1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực box Hà Tây nào(các loại đặc sản ,địa chỉ các món ăn ngon,các quán giải khát hay hay...)

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 18/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoixaque05

    nguoixaque05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    trungnganthuhai lấy cái tin đó ở đâu thế? Tớ mới chỉ bít là ở làng pháo Bình Đà chuyên đi bán "tổ ong lòng sách bò" nhưng thực ra là toàn thịt Trâu thôi. chứ chưa thấy cái tin là có cả thịt Ngựa cũng có xuất xứ từ làng nghề đó. Hic!
    Ai đã được ăn rùi thì thử tả cái mùi vị đó ra xem nào để chứng minh cho câu nói của trungnganthu hai? Hehhehhe!!!!!!!!
  2. trungnganthuhai

    trungnganthuhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0

    --------------------------------------------------------------------------------

    Cận cảnh làng mổ ngựa Bình Đà
    11:38 12/08/2005 (GMT+7)
    Nảy ra nghề mổ ngựa, nhiều nhà giàu lên. Ngựa khắp nơi dồn về, nghe đồn qua công nghệ tẩm ướp thành thịt bò phục vụ dân HN, các tỉnh lân cận.
    Lai lịch nghề mổ ngựa ở Bình Đà

    Đàn ngựa ở quốc lộ 21
    Tổng Bình Đà xưa kia có tới 7 xã, nổi tiếng với nghề làm pháo gia truyền đã từng một thời thịnh vượng, nay vùng đất này nằm bên QL 21, thuộc xã Bình Minh (Thanh Oai - Hà Tây). Sau khi có Chỉ thị 406 của Thủ tướng Chính phủ, nghề pháo không còn tồn tại nữa, người dân đã chuyển sang nhiều ngành nghề khác nhau như giết mổ gia súc, gia cầm: bò, trâu, lợn, gà...
    Vốn giỏi làm ăn, người Bình Đà thích nghi ngay với nghề mới, và nơi đây chẳng những trở thành một cái lò mổ lớn mỗi đêm lúc cao điểm có gần trăm con trâu bò được... hóa kiếp. Rồi không biết từ khi nào cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, Bình Đà đã trở thành chợ trung chuyển gia súc từ nhiều địa phương của Hà Tây ra Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vì tự phát, thiếu quản lý và chưa quy hoạch điểm giết mổ tập trung nên hiện nay Bình Đà đang nằm trong tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
    Ông Nguyễn Doãn Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Bình Minh, không ngần ngại khi cho chúng tôi biết: "Đúng là lâu nay có người nói Bình Đà có nghề mổ ngựa nên dân cũng giàu có hơn, nhưng thật ra giết mổ gia súc cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỉ trọng kinh tế". Chúng tôi mừng với thông tin ông Toàn đưa ra: Bình Đà chỉ còn 4% hộ nghèo theo tiêu chí mới (nếu theo tiêu chí cũ chỉ còn 1%). Số hộ giàu ngày càng tăng. Tỉ trọng nông nghiệp chỉ còn khoảng 45,5%, dịch vụ ngày càng chiếm vị trí ưu thế, trong đó có giết mổ gia súc.
    Về nghề giết mổ gia súc, ông Toàn kể: Năm 1995, dân Bình Đà bắt đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lúc ấy dân lao đao vì không còn nghề làm pháo, nhiều gia đình không biết làm gì, vốn liếng cũng mất hết. Thanh niên phải ra ngoại tỉnh kiếm sống. Đúng lúc đó, nghề giết mổ trâu bò cũng phát triển, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Còn nghề mổ ngựa, đúng là lúc ấy cũng phát triển theo nhưng thật ra nghề này đã có từ trước đó nhiều năm. Nguyên trước đây, Bình Đà đã có một đội vận tải bằng ngựa rất nổi tiếng. Nhiều chú ngựa khi không còn đủ sức kéo dần bị giết thịt, và nhiều người đã biết mổ ngựa từ đó, họ đi nhiều nơi như Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng... mua ngựa về mổ bán.
    Buồn vui chuyện nghề? mổ ngựa

    Nơi giết mổ gia súc của một gia đình
    Ông Bí thư xã Bình Minh cũng cho biết, giờ đây mổ ngựa đúng là một nghề đem lại giàu có cho một số gia đình, nhưng nhiều nhà còn giàu hơn từ những nghề khác, mua sắm được ôtô chở khách và xe du lịch. Còn những người chuyên mổ gia súc cũng giàu có đấy, nhưng nay có người đã chuyển sang nghề khác, họ không muốn làm nghề này lâu dài vì đây là một nghề sát sinh và rất vất vả. Tuy nhiên, hiện nay ở Bình Đà, mỗi đêm cũng vẫn có vài chú ngựa phải lên bàn mổ. Ít nhất như đêm 23/7 cũng có 4 chú ngựa ?ora đi? tại hai lò mổ nhà ông Thiện và một lò mổ khác tại xóm Chợ.
    Lúc đầu, Bình Đà chỉ có vài nhà làm nghề tập trung ở xóm Chợ, sau đó do nhu cầu tăng, đã hình thành một mạng lưới chuyên cung cấp thịt cho các địa bàn khác, nhiều nhất là Hà Nội. Từ đây, việc mổ trâu, ngựa, bò cũng bắt đầu phát triển để bán ra ngoài.
    Người làm nghề mổ ngựa lâu nhất Bình Đà là gia đình ông Đồng (đã mất), ông Nguyễn Duy Kỷ (nay đã truyền nghề cho con). Ông Kỷ là một ?ođại gia? có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong việc buôn bán và giết thịt ngựa. Nhà ông Kỷ có 4 người thì chỉ duy nhất có cô con dâu là không biết mổ ngựa. Trước, ông Kỷ mổ trâu cung cấp cho các nhà hàng, nhưng thịt trâu dai hơn, khó bán cho khách ông mới đổi sang mổ ngựa. Một lần đi lấy hàng ở Nghệ An, thấy ngựa dễ mua hơn trâu nên ông Kỷ nảy ra ý định mua ngựa về mổ thịt. Chuyến đó, thật không ngờ số ngựa ông mua về lại bán rất nhanh và nhiều người lại thích ăn. Vậy là từ đó, ngoài bò, trâu ông làm thêm thịt ngựa. Thấy thịt ngựa ngon, lại rẻ nên một số đầu buôn tìm đến nhà ông lấy hàng mang ra Hà Đông và các chợ Hà Nội để bán, lãi ròng.
    Nhà ông Kỷ luôn có đến vài chục con ngựa, số ngựa này phải thuê hai thợ chăn mỗi tháng 300 ngàn đồng, được đánh số và chăm sóc để chúng khỏi gầy. Bây giờ, khi nhiều lò mổ ngựa ra đời, thì đàn ngựa tại Bình Minh đã tăng đến hàng trăm con, mỗi sáng thợ chăn lùa ngựa ra những đồng cỏ ven đường 21, có lúc ngựa tràn cả ra đường đuổi theo ôtô và xe máy. Ngoài việc giết mổ, ông Kỷ và những hộ dân như ông Thiện còn kiêm thêm việc quản lý và chăn nuôi đàn ngựa.
    Các chủ lò cho biết, mỗi tháng họ phải cắt cử người vào Nghệ An, Hòa Bình, Thanh Hóa và các tỉnh miền núi thu gom ngựa mang về. Quen mối, cứ điện thoại là có xe chở ngựa đến, tùy giá thỏa thuận, nhưng nếu mua tận gốc thì tiền lãi sẽ cao hơn.
    Ông Thiện là một chủ lò chuyên về ngựa. Ông khoe, đã có thâm niên trên 20 năm làm nghề, giờ ông cũng ít phải nhúng tay vào việc giết mổ vì đã có thợ làm. Không biết có giấu giếm gì không, các chủ lò cho biết một con ngựa, mổ ra khéo lắm chỉ lãi được khoảng 200 ngàn đồng. Nếu chăm không tốt, ngựa gầy thì hòa vốn
    Nghề mổ ngựa cũng có nhiều chuyện buồn. Có chủ lò sau hàng chục năm làm nghề khá lên nhưng cũng có nhà vốn liếng thua thiệt dần, phải bỏ nghề. Ông Toàn cho biết, thời điểm này số hộ làm nghề mổ ngựa giảm hẳn. Ngoài việc không bán được hàng, còn có nguyên nhân khác mà ít người nói ra đó là họ ngại cứ làm mãi cái nghề sát sinh, sợ không được may mắn, phúc đức cho con cháu. Họ nói, nghề này vất vả thức khuya dậy sớm mà không giàu được, lại phải mang tiếng là ?ođồ tể?. Thế là giải nghệ, chuyển sang ngành nghề khác.
    Có hay không chuyện ?othịt ngựa thành thịt bò??
    Buổi chiều mưa tầm tã, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Duy Thiện. Cả nhà ông Thiện ở nhà, chắc hàng họ đã bán hết từ sáng nên ai nấy đều thảnh thơi. Chúng tôi chưa kịp nói chuyện ?othịt ngựa thành thịt bò? thế nào, thì đã gặp những ánh mắt nhìn nhà báo không mấy thiện cảm. Thì ra trước đó ít lâu, có thông tin cho rằng, các lò mổ ở Bình Đà đã phù phép để cho thịt ngựa biến thành thịt bò bán lãi từ 10-15 ngàn đồng/kg. Một tạp chí viết rằng, thịt ngựa khi làm xong ngâm vào ?ophoócmôn? và hàn the cho tươi lâu rồi bôi mỡ bò lên... Làm như thế, thịt ngựa lập tức trở thành thịt bò mà khách hàng không thể nào phân biệt được?! Và rằng, người Hà Nội lâu nay vẫn ăn thịt ngựa, phở ngựa mà không biết. Ác hơn, có người nói thẳng ?oăn thịt ngựa rất độc vì nó còn có bệnh truyền nhiễm!?.
    Qua tìm hiểu, một điều hiển nhiên đã được các chủ lò thừa nhận: Bình Đà đúng là một nơi giết mổ rất nhiều ngựa. Nhưng điều quan trọng mà ông Bí thư Đảng ủy xã cũng như các chủ lò lý giải đó là: ?oThịt bò là thịt bò, thịt ngựa là thịt ngựa. Không thể nhầm lẫn và khi bán các chủ lò không thể gian dối. Nếu gian dối sẽ bị phát hiện ngay, sẽ mất nghề như bỡn?.
    Trên thực tế, khi chuyển sang giết mổ ngựa, các chủ lò sẽ thu được nhiều lời hơn, vì hàng rẻ, dễ bán, dễ tiêu thụ nhất là các vùng chợ quê dễ tính?. Các chủ lò đã giải thích: Sự nhầm lẫn - thường xảy ra nếu có - thì đó là do người mua không thể tự mình phân biệt được đâu là thịt ngựa, đâu là thịt bò. Khi bán hàng, những người bán thiếu lương tâm thường bán thịt ngựa với giá thịt bò (hoặc bán rẻ hơn thịt bò nhưng chẳng bao giờ nói đây là thịt ngựa).
    Tại chợ Bình Đà, chúng tôi đã tiếp xúc với một người chuyên bán thịt ngựa và được chị cho biết: Có đến 1/3 số dân Hà Nội ăn phải thịt ngựa mà không biết vì khi lấy thịt ở Bình Đà, người đi buôn thường lấy 1 đùi trâu, 1 đùi bò, 1 đùi ngựa trộn lẫn với nhau rồi mới mang đi bán. Bản thân thịt ngựa và thịt bò, nếu nhìn bằng mắt thường cũng khó phân biệt. Ngay như chị, một người bán thịt ngựa đã có kinh nghiệm nhưng nếu không chú ý kỹ cũng có thể nhầm thịt ngựa với thịt bò.
    Để phân biệt thế nào là bò, là ngựa, anh Tự, một chủ chuyên mổ bò đã kể trên cho chúng tôi nghe: ?oĐúng là khó phân biệt, nhất là với người tiêu dùng. Nhưng bò và ngựa có giá của nó. Mua thịt bò xịn mà đòi 60-70.000đ/kg thì ăn ngựa là chắc rồi. Lỗi cũng do người mua muốn rẻ, lại gặp mấy bà bán hàng gian dối?. Với hơn 20 năm làm nghề, chỉ thoáng qua, anh Tự biết ngay đâu là thịt bò, đâu là thịt ngựa: ?oMùi, màu và thớ quả của nó khác lắm. Thịt bò thì tươi hồng, thớ không to, chần xong nở ra thơm ngọt và trắng. Thịt trâu thâm hơn, thịt ngựa cũng vậy. Ngựa mổ ra để lâu là thịt tự chảy nước, lúc chế biến không nở mà thâm đen. Người bán phở bò có kinh nghiệm chẳng bao giờ nhầm được, lấy thịt ngựa sẽ hao, thịt đen, ăn gây hơn, mất khách ngay?.
    Còn chuyện cho ?ophoócmôn? hay hóa chất vào thịt ngựa để thành thịt bò - theo anh Tự - là không thể có được. Vì có làm thế nào thì thịt ngựa vẫn là thịt ngựa, còn người không biết, mua lẻ thì không phân biệt được vì không ăn thường xuyên mà thôi. Anh Tự nói thêm, ở Bình Đà, hiện bình quân mỗi đêm có khoảng 1-1,5 tấn thịt gia súc, trong đó thịt ngựa chiếm khoảng 1/4, và lượng thịt ngựa ra đến Hà Nội sẽ không nhiều. Lý do, ngựa thường được đưa về các vùng quê nông thôn bán với giá rẻ chỉ 50-60.000đ/kg, và thế cũng đã rất lãi rồi.
    Ông Toàn khẳng định: ?oThật ra, thịt ngựa cũng rất ngon, nhất là món tràng ngựa không phải ai cũng được ăn, giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, chẳng kém gì bò?. Anh Tự cho biết, bộ xương ngựa rất có giá, đắt gấp 4 lần xương bò. Trong dân gian còn lưu truyền các món ăn từ thịt và tiết ngựa bạch, đó là thứ vua chúa ngày xưa hay dùng.
    Vấn đề quan trọng hiện nay ở Bình Đà là ô nhiễm môi trường. Toàn xã Bình Minh hiện có khoảng 300 - 400 con trâu, bò, ngựa nhưng chỉ có khoảng 1/3 trong số đó là được sử dụng vào cày kéo, số còn lại là "đối tượng" của các lò giết mổ Bình Đà. Ngoài số lò mổ ngựa, bò, ở đây còn có khoảng 30 hộ chuyên mổ lợn, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Các ao ở trong thôn đều ứ đọng phân rác thải, rất mất vệ sinh và chưa có một gia đình nào có hệ thống xử lý sau khi mổ.
    Trao đổi với chúng tôi, ông Toàn cho biết: Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường do việc giết mổ gia súc ở Bình Đà đang được cải thiện. Xã đã có tổ thu gom rác đổ cách xa khu dân cư hơn 1km, tuy nhiên vẫn chỉ là xử lý thủ công. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết toàn xã có khoảng hơn 40 hộ làm nghề mối lái giết mổ trâu, bò, ngựa, lợn kéo theo hàng trăm người vào các dịch vụ mua bán xương gia súc, buôn bán thịt. Số trâu, bò, ngựa do các hộ mua về vẫn chưa được kiểm dịch triệt để.
    Xã Bình Minh đã thành lập một tổ kiểm dịch, tiến hành khảo sát, quản lý tình hình giết mổ ở 3 xóm của Bình Đà nhưng không mang lại hiệu quả. Theo nguyên tắc, các lò mổ khi xây dựng phải được tập kết ra rìa làng, phải có hệ thống bể phốt và xử lý nước sau khi giết mổ để đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng, các chủ lò mổ ở đây lại không quan tâm đến vấn đề này. Một điều đặt ra là: Những lò mổ có đăng ký kinh doanh có cả ngựa, bò bị lở mồm, long móng, bị tụ huyết trùng và các bệnh khác nhưng vẫn mang đi tiêu thụ (vì cán bộ thú y chỉ đến lăn dấu khi gia súc đã được làm sạch). Vậy là, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đành phó thác cho lương tâm của những chủ lò mà thôi!
    Khi về Bình Đà, điều mà người dân làm nghề giết mổ gia súc rất phản ứng, đó là chuyện cho hóa chất vào thịt ngựa - chuyện đó có thể là chuyện bịa, nhưng đó là dư luận rất được quan tâm. Chính người dân cho biết, có một tay ?olái ngựa? ở đây đã tung tin là ?oKhông hiểu thịt ngựa ướp gì mà phở ngon thế?. Tên này, thật ra đã có lần ăn cắp ngựa của một chủ lò mổ trong làng để giết thịt đem bán nhưng bị phát giác. Đó chính là Th. ?otrắng?. Chuyện Th. ?otrắng? ăn cắp ngựa là có thật, còn chuyện có ướp hóa chất để thịt ngựa tươi lâu hay không, nhất là nếu chuyện ?ophù phép" để thịt ngựa thành thịt bò thì cũng cần phải được kiểm chứng. Hơn nữa, điều này rất cần sự can thiệp của các nhà khoa học cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tây.
    (Theo CAND)


    --------------------------------------------------------------------------------
    [In trang] [Trở về]

  3. nguoixaque05

    nguoixaque05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Bài báo của CAND thì đúng là có thật rùi. Đọc xong tớ cũng thấy cái nguy cơ tới sức khoẻ của làng Bình Đà, để khắc phục cái vấn đề giết mổ tự túc này khó đấy vì ngay cả chỉnh bản thân của những lò mổ cũng không xác định được cái độc hại của nó huống chi còn phải nói đến sức mạnh của đồng tiền đã lôi kéo họ.
    Nói đến cái bệnh "lở mồm long móng" lại thấy rùng cả mình, vì ở Tỉnh tớ cũng đang xuất hiện bệnh "Cúm gà" đã lây lan qua loài Chim từ Trung Quốc bay sang nơi này cư trú roài. Cả tháng nay có dám ăn miếng thịt Gà nào đâu. Bữa trưa "rau bắp cải luộc" bữa chiều "cải rau bắp nấu"........... Hic!
  4. BlackCoffee239

    BlackCoffee239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Tui mới đọc lướt qua box này nhưng hình như chưa thấy tên một món ăn cực kỳ ngon và dân dã của người Vân Đình - Hà Tây:
    ===================================================
    Để làm món "xôi cá rô", người ta chọn những con "cá rô trứng" béo vàng còn tươi rói, thả vào một cái chậu sành đựng nước vo vạo. Mỗi ngày thay nước vo gạo hai lần. Vài hôm sau, cá nhả hết bùn đất, ruột cá cũng đã sạch, chúng được vớt ra đánh vảy, cắt vi, mổ sạch, rồi cho vào nồi luộc chín tới. Cá chín được vớt ra để nguội, bóc thịt, rút hết xương sao cho thịt không vỡ, thành những miếng thịt cùng với phần trứng cá vàng ươm như tơ tằm. Thịt cá rô được xào với nấm hương (đã ngâm kỹ, rửa sạch và thái nhỏ). Món cá rô xào nấm được xếp thành từng lớp trong chõ đồ xôi cùng với những lớp nếp cái hoa vàng đã được ngâm kỹ, đãi sạch. Phần xương cá, ruột cá, đầu cá còn lại được giã nhỏ, lọc lấy nước cốt để dành nấu cháo, còn phần bã được cho vào nồi nước đáy để đồ xôi. Đồ xôi cá rô phải đun hai lửa mới thật sự ngon, đúng với lối ăn của người sành điệu. Khi xôi chín, mùi thơm lan đi khắp xóm, một mùi thơm thật khó tả, mà không có loại xôi nào có được. Nếu xôi cá rô đã được đơm lên đĩa, lên mâm để nguội, thì trước khi ăn cần hấp lại trong nồi chõ, nhưng phần nước đáy trước đã được lọc ra và thay bằng nước mới. Nghĩa là xôi cá rô phải ăn nóng mới thật sự ngon.
    Làm món "cháo cá rô" thì không có gì phức tạp cả. Bạn hãy lấy nước cốt của xương, đầu và ruột pha với nước đáy đồ xôi, cho vào nồi. Dùng gạo mới ngâm một lúc rồi cho vào cối giã giập, đổ từ từ vào nồi nước cá đang sôi, đợi cho gạo bở rồi cời than cho cháo nhừ dần. Trước khi ăn, đun thêm một lần lửa nữa cho sôi. Múc cháo ra bát, bạn có thể rắc thêm hành, ngò, thì là cắt nhỏ, và một ít bột tiêu sọ thì cháo sẽ thơm ngon bội phần.
    Dù ngày đông rét mướt hay ngày xuân ấm áp, các món ăn được chế tác từ cá rô đền làm cho người ta thích thú. Mà cá ở Việt Nam ta thì nhiều riêng cá rô thì chẳng bao giờ hiếm. Miễn là bạn biết lấy việc chế biến món ăn làm niềm vui thú, thì bạn sẽ hiến cho đời những món ăn vừa rẻ vừa ngon.
    -Sưu tầm-
    ==================================================
    Tui cũng chưa được ăn món này.
    Được blackcoffee239 sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 06/01/2006
  5. BlackCoffee239

    BlackCoffee239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Muốn ăn rau sắng chùa Hương
    Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
    Mình đi ta ở lại nhà
    Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm...
    Đọc 4 câu thơ trên của Tản Đà chắc mọi người đều biết món ăn mà tôi muốn đề cập phải không????
    ======================================================
    Rau sắng chùa Hương
    Cây rau sắng (hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng), thuộc loại thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng. Loại rau này ở chùa Hương có mùi vị thơm ngon hơn hẳn mà không phải nơi đâu cũng có được.
    Không giống như các loại rau khác chỉ cần trồng ngày một ngày hai là được hái lá, rau sắng từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu tiên phải sau ít nhất là 3-5 năm, và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Vì là loại rau quý hiếm, lại nổi tiếng thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, không những bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh, rau sắng được người dân bán với giá 50.000-300.000 đồng/kg.
    Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng 2-3 âm lịch hằng năm. Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đã đủ để có thể nấu bát canh thơm ngon cho 4 người ăn.
    Theo kinh nghiệm của người dân, phải ăn canh rau sắng nấu suông, nêm một chút muối, chậm rãi nhai kỹ từng chiếc lá nhỏ, thưởng thức thật sâu, thật kỹ vị ngọt, vị bùi khó tả của nó thì mới cảm nhận được hương vị đặc biệt của cây rau sắng. Những cây rau sắng đực cho những chùm rồng rồng. Loại này có thể nấu canh và ngon hơn nữa là xào với thịt bò.
    Quả sắng hình bầu dục, to như quả nhót, khi chín có mầu vàng sẫm, ăn có vị ngọt đượm như mật ong. Hạt của quả sắng sau khi bóc vỏ đem ninh với xương rất thơm ngon, có vị ngọt, bùi. Điều đặc biệt nữa là rau có sẵn vị ngọt không cần tra mì chính trước khi ăn. Bạn hãy nhớ là nấu cả cọng.
    -Sưu tầm-
    ====================================================
    Tôi ở Hà Đông gần nhà một chị quê ở chùa Hương, lần đầu tiên được chị cho nếm thử canh rau sắng cho biết mùi vị, chao ôi, nếm xong rồi toàn chờ chị quay mặt đi để...... ăn vụng
  6. BlackCoffee239

    BlackCoffee239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Đang định post bài về Sơn Tây tứ quý (Dơi Sài Sơn, Cá chép Cấn Xá, Cua Khánh Hiệp, Rau muống Linh Chiều), nhưng đọc bài viết sau của nhà báo Nguyễn Xuân Diện thấy quá hay mời mọi người cùng đọc: .
    ===============================================================
    Trong số bạn bè của tôi, có một tay rất sành sỏi trong sự ẩm thực, có nhiều dịp được thưởng thức của ngon vật lạ khắp nơi. Riêng đất Hà Tây, anh khoe đã đến bánh dầy Quán Gánh, rượu làng Chuôn, bánh tẻ Cầu Liêu, chè lam làng Thạch, thịt chó - cháo vịt Vân Đình... Tôi phải công nhận đấy là những đồ ăn thức uống ngon.
    Nhưng ngon chưa hẳn đã là quý. Chưa có món nào trong ?oranh mục? của anh là quý hiếm đã từng được đem tiến vua cả. Ấy vậy Sơn Tây quê tôi có 4 món tiến vua: Dân gian vẫn thường gọi là ?oTứ quý?. Đó là:
    Sài Sơn chi biển bức
    Cấn Xá chi lý ngư
    Khánh Hiệp chi kỳ bành
    Linh Chiểu chi úng thái
    (Dơi Sài Sơn, Cá chép Cấn Xá, Cua Khánh Hiệp, Rau muống Linh Chiều).
    Dơi, cua, cá, rau muống chỉ là những món tầm thường chốn dân gian, cớ sao gọi là quý được? Từ nhỏ tôi đã nghe các cụ kể về bốn thức đó, lớn lên lại đem phô cùng bạn bè. Thực tình tôi cũng chẳng biết nó thế nào. Tôi bèn rủ anh bạn ?otốt bụng? của tôi làm một chuyến du khảo tìm về những nơi sản ra bốn thứ quý đó. Chúng tôi gọi đó là chuyến đi tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Chứ sao, Ai bảo chuyện ăn uống của người xưa không phải là câu chuyện văn hóa?
    Đây rồi Sài Sơn non xanh nước biếc. Ngồi lân la ở quán nước cô Tuyết dưới chân núi Thầy, bọn tôi túm ngay được một ?oông văn hóa xã?. Việc đầu tiên là phải ?ođiều trị? nhau vài chén rượu để cho chủ khách nóng mặt lên cái đã. Sau ba chén rượu, mặt đỏ như tô phẩm, tiếng thời đã méo như tiếng loa thùng đầu phố huyện, ?oông văn hóa xã? cứ day đi day lại một câu rằng: Các vị chớ có mà coi thường con dơi ở đất này!
    Loanh quanh thế nào, bọn tôi cũng đã có được một cặp dơi Sài Sơn ?ochính hiệu? trong tay. Một cái mặt ngựa gân guốc với đôi mắt chòng chọc nhìn bọn tôi rồi nghiêng ngó cái đầu như bảo rằng: Khách ở nơi nào lại? Trời? Béo núc! Cầm lún cả những ngón tay. Lông nó ngắn, màu tro bếp và mịn như lông chim vành khuyên. Thôi đúng là loại dơi được chép trong sách ?oĐại Nam nhất thống chí? rồi! Bạn tôi khư khư giữ lấy nó, cứ như là nó sắp vụt bay vào đám khói lam chiều mà về với thiên nhiên xứ này vậy. ?oÔng văn hóa xã? bảo dơi ở đây cũng có vài loại. Dơi mặt chuột là loại thường. Dơi đặc biệt chia làm hai hoại: Trung cách, ức màu vàng nhạt, Thượng cách, là bạch dơi (dơi trắng). Những con dơi mà chúng tồi có trong tay là Trung cách.
    Người ta đồn rằng lợn ốm chỉ một bữa cám có da, ruột dơi là khỏi hết. Người ta còn đồn rằng thịt dơi ngon đã đành, lại còn chữa được cả bách bệnh.
    Đôi dơi của chúng tôi được ?ohóa kiếp?, đặt xuống đất một lúc (đáng lẽ phải ?ohạ thổ? thế những một đêm mới phải), cho nó tự sinh ra mỡ, rồi đem lột da. Một bà cụ đi qua xin ngay cái bộ da quý hóa ấy về cho con lợn ốm đã mấy ngày. Đôi dơi được rán lên, không cho gia vị, vậy mà thịt nó chẳng có mùi hôi cứ thơm nức mũi. Hoa thơm quả ngọt xứ này thấm vào da thịt chúng, chạy trong máu chúng để có mùi thơm dễ chịu này chăng? (Đây là loại dơi ?osang?, chỉ ăn hoa quả chín chứ không thèm ăn muỗi như bọn dơi tầm thường khác).
    Thịt dơi rán giòn được bày lên một cái đĩa sứ trắng muốt đã được phủ một làn rau xanh mát. Khi miếng thịt được đặt lên đầu lưỡi, thì lạ chưa cứ nức lên mùi hoa quả chín? Chả thế mà ông bạn tôi, một người rất nhiệt tình trong ?ocuộc sát sinh? này, đã bảo rằng không cần phải ?ogia? một tí ?ovị? nào sất. Đám tục khách trong quán nhìn bọn tôi với con mắt đầy ghen tỵ...
    Bắt loại dơi này cũng chẳng dễ dàng gì. Và không phải lúc nào cũng bắt được, mà phải là trong những tháng đông - xuân rét đậm. Người đi săn dơi phải lên núi từ chập tối, lúc đàn dơi đi ăn, ngồi đợi trong hang đá, chịu khí đá buốt thấu xương cho sạch hơi người, đến canh ba canh tư căng lưới lên đón dơi đông hàng vạn con như những luồng khói xám ùa vào hang động.
    Con dơi có tên chữ là PHÚC, đồng âm với PHÚC là hạnh phúc, là may mắn, là tốt lành. Mới hay con dơi Sài Sơn mang đúng ý nghĩa của từ này. Bạn tôi bản: Ai có phúc lắm mới được ăn thịt dơi Sài Sơn đấy? ?oÔng văn hóa xã? bảo năm trước cụ Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác Hồ về thăm Sài Sơn, trong bữa tiệc đãi khách do Huyện ủy tổ chức, cũng mỗi người được một con dơi Sài Sơn ?ochính hiệu?. Ăn dơi Sài Sơn bên chùa Thiên Phúc (chùa Thầy) thì thật là thiên phúc: Phúc lộc giời cho. Sài Sơn thật đại phúc vì hàng năm được dâng lên vua một món, tưởng là tầm thường hóa ra lại là một món ?oThời Trân? thượng hạng.
    Từ biệt Sài Sơn sau khi đã vào thắp hương Đức Thánh Từ Đạo Hạnh, đọc vài đôi câu đối trong chùa Thiên Phúc và ngước trông núi chùa Thầy hùng vĩ, thầm cảm tạ trời đất đưa lại duyên lành, chúng tôi vội về Cấn Hữu (cũng thuộc huyện Quốc oai) để ?okhảo? về cá chép ngay.
    Anh bạn tôi vốn là tay lẩu cá có hạng, bảo tôi đút khoát phải vào ngày chợ Bung, là cái chợ to nhất Phủ Quốc đã vào chợ, xông ngay vào mấy chị hàng cá để khảo giá và xem cá mú ở đây thế nào mà dám liệt vào ?oSơn Tây tứ quý? như thế. Chúng tôi thấy cũng chẳng có gì lạ cả.
    Hỏi thăm đường vào làng Cấn Xá Thượng, bọn tôi tìm đến nhà cụ Lê Hữu San, 75 tuổi, nhà nho cuối cùng của làng Cấn để hỏi cho ra nhẽ. Chúng tôi được cụ trò chuyện rất niềm nở. Cụ bảo: Xã này bây giờ là Cấn Hữu, nhưng ai đọc: ?oCấn Hữu chi lý ngưu? là sai đấy các bác ạ phải đọc là ?oCấn Xá chi lý ngư? mới đúng. Vì Cấn Xá Thượng và Cấn Xá Hạ mới sáp nhập với Hữu Quang thành ra Cấn Hữu thôi? Cụ còn cho biết làng Cấn, gần cả làng mang họ Cấn. À, thi ra Cấn Xá là cái làng được định danh bởi họ Cấn. Cấn Xá, nơi cư trú của họ Cấn, cũng giống như Nguyễn Xá, Đào Xá vậy.
    Cụ san dẫn chúng tôi ra đầm Bung, một cái đầm rộng và sâu, trước đây gồm cả ?otứ xã?. Cấn Xá là cái rốn của đầm Bung. Dân ở đây có câu ?oNhà con một chớ đi đò đầm Bung? là vì thế. Người có công khai phá đầm Bung là một bà họ Cấn, mà trong văn khấn gợi là ?oCấn tôn tỷ khảo?, nay còn được thờ ở Đền Nhà Nhà Bà. Đầm Bung rộng và sâu nên có nhiều cá chép lưu niên, có con nặng đến vài ký. Cụ San bảo đầm Bung có một loài cá chép đặc biệt, da vàng hộm, đuôi đỏ hồng, béo múp đầu, trông chẳng khác gì con cá trong tranh ?oLý ngư vọng nguyệt?. Loài cá này thịt béo mà không ngấy, mềm mà không nát, thơm chứ không tanh. Mỗi năm dân làng Cấn có một ngày đi đánh cá đầm Bung. Ai được cá chép loại này đều nộp lại cho làng để hội đồng lý dịch tuyển chọn lấy những con to nhất, đẹp nhất đưa về kinh dâng vua. Nay loài cá này đã ít đi, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn gặp ở chợ Bung.
    Cụ bà Dương Thị Nhiên bảo, mới năm ngoái thời cụ đi chợ Bung còn gặp được con cá chép như thế. Con cá có chiều ngang bằng quyển vở học trò, da vàng hộm, miệng còn ngoáp ngoáp. Cái đầu nó nhỏ thôi, béo múp lại, trơn nhẫy; hai cái râu ngắn ngắn bên miệng trông thật xinh. Vây cá đều đặn xếp chồng lên nhau tang lớp. Đuôi cá xòe ra, vẫy vẫy Mắt cá trố lên nhìn mọi người. Ấy thế mà dân chợ chỉ xúm lại xem chứ không ai dám mua về ăn. Họ bảo ?oChim trời cá nước?, nhỡ ?ophạm? thì khốn, biết đâu họa phúc thế nào.
    Đấy là cái ?okỳ? của con cá chép Cấn Xá. Chuyện con cua Khánh Hiệp còn ?okỳ? hơn chăng?
    Thôn Khánh Hiệp (thuộc xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Tây) có một cái chợ. Chợ nằm trên một cái gò, gọi là gò Ma Khống. Xưa gò này nẩy ra một loài cua to bằng cái bát ăn cơm, da vàng xôm. Mỗi năm cua chi ra có một lần, mà oái oăm thay, nó ra vào một ngày bất kỳ trong năm. Ai thấy cua ra phải hô hoán để mọi người cùng bắt. Ai bắt được, nộp ngay cho lý trưởng để giống dâng vua. Ngày cua bò ra, chợ Hiệp như một ngày hội huyên náo.
    Vào một năm nọ, đã lâu lắm rồi, cua bò ra, vết chân cua in xuống nền đất sỏi như những mũi dùi sắt chọc vào đất. Người ta đã bắt được vài con. Vô phúc thế nào, ai đó đã Làm gãy chân của một con cua. Lý trưởng sợ xanh mắt. Hội đồng lý dịch gồm đủ mọi quan viên lớn bé ra công khảo xét, cố công tìm cho ra kẻ làm gãy chân con cua quý để phạt tội. Thủ phạm không tìm được, đành chịu. Dân làng bí mật làm thịt con cua gãy chân đó. Người ta làm một bữa canh cua trong cái nồi đồng tám. Bữa đó dân làng được nếm một bữa canh cua mà trong đời mỗi người không có cơ may được nếm thêm một lần não nữa. Cũng may, lần đó không có ai tố giác chuyện đó với quan trên.
    À ra thế. Thế mới gọi là quý chứ! Quý vì ngon và lạ. Ở đồng Thùi (xã Đồng Quang, Quốc Oai) có một loài cua ngon nổi tiếng, nổi tiếng đến nỗi:
    Lòng em cũng muốn lấy vua
    Nhưng em còn tiếc con cua đồng Thùi
    (Ca dao Quốc Oai)
    Nhưng lạ và hiếm thì đâu dám sánh với cua Khánh Hiệp.
    Khác với dơi Sài Sơn, cá chép Cấn Xá, cua KhánhHiệp là những loài được tạo nên bởi trời đất; rau muống Linh Chiều là một sản phẩm của con người. Linh Chiều thuộc ?ovành đai rau xanh? của Sơn Tây. Rau muống Linh Chiểu (huyện Phúc Thọ), Sen Chiều hay Tiền Huân thì cũng chẳng khác gì nhau cả; cũng thân mềm, xanh mướt, rễ trắng và hơn đứt thứ rau muống Trung Quốc dễ mềm nát, bở và nhão. Vậy đâu là cái thứ ?oRau muống tiến vua? đây? Các cụ già làng Linh cho biết rau tiến vua là thứ rau muống của làng Linh Chiểu, nhưng được mọc mầm trong một con ốc. Người ta bắt ốc về, làm cho chết đi rồi cấy mầm rau vào đấy Cái mầm rau xanh màu cốm ấy sẽ lớn lên nhờ chất béo của con ốc. Khi rau đã tầy một gang tay, người ta đem cả cái con ốc - rau ấy lên kinh dâng vua. Chúng tôi cùng ?oà? lên một tràng. Một kiểu gieo trồng độc đáo, kỳ lạ; đến nỗi dân cả vùng ấy cũng chẳng làng nào nghĩ ra được. Nó quý vì nó không sống bằng đất mà nhờ vào xác một con ốc đã từng ăn rêu xanh, bùn đất xứ này. ?oThiên nhiên? đến thế là cùng?
    Từ Linh Chiều ra về, trong bảng làng hoàng hôn xứ Đoài bạn tôi phấn chấn bảo với tôi rằng: ?oSơn Tây tứ quý? quả là ?odanh bất hư truyền?; thỉnh thoảng ông lại cho tôi về chơi nhé? Chứ sao!!!
    ==============================================================
    Còn nhớ có lần tôi vô hang Địa Ngục trong ngọn núi Thày, đi mãi, đi mãi.. không hết đường, vô tình lọt vào một cái ngách nào đó dơi đậu chật hang, tiếc rằng không biết bắt, nếu không thì có vài chú chít với mình
  7. BlackCoffee239

    BlackCoffee239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Nem Phùng - Món tủ của dân nhậu
    ===============================================================
    "Giò Chèm, nem Phùng" là thành ngữ chỉ hai món ăn chế biến từ thịt lợn, ngon có tiếng ở miền bắc.
    Nem thì rất nhiều nơi có, nhưng nổi tiếng nhất là nem Phùng. Nó đặc biệt, bởi ngay từ khi chọn nguyên liệu đã rất cầu kỳ, phải kén thứ thịt nạc của giống lợn lông ấp thịt mới ráo, mềm mà ngọt, bì mới không dai mà giòn. Xong món ăn này ngon là do khéo chế biến.
    Trước hết, phiến thịt nạc phải pha ra từng thỏi, đem chần trong nước sôi, vớt ra để ráo rồi mới thái thành chỉ. Những sợi thịt khi ấy mới chỉ là chín tái. Để cho chín ngấu, phải có một thứ men xúc tác, đó là "thính", gồm tỷ lệ 7 phần gạo tẻ, 1 phần gạo nếp, 2 phần đậu tương. Điều quan trọng là cả 3 thứ này phải rang thật khéo, vàng đều, giã nhỏ, trộn vào thịt đã thái để ủ.
    Có một "bí quyết" nhỏ: bì lợn phải luộc hai lần, lọc hết mỡ, khi mảnh bì mỏng và trong chỉ còn như mảnh bìa cứng đựng hồ sơ bằng nhựa, thì mới thái nhỏ như sợi miến Tàu và trộn đều với thịt đã ủ thính rang, rồi bọc lá sung non, gói trong lá chuối tươi, buộc bằng sợi giang nhuộm đỏ, tùy theo nhu cầu to nhỏ, gọi là "quả nem".
    Mỗi quả nem thành phẩm như thế, có thể ăn ngay, cũng có thể để dành. Mùa hè giữ được hai ngày, mùa đông giữ được bốn ngày, nếu giữ trong tủ lạnh thì được một tuần. Đây là một món ăn khoái khẩu mà thanh tao. Nói chung thực khách đều mê, bởi nó lạ miệng ở những vị ngọt, bùi, thơm, béo, giòn sậm sựt...
    Sản phẩm này là món cổ truyền của một gia đình ở thị trấn Phùng (Đan Phượng, Hà Tây) mà nay đã đi vào ca dao, trở thành "món nhớ" nhiều người:
    "Nem Phùng ăn với lá sung
    Cho người tứ xứ nhớ nhung một đời!".
    Ngày nay, ở Phùng, người cháu trai đời thứ sáu dòng đích của người sáng tạo ra món nem này và ở Hà Nội cô cháu gái ngoại cũng đời thứ sáu, ngụ tại phố Hàng Bún, hằng ngày vẫn đang cung cấp món đặc sản này phục vụ thực khách bốn phương.
    -Sưu tầm-
    =============================================================
    Bây giờ gần như quán nhậu nào ở Hà nội cũng có nem Phùng, đi nhậu cùng bạn bè tớ vênh mặt khoe là đặc sản quê mình cũng oai ra phết. Đúng là "con đường ngắn nhất đến trái tim là đi qua cái dạ dày".
    Được blackcoffee239 sửa chữa / chuyển vào 08:11 ngày 10/01/2006
  8. BlackCoffee239

    BlackCoffee239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Món ăn dân dã - Canh rau sắn cá trê
    ===============================================================
    Đó là món ăn độc đáo và rất phổ biến ở Thạch Thất, Hà Tây - quê hương của cụ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Tuy được chế biến từ hai thứ nguyên liệu giản dị là rau sắn và cá trê, nhưng sự hòa quyện tuyệt vời giữa các mùi vị rất đặc trưng đã tạo nên nét đặc sắc cho món canh dân dã này.
    Hằng năm cứ vào độ lúa ngoài đồng chín vàng, mùi hương nếp ngào ngạt trong gió, những cơn mưa đầu hạ bắt đầu nặng hạt, sấm chớp rạch ngang dọc trên bầu trời đen sịt, là trẻ con, người lớn í ới gọi nhau đi bắt cá. Những con cá trê vàng ươm đánh đuôi loách choách trong gốc lúa theo nước tràn bờ trở thành mồi ngon cho những tay săn cá vùng quê lúa. Cá bắt về nuôi trong vại sành, sau một ngày thì cho vào nước trộn tro bếp để hết lớp nhớt và khử mùi tanh. Sau khi bỏ ruột, bóc hoa khế trên đầu, đem cá cắt thành lát, ướp vài hạt muối.
    Riêng sau sắn phải dùng thứ bánh tẻ, ngọn to và chỉ bẻ độ nửa gang tay. Đem rau rửa sạch, vò qua cho hết nhựa rồi luộc sơ và ngâm chua chừng hai ngày. Lúc nấu, vớt rau ra rửa lại cho kỹ, vắt khô, bỏ vào nấu cùng cá trê. Khi nồi canh đã sôi, phải để lửa nhỏ om cho cá nhừ ra và chất ngọt của cá ngấm dần vào rau. Dù từng nếm bao thứ sơn hào hải vị thì bạn vẫn bị quyến rũ một vị hương đặc biệt được tạo nên bởi vị ngọt thơm của những khúc cá trê béo ngậy quyện với vị bùi bùi nồng ấm của rau sắn. Hương vị đồng quê của niêu cơm gạo mới và món canh rau sắn cá trê nấu trong nồi đất chợt gợi trong ta những ký ức tuổi thơ xa vời...
    -Sưu tầm-
    ===============================================================
    Bao lần đi Thạch Thất roài mà chưa ăn món này, ra tết đi chùa Tây Phương hy vọng là có món này.
  9. BlackCoffee239

    BlackCoffee239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Món ăn dân dã - Cháo Se làng Hạ
    ========================================================
    Cháo se làng Hạ
    -Lưu Yên Thế-
    Cháo se làng Hạ chỉ có ở Hoài Đức, Hà Tây, gắn liền với nghề làm bún truyền thống. Trong bát cháo, những con se (làm từ gạo tẻ loại ngon) trông trắng ngần như ngó sen và vẫn giữ nguyên chất tinh bột thuần khiết; vị thơm của ngũ cốc, vị béo ngọt của nước luộc gà cùng xương lợn hòa quyện làm nên món cháo se khó quên.
    Có nhiều loại cháo: cháo ngô, cháo đậu, cháo kê, cháo gà, cháo cá... Nhưng dám chắc rằng ít người được ăn cháo se. Bởi lẽ nó chỉ có ở vùng Hoài Đức, Hà Tây với tên gọi cháo se làng Hạ nổi tiếng. Chả thế mà có câu :
    Anh đi góc bể chân trời
    Cháo se làng Hạ suốt đời không quên
    Cho dù bây giờ "sơn hào hải vị", các món ăn Âu - á tràn đầy, nhưng với người dân Hoài Đức cháo se được coi là "đặc sản".
    Trên đường Hà Nội - Sơn Tây, đến thị trấn Trạm Trôi (Hoài Đức) rẽ trái, bạn sẽ đến làng Hạ. Nguồn gốc cháo se không ai rõ, các cụ cao tuổi cũng chỉ biết, khi mới sinh ra đã có cháo se rồi. Có một điều chắc chắn là món ăn này gắn liền với nghề làm bún cổ truyền của làng. Cách làm và công cụ để nấu cháo chỉ có những người làm bún mới có được.
    Gạo để nấu cháo là loại gạo tẻ ngon, trắng được vo sạch, ngâm trong nước từ 8 đến 10 tiếng, rồi xay nhỏ mịn. Ngâm qua một đêm để bột có độ dai, lấy vải gói chặt lại, dùng đá lèn kỹ. Khoảng 5 - 6 giờ ta được một quả bột đã ép ráo nước như bột làm bánh trôi. Quả bột được thả vào luộc trong nồi nước đang sôi chừng 15 phút. Vớt ra để bay hơi, ráo nước, cho vào cối giã và lèn, khi vẫn còn nóng, sao cho quả bột dẻo quẹo và ôm chặt vào mỏ chày mới được.
    Vui nhất là lúc đem quả bột ra se. Dăm ba người ngồi vòng quanh một cái nia sạch và bắt đầu se bột. Những nắm bột được hai lòng bàn tay xoe xoe đều đều, từ từ chảy thành con se to bằng ngón tay trỏ. Các con se được cắt ngắn chừng nửa gang tay và lăn vào bột áo (bằng bột tẻ khô) để không dính vào nhau.
    Nước để nấu cháo là nước luộc gà cùng với nước hầm xương lợn. Khi nồi nước đang sôi trên bếp, các con se được thả dần vào. Vất vả nhất là việc khoắng cháo. Hai, ba người thay nhau khoắng cháo bằng chiếc đũa cả to như chiếc đòn gánh, phải khoắng liên tục hai đến ba tiếng. Khi các con se mòn nhỏ bằng ngón tay út, lượng bột từ các con se mòn ra quện với nước tạo thành một nồi cháo sanh sánh. Bấy giờ các con se đã chín sợi bột trong, cắn đôi không còn lõi bột nữa. Cái khéo của người nấu là làm sao cho lượng muối mắm và gia vị vừa đủ để người ăn khó tính mấy cũng "gật gù" khen ngon. Cháo được múc ra bát, hơi bốc nghi ngút, mùi thơm ngào ngạt. Nhìn bát cháo se, đã thấy hấp dẫn ngay bởi những con se trông ngon lành như những ngó sen. Thưởng thức bát cháo, cảm nhận vị thơm ngon của gạo quê, vị béo ngọt của nước luộc gà và xương lợn, độ dẻo quánh của con se, tất cả được hòa quyện sánh đặc, thật thú vị. Trong bát cháo béo ngậy ấy, con se vẫn giữ nguyên được chất tinh bột thuần khiết. Vì vậy người ăn không có cảm giác ngấy.
    Ở Hoài Đức, cháo se được nấu trong những dịp lễ mừng thọ. Các cụ cao tuổi, răng yếu, được ăn một bát cháo thơm ngon thật vừa lòng. Nói vậy không phải chỉ người già mới thích cháo se mà mọi lứa tuổi đều ưa thích. Người bản quán còn ao ước được ăn, cho nên khách xa đến được thưởng thức một lần chắc nhớ mãi.
    -Sưu tầm-
    =====================================================
    Hix, có thằng anh iem kết nghĩa ở Tân lập - Hoài Đức thía mà chẳng thấy cu cậu nói gì về món ăn này. Tết này phải đến nhà mắng mỏ cho đến khi được dẫn đi ăn mới thôi. Bao giờ mới đến Tết để được nghỉ nhẻy.
  10. BlackCoffee239

    BlackCoffee239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    Món ăn cổ truyền - Xôi lúa đồ
    ======================================================
    Hằng năm vào vụ tháng 10, nhân dân một số làng thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây lại làm xôi lúa đồ để cúng tổ tiên.
    Xôi lúa đồ mùi vị hơi khác xôi nếp và cốm. Đến độ cuối thu, khi những ruộng lúa nếp hạt đã mây mẩy (hạt lúa lúc này đã qua thì ngậm sữa của hạt cốm, cũng chưa đến độ già của hạt lúa nếp) bà con gặt về đem luộc lên, phơi khô, sau tuốt lấy hạt. Rồi xay, giã, sàng, sảy, nhưng chỉ giã sơ sơ để vẫn còn lớp phấn. Hạt gạo lúc này không xanh và mềm như hạt cốm Vòng, có mầu phơn phớt trong như ngọc và thoang thoảng mùi hương. Hạt gạo đồ có thể để được lâu mà vẫn giữ được hương vị thơm như cốm.
    Vào lễ ăn mừng mùa lúa mới, nhà nào nhà nấy mổ gà sống thiến, gạo đồ được đổ vào chõ sành, dưới có lót vỉ tre, phía trên gạo, dăm ba miếng mỡ gà vàng ươm béo ngậy. Sau đấy, để chõ lên đun cách thủy. Khi xôi chín, đơm ra đĩa. Xôi nóng mỡ màng bốc hơi có mùi thơm sực nức. Hạt xôi dẻo, không nát, có hương vị nửa như cốm, nửa mùi nếp thơm. Xôi lúa đồ có thể thổi với quả gấc, tuy mầu sắc của xôi không đẹp, nhưng không gì ngon và bổ bằng.
    Ăn xôi đồ và uống nước chè xanh là một thú dân dã. Người dân ở đây không uống nước chè mạn. Quốc Oai là vùng có đồi, có núi, đất đỏ đá ong và trồng chè. Lá chè tươi ở vùng này có sắc hơi vàng, lá dày và nhỏ. Khi nấu, đổ nước mưa vào ấm đất, lá chè tươi rửa sạch, nước đun sôi, thả chè vào, đậy vung một lát là uống được. Nước chè xanh không uống bằng chén mà bằng bát. Nước chè đặc sánh vàng óng, uống vào có vị chan chát ngòn ngọt, say say.
    Lễ ăn mừng mùa lúa mới ở đây không có quy định chung mà tùy mỗi nhà sau mùa vụ. Và cứ thế đời này qua đời khác, cùng với lũy tre, mái đình, cây đa, bến nước, để mỗi mùa lúa mới lại ăn xôi lúa đồ uống với nước chè xanh...
    -Sưu tầm-
    ======================================================
    Quê mình chỉ có lễ ăn mừng mùa lúa mới khi vừa gặt xong chứ không có xôi lúa đồ, bất công quá trời.
    Được blackcoffee239 sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 17/01/2006

Chia sẻ trang này