1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực box Hà Tây nào(các loại đặc sản ,địa chỉ các món ăn ngon,các quán giải khát hay hay...)

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 18/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BANH_MI_CHAY

    BANH_MI_CHAY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    Chị hai ơi...Đi cùng Bánh Mì không này...Đi cùng Bánh Mì là ăn no xì khói luôn...tới không???
    Bánh mì yêu bạn.
  2. BANH_MI_CHAY

    BANH_MI_CHAY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    À cái này dễ à nha....bà cứ ở đấy mà ca đi...Rồi mấy con ốc thương tình mà bò vào trong ấy với bà đấy...Rồi đừng mất công ra làm dâu ở HÀ ĐÔNG...bởi vì không ai lấy bà đâu...Thật đấy...Con trai HÀ ĐÔNG chỉ lấy ai biết ăn ốc HÀ ĐÔNG thôi...
    Bánh mì yêu bạn.
  3. BANH_MI_CHAY

    BANH_MI_CHAY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    À cái này dễ à nha....bà cứ ở đấy mà ca đi...Rồi mấy con ốc thương tình mà bò vào trong ấy với bà đấy...Rồi đừng mất công ra làm dâu ở HÀ ĐÔNG...bởi vì không ai lấy bà đâu...Thật đấy...Con trai HÀ ĐÔNG chỉ lấy ai biết ăn ốc HÀ ĐÔNG thôi...
    Bánh mì yêu bạn.
  4. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Bánh Gai Làng Giá
    Bánh gai được làm từ lá gai, bột nếp, đường phên, đậu xanh, có ở nhiều vùng quê phía bắc. Làng Giá, thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nơi có những luống cây gai trồng xanh mướt bãi sông Đáy làm ra thứ bánh gai có vị thơm, ngọt, bùi, béo.Ăn miếng bánh gai làng Giá lại thầm nhớ đến cái duyên dáng mặn mà của người con gái trong câu ca:Bánh gai làng Giá thơm ngonCon gái làng Giá tươi giòn sắc xuânGiã lá, xay bột chuyên cầnKhéo tay gói bánh, người ăn tìm về...Là một vùng quê nằm bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, làng Giá có nghề làm bánh gai nổi tiếng xưa nay. Bánh gai làng Giá được người sành ăn đánh giá chất lượng ngang với bánh gai Hải Dương.Lá gai là hương liệu chính làm nên mùi thơm của bánh. Xưa kia, người làm bánh phải dùng chày gỗ, cối đá để giã lá gai và giã gạo nếp thành bột. Trọng lượng lá gai khô, gạo nếp, đường phên, được dùng theo tỷ lệ cứ 1 kg gạo nếp xay thành bột, trộn với 3 lạng rưỡi lá gai xay thành bột và 7 lạng rưỡi đường phên.Nhân bánh gai làm bằng đậu xanh xay hạt vỡ đôi. Đậu được ngâm và đãi sạch vỏ, đổ vào chõ hấp chín, rồi đổ ra cối giã nhỏ nhuyễn. Trong nhân còn có cơm dừa nạo nhỏ. Nếu làm loại bánh gai hảo hạng, nhân bánh còn có thêm cả mứt sen, mứt bí thái nhỏ, lạc rang và mỡ miếng (lấy ở phần mỡ gáy lợn) đem thái thành miếng nhỏ hạt lựu xào với đường kính.Bột làm vỏ bánh, sau khi đưa qua máy lèn cho kết lại, được đem cán mỏng ra mặt mâm nhôm, rồi cắt thành từng mảng bột vuông đều nhau vừa bằng một chiếc bánh, và đặt nắm nhân vào giữa mảng bột vo lại bao kín lấy nhân. Tiếp theo đem lăn hai mặt của chiếc bánh lên lớp vừng rang đã xát vỏ được rắc trên mặt mâm cho hạt vừng bám dính vào bánh. Lăn vừng xong, bánh được đưa qua khâu gói.Khi gói bánh dùng lá chuối khô cọ, rửa sạch, lau ráo nước để bánh để lâu không bị thiu.Phải luộc bánh bằng củi để dễ điều chỉnh nhiệt độ sôi tăng hoặc giảm của nước luộc. Thời gian luộc khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ thì chín một mẻ bánh. Bánh chín rền là bánh bóc không bị dính lá và khi ăn không dính răng. Bánh chín vớt ra để nguội từ 12 đến 24 tiếng đồng hồ bánh mới ráo sạch nước, ăn mới dẻo, ngon.Những chiếc bánh gai làng Giá làm ngon miệng bởi mùi lá gai chân chất, quê mùa, thân quen của đất bãi, đồng, bởi mầu bánh mịn, mượt, đen nhánh như hạt na, có điểm lấm tấm những hạt vừng. Khi ăn có vị ngọt của bột bánh dẻo, vị ngọt mát của nhân bột đậu xanh đồ chín, giã nhuyễn nấu với đường kính. Ngoài ra còn có vị bùi của dừa nạo nhỏ, cái mềm của mứt bí, cái bở của mứt sen, vị béo ngậy của mỡ miếng, có pha thoang thoảng mùi thơm dầu chuối khiến người mới thưởng thức đã ăn một lại muốn ăn hai.
  5. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Bánh Gai Làng Giá
    Bánh gai được làm từ lá gai, bột nếp, đường phên, đậu xanh, có ở nhiều vùng quê phía bắc. Làng Giá, thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nơi có những luống cây gai trồng xanh mướt bãi sông Đáy làm ra thứ bánh gai có vị thơm, ngọt, bùi, béo.Ăn miếng bánh gai làng Giá lại thầm nhớ đến cái duyên dáng mặn mà của người con gái trong câu ca:Bánh gai làng Giá thơm ngonCon gái làng Giá tươi giòn sắc xuânGiã lá, xay bột chuyên cầnKhéo tay gói bánh, người ăn tìm về...Là một vùng quê nằm bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, làng Giá có nghề làm bánh gai nổi tiếng xưa nay. Bánh gai làng Giá được người sành ăn đánh giá chất lượng ngang với bánh gai Hải Dương.Lá gai là hương liệu chính làm nên mùi thơm của bánh. Xưa kia, người làm bánh phải dùng chày gỗ, cối đá để giã lá gai và giã gạo nếp thành bột. Trọng lượng lá gai khô, gạo nếp, đường phên, được dùng theo tỷ lệ cứ 1 kg gạo nếp xay thành bột, trộn với 3 lạng rưỡi lá gai xay thành bột và 7 lạng rưỡi đường phên.Nhân bánh gai làm bằng đậu xanh xay hạt vỡ đôi. Đậu được ngâm và đãi sạch vỏ, đổ vào chõ hấp chín, rồi đổ ra cối giã nhỏ nhuyễn. Trong nhân còn có cơm dừa nạo nhỏ. Nếu làm loại bánh gai hảo hạng, nhân bánh còn có thêm cả mứt sen, mứt bí thái nhỏ, lạc rang và mỡ miếng (lấy ở phần mỡ gáy lợn) đem thái thành miếng nhỏ hạt lựu xào với đường kính.Bột làm vỏ bánh, sau khi đưa qua máy lèn cho kết lại, được đem cán mỏng ra mặt mâm nhôm, rồi cắt thành từng mảng bột vuông đều nhau vừa bằng một chiếc bánh, và đặt nắm nhân vào giữa mảng bột vo lại bao kín lấy nhân. Tiếp theo đem lăn hai mặt của chiếc bánh lên lớp vừng rang đã xát vỏ được rắc trên mặt mâm cho hạt vừng bám dính vào bánh. Lăn vừng xong, bánh được đưa qua khâu gói.Khi gói bánh dùng lá chuối khô cọ, rửa sạch, lau ráo nước để bánh để lâu không bị thiu.Phải luộc bánh bằng củi để dễ điều chỉnh nhiệt độ sôi tăng hoặc giảm của nước luộc. Thời gian luộc khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ thì chín một mẻ bánh. Bánh chín rền là bánh bóc không bị dính lá và khi ăn không dính răng. Bánh chín vớt ra để nguội từ 12 đến 24 tiếng đồng hồ bánh mới ráo sạch nước, ăn mới dẻo, ngon.Những chiếc bánh gai làng Giá làm ngon miệng bởi mùi lá gai chân chất, quê mùa, thân quen của đất bãi, đồng, bởi mầu bánh mịn, mượt, đen nhánh như hạt na, có điểm lấm tấm những hạt vừng. Khi ăn có vị ngọt của bột bánh dẻo, vị ngọt mát của nhân bột đậu xanh đồ chín, giã nhuyễn nấu với đường kính. Ngoài ra còn có vị bùi của dừa nạo nhỏ, cái mềm của mứt bí, cái bở của mứt sen, vị béo ngậy của mỡ miếng, có pha thoang thoảng mùi thơm dầu chuối khiến người mới thưởng thức đã ăn một lại muốn ăn hai.
  6. miuconbietnoi

    miuconbietnoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    1.557
    Đã được thích:
    0
    mình thì ít ăn linh tinh lắm hihi nhưng cũng kịp biết một số món , ví dụ như sữa chua o cổng trường Trần Đăng Ninh ngon ma lai rất chi la rẻ , rẻ hiếm thấy luôn, 300 đ một cốc, hihi mình là mình khoái đến đó lăm, hihi ăn chai cả miệng mà khi thanh toán thì
    còn ốc mình thỉnh thoảng cũng đi cùng bạn, mình hay ăn ở chợ Vồ,
    thế mọi người thích ăn cháo hến không, trong chợ Hà Đông có một hàng cháo hến hơi bị nổi tiếng đấy, ai đã từng là học sinh trường LQĐ( lũ quỷ đói) hay QT và NH ắt đều biết,( đã đi tham khảo và thấy là đúng thế thât, hihi được ưa chuộng không chỉ o chất lượng mà còn ở giá cả, rất hợp với túi tiền học sinh .sinh viên ( ai có người iu dẫn vào đây thì khỏi lo e mặt với " người ta" )
  7. miuconbietnoi

    miuconbietnoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    1.557
    Đã được thích:
    0
    mình thì ít ăn linh tinh lắm hihi nhưng cũng kịp biết một số món , ví dụ như sữa chua o cổng trường Trần Đăng Ninh ngon ma lai rất chi la rẻ , rẻ hiếm thấy luôn, 300 đ một cốc, hihi mình là mình khoái đến đó lăm, hihi ăn chai cả miệng mà khi thanh toán thì
    còn ốc mình thỉnh thoảng cũng đi cùng bạn, mình hay ăn ở chợ Vồ,
    thế mọi người thích ăn cháo hến không, trong chợ Hà Đông có một hàng cháo hến hơi bị nổi tiếng đấy, ai đã từng là học sinh trường LQĐ( lũ quỷ đói) hay QT và NH ắt đều biết,( đã đi tham khảo và thấy là đúng thế thât, hihi được ưa chuộng không chỉ o chất lượng mà còn ở giá cả, rất hợp với túi tiền học sinh .sinh viên ( ai có người iu dẫn vào đây thì khỏi lo e mặt với " người ta" )
  8. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Tương MíaNếu như miền nam có các loại mắm đặc biệt: Mắm cái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá trèn... thì miền bắc cũng có các loại tương nổi tiếng: Tương Nam Đàn (Nghệ An), tương Bần (Bần Yên Nhân, Hưng Yên), tương Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây). Nhưng vẫn có cái gì đó khang khác so với tương làng tôi: Tương Mía. Nói là Mía nhưng nổi tiếng vẫn là tương cụ Đá làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây). Sự nổi tiếng đó đứng đầu bài Đồng dao "Các đặc sản" mà tuổi thơ chúng tôi vẫn thường nghêu ngao hát khắp làng: Tương cụ Đá, cá cụ Hỹ...Làm tương vốn là công việc thường niên của các cộng đồng cư dân nông nghiệp miền bắc. Làng tôi cũng vậy, nhà nào cũng phải có một chum tương. Có chum tương như một biểu hiện về sự nền nếp, cơ bản nông gia. Cách làm tương na ná giống nhau nhưng các cụ bảo do "tay" nên mỗi nhà mỗi vị, mỗi mùi và cũng từ đây mới quyết định nét độc đáo riêng biệt của từng nhà."Tháng sáu máu rồng", đó là tháng mà các bà, các chị trổ tài nội trợ của mình trong món thực phẩm đặc biệt đó. Riêng nhà cụ Đá chuẩn bị tỷ mỉ lắm! Bắt đầu là gạo, thứ tốt là nếp cái hoa vàng thì sau này tương mới đậm ngọt, sánh quyện và mùi thơm mới biểu hiện, gạo cho vào xay giã, dần sàng cho bóng lên, hạt hạt như con ong, không còn hạt đỡn, gẫy... ngâm kỹ, đãi sạch và đồ thành xôi. Xôi đem vào ủ mốc, ủ khéo mới có mầu hoa cải, đó là mầu đẹp nhất của mốc. Người làm có nhiều kinh nghiệm mới đạt được mầu như ý. Thường thường các chị, các cô vẫn phải nhờ đến các cụ già trong làng sáng sáng, chiều chiều thăm nom chu đáo, cẩn thận lắm mới vừa.Riêng đối với nhà cụ Đá còn phải qua một giai đoạn nữa mới đạt đến độ tuyệt hảo! Đó là bí quyết, đó là kinh nghiệm gia truyền không ai làm nổi. Khách đến đúng vào giai đoạn làm "mốc mật" sẽ thấy một loạt mấy chục cái bát sứ cổ kiểu "móng ngựa", hai chiếc úp một, trong bát đựng mốc đã ủ có mầu hoa cải. Tất cả đều được xếp cẩn thận dưới gầm "nhang án" (bàn thờ), thỉnh thoảng thấy cụ lật lên lật xuống, khi nào mốc trong bát nhẹ như núm bông mới thôi. Với người khác làm như thế thì chỉ còn cách đổ bỏ, khách hỏi sẽ được nghe một câu trả lời rất trừu tượng: "Làm như thế để âm dương hòa nhập". Có lẽ vì cái triết lý âm dương tương đồng này mà sản phẩm của cụ đạt đến độ "nghệ thuật ẩm thực", trở thành nét độc đáo nổi tiếng của làng tôi, đóng góp vào kho tàng văn hóa ẩm thực một vị riêng.Sau mốc là nước đỗ (đậu tương), đỗ là thứ đỗ tương cổ truyền gieo trên các triền đồi trung du, hạt nhỏ như hạt tiêu, thứ này mới bùi, mới béo... Đỗ cũng đãi sạch sẽ rồi đem rang, rang quá lửa mất béo, rang non lửa mất thơm, phải rang cho vừa. Muốn vậy phải nhỏ lửa, than tốt, rang xong vỏ đỗ hầu như vẫn giữ được nguyên mầu nhưng khi cắn đôi lòng đỗ mầu vàng đậm là được. Đỗ được xay vỡ đôi sảy bỏ vỏ cho vào nồi nấu kỹ, rồi mới xuống vại với nước lã ngâm để làm "chè".Đồ làm tương phải là đồ đất nung chín đến độ sành. Cụ Đá kén những thứ này lắm. Chín già nhưng khi gõ vào tiếng kêu phải chuông thanh, ngân nga như tiếng chuông đồng. Nước ngâm phải là nước giếng Giang (một cái giếng đá ong, gần nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh) nước trong văn vắt, giữa mùa hè dội lên người mà vẫn giật mình thon thót vì lạnh.Dấm mốc phải dấm vào chum, chum nhỏ miệng để giữa sân dưới nắng hè tháng sáu, nắng âm ỉ nung nấu, có như thế mốc mới nhừ, mới nhuyễn. Nước đỗ xuống phải ngâm trong vại, nhất là vại Thổ Hà, miệng vại rộng thông thoáng. Mốc khó lúc ủ, nước đỗ khó lúc ngâm, ngâm tới là được. Chưa được, sớm nửa ngày nhạt phèo. Già nửa ngày ngọt gắt nhưng nặng mùi khó ăn. Khi được, nước đỗ tỏa mùi ngào ngạt, trong veo.Mốc là giai đoạn "thiu", nước đỗ là giai đoạn "thối". Hai thứ đó hòa nhập vào nhau trong một thời khắc thích hợp tạo thành tương.Chum tương làng tôi từ xa xưa đã trở thành cái tủ lạnh trong góc sân tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Nó là nơi cất giữ xâu thịt còn lại sau ngày giỗ chạp, quả cà giã vụ "Cơm cấy cơm cày" tháng sáu, tất cả đều được ngâm trong tương.Tháng Tám heo may, quả cà trong chum tương đã chín, cà muối xổi phải xé bằng tay mới ngon, cà ngâm tương phải cắt bằng dao mới đẹp. Nhìn những miếng cà trong đĩa sứ đỏ au như hổ phách, ai đã một lần thưởng thức mới thấu hiểu hết ý nghĩa câu ca:Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...Ngày nay tương được bày bán khắp nơi, tương là món ăn rẻ ngon mà lại lành nhưng có được thứ tương đặc biệt phải cầu kỳ cẩn thận lắm. Tương là món ăn hợp với khẩu vị mọi người, phải chăng đó cũng là một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc!
  9. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Tương MíaNếu như miền nam có các loại mắm đặc biệt: Mắm cái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá trèn... thì miền bắc cũng có các loại tương nổi tiếng: Tương Nam Đàn (Nghệ An), tương Bần (Bần Yên Nhân, Hưng Yên), tương Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây). Nhưng vẫn có cái gì đó khang khác so với tương làng tôi: Tương Mía. Nói là Mía nhưng nổi tiếng vẫn là tương cụ Đá làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây). Sự nổi tiếng đó đứng đầu bài Đồng dao "Các đặc sản" mà tuổi thơ chúng tôi vẫn thường nghêu ngao hát khắp làng: Tương cụ Đá, cá cụ Hỹ...Làm tương vốn là công việc thường niên của các cộng đồng cư dân nông nghiệp miền bắc. Làng tôi cũng vậy, nhà nào cũng phải có một chum tương. Có chum tương như một biểu hiện về sự nền nếp, cơ bản nông gia. Cách làm tương na ná giống nhau nhưng các cụ bảo do "tay" nên mỗi nhà mỗi vị, mỗi mùi và cũng từ đây mới quyết định nét độc đáo riêng biệt của từng nhà."Tháng sáu máu rồng", đó là tháng mà các bà, các chị trổ tài nội trợ của mình trong món thực phẩm đặc biệt đó. Riêng nhà cụ Đá chuẩn bị tỷ mỉ lắm! Bắt đầu là gạo, thứ tốt là nếp cái hoa vàng thì sau này tương mới đậm ngọt, sánh quyện và mùi thơm mới biểu hiện, gạo cho vào xay giã, dần sàng cho bóng lên, hạt hạt như con ong, không còn hạt đỡn, gẫy... ngâm kỹ, đãi sạch và đồ thành xôi. Xôi đem vào ủ mốc, ủ khéo mới có mầu hoa cải, đó là mầu đẹp nhất của mốc. Người làm có nhiều kinh nghiệm mới đạt được mầu như ý. Thường thường các chị, các cô vẫn phải nhờ đến các cụ già trong làng sáng sáng, chiều chiều thăm nom chu đáo, cẩn thận lắm mới vừa.Riêng đối với nhà cụ Đá còn phải qua một giai đoạn nữa mới đạt đến độ tuyệt hảo! Đó là bí quyết, đó là kinh nghiệm gia truyền không ai làm nổi. Khách đến đúng vào giai đoạn làm "mốc mật" sẽ thấy một loạt mấy chục cái bát sứ cổ kiểu "móng ngựa", hai chiếc úp một, trong bát đựng mốc đã ủ có mầu hoa cải. Tất cả đều được xếp cẩn thận dưới gầm "nhang án" (bàn thờ), thỉnh thoảng thấy cụ lật lên lật xuống, khi nào mốc trong bát nhẹ như núm bông mới thôi. Với người khác làm như thế thì chỉ còn cách đổ bỏ, khách hỏi sẽ được nghe một câu trả lời rất trừu tượng: "Làm như thế để âm dương hòa nhập". Có lẽ vì cái triết lý âm dương tương đồng này mà sản phẩm của cụ đạt đến độ "nghệ thuật ẩm thực", trở thành nét độc đáo nổi tiếng của làng tôi, đóng góp vào kho tàng văn hóa ẩm thực một vị riêng.Sau mốc là nước đỗ (đậu tương), đỗ là thứ đỗ tương cổ truyền gieo trên các triền đồi trung du, hạt nhỏ như hạt tiêu, thứ này mới bùi, mới béo... Đỗ cũng đãi sạch sẽ rồi đem rang, rang quá lửa mất béo, rang non lửa mất thơm, phải rang cho vừa. Muốn vậy phải nhỏ lửa, than tốt, rang xong vỏ đỗ hầu như vẫn giữ được nguyên mầu nhưng khi cắn đôi lòng đỗ mầu vàng đậm là được. Đỗ được xay vỡ đôi sảy bỏ vỏ cho vào nồi nấu kỹ, rồi mới xuống vại với nước lã ngâm để làm "chè".Đồ làm tương phải là đồ đất nung chín đến độ sành. Cụ Đá kén những thứ này lắm. Chín già nhưng khi gõ vào tiếng kêu phải chuông thanh, ngân nga như tiếng chuông đồng. Nước ngâm phải là nước giếng Giang (một cái giếng đá ong, gần nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh) nước trong văn vắt, giữa mùa hè dội lên người mà vẫn giật mình thon thót vì lạnh.Dấm mốc phải dấm vào chum, chum nhỏ miệng để giữa sân dưới nắng hè tháng sáu, nắng âm ỉ nung nấu, có như thế mốc mới nhừ, mới nhuyễn. Nước đỗ xuống phải ngâm trong vại, nhất là vại Thổ Hà, miệng vại rộng thông thoáng. Mốc khó lúc ủ, nước đỗ khó lúc ngâm, ngâm tới là được. Chưa được, sớm nửa ngày nhạt phèo. Già nửa ngày ngọt gắt nhưng nặng mùi khó ăn. Khi được, nước đỗ tỏa mùi ngào ngạt, trong veo.Mốc là giai đoạn "thiu", nước đỗ là giai đoạn "thối". Hai thứ đó hòa nhập vào nhau trong một thời khắc thích hợp tạo thành tương.Chum tương làng tôi từ xa xưa đã trở thành cái tủ lạnh trong góc sân tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Nó là nơi cất giữ xâu thịt còn lại sau ngày giỗ chạp, quả cà giã vụ "Cơm cấy cơm cày" tháng sáu, tất cả đều được ngâm trong tương.Tháng Tám heo may, quả cà trong chum tương đã chín, cà muối xổi phải xé bằng tay mới ngon, cà ngâm tương phải cắt bằng dao mới đẹp. Nhìn những miếng cà trong đĩa sứ đỏ au như hổ phách, ai đã một lần thưởng thức mới thấu hiểu hết ý nghĩa câu ca:Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...Ngày nay tương được bày bán khắp nơi, tương là món ăn rẻ ngon mà lại lành nhưng có được thứ tương đặc biệt phải cầu kỳ cẩn thận lắm. Tương là món ăn hợp với khẩu vị mọi người, phải chăng đó cũng là một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc!
  10. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
     Bánh dợm Phú Nhi
    Ai đã một lần đến Xứ Đoài, Sơn Tây, hẳn biết đến món ăn nổi tiếng: bánh dợm Phú Nhi với hương vị của nhân tôm. Cứ đến ngày 10-10 âm lịch hằng năm, dân làng Phú Nhi lại làm loại bánh này để tiến vua.Xưa kia, cả một vùng rộng lớn Xứ Đoài như Vật Lại, Mông Củ, Thư Trấn, Văn Gia, Ngọc Nhị..., chưa nơi nào có bánh dợm nhân tôm gia truyền để tiến vua như ở Phú Nhi.Tương truyền, vua Lê Thánh Tông, thường hay kiểm tra các quan trong triều, xem có hiểu rõ về quê hương xứ sở của mình không. Vua ra đề thi, yêu cầu mỗi người phải nấu một món ăn đặc trưng riêng của gia đình hoặc một món dân dã của quê hương. Không được dùng những đồ ăn cao cấp hiện có trong cung, và chỉ trong một ngày phải có vật phẩm dâng lên. Kết quả là rất nhiều món bị loại, một vài món đạt yêu cầu thì bị phát hiện ra không phải đặc sản quê hương họ. Duy nhất, chỉ có một ông cử, người Xứ Đoài xuất thân từ gia đình nghèo, thuở nhỏ theo mẹ làm bánh nuôi gia đình, lấy tiền ăn học. Khi được lệnh vua, ông đánh liều làm thứ bánh dân dã của gia đình mình, dâng lên. Khi nhà vua cùng các quan trong triều nếm đến miếng thứ hai, thì tất cả đều thốt lên: Bánh ngon quá. Ông đã được vua khen thưởng và ban tặng áo gấm. Từ đấy, hằng năm cứ đến ngày 10-10 âm lịch là ngày Tết cơm mới, dân làng ông lại làm cỗ cúng tổ tiên và tiến vua.Bánh dợm nhân tôm Phú Nhi được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, trộn thêm một phần gạo tẻ dự hương, đem ngâm nước, rồi xay thật mịn bằng cối đá, để thật róc nước, đến khi nào sờ vào bột dẻo dính là vừa, để làm vỏ bánh. Tôm càng loại to vừa, làm sạch, ướp với chút nước mắm chắt, trộn mộc nhĩ và hành khô thái nhỏ. Hành mỡ phi thơm lừng, cho tất cả nhân vào xào chín, khi bắc ra rắc hạt tiêu và không thể thiếu được chút tinh dầu cà cuống. Vỏ bánh dàn đều thật mỏng trong lòng bàn tay rồi cho nhân vào nắm lại, vê thành hình tròn dẹt. Ngoài vỏ bôi một lớp mỡ để bánh khỏi dính lá. Lấy lá chuối tươi khoanh tròn chung quanh, xếp bánh vào chõ đồ chín. Khi miếng bánh chín, chỉ cần nhìn là biết ngay người làm có khéo tay không. Vì khi bày lên đĩa mười cái bánh đều chằn chặn không méo, vỏ mỏng nhìn rõ cả nhân tôm, khi cầm lên ăn không bị rách. Bánh dợm nhân tôm, ăn no mà không biết chán. Nhưng bóc bánh cũng là nghệ thuật, nếu bóc không khéo thì khó mà tước được lá ra khỏi da bánh, nên phải bóc thật từ từ, tước nhỏ theo thớ lá chuối, bánh mịn trắng như trứng gà bóc. Mùi nếp thơm mời gọi, quyến rũ chưa ăn đã thèm, mà ăn rồi thì nhớ mãi.

Chia sẻ trang này