1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc với Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 02/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Chàiiii !... ...... Lão M cấm chú em Nothing_Can''t_Change vào đây pót bài theo đuôi dính dáng đến nội dung chủ đề này của lão M... ... Ngoài điều này ra chú em buôn gì thì buôn - Lão M không lưu tâm..v..v..
    (Khừa.. khừa... Chú em đã được nhắc nhở lần này là lần thứ 2. còn lần nữa thì đừng trách lão M... ặc !(?)!... )
  2. emmaulamroi1

    emmaulamroi1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    1.Nếu bác muốn tập võ,thì nên tìm 1 huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm hướng dẫn.
    2.Nếu không có đk tập với HLV giỏi,bác nên đọc qua cuốn "Sinh lý học TDTT" để tìm ra những bài tập tốt nhấ" cho mục tiêu của bản thân.
  3. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Em không tập võ nhưng em biết chắc một điều, bất cứ nhạc công cao thủ nào cũng phải tập từ chậm đến nhanh. Muốn chơi nhanh được thì người chơi phải thả lỏng. Muốn chơi nhanh mà vẫn thả lỏng thì anh phải tập từ chậm rồi nhanh dần rồi đến rất nhanh. Anh càng căng cứng thì càng không thể chơi với tốc độ cao. Điều này đúng với bất cứ nhạc cụ nào, dù là trống, piano, rock guitar hay violin. Các nhạc công đại cao thủ họ có ngón chơi đàn rất nhanh nhưng tiếng đàn vẫn phải có lực, không phải nhanh mà tiếng đàn hời hợt, yếu đuối. Nếu các bác xem các pianist đại thụ trình diễn sẽ thấy họ chơi với tốc độ rất cao nhưng bàn tay họ "bổ" xuống phím đàn có lực rất mạnh, mạnh nhưng lại rất nhanh.
    Em cho là liên hệ với võ cũng vậy. Các võ sỹ cao thủ đều là người thi đấu rất "lỏng", mềm dẻo, nhưng đòn ra phải có lực. Nếu không lỏng thì không thể ra đòn nhanh được. Nếu ra đòn nhanh mà không có lực thì ko gọi là võ được.
    Đó là sự liên hệ giữa âm nhạc và võ thuật. Sự khác nhau ở bộ môn nhưng giống nhau ở tinh thần. Đặc biệt là con đường luyện tập chắc có nhiều điểm giống nhau.
    Ngoài ra âm nhạc cần có cảm xúc. Em xem võ cũng thấy nhiều người chơi rất đẹp mà vẫn hiệu quả, cũng đầy cảm xúc (cái này là nghiệp dư phát biểu, các bác bỏ quá cho).
    Chúc vui.
  4. gasu

    gasu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Mỗi một trận đấu,thực tế đều có cái gọi là "tiết tấu" của riêng nó,ai nắm bắt được "tiết tấu",thì thắng chắc rồi!Nhưng làm thế nào để nắm bắt nó,em chưa thấy ai có nói đến hoặc nói 1 cách đơn giản... Em hi vọng có anh nào có thể nói thấu đáo vần đề này!
  5. vietnamanhhung

    vietnamanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tui không lầm thì bác MDKTL tìm thấy chủ đề "Âm nhạc và võ thuật" tổ chức năm ngoái tại hải ngoại đâu đó trên mạng hay là chương trình "Nụ cười và âm nhạc" rồi chế ra thành môn phở "Võ thuật và âm nhạc" nơi đây.
    Mấy thằng Tây nhiều mỡ rất khoái cái trò này nên lập ra Tae-bo (do Billy Blank sáng chế) hay Kung-bo (Sunny Chung cọp dê theo), hốt rất nhiều bạc qua DVD, sân tập thú vị lắm các bác.
    Nếu không tập nhưng nhìn các em nhún nhảy cũng tuyệt ra phết anh em ạ !
    Xem đây các bác:
    http://www.youtube.com/watch?v=OTCc_17kNMk
    http://www.youtube.com/watch?v=Ya4AZIzvSEY
    http://www.youtube.com/watch?v=eqx8Bahllzk
    Thân chào.
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ vietnamanhhung !
    Bạn cứ phát biểu quan điểm của mình thoải mái.. Khừa.. khừa.. Miễn không spam vào chủ đề này là okie !... ặc !(?)!...
  7. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    nếu xét "nội tam hợp" "ngoại tam hợp" thì âm nhạc, võ thuật và nhiều loại hình nghệ thuật, thể thao có liên quan đến vận động thân thể, vận động trí óc (tâm ý thần) đều có sự liên quan cả mà, bác nào có sở thích về piano thì cứ xem Mr. Lang Lang biểu diễn thì biết, đủ hết cả lục hợp luôn. Về món drum thì tôi có biết tí chút (hồi sinh viên chơi trong ban nhạc của trường), theo tôi Drum khá gần gũi với võ thuật ở khía cạnh cảm nhận tinh tế diễn biến của bản nhạc, tuỳ hứng phá cách (nhưng không cẩu thả mà là tuỳ hứng trên cơ sở đã tập luyện cực kỳ nhuần nhuyễn, nhìn thì ngẫu hứng nhưng lại cực kỳ bài bản). Cái này khá giống với khi giao đấu.
    PS. à hỏi bác M chút, nếu tôi mở 1 topic "hội hoạ và võ thuật" thì có vi phạm gì nội quy của Box không nhỉ, mà khả năng là nhiều bác đang thai ngén một số topic tương tự "phong cách ẩm thực và võ thuật", "rối nước và võ thuật", "ca trù và võ thuật" "thơ ca và võ thuật" "người tập võ chơi cờ tướng, chơi cờ tướng trong tập võ",......
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Cái bôi va?ng trên tôi thấy quen quen, cung thi?nh, cung thi?nh
  9. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Heavysword !
    1./ Nếu cũng là một loại hình âm nhạc liên quan đến võ thuật thì bạn có thể đăng bài vào đây để khỏi trùng lặp, làm lụt diễn đàn
    2./ Nếu là thơ ca, múa rối với võ thuật như bạn nói..v..v... thì bạn cứ tự nhiên mở chủ đề - miễn nội dung phải làm được điều như bạn đã đăng tựa đề lên cho nó.
    3./ V..v...
    Chúc bạn một ngày vui !
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Xin hỏi lại mọi người, người tập võ thì tập để làm gì, có phải là để tay chân thêm nhanh nhẹn - linh hoạt - ứng phó kịp thời trong mọi tình thế.
    Trở lại bài đánh trống, nếu bạn lắng tâm thì vẫn nhận ra 2 dùi trống đó có khác gì 2 thanh đoản côn đâu. Còn gõ vào đâu, nhịp độ thế nào, ứng phó ra sao,.... thì còn phải tập thêm nữa.
    Về câu chuyện đánh trống này tui mới nhớ, ngày trước bố tôi cũng là 1 tay trống cự phách thời kỳ 1975 - 1982 tại HN, giới văn nghệ sỹ Hà thành đều biết và có quan hệ với gia đình tôi.
    Thuở trước tôi thường được bố cho đi cùng các buổi biểu diễn, mỗi ngày bố tôi thường ngồi trên mặt bàn gỗ kê ở góc nhà và lấy tay gõ rất nhanh trên mặt bàn gỗ theo những nhịp điệu nào đó. Có 1 lần bố tôi dùng 2 tay cực nhanh của mình mà khuất phục 2 tay anh chị vừa ở tù ra, 2 tay đó mặt mũi máu me tung toé, và sau đó 2 người đó trở thành học trò của bố tôi. Ngày ngày, mỗi buổi biểu diễn thì 2 anh đó lại trở bộ trống đến chỗ biểu diễn. Thời kỳ bao cấp không chỉ duy nhất có lần đó, mà đã có rất nhiều lần bố tôi dùng đôi tay cực nhanh của mình can ngăn kịp thời nhiều vụ đâm chém, tuy nhiên những lần đó tôi đều nghe người khác kể lại. Khi gia đình tôi sửa nhà thì một số tay giang hồ đó có đến giúp thì tôi mới biết, bây giờ những tay anh chị một thời đó đã trở nên giầu có, có người là giám đốc, phó tổng GĐ, quan chức,...
    Năm 1983 có phong trào nuôi chim thú quý bán sang TQ nên bố tôi đổi bộ trống để lấy ***g chim, và công việc của bố tôi là quản lý nên từ đó bố tôi không còn đánh trống nữa, nhưng thi thoảng gặp lại những người bạn văn nghệ sỹ thuở trước bố tôi cao hứng lên vẫn ngồi gõ lại nhịp điệu trống ngày nào.

Chia sẻ trang này