1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm Thực Đất Sài Gòn !!! ( Nơi tìm và giới thiệu quán ăn... )

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi colalight, 06/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Nghe bảo người ta nấu nước lèo cho mì gõ thường lấy trùn chỉ và ....chuột cống, không biết có thật không.
  2. zenviet

    zenviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: "Cao lâu cồn" để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
    Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái "bụp!" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là "món ngon trời hành".
    Con hến ngon nhất là hến sống ở cồn. Cồn hến là bãi đất phù sa rộng nổi lên giữa sông Hương quanh năm nước trong vắt, ít phù sa và chất phèn. Đáy sông quanh cồn là một lớp bùn sâu rất thích hợp cho loài hến sinh sôi nảy nở. Người dân chuyên sống bằng nghề xúc hến bán, hằng năm đều làm lễ cúng hến vào tháng bảy trên những con đò có cờ xí đủ màu sắc, có trống đánh rộn ràng, náo nhiệt cả khúc sông.
    Nước hến luộc và con hến xào kèm theo bún tàu, măng khô là hai món chính trong cơm hến, thêm vào đó là hành lá, rau thơm, khế, chuối bắp xắt mỏng như sợi tơ, bạc hà, đậu phụng, nước mắm tỏi, da heo rang vàng, tóp mỡ, ớt tương. Đặc biệt là sự có mặt của ruốc tươi. Điều quan trọng là bếp lửa của nồi nước hến luôn đỏ, vì nước hến nóng có vị ngọt và không tanh.
    Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào "hến khô... ông" là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.

  3. zenviet

    zenviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.
    Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.
    Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.
    Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới
    Được zenviet sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 05/01/2007
  4. wings

    wings Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    3.552
    Đã được thích:
    4
    Chính xác hơn la? đê? cho Nước Le?o ngọt hơn thi? nếu du?ng xương thi? đắt quá (vi? 1 tô chi? bán có 2k-3k ma?), nên ngươ?i ta du?ng con ...Chuô?n Chi? (mấy con lăng quăn da?i thòong lòoong để cho cá ăn ý) cho va?o 1 cái vợt va?....ngâm xuống nước cho Ngọt. Cách na?y vư?a re? lại tạo ra nước có độ ngọt tốt ma? không câ?n du?ng Đươ?ng va? Xương đê? ninh. Co?n va?i cục xương trong ý chi? đê? la?m.....kiê?ng ma? thôi.
    Co?n Thịt chuột nó luôn đo?, mê?m, va? re? hơn các thịt khác. Thậm chí....miêfn phí khi bất chợt bắt được con na?o.....bo? qua....hí hí.....Nhất la? khi ninh chung với nước le?o thi? thịt chuột vâfn co?n giưf 1 ma?u duy nhất, nhất la? khi đê? lâu ngoa?i trơ?i va? đê? nga?y qua nga?y.....
    Ơ quê du?ng chuột đô?ng, co?n TP thi?...hí hí hí...... Dif nhiên không pha?i quán na?o cufng giống nhau. Ngươ?i sa?nh ăn sef phát hiện ra ngay ma?.
  5. wings

    wings Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    3.552
    Đã được thích:
    4
    Chèp chèp cứ nhf́c 'Ắn mòn fn là?...lài....thè?m thuĂ?ng roà?i. Qua quàn CĂ" Hai gòi 1 mòn mới 'ược...
  6. zenviet

    zenviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ẩm thực nước ta có nhiều món độc đáo, nhưng phổ biến nhất phải kể đến bún, dĩ nhiên, không thể không nhắc tới bún bò Huế
    Những sợi bún con con, trắng nõn, kết hợp cùng sản vật các địa phương đã cho ra nhiều món ăn đặc sắc, hấp dẫn thực khách. Từ sợi bún nhỏ nhắn, tròn trịa, dài mềm mại đến hớp nước dùng ngọt đậm đà, chắt lọc từ xương heo, xương bò cùng chất "tinh túy? của hồn Huế, chính là đặc trưng của món ăn này.
    Tô bún bò chính gốc ở Huế không có giò heo, mà chỉ có lát thịt bò thăn thái mỏng nâu nâu, nhìn rõ những thớ gân trắng trong ngoằn ngoèo. Lớp váng gồm hỗn hợp sả bằm, ớt sa tế xào chung với hột điều phủ lên bề mặt tô bún một màu vàng óng, sóng sánh trông thật hấp dẫn, điểm thêm vài cọng hành lá, hành tây xắt khoanh và nhất là một gốc sả nấu chín cho thêm đậm đà. Đĩa rau ăn kèm gồm bắp chuối bào sợi, rau thơm?
    Trời mưa còn gì tuyệt bằng thưởng thức một tô bún vẫn còn bốc hơi nghi ngút, thơm lừng mùi mắm ruốc đặc trưng của người Huế, thảng nghe hương sả, ớt cay nồng quyện trong làn khói.
    Ăn bún bò, không thể thiếu các loại rau đi kèm như rau má, muống, rau nhút, cần nước, rau đắng, cải xanh, giá sống?

  7. zenviet

    zenviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0

    Cũng giống như mì Quảng, các món như bánh bèo, bánh nậm và bánh lọc được nhiều người biết qua những gánh hàng rong đi khắp phố phường. Và người dân xứ Quảng xa quê không gì nhớ bằng nó.
    Đây là những món ăn dễ làm và có thể ai cũng tự làm được. Nhưng để làm cho thật ngon, níu chân được khách quay lại lần sau có lẽ không nhiều. Ở Đà Nẵng, với những món bánh bèo, bánh nậm và bánh lọc thì quán của bà Bé ngon có tiếng. Quán đã ngon mà có thêm địa chỉ rất dễ nhớ. Chủ quán cho biết đã làm nghề này hơn 10 năm và đã đông khách ngay từ những ngày đầu. Quán mở từ sáng sớm cho tới tận tối nhưng không lúc nào vắng khách.
    Bà chủ bảo, làm bình thường thôi, có nghĩa là gạo cũng ngâm trong ngày để làm, nhưng là tôm, thịt băm nhuyễn với nấm mèo. Cái hay của bánh bà Bé là luôn luôn nóng, mà bánh nóng thì ăn mới ngon. Bà Bé cho biết, tuỳ loại bánh mà có loại nước chấm đi kèm, cũng như cách trình bày cho phù hợp. Như bánh bèo thì ăn bánh bèo chén thích hơn khi bày ra đĩa. Bánh nậm với bánh lọc thì lá lúc nào cũng xanh mướt, nhìn rất bắt mắt. Bánh bèo chén chấm với nước mắm ngọt. Còn bánh lọc thì ăn nước mắm mặn, ớt cay.
    Dù khách đông chật quán nhưng không khi nào để khách ngồi chờ. Không khí của quán cũng tạo cho cảm giác như gánh hàng rong bởi khách thích ngồi vỉa hè nhiều hơn là ngồi trong nhà. Mỗi người chỉ cần 10.000 đồng là nếm đủ loại bánh bèo, nậm và lọc.
    Địa chỉ: Bánh bèo Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ, Đà Nẵng.

    [​IMG]
  8. thaonguyentm3

    thaonguyentm3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi? Bác Wings mà tả thế này thì ai mà dám ăn mì gõ nữa. Em đây đã trót ăn mì gõ một lần mà giờ nghe bác tả thế này em còn hối hận vì đã trót ăn nữa đó. Chắc ra đường mấy bà hủ tiếu, mì gõ dí bắc Wings chạy không còn đường về nhà nữa đó........
  9. hoguom_thaprua

    hoguom_thaprua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Khuất mắt trông coi,đói dói bụp ngon hết,lo gì em
  10. sonaki

    sonaki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Quán... "chảnh"
    Sài Gòn có nhiều nhà hàng, quán xá. Và Sài Gòn cũng có những quán rất"chảnh": thức ăn ngon, giá mềm, quán đông nhưng lại chẳng cần khách!
    Ăn coi giờ, ngồi tranh ghế!
    Tình cờ đi trên đường Nguyễn Văn Giai, nghe hai cô bạn gái kháo nhau:
    - Ê mày, chiều nay ra đi ăn bánh canh Cầu Sắt nha.
    - Chiều nay 4g tao mới học ra.
    - 4g mà tới thì chỉ có nước liếm nồi!
    Những ai ở khu vực chợ Đa Kao đều biết đến quán cóc bán bánh canh cua, giò heo ở 65 Nguyễn Văn Giai, quận 1 (đường ra Cầu Sắt cũ). Bánh canh của ông Ba bán rất ngon nhưng chỉ bán trong thời gian 45 phút từ 15giờ 15 đến 16g. Nếu bạn đến trước 5 phút thì hãy... chờ đi.
    15g10 quán mới bày bàn ghế ra và chỉ có chưa tới 20 ghế con. Lúc đó bạn phải tranh thủ lấy một cái. Nếu không, sẽ phải đứng mà ăn! Bánh canh ở đây có hai loại: bánh canh giò heo, móng 7.000 đồng/tô và bánh canh cua 17.000 đồng/tô. Nhưng bánh canh giò heo chỉ có trong 15 phút đầu là hết sạch. Hỏi ông sao bán ít thế, không làm nhiều bán thêm? Ông Ba nhướn mày hỏi lại: "Bán chi? Nhiêu đó đủ rồi. Làm nhiều thêm ai nhổ lông cho kịp?".
    Không phải chỉ quán bán thức ăn mặn mới "chảnh". Quán bán đồ chay cũng "chảnh" luôn! Quán 235/3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 chỉ bán từ 21-22g. Quán bán đồ ăn chay (bì cuốn, bún măng, mì xào, và bánh canh chay) khá ngon, giá chỉ có 4.000 đồng/tô. Có lần một khách hàng "lỡ dại" đến trước 15 phút, thấy người cháu gái phụ bán đã bày bàn ghế ra, khách? xin phép ngồi chờ đến đúng giờ sẽ ăn. Nói chưa dứt câu đã bị bà chủ quán xua tay đuổi như đuổi tà: "Cô cậu đi đi, đi đâu đó chơi rồi chút quay lại, giờ tôi chưa bán đâu, mới về còn mệt lắm". Ấy vậy mà có hôm đến 21g15 quán vẫn chưa mở cửa, mọi người bảo nhau chờ chút vì hôm nay ngày rằm, bà chủ quán đang bận tụng kinh chưa xong (?!).
    Chủ quán là... thượng đế!
    Quán cóc bán bánh đúc ở số 116/11 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận là một dạng quán "chảnh" kiểu khác. Quán bán từ 3-7 giờ chiều và gần như lúc nào cũng đông khách. Nhưng dù khách đến vào lúc đông hay vắng khách cũng không có ai đến tiếp hay hỏi xem khách ăn gì?! Khách phải thường xuyên giơ tay lên và hét toáng "cho tôi 2 hoặc 3,4 phần bánh đúc" cho đến khi nào bắt gặp gương mặt của một trong những người phục vụ lạnh lùng liếc xéo thì khách mới có thể yên tâm rằng trong khoảng 10 phút nữa mới có bánh ăn.
    Tương tự như thế, quán ốc Kỳ Đồng (ở góc đường Trương Định - Kỳ Đồng) nổi tiếng khá ngon nhưng bạn đừng mơ được phục vụ chu đáo. Khách vào không có ai tiếp, kêu rát cổ mới có người đến hỏi và phải ngồi chờ đến lúc không chịu nổi phải la vài lần "thức ăn của tôi đâu?" mới hy vọng có người nhớ mang ra. Khách nào không chờ nổi, giận quá bỏ về, quán cũng chẳng ai quan tâm!
    "Chảnh" nhưng vẫn đông khách!
    Nhờ đông khách nay quán bánh đúc và quán ốc nêu trên đã lên thành quán khang trang hơn, thuê thêm mặt bằng và?tăng giá. Quán bán bánh đúc từ lúc thuê mặt bằng rộng hơn thì tăng giá từ 3.000 đồng lên 6.000 đồng/phần. Chủ quán cho biết: quán bán đông, khách ưa kêu thêm nên làm luôn một lượt 2 phần gộp 1 cho nhanh! Quán ốc cũng vậy, cũng gộp 2 phần từ 10.000 đồng/đĩa lên thành 20.000 đồng/đĩa.
    Nghịch lý ở chỗ quán "chảnh" như thế, nhưng vẫn cứ đông khách! Đi ăn về nhiều lúc bực mình, khách thề rằng sẽ không đến nữa nhưng vài bữa sau có khách vẫn quay lại. Họ? ghiền cái ngon hay ghiền cái phong vị... chảnh chăng? Một khách hàng từng than phiền về cách phục vụ của quán nói: "Cái "chảnh" đó lúc đầu thì thấy bực mình nhưng lâu dần? thấy quen, không còn bực mình nữa!". Chị Linh, một người khách thường xuyên ăn ở quán bánh đúc bình phẩm: "Đó, chị nhìn đi. Tuy người phục vụ mặt lúc nào cũng lạnh như băng có vẻ như không đếm xỉa gì chị nhưng chị vô lúc nào, sau ai, trước ai, người phục vụ đều biết rõ. Ai đến trước có trước, ai đến sau có sau, rất chính xác và không hề "nhảy cóc" một ai cả".
    Ở quán bán thức ăn chay, có khách đã ăn quen chấp nhận luôn cái sự khó ưa, cái "chảnh" rất riêng của quán! Khách quen hỏi vị chủ quán: "Sao bác không bán sớm hơn một chút cho khỏe. 22g bán xong, dọn dẹp cũng đã đến 23g?" thì câu trả lời muôn thuở vẫn là "quen rồi".
    Thế tại sao quen giờ này mà không là giờ khác? Câu hỏi nay thì cả chủ quán cũng ngớ ra và quay sang hỏi bà khách quen đã ngoài 70 tuổi của mình: "Bà đã ăn ở đây từ thời còn trẻ, thế bà có biết vì sao không?". Bà khách trả lời: "Tôi cũng không nhớ, chỉ biết là đã quen ăn vào giờ này rồi". Cái sự "quen rồi" ấy đã diễn ra 40 năm nay và nó đã trở thành như một điều hiển nhiên, quen thuộc đến nỗi cả cô chủ quán được cha mẹ truyền nghề lại và bà khách ăn quen từ thời còn trẻ cũng quên mất lý do vì sao, chỉ biết đơn giản là "quen rồi". Đã là một thói quen thì?khó mà thay đổi! Một người khách triết lý: đừng hy vọng nhiều thì sẽ không thất vọng. Quen là vậy
    ==> Nghe một người bạn nhận xét về quán
    "hix, tuy là lần đầu vô ăn tức lắm, mình trả tiền mua chứ có đi xin đâu mà bị liếc xéo , nhưng lâu dần cũng quen, rùi tự nhiên lại thấy thích thích cách phục vụ kỳ quái này." Nhưng rùi cũng thấy hay ...
    AI chưa từng ghé 1 trong 3 quán đó thi ghé thử xem đúng không ah, bảo đảm sẽ không nói gì ngoài câu "KHông thèm quay lại nữa" khi lần đầu tới quán

Chia sẻ trang này