1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực An Giang....

Chủ đề trong 'An Giang' bởi Thanh_Lam, 18/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TeThienDaiThanh

    TeThienDaiThanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    ok, đồng ý liền.... nhưng nhớ gởi cho anh món bánh đa dzí cái gì đặc sản ở HN nhé em.....anh chưa từng được đi HN... hic hũm piếc gì ở đó hít...........
    [​IMG]
    Đã có những giấc mơ, đã có những nhớ nhung.......về em
  2. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Hà hà ... nước Nga không còn xô viết nữa đâu em ơi. Nước Nga chống # kinh lắm. Lê Nin hay thật . . .nhưng mà sang bên này thì người Nga nghĩ về ông khác với những gì ta đang nghĩ lắm. . .
    Thôi ba cái chuyện này để sang một bên.
    Ở Nga này rẻ nhất là bánh mì đen. . .nhưng còn rẻ hơn nữa là socola? Nhưng tiếc quá. . .anh thì thích bò khô hơn. Một gói bò khô bên này anh phải mua với giá cắt cổ. mà chỉ có bò khô làm ở Quãng Ngãi thôi. Ă cũng tàm tạm đỡ nhớ bò khô Châu Đốc.

    Россия моя пе?вая лZбовO!!
  3. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Em nhất định ăn khô bò của An Giang nhé,hi`...ngoài này cũng có chỗ người ta làm khô bò nhưng không thể nào ngon được bằng ở đó,hic...mua về ăn mà cũng thấy tiếc tiền quá....Anh gửi cho em đi trước nhé,hi`...có qua có lại mà....hi`....dù sao em cũng là con gái mừ.hi`....lady first !!!
    Hà Nội thì có cốm,bánh cốm làng vòng,nhưng mà chỉ gửi được bánh cốm thôi anh ạ,còn cốm gửi vào tới đó có khi nó khô cứng lại như là đá á,không ăn được...còn cái món bánh đa đỏ đó thì giống như bình thường thui mà,ngon hơn,hi`...bạn em sắp vìa Hải Phòng rồi....để em gửi mua....mua thì dễ thui mà,gửi vào được trong đó mới khó....
    To tethiendaithanh:Anh PM cái địa chỉ của anh cho em nhé,em sẽ ra bưu điện.
    Sống vì 84 Hà Nội...Mãi yêu gia đình mình...GĐQQ muôn năm!!!
  4. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của ***imchinhminh@
    ***im@ sẽ thay đổi topic đôi ít, trước đây dường như nói về topic vui chơi và địa điểm thôi hôm nay ***im@ sẽ giới thiệu cho các bác gần xa món ăn nổi tiếng ở Long Xuyên và đây cũng là món ***im@ thích măm măm nhất:
    Đầu tiên là món ***im@ khoái khẩu nhất " Bún Cua", nó đặc biệt và khác với ở Cần Thơ bán, ở Long Xuyên món này sẽ gồm một tô bún với ít rau muống, giá đem trụng với nước súp có cua ( được chế biến) , huyết nè ( ***im@ khoái nhất nó đó nha), và đôi khi có thêm vài miếng khô mực vô nữa thế là có thể dùng ngay với tí mắm ruốc và chanh , nước mắm. Chính vì thế mà dù đi đâu mỗi khi ăn món bún cua là ***im@ nhớ đến "Bún Cua" của Long Xuyên àh.
    Món khoái khẩu thứ nhì là lẩu trâu ( quên tên tiệm đó rồi các bác ơi, chỉ nhớ hầu hết nhửng khách du lịch nếu đến đó phải thử món này thui), sẽ có một cái lẩu chứa đầy rau và nước súp rất béo và ngon cực kì, một dĩa gồm thịt trâu nè, bò vò viên nè, tuỷ trâu nè và nhiều thứ nữa để riêng cho mọi người vừa nhúng vừa thưởng thức, các bác có thể dùng thêm mì trứng đi kèm cũng ngon tuyệt đấy. Bạn của ***im@ ở Cần Thơ nhưng chỉ một lần dùng món này mà cứ nhắc mãi đó nhe.
    Kế tiếp là món bánh mì Patê, có thể các bác thắc mắc tại sao ***im@ bảo nó là đặc sản Long Xuyên trong khi nơi nào cũng có bán hết, nó đặc biệt ở chỗ chả lụa ở đây được làm từ thịt bò nguyên chất chứ không như một số nơi có pha thịt heo và bột vào, mỗi một miếng chả lụa sẽ có hương vị ngọt ngào và nguyên chất thịt bò, còn patê thì làm bằng loại gì cũng rất khác với những nơi khác ( bật mí với các bác là ***im@ không thích ăn patê nên không biết nó được chế biến từ nguyên liệu gì... Hì hì, còn chả lụa thì không sai một chữ đâu). Nếu bác nào từ nơi khác một lần ghé thăm Long Xuyên muốn dùng bánh mì Patê này có thể đến tiệm bánh mì " Phượng" hay " Thanh Lan " ngay đường Nguyễn Huệ A sẽ được hướng dẫn mua đúng chỗ
    Còn bác nào biết đặc sản khác của Long Xuyên thì góp vô cho đầy đủ nha....
    ... Có những ngày dài như một năm Có những đêm nằm không thấy sáng Có những phút nặng nề như đá tảngCó những giờ trôi như tên bay ...
  5. esthermea

    esthermea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Giờ đang ở giữa Sài Gòn,nghe mấy anh chị nói về đặc sản của AG ,nhớ quá!!!!!!!!!!Khô bò,mắm,bún cá... toàn là món khoái khẩu của em cả,mỗi lần trở về quê thì chỉ sống nhờ món đó thôi,ăn hoài vẫn không chán.À,mà ở đây có ai quê ở Tân Châu không ạ,có dì Huệ bán bún cá ở đó nổi tiếng khắp vùng,ngon tuyệt vời!!!!Rồi còn bánh mì Lưu luyến nữa chứ,sống ở thành phố này bao nhiêu năm nhưng em vẫn không tìm ra ở đâu bán ngon bằng nơi ấy.Phải xếp hàng mới mua được bánh mì đấy...
    Đặc sản quê mình nhiều vô kể,có ai đã từng ăn qua bông điên điển nấu canh chua ,hay gỏi sầu đâu(em không biết ghi chính xác là gì) chưa nhỉ.Còn ở Châu Đốc có nơi bán cháo bò voi món lẩu dê cũng ngon lắm.
    Dẫu giờ đây nhiều nơi bán nhưng vẫn không thấy nơi đâu ngon bang quê mình.Thấy mấy hàng gánh ở đây,chợt nhớ quê tha thiết,nhớ những thúng khoai lang luộc với nước dừa,tiếng rao hàng của người bán bánh canh mỗi buổi trưa,nhớ mùi vị của tô cháo cá(đặc biệt lắm,không giống với nơi nào cả),của những xâu chuối nướng nóng hổi,những trái bắp nướng thơm phức mùi hành....Nhớ nhiều lắm..............
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    BÒ XÀO LÁ GIANG
    Không biết ai là người đầu tiên bày ra cái món ăn thịt bò xào với lá, mà phải là thịt bò với lá giang chứ không thể thay một loại thịt nào và một loại lá nào. Dù rằng trong làng quê, không thiếu chi các thứ thịt và lá ta ăn được, ăn ngon.
    Bò xào lá giang danh tiếng không lẫy lừng và không lưu hành mạnh mẽ đến nhiều chốn xa như mắm Châu Đốc của bà Hai Xuyến (sau này bà giáo Khoẻ và con cháu nối nghiệp bà). Nhưng khách tứ phương đến An Giang ?" Châu Đốc ai ai cũng muốn thưởng thức cái món ăn lạ của làng Vĩnh Tế (mà các nhà văn Nguyễn Tuân thích gọi là làng Thoại Ngọc Hầu). Bất cứ đám đình, đám miếu, đám cưới, đám giỗ? nào cũng không thiếu món bò xào lá giang.
    Một ngày tháng bảy, ngồi nhấm nháp món xúc xích hấp của Đức bên hiên khách sạn danh tiếng Berlin, uống bia, ngắm nắng Châu Âu, nghe các anh chu du nhiều nước khen bít-tết Chateaubriant của Pháp, trứng cá caviar Nga, xúc xích hấp của Đức nổi tiếng Châu Âu, tôi bỗng nhớ thiết tha món bò xào lá giang của làng Vĩnh Tế trần trụi, nghèo nàn.
    Buổi đầu tiên về làng sau ngày giải phóng, ghé thăm chị Hai Thời ?" người chuyên làm món bò xào lá giang từ lúc chị còn trẻ, tôi nhắc đến cái món ăn cổ điển mà mấy mươi năm qua chưa gặp lại. Cứ nhớ và thèm. Chị Hai xởi lởi cười: ?oĐã đi cuối đất, cùng trời, mấy mươi năm xa xứ còn nhớ món ăn của dân quê cục mịch nữa sao em ??. Hình như đụng đến sở trường của chị, chị phấn chấn lên ngay. Chị quên ngay chuyện tôi đang hỏi về những anh em trong xóm đi kháng chiến ai mất ai còn, ở đâu, đời sống ra sao ? Chị bắt ngay vào chuyện bò xào lá giang:
    - Coi vậy chớ món bò xào lá giang, khó xào khó nấu lắm cậu à ! Ăn theo mùa, thịt phải chọn. Đến con dao xắt thịt, thái lá cũng kén người mài?
    Tôi thật sự ngạc nhiên. Cái món ăn tưởng chừng đơn giản, ở làng quê tôi đã được no nê từ thuở nhỏ, chưa bao giờ nghe kiểu cách chế biến có vẻ phức tạp, cầu kỳ, như chị Hai vừa nói. Dù rằng xưa kia tôi đã từng nghe lời người lớn tuổi kháo rằng: ?oXóm chợ có bà hai Khả, xóm đá Chẹt có bà hai Thời, không ai qua nổi chỗ đứng bếp bò xào với lá giang?.
    - Này, cậu muốn thửơng thức lại món quê hương, hôm nào xách về đây hai ký thịt bò, chị xào cho cậu nếm? Chị dừng lại, mấy ngón tay cằn cỗi gấp gọn lá trầu vừa phết một lớp vôi đỏ nhạt. Ồ mà, hai ký thịt cũng chỉ tàm tạm thôi. Chứ thật ra xào thịt hai ký không mặn mà bằng chảo thịt nhiều hơn. Lá giang mùa này cũng sa sút cái ngon. Mùa nắng chát nhiều hơn ngọt. Mùa mưa lá mới ngon.
    ?oLại còn chuyện ấy nữa à ?? Tôi nghĩ thầm trong bụng. Chị hai nói tiếp :
    - Hai ký thịt chưa đủ tiết ra chất ngọt ngấm đều từng miếng thịt, chưa đủ thấm lá giang. Vì chỗ đó mà ngày thường nhà nào muốn ăn, mua thịt, hái lá giang về xào dù làm đúng bài bản như thợ nấu, cũng không ngon bằng thịt xào một chảo lớn.
    Lại như nghịch lý. Món ngon thường làm ít trong chảo con con. Những người thợ nấu sành nghề thường rất ngại xào thức ăn trong chảo lớn. Vì lẽ thực phẩm nhiều quá khó làm được cho ngon. Cả một chảo hàng năm ba ký thịt, việc đảo trộn cho đều miếng nào ra miến nấy, đòi hỏi người thợ khá nhiều công phu điêu luyện với cái xạng trong tay. Còn chuyện giữ lửa, giữ nước xào. Làm sao miếng nào cũng vừa chín tới. Nước cạn thịt khô, nước loãng thịt nhạt mất ngon.
    - Cậu coi nè, tất nhiên phải có thịt, củ hành tây, đậu phộng, nước cốt dừa, gừng, tỏi, đường, nước mắm thật ngon để dễ ướp, dễ chấm? Từng ấy gia vị ướp vào thịt đã thái mỏng, thứ nào trước, thứ nào sau, đâu phải đổ ào vô một lúc. Còn phải tính độ lượng mỗi thứ đến cỡ nào nữa kia? Nước mắm quá tay một chút, đường hơi lố? cái vị ngọt của thịt sẽ bị đánh bạt ngay. Bởi vì thịt thái mỏng, gia vị thấm rất mau, rất hỗn. Cái món này xào nấu cầu kỳ, cực lắm cậu ơi ! Cực nhất là cái khoản thịt. Có người nói thịt bầy nhầy nấu cũng ngon. Đâu phải vậy. Thịt bầy nhầy lộn mỡ, còn có lớp màng mỏng bọc bên ngoài, gia vị đâu thấm vào hết. Bò xào lá giang ngon là nhờ nước ngọt từ thịt tiết ra, hoà với gia vị thấm được trở vào miếng thịt đã xoăn. Nhai trúng miếng mỡ bò, coi như phá hết. Cái mùi hăng hăng mỡ bò kỳ cục lắm. Cho nên xào lá giang ngon nhất là thịt nuột lưng. Đám tiệc lớn lấy đâu ra cho đủ thứ thượng hạng đó ?
    Chị Hai lắc đầu một cách hào hứng. Chị lật đật đứng lên:
    - Nãy giờ cứ sa đà vô chuyện xào nấu, quên đem rượu ra cho cậu nhắm.
    - Được rồi chị Hai ơi, ngồi nói chuyện cho vui. Tôi đã kiêng rượu cả năm nay.
    Chị Hai cương quyết:
    - Không phải rượu, mà là thuốc, thuốc núi mình, cậu không nhớ sao ? Tôi ngâm rượu với rễ nhàu rừng, rễ cây cơm nguội, mằn mằn ri tía, hà thủ ô? trị nhức mỏi, đau lưng, ăn ngon, ngủ tốt?
    Thoáng cái chị đã mang ra xị rượu màu nâu lợt với con khô cá lóc mà cô con dâu vừa nướng xong.
    - Cậu nếm thử coi. Chị vừa nói vừa xé khô. Con khô này cũng vậy, khô để ăn cơm muối khác, khô nhậu phải quậy nước muối, thấm chút gừng, con cá xẻ ra nhúng vô lấy ra liền, đem phơi nắng. Món ăn của mình, thứ nào cũng phức tạp công phu. Nhưng tôi nghiện món bò xào lá giang cực nhất. Tôi đố tay thợ nấu tài tình nào, với miếng thịt bò nhiều tuổi mà xào cho được ngon như thịt bò nghé mới nhú sừng ? Bởi vậy đám tiệc lớn người ta phải hạ ít nhất hai ba con nghé?
    Dù đã biết dân cư vùng Bảy Núi có tập quán không ăn thịt bò lớn xác, tôi vẫn ngạc nhiên trước cái điều chị Hai Thời vừa nói. Chưa kịp hỏi, chị đã giải đáp :
    - Bò cứng tuổi, sớ thịt nó cứng, chụm hết củi, hết than, cạn gần hết nước, miếng thịt cứ trơ trơ, dai nhách. Nhai hoài không nát, giống như nhai miếng thịt trâu, còn ngon lành gì nữa. Đã vậy, miếng thịt bò xào lá giang cầm lên phải âm ấm bàn tay, lưỡi dao lướt qua ngọt xớt. Từng miếng nhỏ rời ra đều đặn, miếng nào y chang miếng ấy, múc ra đĩa chưa nếm đã thấy ngon. Đến con dao xắt thịt cũng khác. Không thể lấy dao to, dao làm cá mà thái thịt bò. Lưỡi dao phải mỏng và phẳng, từ sống xuống lưỡi gần bằng nhau chứ không như dao yếm, dưới mỏng, trên dày. Cô gái nào thái thịt giỏi đến mấy, cầm dao yếm, tôi đố thái được như con dao mũi bằng ! Người mài dao thái thịt xào lá giang cũng phải là tay thành thạo. Ít nhất là mài hàng trăm lưỡi dao thái thịt. Tay mài phải nhuyễn gần như ông thợ mài dao cắt tóc vậy cậu à !
    Nghe chị Hai nói, tôi càng yêu càng vọng tưởng ông bà mình ở cái miền núi biên cương này. Ông bà xưa chẳng những giỏi giang lập đất lập làng, lừng lẫy gìn giữ biên cương, mà còn sáng tạo những món ngon đồng quê chất phác, có thể đem so với những thức ăn cầu kỳ của giới phong lưu. Có phần hơn ở chỗ, người sành sỏi, giới phong lưu nhắm rượu là tuyệt rồi, mà hàng dân dã cũng tấm tắt khen.
    Tôi nêu ra cái điều chưa hiểu với chị Hai. Bò thì xứ nào mà chẳng có, sao nhiều nơi khác người ta không làm món xào lá giang ? Sao người ta không mở cửa hàng, trương lên tấm bảng ?ođặc sản bò xào lá giang? ? chị Hai cười thành tiếng, khoát lia lịa bàn tay nổi cộm những đường gân:
    - Đâu được, đâu được cậu. Bò con tìm không khó, nhưng khó kiếm lá giang.
    - Vùng Bảy Núi này chỗ nào mà không có lá giang? Tôi ngạc nhiên hỏi.
    Chị Hai cười to hơn:
    - Phải rồi! Vùng mình thiếu gì lá giang. Nhưng không có lá giang núi Sam, tôi đố ai xào cho ngon được.
    - Lại còn chuyện đó nữa à? Tôi càng khó hiểu.
    -
    Tôi lại ngơ ngác:
    - Sao vậy chị?
    Chị Hai lại tiếp tục giảng giải cho tôi cái bài lá giang, khá thú vị:
    - Lá giang là loại lá chua chua hơi chát, tròn tròn, giống hao hao lá bông giấy. Màu dợt như lá cây mai vừa hết độ non. Trái giang cong cong như cái sừng bò. Cậu biết quá rồi chớ? Tôi gật đầu. Chị Hai giảng tiếp: - Giang mọc ở đất núi, đồng ruộng không bao giờ có lá giang. Lá giang núi Sam ngon là vì nó chua đằm, chát ngọt. Không chua như lá bứa, mà cũng không chát như lá vừng, lá ngành ngạnh. Cái mùi vị nó lạ lắm, tôi không nói được đâu .Mỗi lần có đám tiệc, lên núi bứt về cả ôm, chớ không ít. Cũng lạ là đem xuống làng trồng hoài, không dây nào sống! Bứt về lặt ra từng lá, già quá không được, non quá chưa đủ độ chua. Xắt liền, xào ngay. Để héo hết ngon.
    Chị lắc đầu thú vị:
    - Khó vậy đó, làm sao ở tỉnh hay những làng xa núi làm món bò xào lá giang ngon được. Đâu phải mình tài, mà nhờ có thế. Bởi vậy, bò xào lá giang không thể trưng ra bán như phở, hủ tiếu hay các món khác. Xào xong ăn liền, bưng dĩa thịt lên, nhìn miếng thịt vừa chín tới quăn quăn, thơm phức. Lá giang chưa kịp nhũn, màu còn xanh tươi. Chưa ăn đã thấy ngon rồi. Nước chấm cũng phải làm riêng, không được chấm vào dĩa nước chấm gỏi, hay nước chấm lòng bò. Trần thân vậy đó cậu!
    Chừng như chợt nhớ điều gì quan trọng lắm, chị Hai ngước mắt đưa ngón tay trỏ ra trước: ?oThịt bò phải ướp nhiều gia vị rồi, còn một món nữa, món chủ lực, không thể thiếu và không thay thế được, đó là nước cốt dừa.Dừa khô nạo thật nhuyễn, rưới ít nước cho mềm, dễ vắt cốt. Nước nhiều cốt loãng, mất béo, mất ngon. Cậu nên nhớ (chị làm như tôi đang học nấu vậy) cốt dừa không thể thay thế được bằng mỡ, bằng dầu. Cho dầu ô-liu hay dầu gì hảo hạng.
    Vừa rồi tôi về quê dự đám cưới của đứa cháu gọi tôi bằng ông. May mắn quá, người nấu đám ấy lại là chị Hai Thời. Thú vị nhất là được nhìn bàn tay thái thịt, thái lá của các cô gái làng.
    Bao giờ có đám, ngoài việc che rạp, xếp nhiều bàn ghế, người ta còn kê một bộ ván khá dài, dày và vững chắc, vừa làm nơi sắp chén dĩa, vừa là chỗ cho các cô các chị xắt thịt, xắt lá giang. Họ ngồi thành hai dãy, đối diện với nhau, mỗi người một thớt, một dao
    Đến cái món lá giang. Các cô ngồi một góc đằng kia, trước mắt một đụn lá giang to tướng. Những ngón tay thoăn thoắt lặt từng chiếc lá xanh mướt, nhanh như những cô gái hái trà. Xếp gọn trong tay như xếp trầu, lượng lá vừa một nạm tay, họ cuốn thành lọn, nhắc dao lên xắt. Giang bung ra thành chùm thành sợi như thuốc lá rời khỏi chiếc thuyền xắt thuốc.
    Lúc bấy giờ, đứng bên chảo thịt đặt trên bếp lửa đang hừng hực đỏ, hai tay hai chiếc xạng trộn thịt liên hồi, chốc chốc chị Hai Thời đưa mắt lướt qua các cô thái thịt thái lá, nhắc chừng: ?oThái mỏng, thái cho đều, nhớ xắt thớ ngang??.
    Đến lúc dọn lên bàn, các cậu thanh niên bê đến từng chồng dĩa, đặt ngay đầu ván chị Hai, vừa tầm tay của chị. Từng nhúm lá giang đã thái cho vào chảo thịt đang sôi. Mùi thơm thịt non ngấm mùi gia vị, mùi lá giang vừa chín, thơm phưng phức bốc dậy từng bàn.Gắp miếng thịt vừa xoăn cạnh vướng theo một ít sợi lá giang, chấm vào đĩa nước mắm nhỉ vàng nâu óng ánh, vài miếng ớt sừng trâu bồng bềnh? tạo nên cái hương vị không tả được. Kế tiếp, phải là một hớp ?ođế? có tầm cỡ đế Làng Vân, Chương Xá? mới xứng với bò xào lá giang của làng Vĩnh Tế biên cương. Đừng cho vào đây những anh Hê-nét-xi, Mác-ten! Bò xào lá giang không chịu được. Bia xuất khẩu, bia lon càng lạc quẻ, lộn đường. Ngay cả nước chấm, cũng đừng dẫn đến những anh Ma-gi, xì dầu ?" dù hảo hạng ?" bò lá giang không vị nể, sẽ từ chối thẳng thừng. Phải nước mắm Phú Quốc thượng hạng và ớt sừng trâu chín đỏ.
    Bò xào lá giang, người làng tôi từ xưa đến nay ai ai cũng thích, như tôi chưa thấy ai coi nó là món ?ocao lương?. Mặc dù cách chế biến xào nấu không thiếu phần kiểu cách, pha trộn, tính toán chi ly. Đúng như lời truyền tụng của dân làng, và tôi cũng đã dự nhiều đám đình, đám cưới có món bò lá giang, quả thật không người thợ nấu nào qua khỏi chị Hai Thời và chị Hai Khả. Chị Hai Khả qua đời, chị Hai Thời cũng quá bảy mươi. Đôi lúc đâm lo như một người lẩn thẩn. Nếu chị Hai ?ođi? nữa, cái món ăn truyền thống ?obò xào lá giang? liệu có còn không?
    - Còn chớ! Còn nhiều. Chị Hai cười, nụ cười hàm chứa sự tự tin. Cậu chưa biết, vợ thằng Năm, con dâu tôi, nó đã thạo nghề rồi.
    Thực ra, chả phải sợ mất cái ăn. Tôi nghĩ vẩn vơ về quá trình tiến hoá của loài người.
    Hình như từ khi con người biết tìm ra lửa, thức ăn đầu tiên họ nướng trên than hồng, rồi đến luộc trong nước sôi, dần dần đi vào xào nấu kiểu này, cách nọ. Mỗi dân tộc có một kiểu nấu nướng, một ?ogu? riêng. Cách nào thì cách, qua chế biến món ăn, nhìn thức ăn nào đó, ta thấy được trình độ văn minh, văn hoá, thấy được tâm hồn, phong cách và phần nào bản sắc của cả cộng đồng cư dân nơi ấy.
    M.V.T
    е?c chicken_mos s?a v௠19:12 ng๠15/12/2004
    u?c chicken_mos s?a vo 19:14 ngy 15/12/2004
  7. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    2 chủ đề ẩm thực trong box kìa
  8. tieudaonhitienvfr

    tieudaonhitienvfr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này