1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Âm nhạc với Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 02/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    SG mà cũng bán roi mây quất bò nữa hả? welcomeback.
    @TLVN: Mõ là mod hả bác?
    @Vove, haio: Xin lỗi bác vove. Không định nói dân nhạc mà ý nói là "biết chơi nhạc". Các bác làm ơn chứng minh thử tui là người theo "chủ nghĩa dân tộc" như các bác nói.
    @Lão M: Bài trên của lão M có nhiều từ khóa để tìm hiểu thêm sau này. Thnks. Vote hoài mỏi tay. Không vote nữa.
  2. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Nói hồi nào? Xỉn rồi hả?
  3. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    @ To all !
    Có ai đã từng thắc mắc / tự hỏi tại sao Trống chiến Việt Nam lại bé tẹo không nhỉ ?!?... Qui cách đường kính mặt Trống chiến Việt Nam chỉ khoảng 36cm, Tang trống (chiều cao) thường không vượt quá 40cm.
    [​IMG][​IMG]
    So với kích thước Trống trận của các nước lân bang thì Trống chiến của Việt Nam có kích thước hình vóc quá ư khiêm tốn !...
  4. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    cái này thú vị đây, bạn M giải thích dùm với. Liệu có phải là:
    1) do chiến thuật đánh trận của người Việt: mật tập du kích, phòng thủ phản công thay vì cường tập tấn công ồ ạt với binh hùng mã tráng như người phương Bắc nên dùng trống nhỏ cho cơ động di chuyển, hoặc là do quan điểm trống trận để làm hiệu lệnh chiến đấu cho quân ta, chứ không nhấn mạnh vào việc tăng sĩ khí quân mình, đe doạ tâm lý đối thủ bằng trống to vật hoành tráng
    2) do thủ pháp đánh trống, tiết tấu,...cộng với kỹ thuật điêu luyện của người đánh trống mà cần (hoặc chỉ cần) trống kích thước nhỏ.
    3) Trải suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm với vô vàn trận đánh qua rất nhiều triều đại, quan điểm tác chiến quân sự cùng với các kỹ thuật tác chiến (trong đó có trống trận) chắc có sự khác nhau, không biết có sự khác biệt về trống trận không nhỉ (bản thân tôi khi xem xét các vấn đề khoa học hay lịch sử luôn mang quan điểm hoài nghi) bản thân tôi mới được nhìn thấy trống đồng ở bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội và trống trận của nhà Tây Sơn ở bảo tàng Tây Sơn, một cái cách cả vài ngàn năm lịch sử, một cái thì thuộc triều đại quá cận đại, nên có lẽ chưa mang đủ tính đại diện cho khái niệm trống trận của người Việt trong lịch sử chiến đấu mấy ngàn năm (nhân tiện nói thêm là khái niệm 4000 năm lịch sử trong SGK viết là sai, có khá đủ căn cứ để nói lịch sử nước ta không phải là 4000 năm mà ngắn hơn đáng kể)
  5. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    - Vật lý phổ thông (lớp 10)_"Sóng Âm_Sóng Cơ Học": Thì ngưỡng nghe = miền nghe được (miền khả thính) của tai người nằm trong khoảng từ 16 Hz cho đến 20.000 Hz.
    - Ngoài ra (không nằm trong chương trình phổ thông), chúng ta cũng nên thêm đến khái niệm "miền nhạy thính": Tần số sóng âm của "miền nhạy thính" đối với tai con người nằm trong khoảng từ 3500 Hz đến 5000 Hz.
    Đặc điểm nổi bật của các loại nhạc cụ cổ Truyền Việt Nam là hầu hết chúng đều có thể tạo nên những "Tần số dao động sóng âm" rất khớp / trùng với Tần số của "miền nhạy thính" của lỗ tai con người.
    Ví dụ gợi mở:
    Giả dụ trong một buổi Đại hoà tấu nhạc thính phòng kiểu phương Tây (tức các loại nhạc cụ không sử dụng các thiết bị khuếch âm điện tử)... Giả sử một số nhạc cụ Việt Nam được chọn như: Đàn đá cổ đại, Trống chiến VN, và song lang (trong ban nhạc tài tử Nam bộ) để tham gia "khiêm tốn" chỉ nhằm phụ đệm giữa hàng trăm loại nhạc cụ bề thế về "mức ồn" âm thanh của phương Tây...
    Lúc đó bà con sẽ "thấy" được một điều rất thú vị: Trong hàng trăm âm tiết hợp tấu của các loại nhạc cụ phương Tây vốn có "mức ồn" âm thanh vượt trội hơn hẳn so với các món nhạc cụ Cổ truyền Việt Nam... Thì kỳ lạ thay, các âm thanh "koong - keeng..." của đàn đá cổ đại VN, tiếng "Tắc - Tắc" của Song Lang, và các tiếng như : "Tà-rụp; Tờ_rắc; Cắc_tang..." của Trống chiến Việt Nam..v..v... vẫn không thể lẫn đi đâu được trong lỗ tai của thính giả !(?)!... (Thậm chí ngược lại, nó còn tạo ra sức hút, gây nên sự chú ý "đặc biệt" trong lỗ tai của người nghe so với những nhạc cụ "ồn ào" khác... )
    Hiệu ứng gây ra sự chú ý "khác thường" của các nhạc cụ cổ truyền VN... thực ra hoàn toàn rất dễ hiểu, nếu thính giả biết được rằng : Các nhạc cụ cổ truyền của VN tuy chúng có "mức ồn" khiêm tốn - nhưng chúng đều có khả năng tạo ra được các âm tiết có Tần số dao động sóng âm rơi vào ngưỡng "nhạy thính" đối với lỗ tai của con người (tức từ 3500 Hz - 5000 Hz...)
    - Ấy là chưa bàn sâu đến "khả năng" độc đáo của các bước sóng âm trong miền 3500 Hz - 5000 Hz - là "khả năng" tránh được hầu hết hiện tượng "giao thoa tiêu cực" của dao động sóng âm... (Tức hiện tượng dính âm - lẹo âm của các bước sóng âm trong ngưỡng nghe được của tai người ..v..v.. )
    - Đối với một số nước bạn ngày nay - thông qua các nghiên cứu / khảo sát khoa học của họ đối với các loại nhạc cụ Cổ truyền trên Thế giới (trong đó có VN). Thì họ đánh giá "năng khiếu" thẩm âm của người Việt Nam rất cao là có nguyên do của nó...v..v...

    Chúc mọi người một ngày vui !...
  6. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Vậy là rõ rồi, vì trống dùng để làm hiệu lệnh chiến đấu nên yêu cầu là tiếng trống phải nghe rõ được trong mớ tiếng ồn hỗn tạp của trận chiến.
  7. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    @motdikhongtrolai
    1. ồ bạn nêu vấn đề tại sao trống trận của ta lại bé tẹo so với trống nước khác? nên cứ tưởng....hoá ra là vấn đề là âm thanh do cái trống với kích thước đó phát ra sẽ nằm trong miền nhạy thính. Nhưng tôi chưa rõ, tại sao trống với kích thước đó thì mới cho âm thanh trong quãng tần số nhạy thính, bé hơn và to hơn thì không cho âm như vậy à?
    2. Hoá ra các nhạc cụ thính phòng phương Tây khác với nhạc cụ cổ truyền Việt Nam ở chỗ không cho âm thanh trong miền nhạy thính à, thế cụ thể là nó thường cho âm thanh ở tần số trên hay dưới vậy. Thú thật tôi là người ngoại đạo lĩnh vực này, kiến thức hồi phổ thông cũng quên hết rồi, nên chắc tôi hiểu sai, nhưng tôi cứ nghĩ đơn giản là nếu có đồng thời rất nhiều âm thanh cũng phát ra thì khả năng nghe thấy một âm thanh riêng biệt nào đó là do tính chất "lạ" của nó so với các âm thanh còn lại, ví dụ tắc đường, hàng trăm động cơ xe máy cùng gầm rú, dù không xe nào giống hệt xe nào, nhưng rất khó nhận ra xe nào với xe nào, nhưng chỉ cần một tiếng lạ, ví dụ 1 con bò đi ngang qua kêu ò..ò... thì rất dễ nghe thấy âm thanh này trong muôn vàn tiếng động cơ xe máy gầm rú, dù nó chưa chắc nó kêu to hơn cái xe máy cạnh nó. Bạn có ví dụ việc đại hoà tấu nhạc thính phòng phương Tây cùng một số nhạc cụ Việt Nam, thực sự đã có rồi à, và lúc đó đúng là sẽ nghe thấy được điều kỳ lạ là các âm thanh nhạc cụ Việt Nam sẽ không thể lẫn đi đâu được trong lỗ tai của thính giả à, thú vị thật, tôi cũng muốn có dịp được kiểm chứng xem sao.
    3. Mà hình như bạn đang nói về trống trận Tây Sơn phải không, xem cái hình ở bên phải thì hình như là trống trận Tây Sơn, không biết trống trận này có khác gì với trống trận thời Lý Trần không nhỉ, với lại hình như có 1 sự khác biệt nữa giữa trống trận của ta và của TQ, trống trận TQ (theo như phim dã sử dựng lại) thường để đứng lên, rồi đánh theo chiều ngang vào, còn của ta thì để nằm rồi gõ từ trên xuống, không biết có đúng không?
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Heavysword !
    Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu sâu hơn, và muốn tự xác minh bằng nhiều nguồn tư liệu khoa học khả tín..v..v.. Thì lão M hân hạnh giới thiệu với bạn một Website cá nhân của một nhân vật "thứ thiệt" trong lãnh vực này:
    http://tranquanghai.info/index.php?cat=29
    P/S: CụTrần Văn Khê có lẽ không thuộc về thế hệ sử dụng Internet nhiều và thường xuyên... Nhưng vẫn còn có con trai lớn của Cụ: Mr. Trần Quang Hải - Người vốn được đất nước Mông Cổ xem là "quốc khách" do những tìm tòi khám phá / chứng minh khoa học của Mr. Trần Quang Hải về "KHƯA MI - Đồng Song Thanh ( một phương pháp "truyền tin" độc đáo bằng tiếng hú song âm của con cháu thành Cát Tư Hãn khi xưa trên các vùng thảo nguyên... )
    Khừa.. khừa.. Chúc bạn một ngày vui !... ặc !(?)!...
  9. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0

    1. ồ bạn nêu vấn đề tại sao trống trận của ta lại bé tẹo so với trống nước khác? nên cứ tưởng....hoá ra là vấn đề là âm thanh do cái trống với kích thước đó phát ra sẽ nằm trong miền nhạy thính. Nhưng tôi chưa rõ, tại sao trống với kích thước đó thì mới cho âm thanh trong quãng tần số nhạy thính, bé hơn và to hơn thì không cho âm như vậy à?
    Theo tôi hiểu thì tần số âm phát ra phụ thuộc khá nhiều vào kích thước của vật dao động. Nếu trống to tiếng trầm thì trống nhỏ tiếng lại đanh. Vậy giữa khoảng 2 loại trống này có lẽ các cụ chọn kích cỡ nhất định để cho ra tần số âm mình muốn. Không nhất thiết phải "hoành tráng".

    Được NhatNamTu sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 13/08/2007
    Được NhatNamTu sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 13/08/2007
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ To all !
    Lão M giới thiệu đến bà con nguồn thông tin "khả tín" : Mr. Trần Quang Hải - Người được nước Pháp phong tặng Bắc Đẩu Bội Tinh vào năm 2002. vì những đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc của ông trên các "giảng đường" Quốc Tế..v..v... làm rạng danh cho nước Pháp
    http://tranquanghai.info/index.php?p=776
    [​IMG]
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 13/08/2007

Chia sẻ trang này