1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực box Hà Tây nào(các loại đặc sản ,địa chỉ các món ăn ngon,các quán giải khát hay hay...)

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 18/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienbinh_libria83

    thienbinh_libria83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi ..về HĐ chỉ được ăn ốc thôi à ....tớ định lên chơi với nó mà chẳng biết đi đâu ăn cả ..........bác nào hảo tâm hướng dẫn viên du lịch( kiêm ẩm thực viên cái nhở)....đa tạ trước .....
    I want to live my life for the way I feel...!
  2. Toannt

    Toannt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    1.657
    Đã được thích:
    0
    Có hướng dẫn viên đây nhưng mà em phải trả một khoản phí cho việc dẫn đó
    Hình thức trả có thể có nhiều hình thức nhưng nhất định phải có, chứ chẳng ai dám xung phong làm không công cả, em hỉu chửa???
    _____________________________
    Nắng bờ sông tựa màu trang vở cũ
    Thủa học trò em làm khổ ai chưa ?
  3. Toannt

    Toannt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    1.657
    Đã được thích:
    0
    Có hướng dẫn viên đây nhưng mà em phải trả một khoản phí cho việc dẫn đó
    Hình thức trả có thể có nhiều hình thức nhưng nhất định phải có, chứ chẳng ai dám xung phong làm không công cả, em hỉu chửa???
    _____________________________
    Nắng bờ sông tựa màu trang vở cũ
    Thủa học trò em làm khổ ai chưa ?
  4. thienbinh_libria83

    thienbinh_libria83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    0
    Oái ..còn có cái khoản ngoài lề thế nữa ạ ....hixxxxxx.....coi bộ khó nhằn đây ....thế hình thức chi trả là thế nào ạ ....sao lần trước có ngừi kiu mình lên thì kô ...túm lại là kô nhỉ ...........suy nghĩ cái đã ....
    I want to live my life for the way I feel...!
  5. thienbinh_libria83

    thienbinh_libria83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    0
    Oái ..còn có cái khoản ngoài lề thế nữa ạ ....hixxxxxx.....coi bộ khó nhằn đây ....thế hình thức chi trả là thế nào ạ ....sao lần trước có ngừi kiu mình lên thì kô ...túm lại là kô nhỉ ...........suy nghĩ cái đã ....
    I want to live my life for the way I feel...!
  6. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Bánh gio làng Giá
    Mỗi năm, cứ hễ có dịp là tôi lại về thăm quê ngoại - làng Sấu Giá (Hoài Đức, Hà Tây). Và lần nào cũng vậy, mấy chị em tôi được chén thỏa thích món bánh gio, đặc sản của làng Giá quê ngoại tôi. Chẳng biết bánh gio có tự bao giờ, nhưng nghề làm bánh gio đã trở thành một phần công việc không thể thiếu đối với người dân làng Giá. Mỗi khi năm hết tết đến, ngoài nồi bánh chưng thì mỗi nhà không quên gói dăm cặp bánh gio thật đẹp để thờ cúng tổ tiên và mang ra đình làng để tạ ơn thành hoàng và cầu mong thần Phật phù trợ một năm mưa thuận gió hòa, no đủ, yên ấm và hạnh phúc.
    Làm bánh gio không khó. Có một số vùng cũng làm loại bánh này, nhưng không đâu có thể sánh bằng bánh gio làng Giá. Đầu tiên tôi giúp bà ngoại đãi gạo nếp, thứ nếp cái hoa vàng không lẫn một hạt tẻ. Ngoại thì lấy rơm nếp, vỏ đỗ, vỏ bưởi, thân cây vừng, cây mền tên, cây thành ngạch... đã phơi khô. Tất cả đem đốt thành tro trắng mịn, để nguội, trộn lẫn vào nhau rồi hòa tan với một lượng nước vôi thích hợp đựng trong chum. Đợi cho nước gio lắng trong vắt như nước mưa, bà lọc bỏ phần cặn rồi đổ ra ngâm gạo nếp đã được tôi đãi sạch. Xong, bà bảo tôi lấy mo cau đậy kín, khi nào thấy hạt gạo trơn nhẫy là có thể gói được. Những chiếc lá dong bánh tẻ đã được tước bỏ phần cuống, luộc cho mềm và sạch, tay ngoại khéo léo gói từng chiếc bánh. Chúng tôi tranh nhau xếp bánh vào nồi, ngoại đổ nước vào và không quên cho thêm một ít nước gio để bánh có thể tăng độ nhuyễn. Bánh được đun sôi, âm ỉ như bánh chưng. Thấy tôi sốt ruột, bà bảo, khi nào cháy hết hai cây hương thì có thể vớt bánh ra.
    Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đó là cả bí quyết gia truyền kết hợp với kinh nghiệm của mỗi người và cả đôi bàn tay khéo léo mới có được một mẻ bánh ngon. Bóc lớp lá dong ra, ta thấy lộ ra một màu vàng óng, trong suốt, mềm, dẻo và giòn. Bánh được cắt thành từng miếng nhỏ, xếp lên đĩa rồi rưới lên một chút mật mía thơm phức, vàng như mật ong. Ta cứ nhẩn nha, từ từ thưởng thức từng lát bánh và cảm nhận được hương vị nồng nồng thơm, ngọt lịm độc đáo, giòn giòn, là lạ mà lại rất đỗi thân quen.
    Làm bánh gio giờ đây đã trở thành một nghề phụ của người dân làng Giá. Hàng ngày, chiếc bánh theo cùng quang gánh của ngoại tôi, của các chị, các cô trong làng ra mãi thủ đô. Bánh đến từng ngõ phố nhỏ, mang tặng cho người Hà Nội một thứ quà dân dã, bình dị mà cũng rất đỗi thanh tao

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  7. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Bánh gio làng Giá
    Mỗi năm, cứ hễ có dịp là tôi lại về thăm quê ngoại - làng Sấu Giá (Hoài Đức, Hà Tây). Và lần nào cũng vậy, mấy chị em tôi được chén thỏa thích món bánh gio, đặc sản của làng Giá quê ngoại tôi. Chẳng biết bánh gio có tự bao giờ, nhưng nghề làm bánh gio đã trở thành một phần công việc không thể thiếu đối với người dân làng Giá. Mỗi khi năm hết tết đến, ngoài nồi bánh chưng thì mỗi nhà không quên gói dăm cặp bánh gio thật đẹp để thờ cúng tổ tiên và mang ra đình làng để tạ ơn thành hoàng và cầu mong thần Phật phù trợ một năm mưa thuận gió hòa, no đủ, yên ấm và hạnh phúc.
    Làm bánh gio không khó. Có một số vùng cũng làm loại bánh này, nhưng không đâu có thể sánh bằng bánh gio làng Giá. Đầu tiên tôi giúp bà ngoại đãi gạo nếp, thứ nếp cái hoa vàng không lẫn một hạt tẻ. Ngoại thì lấy rơm nếp, vỏ đỗ, vỏ bưởi, thân cây vừng, cây mền tên, cây thành ngạch... đã phơi khô. Tất cả đem đốt thành tro trắng mịn, để nguội, trộn lẫn vào nhau rồi hòa tan với một lượng nước vôi thích hợp đựng trong chum. Đợi cho nước gio lắng trong vắt như nước mưa, bà lọc bỏ phần cặn rồi đổ ra ngâm gạo nếp đã được tôi đãi sạch. Xong, bà bảo tôi lấy mo cau đậy kín, khi nào thấy hạt gạo trơn nhẫy là có thể gói được. Những chiếc lá dong bánh tẻ đã được tước bỏ phần cuống, luộc cho mềm và sạch, tay ngoại khéo léo gói từng chiếc bánh. Chúng tôi tranh nhau xếp bánh vào nồi, ngoại đổ nước vào và không quên cho thêm một ít nước gio để bánh có thể tăng độ nhuyễn. Bánh được đun sôi, âm ỉ như bánh chưng. Thấy tôi sốt ruột, bà bảo, khi nào cháy hết hai cây hương thì có thể vớt bánh ra.
    Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đó là cả bí quyết gia truyền kết hợp với kinh nghiệm của mỗi người và cả đôi bàn tay khéo léo mới có được một mẻ bánh ngon. Bóc lớp lá dong ra, ta thấy lộ ra một màu vàng óng, trong suốt, mềm, dẻo và giòn. Bánh được cắt thành từng miếng nhỏ, xếp lên đĩa rồi rưới lên một chút mật mía thơm phức, vàng như mật ong. Ta cứ nhẩn nha, từ từ thưởng thức từng lát bánh và cảm nhận được hương vị nồng nồng thơm, ngọt lịm độc đáo, giòn giòn, là lạ mà lại rất đỗi thân quen.
    Làm bánh gio giờ đây đã trở thành một nghề phụ của người dân làng Giá. Hàng ngày, chiếc bánh theo cùng quang gánh của ngoại tôi, của các chị, các cô trong làng ra mãi thủ đô. Bánh đến từng ngõ phố nhỏ, mang tặng cho người Hà Nội một thứ quà dân dã, bình dị mà cũng rất đỗi thanh tao

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  8. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Cá chình sông TíchĐặc điểm sinh lý của cá chình là không bao giờ rời khỏi hang (trừ những khi bị tấn công), thức ăn của cá chình không phải là phù du mà là động vật, chủ yếu là tôm và cá bống. Đó là những khoảnh khắc tôm, cá tựa vào vực đá tìm nơi yên tĩnh và tiếp theo làm mồi cho cá chình. Cá chình rất phàm ăn, sự phàm ăn của cá chình được con người lợi dụng.Vào khoảng tháng Tám (âm lịch), khi mùa mưa qua đi, suối lũ đầu nguồn thôi hung hãn, nước sông Tích lắng trong thì cũng vào lúc vào mùa câu cá chình. Có lẽ trên đời không nghề câu nào nhàn bằng nghề câu cá chình! "Tôm ăn chạng vạng, cá ăn rạng đông", đó là lúc thích hợp nhất cho cá chình bén mồi. Mồi câu có khi đơn giản chỉ là một chú giun xoăn móc vào lưỡi, thả xuống mặt nước sát trụ cầu... Không phải đợi lâu, nếu có cá chình chúng bắt mồi ngay. Cách ăn của cá chình cũng rất đặc biệt, chúng tớp rất gọn, nuốt ngay rồi kéo tụt vào hang. Người câu khi biết cá chình đã bắt mồi, khẽ cong cần trúc, dây câu căng ra, khoảng một vài phút cá trình đau mồm tụt dần dần ra khỏi tổ. Theo độ căng của cần câu, cá chình bị bật khỏi mặt nước, văng lên mặt cầu. Lúc này cũng đừng vội vàng cầm tay vào, bởi không biết cách bắt sẽ bị hàng gai trên lưng xước ngược đâm vào tay, độc tố để lại gây nhức buốt, có khi nhiễm trùng làm người câu phát sốt rét ngay sau đó.Một con cá chình trưởng thành (một năm tuổi) nặng khoảng 0,7 -1 kg. Do thân dài nên tỷ lệ thịt rất cao, đầu nhỏ và hầu như chỉ có xương sống. Tuy là cá nhưng cá chình hầu như không có mùi tanh, thịt dẻo dai và có thớ như thịt gà. Cá chình dễ chế biến: có thể om, nấu với chuối giả ba ba. Có thể ướp gia vị để nướng, rán rồi rim với nước mắm, kho tương... Cơm gạo dí ăn với cá chình rán rim nước mắm hạt tiêu là những cảm giác khó quên.Đối với tỉnh Hà Tây, nhất là các huyện vùng ven sông Tích vốn là địa bàn quen thuộc của loài cá này, thiết nghĩ đã đến lúc cần phải đưa cá chình vào sản xuất theo hướng chăn thả. Thời gian gần đây do rất nhiều nguyên nhân, có thể do khai thác bừa bãi, do mất cân bằng sinh thái. Nên trên dòng sông Tích nhiều loài cá có nguy cơ tuyệt diệt như cá nheo, cá măng, cá mương, cá bò... Tuy nhiên, cá chình vẫn có một nơi lưu giữ nguồn "gien" vô cùng lý tưởng đó là hồ Suối Hai. Hằng năm, một cách rất tự nhiên hồ vẫn cung cấp cho dòng sông rất nhiều con giống, chính vì lý do này mà loài cá chình vẫn tồn tại và phát triển.
  9. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Cá chình sông TíchĐặc điểm sinh lý của cá chình là không bao giờ rời khỏi hang (trừ những khi bị tấn công), thức ăn của cá chình không phải là phù du mà là động vật, chủ yếu là tôm và cá bống. Đó là những khoảnh khắc tôm, cá tựa vào vực đá tìm nơi yên tĩnh và tiếp theo làm mồi cho cá chình. Cá chình rất phàm ăn, sự phàm ăn của cá chình được con người lợi dụng.Vào khoảng tháng Tám (âm lịch), khi mùa mưa qua đi, suối lũ đầu nguồn thôi hung hãn, nước sông Tích lắng trong thì cũng vào lúc vào mùa câu cá chình. Có lẽ trên đời không nghề câu nào nhàn bằng nghề câu cá chình! "Tôm ăn chạng vạng, cá ăn rạng đông", đó là lúc thích hợp nhất cho cá chình bén mồi. Mồi câu có khi đơn giản chỉ là một chú giun xoăn móc vào lưỡi, thả xuống mặt nước sát trụ cầu... Không phải đợi lâu, nếu có cá chình chúng bắt mồi ngay. Cách ăn của cá chình cũng rất đặc biệt, chúng tớp rất gọn, nuốt ngay rồi kéo tụt vào hang. Người câu khi biết cá chình đã bắt mồi, khẽ cong cần trúc, dây câu căng ra, khoảng một vài phút cá trình đau mồm tụt dần dần ra khỏi tổ. Theo độ căng của cần câu, cá chình bị bật khỏi mặt nước, văng lên mặt cầu. Lúc này cũng đừng vội vàng cầm tay vào, bởi không biết cách bắt sẽ bị hàng gai trên lưng xước ngược đâm vào tay, độc tố để lại gây nhức buốt, có khi nhiễm trùng làm người câu phát sốt rét ngay sau đó.Một con cá chình trưởng thành (một năm tuổi) nặng khoảng 0,7 -1 kg. Do thân dài nên tỷ lệ thịt rất cao, đầu nhỏ và hầu như chỉ có xương sống. Tuy là cá nhưng cá chình hầu như không có mùi tanh, thịt dẻo dai và có thớ như thịt gà. Cá chình dễ chế biến: có thể om, nấu với chuối giả ba ba. Có thể ướp gia vị để nướng, rán rồi rim với nước mắm, kho tương... Cơm gạo dí ăn với cá chình rán rim nước mắm hạt tiêu là những cảm giác khó quên.Đối với tỉnh Hà Tây, nhất là các huyện vùng ven sông Tích vốn là địa bàn quen thuộc của loài cá này, thiết nghĩ đã đến lúc cần phải đưa cá chình vào sản xuất theo hướng chăn thả. Thời gian gần đây do rất nhiều nguyên nhân, có thể do khai thác bừa bãi, do mất cân bằng sinh thái. Nên trên dòng sông Tích nhiều loài cá có nguy cơ tuyệt diệt như cá nheo, cá măng, cá mương, cá bò... Tuy nhiên, cá chình vẫn có một nơi lưu giữ nguồn "gien" vô cùng lý tưởng đó là hồ Suối Hai. Hằng năm, một cách rất tự nhiên hồ vẫn cung cấp cho dòng sông rất nhiều con giống, chính vì lý do này mà loài cá chình vẫn tồn tại và phát triển.
  10. Krat

    Krat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Ở đây có nhiều bài hay nhưng mình vẫn chưa thấy bài nào thật cụ thể với hiện tại lắm , cho hỏi luôn các bác , bi giờ trong Hà Đông ( hoặc cả HN cũng được) các bác thấy quán cafe nào ngồi hay nhất?
     

    Welcome to box Ha Tay
    http://www.ttvnol.com/forum/forum.aspx?FORUM_ID=488

Chia sẻ trang này