1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc với Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 02/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0

    Đúng gòi! Sai chính tả. Đúng của nó phải là: "Dồi trường hề! Dồi trường!"
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Chỗ này bác cuonglhvt nói hoàn toàn chính xác !...
    Đàn Bầu Việt Nam là nhạc cụ duy nhất trên thế giới có lối diễn bội âm, nhờ cấu tạo độc đáo của nó...
    Theo lời Cụ Trần Văn Khê... Hầu như ở mỗi kỳ "Hội nghị Âm nhạc Dân Tộc Quốc Tế" trước đây, ít hay nhiều đều có những tranh chấp về nguồn gốc nhạc cụ giữa một số các Quốc gia với nhau. Các nước bạn có thể trưng ra những cây đàn có một dây của họ, nhưng lối "diễn âm" thành bội âm thì không có một nước nào trưng ra được...
    Chỉ có duy nhất ở cây Đờn Bầu của Việt Nam mới có lối "diễn âm" được thành bội âm. Chính vì đặc điểm độc đáo (duy nhất) này mà các nước lớn không thể "cả vú lấp miệng em" bảo rằng Đờn Bầu VN có xuất xứ từ nước của họ được..v..v...
    Thế nào là Bội âm trong diễn âm của Đờn Bầu (?), thì trên Wikipedia đã có giải thích rất rõ : "...Khi khảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng llúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội. Cách xác định điểm trên đàn: Nếu gọi dây buông là nốt C thì nếu chia dây từ cần đàn đến ngựa đàn: 1/2 dây có nốt C1 cao hơn dây buông 1 quãng 8 1/3 dây sẽ là nốt G1 1/4 ta sẽ có nốt C2 1/5 dây sẽ có E2 1/6 dây sẽ có nốt G2 1/7 dây sẽ là nốt Bb. Nhưng nốt này ít được sử dụng. 1/8 sẽ có nốt C3 Tóm lại, sáu điểm trên đàn la C1 ?" G1 ?" C2 ?" E2 ?" G2 ?" C3 là 6 diểm thông dụng nhất. Ngoài ra ta có âm thực tức là khảy dây buông, thường khảy gần ngựa đàn chứ không khảy vào các điểm đã ghi. Bây giờ, trên 7 âm thanh này, nếu vài kỹ thuật tay trái như căng dây hoặc chùng dây, ta sẽ tạo được rất nhiều âm thanh khác nữa.
    ..."
    ( Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0n_b%E1%BA%A7u )

  3. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Trở lại bộ gõ:
    1./ Nhắc sơ lại - như đã nói, chìa khoá đầu tiên để bước vào thế giới "Tiếng động" - Bộ Gõ là: khả năng "cảm âm"
    2./ Thì chìa khóa thứ hai chính là kỹ năng " Xướng âm "
    Ví dụ gợi mở: Các bạn thử hình dung hinh ảnh có đám trẻ con xúm nhau đi xem múa lân dzìa chẳng hạn... Một vài đứa trong số chúng, do hưng phấn và vô tư "cảm âm" một khúc cao trào nào đó của tiếng Trống Lân... thì miệng nó liên tục quánh trống miệng theo rất vô tư: " Tùng tùng tùng tùng... Cắc... tùng tùng... Tà lùng... tùngtùng... "
    Mấy đứa trẻ liếng tháu, và vô tư đó... chúng đã vô tình làm đúng các bước yêu cầu kỹ năng cơ bản của một người muốn luyện "Roi trống" : Thứ nhất "Cảm âm" - Thứ nhì là "Xướng âm"
    Bây giờ.... Lão M có bài "Game" đầu tiên luyện kỹ năng "Xướng âm", muốn chia sẻ online với những anh em Offline với các yêu cầu cụ thể như sau:
    (1) Yêu cầu: Đếm thật nhanh - nhanh tối đa - nhanh nhất trong khả năng có thể của chính mình... đếm số: " 1,2,3,4,5,6,7...n...." đếm càng nhanh / càng nhiều được chứng nào tốt chừng đó....
    (2) Phương pháp đếm: Chỉ đếm thầm trong khoang miệng... sao cho người ngoài nhìn vào như thấy miệng của mình đang khẽ mấp máy, nghe không rõ âm, giống như mình đang rù rì khẽ vào tai ai câu chuyện gì đó...
    (3) Yêu cầu về hô hấp: Không được đứt hơi trong suốt chuỗi đếm / đếm trong khả năng rò rỉ hơi thở ra dần theo các số đếm của mình... Nhưng không được cố gắng / không được cố ý giữ hơi kéo dài trong khi đếm... Tức coi như khi mình hết hơi một cách tự nhiên, thì khả năng đếm được bao nhiêu là biết bấy nhiêu...
    Ví dụ gợi mở: Chơi game này lão M có thể đếm tới tốc độ Max =13 con số đếm / 1s... mà không bị lẹo lưỡi hay mất âm của số đếm, cho dù chỉ là đếm thầm khẽ ở trong khoang miệng của mình...
    Trong một vài ngày tới: Mấy anh em offline vào đây đăng bài chia sẻ thử xem mỗi người chơi game này tốc độ đếm được như thế nào..v..v.... ( Đến khi đó lão M sẽ lại lạm bàn tiếp )
    Chúc mọi người một ngày vui !....
  4. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Không phải đâu !
    Mặc dù câu sau của em có thể động lòng tự ái dân tọc của các bác, nhưng kể cả câu dẫn của cụ Kh ở trên cũng không chối bỏ được sự thực là :
    Tại một xứ sở hải đảo xa xôi, có một cây đàn rất tương tự về cấu hình và âm vực, nhưng được dùng chủ yếu trong các mục đích tôn giáo linh thiêng, cho nên chưa được thế giới biết tới nhiều.
    Cho nên dùng từ độc tôn duy nhất thì quả là chưa khách quan.
    Nhưng đúng quả là nói tới Đàn Bầu thì mọi người sẽ liên tưởng tới Việt Nam.
    ----------------
    " Không nên lẫn lộn giữa tri thức chân lý và lòng tự hào "
    Haio
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    Cuonglhvt có vẻ thích làm "mõ" nhỉ ?
    Để tôi xem có công ty quảng cáo đánh bóng mạ kền nào, tôi giới thiệu cho Cuong làm chân "phèng la" nhé. Quả này ĐHLV mất nghề vào tay Cuonglhvt là cái chắc.
    He, he, he,.........
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Tui mà là dân nhạc cái gì! Tui chỉ là dân thường, đi làm lụng nuôi vợ con, rảnh tí ti thì tán dóc như mọi dân thường khác.
    Đây là links đến 2 bài khá hay về đàn bầu và âm nhạc VN,
    http://www.tienghatquehuong.com/Samples/VaiNetDB.htm
    http://www.vietnamesemusic.us/NTP2.html
    Tui nghĩ mỗi dân tộc do điều kiện sống, tâm tính và văn hóa riêng, có những dị biệt. Đàn bầu có bội âm thì ắc đàn của các nước khác có những món đồ chơi khác mà ta không biết. Bên cạnh là những tương đồng một cách bất ngờ và ngẫu nhiên. Cho nên cần phải cẩn trọng và khách quan trong kết luận.
    VN mình có lẽ do có mặc cảm nhược tiểu, nên lúc nào cũng tìm cái riêng để tự hào. Bài viết của ông Nguyễn Thuyết Phong (link 2) hay nhưng có 1 điểm tui thấy lấn cấn. Đó là khi ông nói mức thẩm âm của ta không thua kém các dân tộc khác. Làm gì có chuyện hơn thua trong đây !!!
    Khi nào ta bỏ được các tự hào dân tộc nhỏ nhoi thì lúc ấy ta mới nhẹ gánh 1 tí mà bớt lo thành tích, biểu dương, và chủ nghĩa.
  7. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Okie !... Tui đồng thuận với ông ở chỗ này !... Việc tìm hiểu Âm nhạc Dân Tộc của tui là một chuyện, nhưng tui lại khoái & chuyên chơi / biểu diễn với Rock (Rock Ballard)... Cái gì khoái là tui "chơi" không câu nệ chuyện ai khen chê..v..v...
    Ông nên tìm hiểu sâu về những nét riêng độc đáo của Âm nhạc cổ truyền VN (nếu có hứng thú và chút quỹ thời gian rỗng rảnh...). Vì theo thiển nghĩ cá nhân -Tui lại thấy "Việt_Võ" ẩn dụ trong âm luật của "Việt_Âm" còn nhiều và rõ nét hơn cả bản thân một số Võ môn tự nhận mình là "Đậm đà Bản Sắc Võ Việt"..v..v... (Hay vì nhờ nó là "Âm luật" nên không bị chú ý đúng mức để "đồng hoá" nó nhỉ ?!?... )
    Chúc ông một ngày vui !...
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ HoangKyPhong !
    Đây là lần thứ 3 bạn réo chính danh lão M trong khoảng 2 năm qua... Có vẻ bạn cũng bền ý dzữ hah !.... Khừa.. khừa... Mấy bữa rày lão M có chút suy tư về đề nghị của bạn !... ặc !(?)!...
    Lão M có một yêu cầu, có thể xem đó như "cửa ải" thử thách cụ thể dành cho bạn như sau: Bạn hãy tìm cho lão M cặp Trường tiên ( 2 cây Roi dài) làm bằng Song mây của VN - Độ dài của cặp Trường Tiên này là 1,9m... ( Coi như đó là của "hối lộ" của bạn dành cho lão M thì... mọi thứ sẽ Okie !... )
    Khừa.. khừa.. Bạn có thực hiện được hem ?!?... ặc !(?)!...
    Chúc bạn một ngày vui !...
  9. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Lão M mún roi mây thì đi đường 3-2 về phía nhà hát Hoà Bình rùi quẹo vô Hồ Kỳ Hòa ! nghía qua bên phải thì thấy tiệm TDTT có sân tập TDTT bên trong , vô đó mà hỏi roi mây có cảm đám ! pu mua ở đó vài lần rùi hà !
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    Lão M mạn phép lạm bàn tiếp :
    + Trong dàn nhạcTuồng (Hát Bộ) với nhóm Trống (thuộc bộ màng rung) sẽ gồm 5 cái là: Trống Chiến, Trống Cái, Trống bát, Trống cơm, Trống lịnh... Trong đó Trống chiến được xem là trụ cột hay "điều khiển viên" của toàn bộ một vở Tuồng diễn ca múa.
    + Trong Hát Đình, Hát đám... Thì Trống Chiến vẫn được xem là "trục xương sống" là trụ cột của ban diễn xướng trong 3 cái là: Trống chiến, Trống cái, Trống lỡ.
    + V..v....
    Có lẽ, chỉ duy nhất ở Việt Nam Trống chiến mới "xâm thực" vào đời sống văn hoá tinh thần thường ngày của người dân Việt khắp nơi như dzị !(?)!...
    Ví dụ so sánh thấy ngay: Như Trống chiến Nhật Bản (ODAIKO) chẳng hạn, nếu chiếc Trống Trận ODAIKO không được đem ra trận để đánh... thì hàng ngày về chỉ xếp xó một góc mà trùm mền...
    Khừa.. khừa.. Đó mới chỉ là điểm qua sơ sơ... ặc !(?)!... Bà con thử để ý mấy câu nói dzân dzã chân quê của người Việt mình thử coi :
    - " Cái thằng phách lối"
    - " Thằng này phá phách dzữ ah"
    - " Con mụ đâm bang !... chuyệng gì cũng chía mũi dzô"
    - ..........
    Bây giờ bà con thử đối chiếu với các từ dzân dzã đó với các từ "chuyên môn" của nhạc Cổ Truyền (Việt_Âm) và các phép dụng Roi chiến (Việt_Võ) xem thế nào (?), chẳng hạn như:
    Phách lối: Là các kỹ thuật của nghệ nhân ra "roi trống" để chấm câu, bỏ lối, bỏ câu..v..v.. trong các ban ca, diễn nhạc Cổ truyền
    Đâm bang: Là lối gõ Trống chiến vào điệu Đâm bang xuất trận trong diễn Tuồng (Hát bộ)
    Phá phách: Là nghệ thuật chiến đấu của Côn / Roi chiến Việt Nam... Là phép dụng võ theo lối Bắt "phách" - chẻ "nhịp" (chỏi nhịp) khi ra trận của người Việt Nam, dùng để phá "phách" của giặc ngoại xâm phương Bắc trong lúc giao tranh...
    V..v....
    Chúc mọi người một ngày vui !...
    (Còn tiếp)

Chia sẻ trang này