1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực đất Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi xoxoxo, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Ok rồi! Đã gộp topic và đổi tên cho phù hợp. Mọi người viết đê
  2. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hiện tại vẫn còn nhiều đám cưới hỏi chọn bánh phu thê để làm một trong những lễ vật vì đây là một loại bánh ngon nhất trong những món ăn ngọt truyền thống của VN. Và người ta làm bao bì bằng giấy bóng kiếng, gói bánh bằng ruy-băng màu nhìn rất sang trọng, lịch sự. Kiểu bánh phu thê được ưa chuộng nhất trong nhiều đám cưới hỏi ở Sài Gòn bây giờ là kiểu bánh đôi làm rất lớn, một cái tròn đặt trên một cái vuông, gói giấy kiếng trắng thắt nơ đỏ lộng lẫy. Ý nghĩa âm dương của kiểu hộp làm bằng lá dừa được thay thế hẳn bằng hình tượng vuông tròn của chính cái bánh. Hình thức đổi khác nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên. Điều này đã nói lên một tinh thần là tuy hình thức có tính dân tộc nhưng không tiện dụng thì sẽ dần dần được thay thế. Và thay hay không thay thì cũng do dân gian mà ra thôi.
    VẬT LIỆU
    Tùy ý làm ít nhiều, nhân phân lượng chuẩn lên.
    1. Nhân bánh:
    - 500gr đậu xanh cà (loại đã làm sạch vỏ, cà bể làm hai).
    - 300gr đường cát trắng.
    - Ít nước hoa bưởi nếu thích.
    - Vo sạch đậu, cho vào nồi, đổ nước sấp mặt đậu, nấu nhỏ lửa cho đến khi nước cạn, đậu chín như nấu cơm. Trong khi nấu thăm chừng nước nếu cần phải châm thêm nước để đậu chín xong phải ở dạng ướt mềm chứ không khô hột. Nếu dùng nồi cơm điện để nấu thì không có cách nào khác là bạn phải cho nước nhiều hơn phân luợng dùng gạo một chút rồi nấu thử.
    - Đậu chín xong xới ra, để nguội bớt, dùng chày cối quết nhuyễn hoặc cho vào máy xay cắt có dao hình chữ S, tán nhuyễn đậu.
    - Cho đậu đã tán mịn với đường vào một nồi vừa, trộn đều, bắt lên bếp, nhỏ lửa, dùng đũa đảo đều tay cho đến khi đậu quánh lại, sờ không dính tay là được. Lưu ý nhỏ lửa kẻo đậu cháy. Khi đậu đã được, nếu thích cho vào vài giọt nước hoa bưởi, đảo đều.
    2. Bột bánh:
    - 500gr bột năng, 300gr đường cát trắng, 900gr nước.
    - 300gr dừa nạo sợi dài hoặc tùy thích dùng cơm dừa dày, cắt mỏng rồi cắt lại thành dạng sợi ngắn nhỏ, cách làm này cho sợi cơm dừa dòn hơn.
    - Nấu chừng 1 lít nước sôi với 2 muỗng cà phê muối, trụng dừa nạo vào nước sôi rồi đổ ra ngay qua một cái rây để ráo. Cách làm này giúp cho bánh để được lâu hơn.
    - Hoà tan bột với nước, lược qua rây; cho đường vào, đánh tan đường; cho dừa vào bắc lên bếp, để nhỏ lửa. khuấy đều tay cho đến khi bột nửa sống nửa chín nhưng phải ở dạng sệt chứ không đặc.
    * Cách khuấy bột nửa sống nửa chín bếp VN gọi là dáo bột, khi bột dáo được thì hỗn hợp bột sệt lại ở mức độ có thể đổ chảy được chứ không phải đặc và hỗn hợp có hình thức chỗ trong chỗ đục.
    ** Phân lượng đừờng cho vị bánh ngọt nhẹ, tùy thích gia giảm trong khoảng 100 - 150gr.
    3. Vài hình thức làm bánh phu thê mà không cần dùng đến hộp làm bằng lá dừa:
    - Chuẩn bị xửng hấp nhiều nước.
    - Dùng một khuôn nhựa lớn, loại có nhiều ngăn nhỏ để làm nước đá chẳng hạn hoặc nhiều khuôn nhựa, kim loại nhỏ cỡ chừng cái ly uống rượu nhỏ xíu cũng được... Quét vào lòng khuôn một lớp mỏng dầu ăn, đổ vào mỗi ngăn nhỏ một lớp bột dày chừng 1cm tùy ngăn to nhỏ. Cho vào trên lớp bột 1 -2 muỗng cà phê nhân đậu. Đổ lên trên nhân một lớp bột nữa dày 1cm, lắc nhẹ khuôn cho bột bằng mặt. Hấp cách thủy khoảng 20 phút sau khi nước sôi là bánh chín, để nguội lóc bánh ra. Bánh chín sẽ đông đặc lại và trở trong đều.
    - Dùng khuôn chữ nhật bằng nhôm cỡ 30 X 20 cm., có thành cao chừng 2 hoặc 3cm (hoặc tùy ý dùng một cái khay kim loại tương tự có thành cao) láng dầu vào lòng khuôn và đổ bánh với lớp đậu giữa hai lớp bột như trên.
    Sau khi bánh hấp xong và nguội hẳn, dùng dao mỏng bén, lau một lớp dầu mỏng vào luỡi dao cho dễ cắt, cắt bánh thành miếng cỡ 4 X 4cm.
    - Dùng một khuôn kim loại tròn đường kính chừng 20cm, cao chừng 3cm để đổ nguyên một cái bánh lớn.
    - Dùng dầu láng vào khuôn là chỉ để bánh dễ lóc ra. Nếu thích, cứ đổ thử mà không cần láng dầu, sau khi nguội thấy bánh lóc ra dễ dàng thì không cần dùng dầu để bánh khỏi bị dây mùi dầu hoặc dùng khuôn, khay loại không dính thì cũng không cần láng dầu hoặc dùng khay khuôn bằng thủy tinh.
    - Dùng giấy bóng kiếng trắng gói bánh lại, dán dính và tùy ý dùng ruy-băng màu cột thắt ngang dọc để trang trí.
  3. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Bánh phu thê ngon thật đấy, nhưng ăn không được nhiều vì nó hơi ngọt. Ở Từ Sơn họ bán rất nhiều, thành hẳn 1 khu. Mỗi khi muốn mua bánh phu thê làm quà thì tớ hay mua ở nhà Hải Vân - ở hàng này bánh ngon hơn một số hàng mà tớ đã thử mua hoặc bạn bè mua. Nếu chỉ là ăn uống vui vẻ thì mua bánh nhỏ, nhưng nếu muốn mua để biếu thì nên mua bánh to và tốt nhất là nên đặt trước và thường mua theo cặp.
    Ôi, đang đói lại thèm quá! Không biết mình có được chú nào mang bánh phu thê đến trong đám hỏi không nhỉ!
  4. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Nhớ BN. Nhớ ốc. Nhớ một buổi tối muộn 4 người đội mưa đi ăn. Lạnh nhưng thấy lòng ấm áp.
    Thèm ốc BN quá!
  5. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    CHào cac anh chi em nguoi dông hu*o*ng, minh sinh ra va lon len o? Bac ninh den nam 16t. Minh nho khi con o Bac ninh vao cuoi nhung nam 80 va dau nhung nam 90 co'' 1 qua''n co''c o*? cô?ng làng Do. xa'' tên là qua''n Bà bô''n, trong anh em minh co ai biê''t ko?. Nam 2001 khi ve tha(m que huong Kinh Bac minh co ghe'' qua tham quan nay noi minh va nhung nguoi ban cung lua tuoi moi khi co dip dêu dê''n dây a(n ba''nh da tu*o*ng ot'' va uong nhung ho''p ruou sa(''n dâu tien cua cuoc doi. Nhung ai sinh nam 77 cho to'' biet voi, va cô gia''o Luân da.y dia. ly, cô giao Phuong. day. sinh ho.c còn di di da.y nua ko cac ban?
  6. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    2 cô giao nay truoc dây da.y o? truong ninh xa 2 cu .
  7. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Qua''n chân gà nuo''ng cua? Hà bô.t, dô''c Liê`m cung dc dây chu cac ban. Co ai da dê''n do a(n chua?
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Sưu tầm:
    Nghệ Thuật uống trà​
    CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ CỦA TRÀ:
    Theo truyền thuyết thì chính Vua Thần Nông khi tuần thú phương nam, vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi, làm cho tinh thần phấn chấn sảng khoái nên ông gọi đó là Trà. Một huyền thoại khác kể rằng Đức Đạt Ma Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa, đã ngủ quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ, hái lá nấu nước uống khiến cho tâm hồn tỉnh táo, được gọi là Trà. Từ đó trà trở nên thức uống thông dụng của thiền môn. Gần hơn còn có câu chuyện của một người tiều phu nghèo khó sống ở miền cao tỉnh Phúc Kiến, bao nhiêu năm vẫn ôm ấp thầm thương trộm nhớ một cô gái làng bên và hằng mong có tiền để cưới nàng. Ngày nọ lên núi hái củi, anh ta phát hiện một cây trà có dáng dấp kỳ lạ, mọc trong một kẻ nuí nên vội bứng đem về nhà trồng. Hai năm sau cây trà lớn, anh vội hái vài lá có màu xanh đen, đem pha nước uống , mới ngộ ra đây là một loại trà độc đáo, mới đặt tên là "Thiết Quan Âm" vì loại trà này khi lên men có màu đen như sắt thép và nặng hơn những lá trà thường, cho ra thứ nước uống thuần khiết như tấm lòng vị tha bác ái của Đức Phật Bà Quan Âm. Trà Thiết Quan Âm ra đời từ đó. Riêng người Nhật thì viết là Trà đã được tìm thấy bởi một danh y tinh thông dược thảo, từ niên lịch tương đương với thời Chiến Quốc của Trung Hoa (300-221 Tr TL). Nhưng đó chỉ là huyền thoại, thật ra theo Trung Hoa sử hiện nay, thì người Tàu chánh thức biết uống trà vào thời Tam Quốc, nhưng mãi cho tới nhà Đường, trà vẫn chưa được trồng và chế biến, thứ trà uống chỉ là loại trà mọc hoang trong rừng núi, thuần khiết vẫn đươc coi như một vị thuốc bắc để trị bệnh. Do trên trà mới lưu hành trong giới thượng lưu mà thôi, còn hạng bình dân hầu như chứa mấy ai biết tới. Về cách uống cũng khác biệt,giữa hai bờ đai giang và nhất là dân du mục ngoài Trường Thành thì uống trà pha sưả trâu bò, dê ngựa. Cũng căn cứ theo Đường Sử, thì chính Trà Tiên của Trung Hoa là Lục Vũ, tự Hồng Tiệm, người đất Cảnh Lăng, tỉnh Hồ Bắc, tác giả quyển Trà Kinh là người đầu tiên khởi xuớng phong trào uống trà. Sau này qua các đời cũng có nhiều tác phẩm nghiên cứu về trà nhưng tựu trung so sánh nổi phải kể tới quyển "Tục Trà Kinh " của của Lục tào Xán người Tô Châu, thời Khang Hy, viết với nhiều tài liệu, dẫn chứng và phẩm bình về Trà một cách xác đáng. Tại VN, luận về Trà trước kia có tác phẩm "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, về sau Minh Đức Hoài Trinh và Vũ Thế Ngọc... cũng có viết về Trà Kinh. Riêng người Nhật thì có Trà Đạo của Okakura Kakuro.. Cũng kể từ đó nối tiếp các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh..trà trở thành phổ quát . Nhiều khu vực sản xuất trà nổi tiếng xưa nay như Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, Lãnh Nam, Kinh Tương, Phúc Kiến.. Tại Nga, truyền thống uống trà gắn liền với ấm Samovar. Đây là loại bình lớn được thiết kế rất đẹp đẽ, chứa hơn một lít nước sôi ở độ cao. Tại Nga, thời tiết lạnh lẽo gần như quanh năm suốt tháng, nên uống trà nóng gần như là một nhu cầu cấn thiết vì với người Nga thì Trà có tác dụng giữ ấm cơ thể nhất là tim. Bởi vậy trong mọi nhà tại Nga, hâu như trong chiếc bình đặc biệt Samovar luôn đầy nước trà nóng và những hộp đường viên, mọi người lúc đó quây quần bên ấm trà nóng, để những viên đường vào giữa hàm răng và thong thả nhắm nháp từng ngụm trà thơm ngát, nóng hổi, trong khi bên ngoài giá lạnh mưa rơi trùng trùng. Tại Morocco, Châu Phi : Theo quan niệm, tràø ở đây có tác dụng cầm chân khách trong các dịp có cơ hội gần gũi hay quây quần bên nhau. Hầu như người Morocco thường uống một loại trà xanh thương thặng và theo tập quán , thì người con trai trong gia đình phụ trách việc pha chế trà, ngoại trừ có trường đặc biệt, vợ của chủ nhà vì tình thân của bè bạn, trực tiếp mời chồng mình tự tay pha tra đãi khách. Thường thì phải có hai bình trà sẳn sàng . Pha trà bằng ba loại nước với độ sôi khác nhau và được rót trong những chén nhỏ xinh sắn, đặt trên chiếc khay bằng kim loại có chạm khắc nhiều hình ãnh rất đep. Theo nghi thức, Trà được châm đến tuần thứ ba thì chấm dứt buổi tiệc. Tại ANH : Theo sử liệu,thì chính Nữ Công Tước Bedford , tác giả quyển " Năm giờ uống trà" rất được người Anh ưa thích. Bà cũng là người đã tạo ra phong trào uống trà vào buổi chiều tại xứ sương mù. Ngày nay tới nhà bất cứ một người Anh nào, đặc biệt là giới trung và thượng lưu trí thức, ai cũng phải lóe mắt trước sự khéo tay và vô cùng thẩm mỹ của các bà nội trợ , trong việc trang trí bàn uống trà với khăn phủ bàn có bình hoa tươi và bộ bình trà làm bằng bạc và sứ men Trung Hoa. Người Anh từ lâu có tập quán đãi khach loại Trà sữa hay Trà Chanh. Cũng theo sữ liệu, thì vào thế kỷ XVIII, khi Anh chiếm Hồng Kông và nhiều thành phố lớn khác tại Trung Hoa như Thiên Tân,Thượng Hải, Quảng Châu..đã du nhập tập tính uống Trà của người Tàu về bản quốc. Hằng tháng để kịp có Trà, nhiều cuộc đua gọi là Đua Trà, bằng thuyền buồm, chở các loại trà quý từ Trung Hoa sang Luân Đôn rất hào hứng. Tại Hoa Kỳ : Hằng năm theo thống kê, thì dân chúng xứ Cờ Hoa tiêu thụ cả chục triệu tấn trà,bằng mọi hình thức như uống nóng, lạnh, trà nguyên chất hay ướp các loại hoa, uống không hay uống chung với đường thêm mật ong, sữa,kem, chanh. Người Mỹ uống nhiều loại trà, từ thứ gọi là Decaffeinated Tea hoặc các loại trà lá, kể cả dược trà bằng lá ổi, lá hồng để trị bệnh va làn tan mỡ, gọi là Herbal Tea. Tại NHẬT : Việc uống trà tại Nhật đã có từ lâu đời và theo thời gian đã trở thành một triết thuyết của Thiền giới. Đây là một hình thức huấn luyện các Trà Đồ hướng về nẽo Thiền lý, đi tìm chân, thiện, mỹ trong thế giới tĩnh tại và tự nhiên của tâm hồn. Ngày nay Triết Lý Trà của người Nhật đã trở thành một nghi thức chính thống của một tôn giáo gọi là Trà Đạo, hình thành từ thời kỳ Mạc Phủ Tướng Qaân ở thế kỷ thứ XV. Nơi uống trà gọi là trà thất làm bằng gổ, nằm giữa một khu vườn đầy lá hoa có các lối nhỏ trãi đá sỏi dẫn tới.Những trà đồ trước khi bước vào trà thất đã tự mình rũ bỏ hết cái thế giới ồn ào bon chen, nhập vào sự tĩnh lặng của tâm hồn, quên hết kể cả cái ta phiền toái đáng phiền. Trà trong lịch sử văn hoá Việt Nam Toàn thế giới có 40 nước trồng trà và kho dữ liệu trà của Trung Quốc đã khiến người ta cho rằng đó là quê hương của cây trà. Nhưng các tư liệu cổ và những kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học nước ngoài cùng Hiệp hội Chè Việt Nam đã chỉ ra rằng trà không xuất xứ từ Trung Hoa (không thấy cây trà thiên nhiên hay cây trà hoang ở châu thổ sông Hoàng Hà). Quê hương của cây trà ở tận phương Nam. Mặc dù người Trung Hoa đã biết đến trà từ đời Chu nhưng mãi đến thời kỳ nhà Tùy, cây trà mới từ phương Nam (Nam Chiểu xưa) và Việt Nam (Nam Việt xưa) nhập vào Trung Quốc. Ðến đất Trung Hoa, trà được chăm sóc tinh vi và sau nhiều năm tháng, trà được đưa lên hàng nghệ thuật. Thứ nữa, theo tài liệu khảo cứu của Uỷ ban Khoa học Xã hội thì người ta đã tìm thấy dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn-Nghĩa Lộ-Yên Bái), trên độ cao 1,000 met so với mặt biển, có một vùng chè hoang khoảng 40,000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Như vậy, có thể nói Việt Nam chính là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế giới. Ngay từ thế kỷ XVIII, Phạm Ðình Hồ đã viết về uống trà từ trước đó hàng nghìn năm. Nguyễn Tuân có tùy bút về trà, Thạch Lam viết về trà xanh, Cao Bá Quát chê người uống trà ướp hương. Ca dao thì nói: " Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà mạn hảo xem nôm Thuý Kiều... " Chàng trai xưa còn tự hào: " Anh đây hay tửu hay tăm, hay nước trà đặc hay nằm ngủ trưa..." Trà là cái thú của người lịch lãm, trong đó trà mạn (thứ tốt là trà mạn hảo) mà trước thường quen gọi là trà Tàu là thứ trà quý nhất. Trà có nhiều loại. Người nông thôn trồng mấy gốc trà bởi có thú ra vườn tuốt mấy nắm lá, hãm một nồi to, ăn khoai luộc, hút thuốc lào... Sang hơn có trà '''' '''' mật vịt'''' '''' (trà xanh pha đặc như mật con vịt). Trà hạt là nụ trà phơi khô, ủ vào tích có hoa cúc chi hoặc mấy lát gừng cho ấm giọng. Xoàng là trà bồm, lá già, tận dụng khi đốn đau cây trà .để chờ lứa trà búp mới mùa xuân. Trà bánh còn '''' '''' xoàng'''' '''' hơn nữa, giống như một thời có loại chè ba hào hoặc nói vui " chín hào ba" (chín hào ba gói), nước vàng vàng mà không hương không vị. Người Nghệ An, Hà Tĩnh có tục mời nhau uống chè tươi, chè xanh vì họ coi trọng tình làng nghĩa xóm. Mùa hè nóng, đi làm đồng về, thứ quý nhất là bát chè xanh đặc pha chút đường. Trà mạn xưa cũng là trà lá già, sau ướp sen thành trà mạn sen là thứ quý. Thời bao cấp, trà loại hai đã là quý. Tết mới được phân phối mỗi gia đình một gói, trà loại một đã là mừng lắm, đó là Thanh Hương, Thanh Tâm, gói 50 gram. Hai loại trà ngon nhất Việt Nam là trà Thái Nguyên và Trà tuyết Suối Giàng bởi do đặc điểm vùng tiểu khí hậu, trà trồng ở nơi ấy có tỷ lệ đường, caffein nhiều hơn và tỷ lệ tananh (chất chát) ít hơn so với trà trồng ở các tỉnh khác. Không chỉ là thứ đồ uống thơm ngon, trà còn là một loại dược thảo rất tốt. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong lá chè có chứa 20% tananh có tác dụng sát khuẩn mạnh, một lượng lớn caffêin, hợp chất thơm, tinh dầu cùng một số loại vitamin... Hai công dụng lớn nhất của lá chè là làm tăng tuần hoàn máu, tăng cường chức năng hoạt động của thận và giúp tế bào AND tái tạo, giảm bớt các đột biến gen có thể dẫn đến ung thư, chữa bệnh sâu răng, kích thích hệ thần kinh trung ương giúp cho tinh thần sảng khoái. Caffein trong trà giúp cho lợi niệu, dễ tiêu hóa, chữa chứng xơ vữa động mạch, loại trừ chất độc trong cơ thể, lưu thông khí huyết. Dân gian Việt Nam và Trung Quốc còn lưu truyền vô vàn cách chữa bệnh bằng chè. Người xưa có thơ rằng: Bán dạ tam bôi tửu Bình minh sổ trản trà Mỗi nhật cứ như thử Lương y bất đáo gia (Mai sớm một tuần trà Canh khuya dăm chén rượu Mỗi ngày được như thế Thầy thuốc xa nhà ta) Nhưng có lẽ trà quan trọng và nổi tiếng hơn chính vì ở nhiều nước, việc uống trà đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa, tiêu biểu là Văn hóa Thiền. Nét đẹp nhất của văn hóa Thiền tông là thế giới thuần khiết, thanh tịnh, tao nhã và êm dịu. Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội bởi vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao.
    (hết chương 1)
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 07:49 ngày 29/07/2006
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Mới hay Đạt Ma ***** vẫn chưa thể diệt hết được Sân trong lòng vậy, để rồi tạo ra món trà cho hậu thế rất thú vị
    Người xưa cũng có câu
    Một trà một rượu một .....
    Ba thứ hợp vào nó hại ta
    ......
    Có chăng chừa được rượu với Trà:)
    thế là thế nào nhỉ TL
    Ở Bắc Ninh có nhiều quán Cafe Trung Nguyên nhưng chắc cũng có nơi bán chè ngon, tuy vậy do ở vùng thôn dã, nên cũng chưa có dịp uống trà trên nớ bao giờ
    vẫn chưa được ưng cái bụng lắm:)
    chúc weekend vui vẻ
    Tiếp chương hai đi....
  10. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Bắc Ninh nổi tiếng về món thịt chó sao ko bác nào giới thiệu nhỉ?

Chia sẻ trang này