và ngoài ra cái quyết định chính nữa là cách phối hợp để vận hành điều hòa giữa gân và các khớp xương này! Chỉ sai có một ly thôi thì cũng đã khác xa nhau đến cả một dặm rồi!
    Bác M cũng có một ngày vui vẻ!
    Trân Trọng Kính Chào,
    Người Thèm Vịt Tàu Quay Kính Bút
    Tôn Thọ Tường
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    một link giới thiệu cách tập luyện, theo tôi có nhiều ứng dụng :
    http://www.drumtrainer.com/
    trong đó có dụng cụ tập này:
    [​IMG]
    Cả dụng cụ tập ngón này, có bác nào thấy nó quen không:
    [​IMG]
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Fade_away !
    Đường link giới thiệu trang web của Fade đối với cá nhân lão M rất thú vị !... Cảm ơn nghen !... (Vote Fade_away 5 * )
    Lão M thích nhất là cái Bài Tập :
    [​IMG]
    Bài tập này chủ yếu luyện phản xạ nhịp Synchorp (nhịp chỏi) cho tay trái và chân phải : ( Ở đây tay phải chỉ đảm trách chức năng duy trì tiết tấu (Tempo) cho toàn thân )
    a. Tay trái chẻ được Synchorp ( nhịp chỏi) chính xác tại thời điểm 2 /16 và 10 /16 của Chu kỳ (khuôn trống)
    b. Chân phải chẻ được Synchorp (nhịp chỏi) chính xác tại thời điểm 4/16 và 12 /16 của chu kỳ (Khuôn trống)
    16 phách phối hợp còn lại cho toàn thân trong bài tập này thì chẳng có gì đặc biệt để bàn tới..v..v..
    Chúc Fad một ngày vui !...
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 14/08/2007

Chia sẻ trang này