1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực đất Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi xoxoxo, 04/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    4.2.2 Tiệc trà chính:
    Khi bước vào phòng trà, khách ngồi tựa người trên hai gót chân, quỳ gối trên chiếu cói (tatami), chăm chú theo dõi tiến trình của buổi tiệc trà. Trong các buổi tiệc trà lớn (chaji) khách được phục vụ một bữa ăn nhẹ như soup hoặc một ít cơm và cá kho. Bữa ăn này thường kéo dài hơn một tiềng đồng hồ mặc dầu đây chỉ là phần khởi đầu của buổi tiệc trà. Những buổi tiệc trà kiểu này thường kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ. Trong các buổi tiệc trà nhỏ, khách thường chỉ đến để ngắm cảnh khu vườn, nói chuyện và thưởng thức một bát trà xanh trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ. Trước mỗi tiệc trà, khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân). Khách thường dùng bánh ngọt bằng một cây tăm gỗ trước khi uống trà. Trong thời gian này, ngọn lửa than được chỉnh nhỏ lại và trong khi chờ nước sôi, chủ nhà hướng tất cả những người khách vào những câu chuỵện nhỏ mang tính chất nâng cao giá trị của cuộc sống tinh thần. Với một bộ dụng cụ pha trà rất đặc biệt, tinh xảo, chủ nhà biễu diễn các bước pha trà với những cử chỉ tỉ mỉ, khéo léo và nhanh nhẹn (các dụng cụ cần thiết cho việc pha trà rất đa dạng, phong phú và có thay đổi theo từng thời đại). Trước hết bột trà được cho vào bát sứ với một lượng chuẩn nhất định (khoảng nửa muỗng cà phê). Sau đó chủ nhà rót nước sôi vào từng bát một rồi dùng một dụng cụ nhỏ bằng tre (chasen) có hình dạng như cái đánh trứng, đánh nhẹ rồi mạnh dần lên cho đến khi nào trà sủi bọt. Các tiếp viên trong trang phục kimono nhẹ nhàng, cẩn thận, và cung kính mang trà đến cho từng người khách. Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về. Điều đáng chú ý ở đây là những thao tác, ngôn từ không những của chủ nhà mà kể cả của khách đều được hướng dẫn, luyện tập nhiều qua một trường lớp dạy trà đạo chính quy. Lần đầu tham dự buổi trà đạo, chắc chắn bạn sẽ có một cảm giác như chính bản thân mình đang tham gia đóng một vở kịch với nhiều thao tác phức tạp và những tình tiết nhỏ song vô cùng tinh tế.
    4.3. Trà đạo và cuộc sống của người Nhật:
    Bạn có thể hỏi rằng: Người Nhật có thường xuyên tham dự những buổi tiệc trà nghi thức không? Quả thật, ở Nhật hiện nay ít người có điều kiện tham dự các buổi tiệc trà với đầy đủ nghi thức theo đúng nghĩa của nó. Thông thường thú tiêu khiển bằng trà đạo vẫn là đặc quyền của tầng lớp thượng lưu, ngoại trừ giới tu sĩ. Tuy nhiên, nếu hỏi rằng hiện nay có nhiều người Nhật học trà đạo không, câu trả lời sẽ là: Có. Hàng triệu người, cả nam lẫn nữ, giàu và nghèo, đang theo học các lớp trà đạo của hơn 100 giáo phái khác nhau trên khắp nước Nhật. Cứ mỗi tuần, một số người dành khoảng hai tiếng đồng hồ để đến các lớp dạy trà đạo gồm ba hoặc bốn học viên. Ở đó, họ thay phiên nhau pha trà, phục vụ trà, rồi lại đóng vai như một người khách uống trà. Việc học trà đạo đòi hỏi học viên phải có sự hiểu biết sâu sắc và khả năng cảm thụ được sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố trực giác và tinh thần. Chính vì vậy, học tập để trở thành một thầy giáo dạy trà rất khó, đòi hỏi thời gian và sự say mê. Một học viên có thể học thuộc các bước cơ bản để thực hiện một buổi tiệc trà hoàn chỉnh sau ba năm, nhưng để trở thành một giáo viên dạy trà chuyên nghiệp thì việc học hỏi, tìm hiểu sẽ không bao giờ kết thúc. Cho dù quy trình của một buổi tiệc trà rất phức tạp đòi hỏi nhiều yếu tố, nhưng người Nhật vẫn học và họ cảm thấy rất thú vị và xứng đáng. Mỗi buổi tiệc trà, theo hình thức nào đi nữa cũng luôn luôn góp phần làm cho con người quên đi những nhọc nhằn thường nhật, tâm hồn trở nên thanh thoát hơn và muốn hướng đến điều thiện hơn.
    4.4. Kết luận:
    Qua việc học trà đạo của người Nhật, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ. Mọi người Nhật đều được hưởng một nền giáo dục rất hoàn thiện ngay từ bậc tiểu học. Ngoài các giờ học văn hóa chính quy tại trường, họ còn tham gia các khóa học để rèn luyện kỹ năng, tính cách và những điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như nghệ thuật viết chữ đẹp, hội họa, âm nhạc, nghệ thuật cắm hoa, chăm sóc vườn, nội trợ, làm gốm, trà đạo. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên nếu thấy chương trình của đứa trẻ học cấp một có cả học cách làm các loại bánh dân tộc mà buổi học này bắt buộc phải có bố hoặc mẹ tham gia. Trẻ em Nhật còn được dạy các lễ nghi trong sinh hoạt trong gia đình, phong tục và truyền thống dân tộc. Chính vì vậy, người Nhật có một phong cách và tính cách có thể nói là khá đặc biệt, khác với những người ở các quốc gia khác. Lấy việc học trà đạo làm ví dụ: mỗi người trong quá trình luyện tập các bước của một buổi tiệc trà phải tỏ ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Thêm vào đó, họ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động một trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà. Ngoài ra, người học trà đòi hỏi phải có khiếu thẫm mỹ cao, có sự cảm nhận nghệ thuật để có thể trang trí phòng trà. Vì thế, việc học trà đạo, ngoài việc thư giãn tinh thần, còn mang tính giáo dục rất cao.  Nền giáo dục mang đậm tính truyền thống này đã tạo cho người Nhật có ý thức và niềm tự hào cao độ về dân tộc mình. Trong lịch sử, chính sự hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc của người Nhật đã góp phần phục hưng đất nước Nhật. Tác giả thiết nghĩ đó chính là bài học bổ ích cho mỗi người Việt Nam chúng ta noi theo để xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh với một nền văn hóa lâu đời của lịch sử 4000 năm.
    5. TRÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ
    -Không uống trà khi đói bụng. Vì chất trà sẽ đi vào tạng Phế làm lạnh hai tạng Tỳ và Vị.
    -Không uống trà quá nóng. Người ta tính rằng nếu uống trà nóng trên 65oC sẽ dễ bị tổn thương vách trong của bao tử dẫn đến đau bao tử. Nhiệt độ lý tưởng khi uống trà là 56oC.
    -Không uống trà lạnh. Vì dễ gây lạnh bụng dẫn đến biếng ăn và tích đàm.
    -Không nấu trà quá lâu. Vì những chất phenol, chất béo và hương trà sẽ bị mất đi trong quá trình oxy hóa. Nấu trà lâu cũng làm cho nước trà bị đục, trông mất ngon.
    -Không nấu trà nhiều lần. Theo kinh nghiệm, đun trà lần đầu thì dung chất là 50%, lần hai còn 30%, lần ba còn 10%, lần thứ tư thì trà đã chẳng còn là trà mà đã thành nước độc.
    -Không uống trà trước khi ăn. Vì như thế sẽ kích thích bao tử tiết ra nhiều chất chua làm mất cảm giác ngon miệng, khiến cơ thể hấp thụ kém đi.
    -Không uống trà ngay sau khi ăn. Vì điều này sẽ tạo ramột phản ứng kết tủa khiến bao tử khó hấp thụ được chất sắt - một chất rất cần cho cơ thể - trong thức ăn.
    -Không uống thuốc bằng nước trà. Vì trà sẽ làm cho thuốc mất tác dụng. Người xưa từng có câu: ?otrà diệp thủy giải dược? (nước trà có thể hóa giải tất cả các thuốc men.)
    -Không uống trà để qua đêm. Vì khi để lâu như vậy, rất có thể trong nước trà đã xuất hiện những loài vi sinh và nấm mốc.
    (Hết)
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tiện đây giới thiệu luôn món Bún Chả Hà Thành, thưởng thức bún chả xong, nhâm nhi chén trà cũng thú vị lắm.
    Bài viết sau được Thạch Lam tiên sinh chấp bút, trích trong tác phẩm: Hà Nội ba sáu phố phường.
    Vẫn Quà Hà Nội
    Kể về các thứ quà mặn, thì Hà Nội còn nhiều: nào bún riêu, bún chả, thang cuốn, nem chua, nào miến lươn và bún ốc. Mỗi thứ, tất nhiên có một vị riêng, và cả đến mỗi hàng, lại cũng có cái ngon riêng nữa. Tôi thích nhất cô hàng bún ốc, không phải vì món hàng cô tôi thích ăn xin thú thật rằng tôi sợ các bác ốc lắm nhưng tôi thích nhìn người ta ăn, vì nghe thức quà của cô là cái điểm không thể thiếu được của một cảnh bình dân hoạt động trong các ngõ con và trên các bờ hè. Người ta xúm lại ăn quà bún ốc một cách mới ngon lành làm sao! Có ai buổi trưa hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phần và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, và khiến đôi khi rõ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình. Cô hàng ốc có một cái dụng cụ, một đầu là búa, một đầu là dùi nhọn. Một cái gõ nhẹ, và một cái trở tay, là con ốc nguyên cả ruột đã gọn gàng rơi mình vào bát nước. Cô thoăn thoắt rút ốc không kịp, trông thấy người ta ăn ngon lành, chính cô cũng sinh thèm. Ấy cô có thú thực với tôi như thế. Cùng họ nhà bún, riêu cua và thang cuốn vốn là quà sở trường của các bà. (Mà nghiệm ra cái triết lý sâu sắc này: thứ quà nào bán cho các bà bao giờ cũng đắt hàng, vì hai lẽ: một là vì các bà nội trợ bao giờ cũng saon tiền, hai là các bà ăn quà đã thành tục ngữ, ca dao). Lạ có một điều: nhà mình làm lấy, dù bà vợ khéo tay đến đâu, ăn cũng không thấy ngon bằng mua các hàng rong, nhất là hai thứ thang riêu. Tại sao vậy? Có ai tìm ra cái lẽ triết lý thứ ba không? Miến lươn là thức quà ăn bổ âm, nhiều người bảo thế. Đàn ông thì không hay tin, nhưng đàn bà thì dễ tin lắm. Thế cho nên đã thấy nhiều ông chồng không thích ăn lươn, mà vẫn bị các bà vợ ép cho ăn dù tiền các bà ấy trả lấy. Tình nghĩa đằm thắm của vợ chồng đôi khi có thể lấy nhiều ít miến lươn mà đo được. Ấy, suýt nữa đi khỏi các thứ quà cốt bún, mà tôi quên không nói đến thứ quà bún quang trọng và đặc điểm nhất của Hà Nội băm sáu phố phường: đó là thức quà bún chả. Phải, cái thức quà tầm thường đó, sáu tỉnh đường trong, bốn tỉnh đường ngoài, chẳng có đâu ngon bằng kinh đô. Ai cũng phải công nhận như thế, hay ít ra những người sành thưởng thức. Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói, ô lên Hà Nội, đã phải ứng khẩu đặt hai câu thơ như thế này, khi ngửi thấy mùi khói chả: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long Bún chả là đây có phải không? Mà cảm hứng thế thì chí phải. Khi ngồi cuống chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng. Những thứ rất là tầm thường, rất là giản dị mà đi gần nhau sao lại sinh ra được mùi vị riêng như thế? Ai là người đầu tiên đã nghĩ ra bún chả? Người đó đáng được chúng ta nhớ ơn và kính trọng ngang, hay là hơn với người tạo nên được tác phẩm văn chương ... Có lẽ người kia còn làm ít cho nhân loại hơn là người này nữa. Tiếc thay tên người tài tử đó thất truyền, để không liệt kê vào cái sổ vàng của những danh nhân "thực vi đạo". Thứ bún để ăn bún chả, sợi mành và cuộn từng lá mỏng, khác với các thứ bún thường. Chả phải thịt ba chỉ, mà phải dùng cặp tre tươi nướng mới ngon. Quái, sao cái nước chấm của các hàng bún chả hàng ngon thế! Có lẽ là họ dùng nước mắm hạng vừa, nghĩa là không quá chua, cho nên thành ngon chăng? Nước chấm ấy mà điểm thêm mấy giọt chanh vào thì tuyệt: có thể thấm nhuần cả bún, cả rau, cả chả mà không mặn, không gắt như nước chấm của nhà. Nhưng bún chả Hà Nội đặc biệt có lẽ vì cái rau húng Láng. Vì chỉ có rau húng ở Láng là có mùi vị húng, đem trồng chỗ đất khác, sớm chậm cũng đổi ra mùi bạc hà Viết đến đây tôi lại nhớ đến bác Tú Mỡ thường mời bạn hữu ăn và thường khoe mình là ẩn dật ngay trong rừng húng Thế cho nên bún chả thì phải là bún chả Hà Nội mới đủ vị cho người thưởng thức và phải là bún chả xưa vẫn ngồi trước đến Bạch Mã, Hàng Buồn, mới là bán hàng ngon. (Tất nhiên có nhiều các hàng khác ở phố cũng ngon chẳng kém, nhưng tiếng tăm chưa nổi đó thôi).
    Đọc đã thấy thèm rồi. Lúc nào rảnh rỗi ta đi làm mấy phát bún chả nhể. Chẹp Chẹp...
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 07:13 ngày 03/08/2006
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đã có trà, bún chả rồi. Bây giờ chúng ta thưởng thức rượu vang nhá. Bài viết trên Vietnamnet:
    Nghệ thuật uống rượu vang ​

    Khi thưởng thức rượu vang, bạn phải nhấm nháp từ từ để cảm nhận sự dịu ngọt của nó. Thưởng thức rượu vang cũng là một nghệ thuật, một niềm đam mê.
    Ai cũng có thể uống thức uống này, nhưng để nếm và cảm nhận được những đặc điểm khác nhau của vang, bạn cần có thời gian luyện tập. Cầm ly rượu vang, người sành rượu vang sẽ sử dụng nhiều giác quan để thưởng thức thật chậm rãi, từ màu sắc cho đến hương vị.

    Ngắm, ngửi và nếm rượu vang



    [​IMG]
    Người mê rượu vang luôn có cảm giác hứng thú ngay từ khi rót rượu vào ly, ngắm nghía độ trong của rượu cũng như sự thay đổi màu sắc dưới ánh sáng. Bạn có thể đặt ly ruợu trước tấm phông trắng để thấy rõ màu rượu đậm hay nhạt, hoặc cầm ly rượu nghiêng nhẹ, cho một ít rượu tràn lên thành ly. Màu rượu càng đậm có nghĩa rượu càng ngon, càng đậm đà. Đừng ngại ngùng khi đặt mũi vào sát miệng ly để ngửu mùi. Tuy nhiên, hãy chọn không gian trong lành, không khói thuốc, mùi nước hoa quá nồng hay mùi thức ăn ngào ngạt để việc cảm nhận mùi. Rượu vang ngon là mùi trái cây thơm mát.
    Ngửi mùi rượu vang là bước chuẩn bị cho việc nếm rượu. Khi nếm, bạn hãy nhấp từng ngụm nhỏ, giữ một ngụm nhỏ trong miệng, rồi dùng lưỡi đưa qua đưa lại. Phần ngọt của rượu sẽ được phát hiện nhờ đầu lưỡi, phần chua được phát hiện cạnh lưỡi, phần đắng được phát hiện bởi phần cuống lưỡi. Cảm giác đầu tiên khi uống bao giờ cũng là ngọt, sau đó là chua và sau cùng là đắng.
    Rượu vang và món ăn
    [​IMG]
    Chọn rượu cho món ăn rất quan trọng. Mỗi loại rượu vang, trắng hay đỏ, đều đi theo món ăn mà bạn sẽ dùng. Tuy nhiên, việc chọn vang trắng hay đỏ không hoàn toàn mang tính bắt buộc. Nhưng những người sành ăn uống đã đúc kết kinh nghiệm và đưa ra một vài lựa chọn cho bạn. Với các món ăn được chế biến từ cá, tôm hùm, cua... bạn nên dùng vang trắng chát hoặc hơi chát (ví dụ rượu vang trắng vùng sông Loire). Các món ragu, rô- ti hoặc thịt nướng, bạn hãy dùng vang đỏ hơi đậm (vang đỏ vùng sông Loire, vàng Bordeaux nhẹ...) Với món ngan ngỗng của Pháp, rượu vang trắng có vị rất ngọt, nhưng là lựa chọn phụ hợp nhất dành cho bạn. Vang Rose'' thường được dùng vào mùa hè, cho những bữa ăn ngoài trời. Khi uống loại rượu vang này, bạn nên ướp cho thật lạnh. Tránh dùng rượu vang chung với nước, trái cây, salad và sô- cô- la. Giấm trong món salad và sô- cô- la được coi là kẻ thù của thức uống này.
    Cách chọn rượu vang
    Không phải ai cũng biết cách chọn rượu vang. Muốn chọn loại tốt, bạn phải có kinh nghiệm và kiến thức về từng loại rượu. Để tránh gặp khó khăn lúc chọn rượu, trước khi mua, bạn nên biết rõ mình cần loại rượu nào. Có thể dựa vào món ăn mà bạn sẽ dùng, sở thích của vài người trong gia đình. Nếu thích loại rượu vang đã từng dùng, bạn hãy ghi nhớ để sau đó để tìm mua loại tương tự. Ý kiến của những người sành về rượu cũng sẽ giúp ích cho bạn
    (Theo- VHTT)
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 08/08/2006
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    ăn xong rùi, uống nhỉ, nước ép trái cây:
    [​IMG]
    Nguyên liệu
    4 tách nước ép táo.
    3 tách nước ép dứa.
    2 tách nước ép trái nham lê.
    1 trái chanh.
    1 thỏi quế.
    1/4 muỗng cà phê bột nhục đậu khấu xay.
    Câch làm
    1. Cho tất cả các nguyên liệu : nước ép táo, nước ép dứa, nước ép trái nham lê, vỏ chanh, thỏi quế và bột nhục đậu khấu vào một cái ấm lớn mang đun sôi, hạ lửa và hầm trong 10 phút. Lọc sạch và dùng khi còn ấm.
    2. Dùng dao gọt vỏ chanh, chỉ gọt phần vỏ xanh. Cắt phần vỏ thành những lát nhỏ 1,25cm.

  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đi làm về mệt mỏi mà được một đĩa kem do bàn tay đảm đang của vợ làm thì còn gì sung sướng hơn ?
    Món Kem đậu trắng​
    [​IMG]
    Nguyên liệu
    + 1 tách đậu trắng khô, ngâm nước qua đêm, lọc bỏ nước.
    + 1 củ hành vừa, cắt làm đôi.
    + 1 tép tỏi, lột vỏ và giã nhỏ.
    + 2 nhánh húng quế.
    +muối thô và tiêu đen xay để nếm.
    +1/4 tách kem nguyên chất.
    + 2 muỗng canh bơ lạt hoặc bơ có hương tỏi.
    Cách làm
    Trộn đậu đã lọc, hành, tỏi và húng quế trong một cái chảo xào. Cho lượng nước lạnh vào ngập trên hỗn hợp 5cm. Đun sôi với lửa cao, rồi hạ lửa và hầm trong 20 phút. Nêm muối và tiếp tục nấu cho đến khi đậu mềm, thêm khoảng 15 phút nữa tuỳ thuộc vào độ khô của đậu. Lọc lấy đậu, giữ lại 1/2 tách nước nấu đậu.
    Cho đậu và chất lóng vào chảo, cho kem vào và hầm trên lửa vừa. Nấu cho hơi đặc trong khoảng 5 phút. Cho bơ vào, quậy và nêm muối, tiêu.
    CÁC CÁCH KHÁC : Đậu và hành màu hạt trai (củ ném) có thể thay thế cho đậu trắng.
    Làm lỏng đậu trắng : Nếu kem đậu trắng quá đặc đối với sở thích của bạn, đây là phương pháp làm lỏng ra. Dùng máy trộn hoặc trộn bằng tay, cho 1/2 tách nước đậu vào và trộn, cho thêm 2 muỗng dầu ôliu vào đậu, mỗi lần một ít cho đến khi hỗn hợp đạt đến độ đặc của kem. Dùng hỗn hợp này thay cho công thức trên dùng bơ và kem.

  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Vịt nướng mật ong
    Nguyên liệu:
    1kg thịt vịt, mật ong, dấm ngâm tỏi, hoa hồi, bột ngô, có thể cho thêm hạt nêm.
    Cách làm
    Vịt sơ chế sạch, chặt miếng to bằng bàn tay. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ, hoa hồi xay vụn. Trộn một ít hạt nêm với giấm, tỏi băm, hoa hồi, có thể cho thêm chút nước để hỗn hợp gia vị tan đều và không bị đặc quá.
    Dùng chổi nhỏ quét nhiều lớp gia vị lên các miếng thịt, đặc biệt là phần da. Cho thịt vào tủ lạnh 2 giờ cho ngấm, sau đó, lấy ra, cho vào lò nướng từ 20 đến 25 phút. Cho chút dầu vào chảo đun nóng, úp mặt da của những miếng thịt vịt xuống mặt chảo, rán vàng, hơi cháy xém là được.
    Chặt thịt vịt thành miếng nhỏ vừa ăn rồi bày ra đĩa, ăn ngay. Có thể nướng thịt vịt trên than hoa, tuy mất thời gian nhưng món ăn sẽ dậy mùi hơn.
    (sưu tầm)


  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bún Thang Hà Nội
    Các món quà gốc bún quả là nhiều: Bún ốc, bún riêu, bún sườn, bún bung, bún chả và bún thang... (mỗi thứ mỗi ngon, mỗi thứ mỗi hương vị).
    Ai trông thấy bát bún thang đơm sẵn bày lên chiếc chõng tre thấp lùn giữa chợ Đồng Xuân xưa mà chẳng muốn ngắm nhìn, muốn được ăn cho dù không đói.
    Cô hàng bún thang ngày ấy quần áo sạch sẽ, chau chuốt gọn gàng, duyên dáng. Có khách ngồi ăn, cô mỉm cười, nhẹ nhàng cầm chiếc bát nhúng vào nồi nước sôi, rồi lau khô bằng chiếc khăn bông trắng lúc nào cũng như còn mới. Cô xếp ít rau răm, mùi tàu xuống đáy bát, bày bún lên trên, bún đơm gần sát tới miệng bát rồi từ từ cô xếp các thứ nguyên liệu thực phẩm khác lên nền mặt bún trắng. Góc đầu tiên là trứng tráng mỏng tang thái chỉ, góc bên là lườn gà xé phay, góc thứ ba là giò lụa thái sợi, góc cuối cùng đành rắc tôm bộng ở chính giữa là lòng đỏ trứng mặn, xung quanh lác đác mấy lát lạp sườn đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa mà nhuỵ là khoanh trứng vàng sẫm.
    Sau cùng cô hàng lấy chiếc muôi bóng loáng múc nước dùng đang sôi trong nồi, chan một ít vào bát rồi lại nhẹ nhàng gạn vào nồi để làm cho những sợi bún thấm nóng rồi mới chan tiếp thật vào bát cho vừa ăn.
    Ăn bún thang ở hàng tất nhiên là đắt nhưng thực sự là ngon. Bún thang làm ở nhà không sao địch nổi. Cho nên dù tốn kém, nếu thích cái món chế biến hết sức cầu kỳ tỉ mẩn này cứ phải ra hàng nổi tiếng, bởi ở nhà không thể có nồi nước dùng ngọt như vậy. Các bà nội trợ khẳng định phải có đủ 20 thứ mới làm được bún thang ngon.
    Tuỳ theo khẩu vị từng người nên cho thêm chút mắm tôm vào bát cho dậy mùi, bún thang mà không ăn với mắm tôm thì còn đâu hương vị bún thang.
    [Sưu tầm]

Chia sẻ trang này