1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực du lịch - Trên đường lượt phượt . . .

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi DuGia, 19/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequangxa

    lequangxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    bác Nha Trang mua thu đang ở HN hay ở Nha Trang
    bác có muốn nhận đồng hương ở HN ko thì liên hệ với em.
    ok
    Mà bác còn cái gì ăn hấp dẫn nữa ko thì post tiếp đi
  2. 25LTK

    25LTK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    2
    Bác Dugia cho em góp thêm tý rượu vào topic của bác nhé. Đọc bài của bác xong thèm rưọu theeế.
    Rượu Chít
    Không biết tự ngàn xưa ai nghĩ ra chuyện bắt con sâu chít ngâm rượu. Dịp Tết vừa qua đến nhà một người bạn, tôi được anh lôi chai rượu sâu chít ra mời. Anh bảo "rượu Tây, rượu Tàu có đủ cả, nhưng nay tôi mời ông rượu nội, bổ lắm đấy". Rồi anh nghiêng chai. Chất rượu trong vắt ánh mầu tơ tằm. Tôi nhấp thử một ngụm nhỏ, không tanh mà còn đậm một vị ngọt.
    Tôi lơ mơ nghĩ đến cây chổi chít quét nhà. Một cây chổi khoảng mươi mười lăm bông chít. Những rừng chít bạt ngàn từ Hòa Bình lên Sơn La và cuối cùng là Điện Biên, cung cấp hàng vạn cây chổi chít mỗi năm. Lên đây tôi mới biết, người dân ở đây còn có một nghề phụ là sản xuất rượu sâu chít. Người ta vào rừng chít, nhìn cây nào không có bông, đoạn ngọn úa vàng chắc chắn ở đó có con sâu chít. Con sâu chít chính là trứng của **** trắng. Sâu ăn hết nõn hoa của cây chít thì trở nên béo tròn, trắng nẫn.
    Tôi biết điều đó khi len lỏi qua các bụi chít, phát hiện ra một cây úa. Người ta chặt đoạn chít phình ra có sâu làm tổ, đem về nhà chẻ ra để bắt chú sâu. Một ngày may mắn cũng chỉ được vài ba chục con. Đúng là công việc của kiến tha mồi. Chai rượu 65 với non nửa sâu chít, không đếm cũng biết cỡ gần trăm con, bán với giá hai mươi lăm nghìn đồng cũng chứa chất ở đó bao nhiêu công sức lần mò trong đồi núi.
    Lần này lên Điện Biên, tôi đã nhìn thấy rượu sâu chít có ở nhà hàng, khách sạn, ngoài chợ. Khách quen nhậu không ai là không mua một hai chai. Cô gái Thái cười "cũng may là bây giờ nhiều khách đến thăm Điện Biên để chúng em còn bán được rượu sâu chít".
    Rượu ngô Bản Phố
    Lên biên giới phía Bắc, đến Bắc Hà, ngoài việc được đi thăm các thắng cảnh như hang Cô Tiên, nếm vị ngọt và giòn của đào Pháp, mận Tam Hoa hẳn mọi người không ai không biết đến hương vị thơm nồng nhưng êm dịu của loại rượu ngô mà ai cũng gọi là rượu Bắc Hà. Đúng là sản phẩm của Bắc Hà nhưng chỉ một xã nấu được rượu này là xã Bản Phố cách trung tâm huyện khoảng 5 km. Tôi đã đến Bản Phố cách đây ít ngày và được chứng kiến cảnh nấu rượu ở nhà anh Vàng Seo Tủa. Theo anh muốn có rượu ngon, chất làm men rượu phải là hạt cây Hồng mị trồng trên nương, giống như hạt kê. Còn chất độn chính là loại ngô nếp vàng chỉ ở Bản Phố mới có. Ngô trồng 6 tháng mới cho thu hoạch. Khi già để chín và khô ở trên nương rồi mới hái về. Tách hạt ngô xong đem luộc chín, giã hạt hồng mi trộn đều trải trên ni lông một đêm dưới nền đất, sau đó mới cho vào các túi ni lông hoặc thùng gỗ đóng kín lại. Thời gian ủ men lên tới 7 ngày, 7 đêm. Dụng cụ chưng cất rượu phải là chảo gang được quây xung quanh bằng chiếc thùng gỗ đóng đai rất kín đặt trên chiếc lò rộng tới 5m2 lúc nào cũng đỏ lửa. Rượu ngưng tụ đưa ra ngoài bằng một máng gỗ được làm rất công phu nối với ống dẫn rượu cũng làm bằng gỗ.
    Rượu ở Bản Phố sở dĩ có hương vị độc đáo là do nguồn nước và cách chế tạo men. Ở Bắc Hà bây giờ có rất nhiều nhà nấu rượu nhưng không ở đâu ngon bằng rượu Bản Phố. Một số nơi nguyên liệu làm men đã đổi khác đi để tăng thêm số lượng rượu, nhưng lại làm giảm đi uy tín và chất lượng của thương hiệu rượu Bắc Hà.
    Rượu Sán Lùng Lào Cai
    Xã Sán Lùng thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai - là nơi có thứ rượu ngon nổi tiếng. Nếu như các loại rượu khác đều cất từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín và ủ men thì rượu Sán Lùng được ủ và cất theo một quy trình độc đáo và công phu.
    Nguyên liệu là thóc mẩy đều hạt, đem ủ cho nảy mầm, lúc đó tinh bột được chuyển hóa thành đường ở mức cao nhất. Người Mông đem thóc nảy mầm cho vào chõ đồ chín, tãi ra nong cho nguội, tới nhiệt độ thích hợp mới trộn đều với men, rồi ủ từ năm tới sáu ngày, khi tỏa mùi thơm thì đem cất rượu. Dù quy trình, nguyên liệu như vậy nhưng nếu nấu ở nơi khác, rượu sẽ không ngon bằng ở Sán Lùng. Bởi ngoài những bí quyết truyền đời, có lẽ nguồn nước và tiểu vùng khí hậu là những yếu tố không thể thay thế được đã tạo ra hương vị đặc biệt của rượu Sán Lùng.
    Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.
    Khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về, xúm quanh đống lửa, người ta nhâm nhi chén rượu Sán Lùng với thịt trâu sấy khô lùi tro nóng, đập tơi ra chấm tương ớt trộn một chút chanh, hoặc nhấm với cá suối sấy khô nướng than thì quả là thi vị.
    Rượu nếp Tết Đoan Ngọ
    Tháng năm lịch trăng có Tết Ðoan Ngọ, hay Ðoan Ngũ, Ðoan Dương. Các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Ðào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc và cái lòng vàng tươi khêu gợi. Đương nhiên là không thể thiếu món rượu nếp.
    Tác giả món rượu để ăn chứ không phải để uống này là ai? Không biết. Nhưng nó cũng đủ làm hồng đôi má, lâng lâng xao xuyến lòng người. Từ lúc những tia nắng rẻ quạt đầu tiên xuất hiện trên vòm trời cao tít, đã nghe tiếng rao văng vẳng gần xa. Cái rá tre cố hữu, đậy miếng vải màn trắng muốt, đầy một chất rượu thơm lừng, mà ta biết dưới đáy chiếc rá có lót lá chuối tươi óng ánh kia, là chiếc bát sành, bát sứ hứng chất nước ngọt lừ ngây ngất, đầy thì rót vào "vịt" và từ cái vòi như cái cổ con thiên nga, thứ mật say ấy được tưới lên bát rượu nếp một mầu vàng ướt át cay tê, ngọt dịu, đủ mùi...
    Bát ăn rượu nếp thường là cái chén múc chè đường, nho nhỏ xinh xinh. Ðôi đũa ăn rượu nếp cũng chỉ nhỉnh hơn chiếc que chơi chắt chuyền của bé gái nông thôn. "Giết sâu bọ" bằng thứ khí giới này thật lạ. Những hạt rượu nếp thuôn thuôn như cái bọng con kiến rừng vàng sậm, tan trên đầu lưỡi cũng đồng thời thấm vào tận sâu thẳm thân ta một chất khác hẳn ngày thường.
    Trẻ con uống rượu là có hại vì nguy hiểm. Nhưng rượu nếp là của mọi người, nam, phụ, lão, ấu, từ cụ già trệu trạo đôi lợi, đến em bé năm ngón xòe hoa chấp chới...
    Làm rượu nếp công phu, phải đồ gạo hai lần, ủ men như làm "cơm rượu" mất nhiều thì giờ, nên ít gia đình có đủ kiên nhẫn và công phu chế biến. Tác giả món rượu nếp thường ở những mái nhà tranh làng quê êm ả. Ngày Ðoan Ngọ sắp đến, làm ít quà nhà ăn là chính và dôi ra thì đem bán khắp phố phường cho mọi người cùng thưởng Tết. Vì vậy mà đôi quang gánh, tà áo nâu, cái nón đội đầu... xuất hiện vào đúng lúc bữa cỗ "giết sâu bọ" sắp đến.
    Ăn rượu nếp không thể bằng bát tô như ăn bún riêu, bún ốc mà phải nhẩn nha, vừa ăn vừa nghe chất rượu nhẹ lâng vần chuyển trong cơ thể, để thẩm thấu một nét đẹp ngàn xưa còn lại trong phong tục dân gian.
    Các nhà khoa học có thể cười thầm vì bữa cỗ giết sâu bọ. Nó chết vì chè đỗ đen hay quả đào thơm phức? Nó chết vì say la đà hương rượu nếp hay vị ngọt thanh dưa hấu? Nhưng lời nhắn gửi truyền đời thì bảo rằng, đây là lúc giao mùa, lúc nắng bắt đầu già, lúc quả bắt đầu ngon, là say nhè nhẹ, là thỏa mãn ước nguyện truyền kỳ mà mọi loại bánh tân thời, mọi thứ rượu nặng, rượu nhẹ Tây, Tàu không thể sánh.
    Từ dụng cụ để ăn (gọi là thực cụ ) như một thứ đồ chơi đến các món ăn thơm thảo vườn quê và men dân dã... đều đáng được lưu tâm, duy trì và phát triển .
    sản của vùng này.(hix, hông thích câu này đâu...mừ phải bấm bụng pót thui...) Nếu có dịp xin các bạn hãy ghé qua vùng này và nhấm nháp hương vị của rượu. Đảm bảo các bạn sẽ không thể quên được.
  3. 25LTK

    25LTK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    2
    Rượu cần Tây Nguyên
    Sau mỗi vụ lúa, việc nương rẫy đã xong xuôi, tiết trời cuối năm trở nên thoáng mát, người Tây Nguyên lại tổ chức hội lễ. Ở Tây Nguyên không có tục ăn tết, nhưng vào thời điểm này, cả vùng Tây Nguyên sôi động hẳn lên bởi không khí náo nhiệt của hàng trăm nghi lễ lớn nhỏ. Nhà nhà đều tổ chức ăn cơm mới, lễ chúc thọ, chúc phúc, v.v... Cả một vùng rừng núi không lúc nào ngớt tiếng chiêng, tiếng trống. Từng đoàn người từ buôn xa buôn gần kéo nhau đi hội trong mầu sắc rực rỡ của váy, áo...
    Rượu cần ở Tây Nguyên là một thức uống không thể thiếu trong lễ hội. Ngoài uống trong các nghi lễ, người ta còn mời nhau lúc vui chơi giải trí, anh em bạn bè lâu ngày gặp mặt.
    Ðể có được ché rượu thơm ngon phải làm khá nhiều công việc như chuẩn bị men, vò sành, vật liệu làm rượu... Men rượu họ thường tự làm lấy. Người ta dùng một loại cây (lá, vỏ, rễ ) phơi khô, sau đó giã nhuyễn ra như bột, đem trộn với bột gạo, cho một ít nước rồi gói lại thành một nắm lớn bằng cái bát, ủ cho đến khi mốc trắng là được. Nguyên liệu tốt nhất là gạo và kê. Loại này thường có nồng độ cao, không gây đau đầu, ít bị hỏng.
    Ðể làm được rượu, trước tiên nấu chín nguyên liệu, rồi tãi ra để nguội. Nếu trời lạnh, người ta chờ cho hơi nguội là rắc men đã được tán mịn trộn đều. Chọn lấy một cái ché sao cho lượng vật liệu đưa vào vừa đủ. Khi đưa vào ché phải theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng, người ta bịt kín miệng ché bằng một tàu lá chuối, ủ đến ngày thứ 3 là có thể dùng được. Tuy nhiên, ủ càng lâu, rượu càng có nồng độ cao. Việc trộn trấu đòi hỏi phải có tay nghề, vì trấu có tác dụng làm cho cần rượu không bị tắc khi cắm vào bình.
    Rượu ngon là loại rượu có mầu vàng đục như mật, khi rót ra rượu chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, nồng nồng.
    Uống rượu cần là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Vào những dịp hội lễ, gia đình nào cũng tổ chức uống rượu, lớn thì cả làng tham dự, nhỏ thì vui trong gia đình.
    Nói đến uống rượu cần là phải nói đến cái cần rượu. Cần được làm từ một thân cây họ tre - trúc, gọi là drao, được khéo léo xuyên thủng từ đầu này đến đầu kia, một đầu được vát nhọn và chạm lỗ sao cho khi hút ống không bị tắc.
    Ché càng cao thì cần càng dài, việc xuyên lỗ càng phải công phu.
    Cách uống hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của nghi lễ. Nếu là lễ cúng, người ta thường dùng một cần, rồi lần lượt hút, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông, nối tiếp nhau liên tục. Người uống trước không được buông cần khi chưa có người thay thế. Ðiều này có ý nghĩa như là một sự kế tục của gia đình, dòng họ từ đời này qua đời khác, như là sự kế tục thay thế trong tục "Chuê nuê" nối nghĩa vợ chồng. Trường hợp uống vui, bạn hữu lâu ngày gặp nhau, thì có thể cùng lúc sử dụng nhiều cần.
    Ðiều nên tránh trong khi uống rượu là làm vỡ ché, gãy cần. Vì điều đó được coi là sẽ đem lại sự xui xẻo. Ðặc biệt không được buông tay cầm cần khi chưa có người thay thế.
    Nếu có dịp lên Tây Nguyên, nhất là những độ Xuân về, bạn sẽ chứng kiến từng đoàn người tấp nập đi trảy hội, bạn sẽ được nghe âm thanh của cồng chiêng vang khắp buôn rẫy và chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức hương vị rượu cần thơm ngọt, cay nồng của núi rừng Tây Nguyên.
    RƯỢU CHUA
    Rượu chua là một loại thức uống đặc sản của người Dao ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh. Nếu rượu thường uống vào say ba tiếng đồng hồ thì rượu chua uống say ba ngày?
    Xã Bằng Cả - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh có một thứ nước có men, mầu vàng trong vắt, vị ngọt đằm sâu, ngửi thấy mùi thơm ngọt của gạo nguyên, nước nhẹ như nước trà Thái Nguyên loại tốt nhưng uống thì thật êm và uống xong vẫn còn dính môi. Thứ nước này con gái uống vào thì đỏ môi, hồng má, thơm miệng, hơi thở nồng nàn, con trai uống vào thì thấy ấm lòng, mạnh mẽ, đủ dũng khí để nói với người con gái những điều khó nói, còn những già làng, trưởng bản những người già trong gia đình uống để tăng sự uy nghiêm, con cháu thêm lòng kính trọng. Thứ nước này được dùng trong tất cả các dịp hội hè, đình đám, ngày lễ tết, ngày kỷ niệm và dùng cả trong những sự kiện trọng đại của gia đình, dùng hợp với đủ thứ đồ ăn kèm từ đồ cỗ mặn xôi thịt đến bánh kẹo hoặc uống chay chẳng dùng với thứ gì cũng ngon. Thứ nước này có thể uống trong mọi lúc, uống bất kỳ khi nào thấy khát, thấy mệt mỏi hay thấy rét và thứ đồ uống này đặc biệt dùng cho mọi người, nam cũng uống được, nữ cũng uống được, già cũng uống được, trẻ uống càng tốt càng khỏe. Đó chính là rượu chua - đặc sản từ ngàn đời nay của người dân tộc Dao Thanh Y mà đến nay người Dao ở Bằng Cả vẫn còn gìn giữ được.
    Rượu chua ở Bằng Cả không làm để bán. Mà chỉ làm để nhà dùng và hộ nhau khi có việc. Cả xã có đến 97% số hộ là người Dao thì tất cả đều biết cách làm rượu chua.
    Làm rượu chua không khó nhưng không phải ai cũng làm được. Nhiều người cũng làm cũng đủ các bước trên nhưng không thành rượu, rót ra bát, nước rượu trắng đục như nước vo gạo, không mùi không vị. Ngày xưa các cụ làm rượu chua rất cầu kỳ cẩn thận và nhiều kiêng kỵ. Thứ gạo được dùng để làm rượu phải là gạo nếp nương, nhà phải tự giã lấy bằng cối đá, xảy vỏ xảy mày và cho vào nấu thành cơm để ủ. Đặc biệt men ủ là thành phần tối quan trọng quyết định chất lượng mẻ rượu, men của các cụ ngày xưa là men lá hay còn gọi là men truyền. Ngày nay rượu chua không làm được bằng gạo nếp nương men lá nữa mà đơn giản họ làm bằng gạo tẻ và men thường (thứ men vẫn có bán ở chợ . Khi thành rượu, độ ngọt và mùi thơm đều giảm, vì thế nhiều nhà muốn lấy lại hương vị cũ phải làm hai mẻ rượu nối tiếp nhau để lấy nước rượu cay của mẻ trước đổ vào ủ mẻ sau, sau hai ngày mới đổ thêm nước sôi nguội, làm như vậy rượu sẽ ngọt và dậy mùi gạo hơn. Một số nhà muốn có rượu thật ngon thì họ làm bằng gạo nếp hoặc muốn có mầu cho rượu đẹp thì làm bằng rượu nếp cẩm, nhưng đấy chỉ vào những dịp trọng đại của gia dình. Rượu chua ngày nay người nào uống nhiều hoặc uống không quen sẽ bị say và say rất lâu, rượu cay say 3 tiếng rượu chua phải say 3 ngày, nhưng say xong không đau đầu.
    Rượu chua là thứ đặc sản của người Dao nhưng cũng là thứ đồ uống thú vị cho mọi người, những dịp lễ, tết, ngày vui mời nhau một bát rượu chua hay biếu nhau một chai rượu làm quà thì quả là nhiều ý nghĩa.
  4. 25LTK

    25LTK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    2
    Rượu Rỗ
    Phải nói rằng là ông bà ta cũng có nhiều sáng kiến khi tự mình làm cho mình những sản phẩm tuyệt vời. Ai đã từng nghe nói rượu Làng Vân thì cũng chỉ biết rằng đó là nơi mà tất cả người dân trong làng đều nấu rượu và sống bằng rượu.
    Nhưng để có một hũ rượu được bịt bằng lá chuối khô thì phải đi tới một nơi mà chỉ cần nhắc tên thôi thì những tay bợm nhậu cũng phải xuýt xoa vì nhớ tới hương nồng cay của rượu. Đó là Liên Hà. Đây là một xã nằm ở phía đông của thành phố Hà nội giáp danh với tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây thiên nhiên phú cho vùng đất này một nguồn nước rất phù hợp cho công cuộc trưng cất rượu thủ công. Xã này được lập nên bằng ba làng Rỗ ( Rỗ Hương, Rỗ Dong, Rỗ Đông), bốn làng Chờ hay còn gọi là Làng Quậy( Quậy Châu Phong, Quậy Giao Tác, Quậy Đại Vĩ, Quậy Rào ),Làng Lỗ Khê và một làng nữa chơ vơ giữa đồng (Làng Thù Lỗ . Trong phạm vi xã này thì có Rượu của mấy làng Quậy và Rỗ Hương, Lỗ Khê là nổi tiếng nhất. Nổi tiếng nhất xã là Rượu Rỗ Hương và Lỗ khê. Đây là hai lò rượu lớn trong xã và cung cấp rượu cho 4 xã miền đông của Huyện Đông Anh- Hà Nội. Thậm chí toàn Huyện Đông Anh. Trong các dịp ma chay cưới hỏi thì không thể thiếu rượu của hai làng này. Người ta quen gọi là rượu Rỗ.
    Rượu của hai làng này được trưng cất theo một chu trình rất công phu. Từ khâu nấu cơm cho tới khi cho cái rượu lên bếp để trưng cất đều tuân theo những nguyên tắc rất khắt khe. Và mỗi gia đình có một bí quyết để có cho rượu của mình có hương vị riêng. Bắt đầu là người ta lấy gạo ngon nấu thành cơm. Sau đó người ta để nguội cơm rồi làm cho cơm tơi xốp. Rắc men ruợu lên rồi ủ nơi ấm áp khoảng 2 tới 3 ngày. Sau 3 ngày số cơm này trở thành cơm rượu hay còn gọi là Rượu Hoàng.
    Người ta cho số cơm này vào một cái chum sành và đổ nước ngâm khoảng 1 tuần rồi cho lên bếp trưng cất. Rượu của vùng này có đặc tính là rất mạnh khoảng 45%-55% tuỳ thuộc vào đơn đặt hàng của khách mà từng sản phẩm rượu được ra lò. Tuy mạnh thế nhưng khi uống vào không có mùi cồn cũng không thấy cháy cổ như những loại rượu khác. Càng để lâu rượu càng êm và càng thơm và ngon thậm chí còn có chút vị ngọt. Đó chính là bí quyết của nhà làm rượu.
    Một chén rượu được ủ lâu ngày dưới lòng đất nhâm nhi với lạc rang và đĩa thịt... chó hấp giềng cùng lá mơ tươi sống là đặc sản của vùng này.(hix, hông thích câu này đâu...mừ phải bấm bụng pót thui...) Nếu có dịp xin các bạn hãy ghé qua vùng này và nhấm nháp hương vị của rượu. Đảm bảo các bạn sẽ không thể quên được.
    RƯỢU LÀNG VÂN
    Có một trạng thái tâm hồn mà một bộ phận nhân loại cố tránh không đụng đến, đấy là nỗi buồn. Người ta biết nó có nhưng tránh không nói đến vì ngại rằng nỗi buồn sẽ kéo theo nó những sức mạnh tác hại khác của tâm hồn mà người ta không kiểm soát nổi. Giống như trong khoa khảo cổ học ngày nay, có những mục tiêu mà người ta không dám đào bới, vì ngại rằng những phương pháp hiện có sẽ không đủ sức để bảo quản nhiều thứ cổ vật một khi khai quật lên. Thảng hoặc, người ta tin rằng có thể huy động để thay thế vào đó những sức mạnh có phẩm chất khác của tâm hồn, ví dụ như lý trí, khoa học... ấy là thời kỳ cổ điển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
    Đến một thời kỳ, người ta khước từ những biện pháp phòng ngự nói trên và cố gắng tấn công vào nỗi buồn. Đó chính là chủ nghĩa lãng mạn. Người ta coi nỗi buồn là một thứ thành lũy không phá nổi một đạo quân trùng điệp vây phủ tâm hồn; thậm chí người ta đem nỗi buồn ra làm cái bẫy để đánh đố nhau:
    Hành nhân hạ xứ tận tiêu hồn ?
    Lâu thượng hoàng hôn
    Mã thượng hoàng hôn
    Tạm dịch:
    Ở nơi đâu người lữ hành thấy buồn đứt ruột ?
    Hoàng hôn trên lầu
    Hoàng hôn trên ngựa
    Cuối cùng thì người ta cũng tìm ra vũ khí thích hợp để tấn công, ấy là rượu.
    Dục phá sầu thành tu dụng tửu,
    dịch nghĩa là: Muốn phá thần sầu, nên dùng rượu
    Còn con người thất bại Cao Bá Quát thì nghe nói đã đề trên bình rượu độc ẩm của ông một câu hỏi : Dữ nhỉ đồng tiêu vạn cổ sầu ? (nghĩa là: cùng với mày, ta tiêu tán nỗi buồn ngàn năm).
    Tôi đã tham dự những cuộc rượu bè bạn ở những bản thượng Trường Sơn. ở đó, có lúc cả bốn bàn tay thi nhau nâng lấy bát rượu bị từ chối và tôi tự hỏi: Cuộc giao lưu nào đã đem đến cho họ một cử chỉ đẹp đến như thế ?
    Tôi không cỗ vũ cho sự uống rượu, nhưng cũng không chủ trương lấy nước lã thay rượu khi có bạn đến chơi nhà. Vấn đề là nhận thức cho đúng cái ngưỡng của sự vật : thái quá hay bất cập đều là phi - văn hóa. Văn hóa, đó chính là cái ngưỡng của sự vật.
    Tôi không khuyến khích sự uống rượu, nhưng tôi cũng không muốn bỏ lỡ một cơ hội nào của sự giao lưu. Huống chi lần này có ngời quen của Thái Bá Vân, bạn thân của tôi lên Hà Nội mời; và mời đến một ngôi làng danh tiếng gọi là làng Vân.
    Rượu làng Vân rất nổi tiếng, và hình như bay khắp một giải lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi xuống một chiếc thuyền, và để khỏi bị lầy lội, tôi tháo cả giày ra xách tay. Nào ngờ, khi tôi tháo giày xong vừa ngẩng lên thì con thuyền đã đến chân thềm của một ngôi nhà.
    Làng Vân bị vây bọc quanh bởi nhiều con sông; và tôi nghĩ rằng đấy là một thế đất cần thiết cho sự giữ bí quyết, bởi vì cho đến nay, chưa ai bắt chước được rượu làng Vân cả. Một đoàn những cụ già y phục dáng lễ hội đứng chờ chúng tôi, vẽ thành một hàng dài vui mắt ngay trên nền chiếu hoa trải thành hai hàng trên thềm nhà; trên đó bày đủ các thức ăn để nguội chừng đã lâu do chúng tôi đến trễ. Chúng tôi rủ nhau ngồi xuống chiếu trước những chai rượu Vân trong suốt. Một người nhà bưng ra những chiếc mâm đồng vàng ánh như còn mới, trên đó có chạm hoa văn nhỏ bằng đầu kim găm, lấm chấm phủ kín cả mặt đồng. Trong mỗi mâm có một cụ già bê từng món thức ăn đặt lên mâm đồng và hạ thấp ngọn măng sông xuống (bây giờ tôi mới để ý rằng căn nhà được thắp sáng bằng đèn măng sông). Bóng tối trở nên đậm đặc hơn, và tôi không biết chủ nhà đang bày ra trò vui nào đây. Cụ già quay lại lấy một chai rượu Vân chừng một lít đổ đầy mặt đồng và châm lửa, hóa ra đó là một cách hâm thức ăn. thực một tiếng, ánh lửa bốc thành ngọn đồng loạt trên những chiếc mâm đồng; ngọn lửa len lỏi qua những bát thức ăn vẽ thành những lượn sóng màu xanh biếc trên mặt thực khách. Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối; trông nó giống như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng trong đêm thẳm của lịch sử nhân loại. Cảm giác đằm thắm ấy kéo dài trong khoảnh khắc. Và trong không gian mà nó tạo dựng lên, tôi nghe tỏa lan một giai điệu quan họ, và "người ở đừng về" đã nói với tôi một điều gì đó, giống như một điều nguồn cội thuộc văn hóa dân tộc. Mãi cho đến lúc ánh đèn bừng sáng lên gương mặt của mọi người. Tôi ngoảnh lại nhìn. Họ đến từ bao giờ mà đông thế, những người lớn tuổi ngồi dựa tường, dựa cột im như tượng, như thể là lần đầu họ được nghe. Được nghe hát quan họ. Và những người trẻ thì hát, như thể là lần đầu tiên họ biết trao duyên với cuộc đời. Tôi tiêm nhiễm "Văn hóa làng Vân" từ dạo ấy. Sao lại có một kiểu dân cư trong sáng và vui đến vậy?! Vâng, tôi đã từng về thăm vùng quê quan họ này, dự lễ hội "đón bạn" của những người quan họ. Cảm giác đầu xuân tràn ngập cả tâm hồn tôi, lúc buổi sáng, tôi từ "nhà khách" mang thau ra giếng rửa mặt. Bỗng nhiên, từ một ngôi nhà hai tầng ở giữa đồng lúa, một đàn con gái cũng thong thả kéo ra giếng. Họ ồn ào, bạo dạn và cô nào cô ấy trông đẹp như tranh tố nữ; nghĩa là họ đẹp theo cách "con mắt lá răm, lông mày lá liễu mũi giọt mật, mặt trái xoan, cằm trái xoan, cổ cao ba ngấn, thắt đáy lưng ong" ...Tôi hỏi :
    - Có phải đêm qua các cô vừa hát quan họ đón bạn ngày xuân đó chăng ?
    - Không ! Chúng em là cán bộ trường Công đoàn Hà Bắc đấy chứ ! - Một cô đáp.
    Gớm ! Con gái vùng Tiên Du, Tiên Sơn này đẹp thực, cán bộ công đoàn mà mình cứ tưởng như đội văn công quan họ! "Người ơi, người ở đừng về..." Vâng, vâng trong bấy nhiêu năm, tôi đã canh cánh bên lòng cảm giác trĩu nặng về cái đêm quan họ ấy : từ một cánh rừng miền Nam tôi đã về đây, và câu hát làm tôi muốn về thêm một lần nữa...
    (ST)
  5. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Ồ ! Bạn 25LTK sưu tầm được mấy loại rượu hay quá !
    Trước cũng đã uống rượu Lỗ khê rồi , nhưng giờ có bài trên mới biết là rượu Rỗ !
    Rất cám ơn bạn đã chia sẻ thú ẩm thực !
  6. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang sống và làm việc ở Nha Trang.
    Còn bác hiện nay đang ở đâu?
  7. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Quán bún cá lãng mạn

    Bạn có bao giờ đi ăn bún cá hoặc bún riêu trong một quán trữ tình chưa? Đó là quán với thiết kế các cây cảnh hờ hững bên chiếc cầu thang gỗ của một ngôi nhà cổ thời Pháp, ở số 10 đường Hai Bà Trưng, TP. Nha Trang, trên đường vào chợ Đầm. Chiếc cầu thang gỗ trăm tuổi lên màu đen bóng, có cả cánh cửa ngăn trở nên làm duyên cho một quán ăn thanh cảnh. Và nữa, bạn sẽ bất ngờ với chùm đèn rất lạ cũng rất cổ được thắp điện tỏa ra màu vàng ấm áp. Nhạc khẽ khàng với những bản hòa tấu. Trên tường là những bức tranh của các em thiếu nhi vẽ. Hai góc của quán là hai tủ sách, trong đó là sách Việt, sách Pháp được giữ gìn cẩn thận. Quán có tên Con Mèo.
    Anh Nguyễn Ngọc Bích, giáo viên dạy toán trường Trung học Phổ thông Lý Tự Trọng TP. Nha Trang và cô giáo dạy văn đã nghỉ hưu Trần Bội Hoa là chủ nhân của quán bún cá, bún riêu đầy tính lãng mạn đó.
    Ở Nha Trang có rất nhiều quán bún riêu, bún cá. Nhưng trong khi những quán bán lâu năm thành tên kia đều mang tính bình dân với những chiếc ghế chông chênh, khách chen nhau ngồi trong không gian chật, thì quán Con Mèo quả là một bất ngờ, bởi không ai bán bún cá, bún riêu trong một quán trang trọng như thế. Tuổi của quán chỉ mới vài tháng mà đã có rất nhiều người biết đến vì tính lãng mạn của nó.
    Nhưng sự lãng mạn của không gian quán gần như không hề mâu thuẫn với món ăn. Vẫn cái giá bình dân của quán nhỏ: 5 - 6 ngàn đồng/tô bún, nhưng chị Trần Bội Hoa đã xem việc chế biến món ăn là niềm đam mê của mình, vì thế tô bún trình bày đẹp, ăn ngon miệng. Sự trở lại của khách chứng minh điều đó. Tôi đã ghé quán ăn tô bún riêu, thêm dĩa chả cá hấp trong không gian nhạc hòa tấu ấy, khá bất ngờ vì món ăn ngon, lại trình bày đẹp. ?oChị có đi học nấu ăn ở đâu không?? - tôi hỏi chị Bội Hoa. Chị vui vẻ trả lời: ?oNgày xưa, con gái tôi rất thích hai món ăn này, gần như tôi phải nấu thường xuyên cho cháu ăn. Giờ đây công thức nấu cũng từ đó?. Từ những bữa ăn ngon dành cho gia đình, chị Bội Hoa đã đưa lên thành món ăn cho khách. Rau sạch chọn kỹ, nước dùng không bột ngọt, cá chọn kỹ lưỡng, cả món bún riêu chị làm thêm đậu phụ theo cách riêng. Quán khuất bên trong, nhưng dường như sự chìm khuất ấy không ngăn được khách tìm đến. Vài người khách nước ngoài thích thú đọc tấm bảng giới thiệu quán, trên đó anh Bích viết thêm tiếng Anh, tiếng Pháp. Quán bún cá mà có cả quảng cáo bằng tiếng nước ngoài cũng là điều hiếm. Họ ăn liền mỗi người 2 tô, lại lấy thêm tờ rơi đem về để giới thiệu cho bạn bè.

    Công việc của một giáo viên dạy toán cấp 3 khá vất vả, nhưng có khoảng thời gian nào trống, anh Bích lại tới quán phụ với vợ. Rảnh rỗi, anh lại giở sách ra đọc hoặc chấm bài học trò. Có khách tới ăn, tò mò xem sách, lại bàn luận tri thức với chủ.
    Món ăn là phạm trù ẩm thực. Chế biến món ăn là nghệ thuật. Đem nghệ thuật chế biến món ăn cộng với không gian của cỏ cây, nền nhạc hòa tấu và không gian sách của quán bún cá, bún riêu như quán Con Mèo quả là độc đáo.
    KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

    (Báo Khánh Hoà)
  8. lequangxa

    lequangxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    bác Du ah!
    Bác định đem con bỏ chợ hay sao? lập topic hay như thế mà lại bỏ bẵng ah.
    Anh em post bài nên cho hào hứng nhỉ. Em thấy nó tụt sâu quá nên kéo lên.
  9. 555000

    555000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Long Xuyen :
    Chuột cơm chiên : Chuột đồng sống lọai nhỏ, gọi là chuột cơm, thui rơm sơ, chặt đầu đuôi, lột da, bỏ ruột, xong bỏ vào chiên trong chảo ngập dầu mỡ sôi sùng sục. Khi chuột chín vàng thơm phức thì gắp ra đặt lên đĩa rau thơm dọn sẵn đem ra ăn nóng. Lấy tay cầm các chi chuột xé ra kiểu phanh thây chấm nước mắm xòai (xòai chua xắt nhỏ bỏ vào nước mắm pha với chút đường rất phổ biến ở miền Tây) thịt mềm vị ngọt thơm ngon tan chảy trong miệng, xương giòn nhai rau ráu . Ở Sài Gòn đã từng ăn chuột nướng muối ớt đã thấy ngon nhưng thua xa kiểu chiên này vì nướng thì thịt hơi bị khô, tôi nhai rau ráu hết ngay một con, nếu không để bụng chờ thịt rùa thì chắc phải bụp thêm vài chú nũa.
    [​IMG]
    Chuột cốm nhum quay lu : Chuột đồng lọai to (khỏang trên nửa kg một con), đem về nuôi nhốt trong chuồng bằng lúa (mục đích vỗ béo cho có mỡ), khi vừa đủ béo thì đem ra hóa kiếp, chặt bỏ đầu đuôi ruột rà, để nguyên da chỉ cạo lông cho vào lu quay lên. Dọn lên ăn nóng chấm muối ớt và rau thơm. Thịt chuột kiểu này rất thơm ngọt, có lớp mỡ mỏng ăn béo béo và lớp da ăn rất ngon giòn. Ăn rồi mới thấy heo sữa quay gọi món này bằng cụ!
    [​IMG]
    Rùa hấp nước dừa : Rùa sống rửa ráy sạch sẽ cho vào nồi, vạt trái dừa lấy nước đổ lấp xấp cho lên bếp. Khi rùa nóng tê tê say say thì kéo đầu rùa ra (lúc này rất dễ kéo) cắt tiết pha với rượu vodka ******** (hoặc Nếp Mới cũng được). Phần thịt xẻ miếng cho vào chảo xào lên, xong trút hết vào mai rùa để lên bếp than hồng, đổ lại nước dừa nấu rùa hồi nãy đun liu riu đem dọn ra cùng với rau sống và nước chấm là mắm me (ai muốn chấm muối ớt cũng được). Thịt rùa ăn rất mềm thoang thỏang thơm ngọt vị dừa chứ không khô và dai như rùa rang muối. Cứ một miếng lại đưa cay với chén vodka lạnh thì thôi rồi.
    [​IMG]
    Được 555000 sửa chữa / chuyển vào 14:58 ngày 22/11/2006
  10. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Những món Nam bộ : rắn ,chuột đồng , rùa ... nhậu rất bắt !!!

    Còn nhớ chuyến xuyên Việt vừa rồi , có 2 con chuột mà 4 người nhậu không hết ! Phải nói món rùa đấy rất độc đáo !!!
    Cám ơn bạn đã góp vui ! Có thể cho luôn đ/c những quán bạn đã từng nhậu có món này để anh em còn biết ?

Chia sẻ trang này