1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực-đặc sản Quảng Nam. Mời bà con thưởng thức !!!

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi nguoidungthoi, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Xin mời bạn Thỏ món này :
    [​IMG]
    Bánh Bao - Bánh Vạc (White rose )
  2. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Sao nhìn giống bánh cuốn quá nhỉ
    Đoí quá, chắc phải làm 2 dĩa này í chứ
    Thk bạn nguoidung@ nhiều :")
  3. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Rượu Hồng Đào (đắt như rượu ngoại)
    [​IMG]
  4. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    RƯỢU HỒNG ĐÀO HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ THẬT
    31/05/2006
    Không rõ năm 1602 khi Nguyễn Hoàng cầm quân vượt núi Hải Vân vào trấn giữ Quảng Nam, câu ca dao tiêu biểu nhất, khái quát nhất của vùng đất này đã có chưa?
    Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
    Rượu Hồng đào chưa nhắm đã say
    "Hồng đào" theo tôi chỉ là một cách nói văn vẻ, văn hoa - vốn là một cách nói hiếm khi thấy người Quảng sử dụng trong giao tế. Ít sử dụng không phải họ không đủ sự lịch lãm, nhưng trong giao tế thông thường người Quảng nói thật lòng những gì mình đang nghĩ, chứ không nói đãi bôi. Dù ít sử dụng, nhưng khi cần thiết, họ vẫn có cách nói của riêng mình. Đó là trường hợp của rượu Hồng đào. Khi nói "Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm", người ta đã đặt địa danh Quảng Nam vào một vị trí cao, vậy muốn so sánh tất phải có một sản phẩm khác tiêu biểu, phải thật tiêu biểu của vùng đất này. Lập luận như thế thì rượu Hồng đào phải có thật chứ? Nhưng không. Do vế trên, cho biết theo nghĩa đen "chưa mưa đã thấm", thì câu nối theo cũng phải có ý nghĩa tương tự.
    Tạm dừng lại đây để ta hiểu "thấm" nghĩa là gì? Tôi muốn mượn hai quyển tự điển tiêu biểu của miền Nam và miền Bắc giải thích. Đại Nam quốc âm tự vị (ấn bản năm 1895) của Huỳnh Tịnh Paulus Của, giải thích nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa mà ta đang xét: "Nhúng nước gì, chấm nước gì; làm cho ướt, cho nước gì thấu vào; nước thấm vào" và đưa ra thí dụ như "thấm nước miếng: lấy nước miếng mà làm cho ướt, như thấm nước miếng mà gắn con niêm, gắn bì thư". (Tôi thích cái thí dụ này, đọc lại, ta thấy như tái hiện lại kỷ niệm của cả một thời tuổi nhỏ mà mình cũng đã từng như thế, nay đã xa xôi, đã không còn nữa). Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (ấn bản năm 1931), giải thích: "Nói về nước đẫm vào, hút vào: Nước mưa thấm áo, Mực thấm vào giấy; Đủ, bõ: Uống hàng chai rượu mà chẳng thấm vào đâu; Làm cho hút đi: Lấy bông thấm máu, Lấy giấy thấm mực; Thấu sâu vào: Nói mãi cũng phải thấm".
    Ta hiểu "thấm" là một động từ, diễn tả sự vật đang vận động. Và cũng hiểu rằng, thật lạ lùng cho cái xứ Quảng Nam, từ trời cao "chưa mưa", chưa đổ nước xuống vậy mà đất... "đã thấm"! Một cách giới thiệu tài tình, không lẫn lộn, không "đụng hàng" với bất cứ một vùng đất nào khác trên toàn cõi nước Việt.
    Vậy câu kế theo, thật khéo léo khi chọn lấy động từ "say". Muốn say, muốn được cái cảm giác diệu vợi, chếnh choáng như thi sĩ Tản Đà:
    Đất say đất cũng lăn quay
    Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?
    Tất phải có rượu. Rượu nào cũng được chăng? Với người Quảng, đó không phải là rượu Đế (do nấu bằng cỏ đế nên "chết tên" như thế) hoặc rượu Cây Lý hoặc Bàu Đá hoặc làng Vân... mà phải là rượu Hồng đào! Nhưng rượu Hồng đào không có thật. Nó chỉ là một cách nói nhằm tương xứng với địa danh Quảng Nam ở câu trên.
    Vì sao?
    Trong phép đối xứng của hai câu này (tạm gọi là thơ), thì danh từ riêng phải đối với danh từ riêng, chứ không thể nào khác được. Khi đã đưa ra một địa danh, mà lại là địa danh có vị trí cao nhất là tên gọi của cả một vùng đất thì rõ ràng không thể có một danh từ riêng nào đó có thể tương xứng đối lại với nó. Muốn đối lại phải là tên một địa phương khác. Nhưng ở đây, chỉ nhằm giới thiệu về tính chất địa phương mình nên "phương án" đó không xảy ra. Vậy chọn một danh từ riêng trong phạm vi của vế trên đã đặt ra, ta chọn lấy gì? Là "Trà Mi rừng quế, kho vàng Bồng Miêu", là "con tằm Đại Lộc se tơ", là "thuốc rê Cẩm Lệ"... chăng? Xem ra vẫn không ổn. Phải chọn một sản phẩm nào đó dẫn đến một động thái "thấm" như vế trên đã đặt ra.
    Trong trường hợp này, chỉ có rượu dẫn đến "say" là hoàn chỉnh nhất. Bởi cái gì dẫn đến "thấm" nếu không phải là chất lỏng? Và rượu dẫn đến "say" cũng là một chất tương tự mà thôi. Nhưng chọn rượu của làng, xã, huyện nào đây? Không thể chọn được. Bởi rượu của làng, xã, huyện ấy làm sao đủ "tầm vóc" để đối lại với ý nghĩa khái quát là Quảng Nam? Mà người "Quảng Nam hay cãi", đối không khéo sẽ bị chê là kém hiểu biết, thiếu lễ độ... Chi bằng, ta cứ đặt cho nó một cái tên không có thật, không thuộc làng, xã, huyện cụ thể nào nhưng nó vẫn đặc trưng đối với người Quảng. Và trải qua thăng trầm của lịch sử, rõ ràng nó đã được người Quảng chấp nhận. Nếu người Quảng không chấp nhận thì đừng hòng nó còn tồn tại đến ngày nay.
    Đến đây, hẳn nhiều người cũng gật gù "có lý đấy chứ", nhưng rồi sẽ đặt câu hỏi cắc cớ "Tại sao lại là rượu (màu) Hồng đào, chứ không phải là một màu nào khác?". Vâng, sắc màu cũng phản ánh những cung bậc tình cảm. Với màu hồng đào (hồng điều), khi nghe âm của nó ta thấy gợi lại sắc thái của những gam màu sáng, của sự hòa hợp, khởi đầu cho một hy vọng, một ước nguyện tốt đẹp. Hầu hết trong lễ nghi của đám cưới, của sự hợp nhất ta thấy hồng đào vẫn là sắc màu "chủ đạo". Ngoài tên gọi lễ tơ hồng thì ngay cả loại rượu trong đêm hợp cẩn, tất cũng phải là màu hồng đào, chứ không thể là rượu màu trắng - vốn chỉ dùng cho việc tế lễ.
    (Đăng trên Báo Thanh Niên Online ngày 11/03/2006 - Người viết: Lê Minh Quốc)
    QTWeb (Theo Báo Thanh Niên Online
  5. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    RƯỢU HỒNG ĐÀO CỚ SAO LẠI KHÔNG CÓ THẬT!
    31/05/2006
    Đọc bài viết "Rượu Hồng đào hoàn toàn không có thật" của anh Lê Minh Quốc, tôi buộc phải cãi lại - không cãi không được - như cách người Quảng Nam vẫn thường nói. Bởi không chỉ là rượu, là đất, câu ca dao ấy nói một chủ thể không có mặt (trên câu ca dao) là người Quảng Nam. Nó như hạt ngọc sao lại dễ dàng vứt bỏ đi.
    Không đợi đến năm Nguyễn Hoàng cầm quân vượt Hải Vân trấn giữ Quảng Nam thì câu ca dao: Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu Hồng đào chưa nhấm đã say mới có. Danh xưng Quảng Nam đã được xác định vào năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông khôi phục lại bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa (vốn là đất Chiêm Thành đã nhượng cho nhà Hồ từ năm 1402). Có thể trước đó cái tên Quảng Nam đã được dùng đâu đó trong dân gian nhưng theo văn bản thì tháng 6/1471, vua Lê Thánh Tông lập thừa tuyên Quảng Nam đạo, tức thừa tuyên thứ 13 của nước Đại Việt gồm có 3 phủ, 9 huyện. Phần đất từ bờ bắc sông Thu Bồn trở ra đến đèo Hải Vân (bao gồm cả TP Đà Nẵng ngày nay) lúc này mang tên huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong của Châu Hóa. Mãi đến khi Nguyễn Hoàng thiết lập dinh trấn Quảng Nam (năm 1602) thì hai năm sau mới tách huyện Điện Bàn sát nhập vào dinh trấn Quảng Nam.
    Vậy thì cớ gì lại khu trú sự xuất hiện của câu ca dao trên phải có trước hay sau cái mốc Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam mà lại không thể có từ khi Quảng Nam đã thành danh xưng?
    Cũng cần nói lại cho đúng trong cả 2 câu, người Quảng Nam dùng chữ "đà" chứ không phải chữ "đã".
    Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
    Rượu Hồng đào chưa nhấm đã say
    Câu ca dao trên viết theo lối văn biền ngẫu thường thấy ở lối văn cổ, lời, ý đối nhau, nhưng có dịp để phân tích kỹ cách dùng từ trong hai câu thật là hay. Cùng sử dụng danh từ riêng Đất Quảng Nam - Rượu Hồng đào kết hợp với phó từ chưa biểu thị ý nghĩa phủ định: chưa mưa, chưa thấm nhưng đưa đến kết quả xác định đà thấm và đà say, để chỉ một chủ thể (thực) vắng mặt trong câu là người Quảng Nam. Cái tài tình ở chỗ không có chữ nói đến người - chủ thể vắng mặt - mà đọc lên là hiểu đến người, không phải một người mà còn là tính cách một tập thể người.
    Thật là: "Danh khả danh phi thường danh". Cái khả dĩ là "danh" nằm ngoài cái "danh" thường hằng! Bởi nói đất, nói rượu mà lại nói người, nên tính cách người. Khi đặt tên Quảng: mở ra, Nam: Phía Nam vị vua tài trí, thần thơ tên hiệu Hồng Đức này đã xác định vùng đất, con người mở ra tiến vào Nam làm cuộc đổi mới bờ cõi. Chính vậy nên người Quảng Nam "nhạy cảm với cái mới, khao khát cái mới như đất hạn khát mưa, háo hức hút ngay từ giọt nước đầu tiên. Thậm chí khi chưa thật sự có giọt nước nào, chưa thật sự mưa đã náo nức hóng về mưa, cảm nhận ra nó rất sớm, chờ đón nó nồng nhiệt" (sđd: trang 370: Tìm hiểu con người xứ Quảng do Nguyên Ngọc chủ biên).
    Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm là vậy. Chưa cần nói câu nặng nhẹ, nghe cái hơi, cái không khí thôi, là đã hiểu muốn nói gì rồi. Nhưng tại sao lại "đà" chứ không là "đã". Theo ngữ pháp tiếng Việt do Tiến sĩ ngôn ngữ Nguyễn Hữu Quỳnh soạn (NXB Tự điển Bách khoa in năm 2001) thì đã là nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian. "Đã" chỉ việc đã làm chuyện đã qua, đã xong rồi còn "đà" là biến từ của đã nói việc đã qua đang còn diễn tiến và có khi tiếp đến tương lai. Khi dùng từ "đà" trong ngữ cảnh của câu ca dao trên tất muốn nói cái sự thấm, sự say ấy là đã có, lưu lại cứ mãi mãi còn hoài trong tính cách người xứ Quảng.
    Từ thấm không do tự điển ta cũng hiểu đúng như anh Lê Minh Quốc trích dẫn. Với học sinh dễ hiểu hơn thấm có nghĩa là thẩm thấu: ngấm vào từ từ (mà sâu bền). Đặc biệt ở câu dưới, động từ quan trọng cùng với từ thấm để chỉ ra tính cách lại đặt trước chữ đà là nhấm. Nhấm tức là dùng đầu lưỡi chạm vào, tiếp xúc với vật chất (không phải nếm, lại càng không phải uống) nhằm kéo dài sự thích thú, cảm nhận hết sự tinh tế, tuyệt vời của rượu, hay của cái tình trạng nó. Rượu Hồng đào chưa nhấm đã say: "Đến câu này thì rõ ràng nói về một con người thật đa cảm, đa tình. Nếu là người nơi khác nói người Quảng thì đó là một nhận xét thương yêu, trân trọng đối với con người ở đây. Còn nếu người Quảng tự nói về mình thì quả thật con người, phải sống khắc nghiệt là vậy, buộc phải lý trí là vậy, mà trong đáy sâu tâm hồn vẫn nhân hậu và lai láng nghệ sĩ biết bao!". (sđd trang 367. Tìm hiểu con người xứ Quảng do Nguyên Ngọc chủ biên).
    Hỏi rượu Hồng đào là rượu gì, có thật hay không? Ngày có cơ duyên làm báo đi khắp các vùng quê Quảng Nam, cũng nghi ngại như anh Quốc (và nhiều người khác) tôi cố tìm hỏi nó là cái chi chi. Mỗi người diễn tả cách "chế tác" rượu Hồng đào mỗi cách, nhưng tựu trung lại thì rượu Hồng đào khắp cả Quảng Nam nơi nào cũng có và thường chỉ làm ra dùng vào việc lễ, dịp cưới hỏi nghinh hôn, lấy làm rượu hợp cẩn giao bôi. Cách chế tác như sau: lấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu, nên rượu Hồng đào. Để làm chi vậy? Là để khác với rượu thường ngày thường. Ngày thường uống rượu đế thường ngàn ly (chun) không say, nhưng ngày lễ - rượu Hồng đào - cái tình ấy, cái nghĩa ấy (sao) chưa nhấm đà thấy say. Đến đây mới thấy hết ý nghĩa của chữ "đà". Bởi cái tình ấy, chuyện tình, chuyện nghĩa, chuyện lễ là cái đã có ngấm sẵn trong con người và nó cứ lâng lâng phấn khích, say lòng người cần gì rượu, cần gì mưa! Là trong rượu có tình và cái tình ấy mới say chứ rượu thì làm gì phải say và cái say này hứa hẹn kéo dài đến tương lai.
    Vậy thì rượu Hồng đào là có thật chứ! Chỉ do người dân quê tôi không muốn (hay không biết) tổ chức để công nhận thương hiệu mà thôi. Bởi cũng có thể do giấu nghề hay giấu nghèo! Cũng là sĩ diện mà ra, cái ngày lễ, ngày bái ấy không phải ngày thường rồi, cần phải dâng lên, trao nhau vật gì trân quý hơn cái thường dùng (rượu đế) nhưng nghèo quá nên đành biến báo ra cái rượu khác ngày thường - rượu Hồng đào.
    Chúng ta ở vào thời đại mà những giá trị tinh thần đã được thế giới công nhận tôn vinh là di sản nhân loại (phi vật thể) thì cớ sao rượu Hồng đào của Quảng Nam lại không có thật?
    (Đăng trên Báo Thanh Niên Online ngày 18/03/2006 - Người viết: Nguyễn Trung Dân)
  6. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    RƯỢU HỒNG ĐÀO RĂNG RỨA HÈ?
    31/05/2006
    Mấy bữa nay, trên một tờ báo cuối tuần, người Quảng Nam ?" Đà Nẵng lại cãi về ?orượu Hồng Đào? (trong câu ca dao: ?oĐất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say?). Anh bạn tôi phô-tô cho mỗi người một bản hai bài báo của anh Lê Minh Quốc và anh Nguyễn Trung Dân để tiện nghiên cứu và cãi. Sôi nổi cứ như là Wolrd Cup bóng đá.
    Rượu Hồng Đào là gì? Nỗi khúc mắc đó của hàng triệu người Quảng Nam và những người nơi khác tìm hiểu về Quảng Nam được khơi lên, thách thức đau đầu cho con người ở một vùng đất mà bản tính luôn hừng hực muốn đi đến tận cùng sự thực.
    Một câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu bỏ qua, cho đến nay vẫn chưa có lời đáp. Cụ Phan Khôi lý sự, nhà nghiên cứu Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân, nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều tên tuổi khác của Quảng Nam vẫn chưa có lời đề cập, góp ý. Dè dặt quá chăng?
    Tuy chưa ai đưa ra lời khẳng quyết nhưng có lẽ trong mỗi người đều nghiêng về giả thuyết này hay giả thuyết khác. Chỉ nghiêng thôi chứ không dám chắc hẳn vì ở cái đất hay cãi này (Quảng Nam hay cãi), muốn quả quyết chuyện gì phải xác lý. Không tin, ngẫm lại xem! Anh Lê Minh Quốc mới chỉ thả một câu hỏi: ?oKhông rõ năm 1602, khi Nguyễn Hoàng cầm quân vượt núi Hải Vân vào trấn giữ Quảng Nam, câu ca dao tiêu biểu nhất, khái quát nhất của vùng đất này đã có chưa??. Mới rụt rè hỏi thế thôi, ai có biết xin chỉ giáo giùm mà đã bị anh Nguyễn Trung Dân cho một tràng lịch sử dằng dặc rồi ?otrợn mắt?: ?oCớ gì lại khu trú sự xuất hiện của câu ca dao trên phải có trước hay sau cái mốc Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam mà lại không thể có từ khi Quảng Nam đã thành danh xưng? (1471)?. Cãi đến mức như rứa thì sợ thật!?
    Nói thì nói thế thôi, chứ sợ đến mấy cũng phải cãi. Anh Phạm Hữu Đăng Đạt, tác giả cuốn Hương vị Quảng Nam, khi lai rai cùng tôi, ở phút thật lòng nhất buông một câu ?ochí phải? đầy vẻ? Quảng Nam: ?oNói rứa chớ cãi hắn sướng chứ ông!?. Tôi ngộ ra khi cãi người ta thấy sướng, bởi sướng ?" chứ không phải thắng ?" cho nên không sợ!
    Cho đến nay, tôi cũng không đoan chắc rượu Hồng Đào có hay không? Tuy nhiên, nói gọn lỏn rằng ?ohoàn toàn không có? mà không đưa ra được luận cứ, dẫn chứng nào như anh Lê Minh Quốc thì khó đấy. Đó chỉ thuần là suy đoán chủ quan. Vì vậy, chỉ có thể coi đây là một cách lý giải dựa trên niềm tin, có giá trị như một giả thuyết, không thể diễn đạt bằng phán quyết chắc như đinh đóng cột rằng ?orượu Hồng Đào hoàn toàn không có thật?.
    Thú thật, trước nay tôi cũng nghiêng về giả thuyết như anh Quốc, thầm nghĩ rượu Hồng Đào cũng tương tự như lá diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm mà một thi sĩ dân gian nào đó ở Quảng Nam trong lúc xuất thần buông ra. Nhưng quyết rằng không có thì tôi không dám chắc, vì cái ta không thấy, không biết thì logic học không cho phép kết luận rằng đấy là cái không có.
    Cùng cho rượu Hồng Đào là có thật như anh Nguyễn Trung Dân có anh Đỗ Thế, Phó Giám đốc Công ty Minh Anh (Đà Nẵng) ?" đơn vị đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền và đang sản xuất rượu Hồng Đào hiện nay. Tuy nhiên, anh Thế cho biết cách chế biến rượu Hồng Đào mà anh nghe một người dân tên Sáu (anh Thế không nhớ họ) ở xã Điện Quang (Gò Nổi), Điện Bàn, kể lại thì rất công phu. Câu chuyện được anh Thế thuật lại như sau:
    Ngày xưa, lúa gạo ít, người nông dân phải dành thóc để ăn đến giáp hạt nên ngày thường không dư dả lúa thóc để nấu rượu. Chỉ vào mùa thu hoạch, người ta mới dành ra chút ít để nấu nên nguyên liệu nấu rượu Hồng Đào luôn luôn là lúa mới (lúa ?" tiếng Quảng Nam còn có nghĩa là thóc). Lúa được xay trong các cối xay bằng tre để bóc vỏ trấu, hạt gạo còn màu trắng đục ngà xanh của vỏ cám. Hạt cơm nấu từ gạo này để làm rượu phải đảm bảo không được nở to, bề mặt hạt cơm trơn bóng.
    Sau khi để nguội, trộn với một ít men lá - người vùng cao hiện nay vẫn dùng sản xuất rượu cần ?" và ủ trong những chum sành khoảng một tuần sau mới đem chưng cất. Men rượu tự nhiên trong lá sẽ chuyển cơm thành rượu có mùi thơm nồng đượm, đặc trưng của mùi gạo lức mới còn nguyên cám.
    Sau đó ủ tiếp rượu mới cất (có khi với quả đào chín thái mỏng) trong các chum sành và chôn cả chum rượu dưới đất. Sau hơn 100 ngày mới đào lên, rượu Hồng Đào lúc này có màu hồng đỏ óng ánh và mùi thơm rất quyến rũ. Thông thường, hũ rượu này chỉ dùng trong các dịp lễ lạt, đình đám.
    Anh Thế chỉ cho tôi lò nấu rượu hình bát quái của công ty mới đầu tư cùng dãy chum lọ xếp chật cả kho xưởng lớn và cho biết hiện đơn vị anh đang chế biến rượu Hồng Đào theo hướng mô phỏng từ lời kể trên.
    Câu chuyện của anh Thế thuật lại qua lời kể của một người dân Gò Nổi làm tôi phân vân. Với tất cả sự dè dặt cần thiết tôi xin nói rằng lời kể của một người là chưa đủ để kết luận rượu Hồng Đào ngày xưa được chế biến theo cách như vậy. Tuy nhiên, cách giải thích này thì còn khả dĩ chấp nhận được.
    Cách của anh Nguyễn Trung Dân, mới thật là dễ sợ. Xin trích nguyên văn: ?oLấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu nên rượu Hồng Đào?.
    Với tất cả lòng trân trọng với sự thật ?" dù có phũ phàng ?" tôi và rất nhiều đồng hương Quảng Nam khác mong anh Dân cho biết cụ thể quá trình tìm hiểu và cách phối kiểm nguồn tin mà trong những ngày làm báo đi đây đó anh đã thu thập được, để đi đến kết luận rượu Hồng Đào ngày xưa được ?ochế tác? theo cách thức nói trên.
    Còn bây giờ đây, trong khi chờ đợi, tôi không muốn tin rằng đấy là loại ?orượu Hồng Đào chưa nhắm đà say?, loại rượu được dùng trong giây phút hợp cẩn giao bôi thiêng liêng như anh Dân nói. Khi chưa có được những chứng cớ xác đáng, với lòng yêu mến Quảng Nam, cho phép tôi xin gọi thứ rượu mà anh Dân kể lại là ?orượu nghe nói đà kinh!?.
    Tôi bỗng sực nhớ đến câu nói quen thuộc của dân nhậu thời hiện đại: ?ouống nói mới tin?. Thôi thì ?ouống nói mới tin?, ai đã (dám) uống được cái rượu ấy thì nói tôi mới tin!?
    (Báo Sài Gòn Thứ Bảy ngày 15/04/2006 - Người viết: Nguyễn Đông)
  7. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Riêng cá nhân mình, ủng hộ ý kiến của anh Lê Minh Quốc, rượu Hồng Đào theo mình chính là men say của người con gái, của phận má hồng. Vì thế nên mới có "Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say", câu ca dao này theo tập quán của người Quảng Nam, thường được các bác quảng trò (như MC) đọc trong các dịp đám cưới, hỏi, đặc biệt ở các vùng làng quê, nơi vẫn lưu giữ được nhiều truyền thống quê hương, xứ sở. Nhưng ý kiến cũng có khi sai, vì những người làm thơ (như Lê Minh Quốc) thường mơ mộng hơn người thường. Thôi, hẵng cứ chờ, chỉ biết rằng công ty Minh Anh - nơi đã biền một sản phẩm trong câu ca dao nổi tiếng xứ Quảng thành có thật với một giá cắt cổ ( đắt hơn John đỏ). Dân bình thường ở Quảng Nam làm sao uống nổi - như thế thì có thật cũng như không. Có người nói Công Ty Minh Anh đã tìm được công thức rượu Hồng Đào đã thất truyền hơn 300 năm nay từ dân gian - chưa ai kiểm chứng - thôi thì mời bà con vào Hồng Đào Tửu Quán ở box Quảng Nam, "Rượu đây chỉ đổi bằng thơ/ Không bán không mua không phải chờ/ Khách vào rượu sẵn ngay tắp lự/ Phục vụ niềm nở bởi hai cu .....(Lan man và Tào lao thi sởi- chạy thôi)
    Được ntran10 sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 03/08/2007
  8. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Tôi bỗng sực nhớ đến câu nói quen thuộc của dân nhậu thời hiện đại: ?ouống nói mới tin?. Thôi thì ?ouống nói mới tin?, ai đã (dám) uống được cái rượu ấy thì nói tôi mới tin!?
    Thích nhất cái câu trên của ông Nguyễn Đông --
    Quả thật: "Rượu thế này nghe nói đà kinh"
  9. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    BÁNH Ú TRO - HỘI AN
    Chọn nếp có độ gieo thấp, làm sạch nếp bằng nước để nếp ráo, đem ngâm vào nước tro. Nước tro được hoà từ tro cây dứa dại ( hình như vậy). Sau đó đem ngói thành bánh. Có hai loại : Bánh ú tro và bánh ú tà xá. Bánh ú tro chỉ có nếp sau khi ngâm tro, bánh ú tà xá thì có thêm nhân, thường là đậu xanh đánh gần giống chè đậu xanh. Bánh ú tro khi ăn chám với đường. ăk ăk thèm ghê. BẠn nào ăn rùi cho biết ý kiến đi nào ?
  10. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Mọi người post nhớ ráng kiếm dùm Thỏ tấm hình kèm theo vớiiiiiii . Đọc mà kg thấy hình cứ thấy ấm ức thế nào í

Chia sẻ trang này