1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực du lịch - Trên đường lượt phượt . . .

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi DuGia, 19/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boibun

    boibun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    em chào bác Du già
    Em thì rất khoái tabalo nhưng em sức khoẻ không nhiều nên không vào rừng sâu như bác được, em chỉ lang thang ở ngoài thôi .
    Em có cái sở thích ăn đặc sản ở mấy địa phương, nhất là các món dân dã, em khoái lắm
    Em có đề nghị em với bác làm cái list những nơi cần ăn suốt bắc trung nam. Rồi những gì thiếu thì mọi người bổ sung vào
    Hiện em chỉ đi và sưu tập được một số thôi ở Sài gòn và một số ở miền tây sông nước.
    http://www.ttvnol.com/85-86SG/491263/trang-1.ttvn
    Hay bác biết ai có tầm hồn ăn uống như em thì giới thiệu cho em cũng được
    Em làm cái này là muốn mọi người tabalo thì vẫn có thể tìm và ăn được những món ăn của từng vùng, không phải xót xa khi đi qua rồi mà sau đó tiếc là chưa được ăn, chưa ghé qua đó mà
    Nói chung cũng phát xuất từ tâm trạng của em mà làm thôi
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Ừ ! Thế cũng hay lắm !
    Sẽ có dịp tổng hợp lại . Nhưng bạn phải hiểu đi đến đâu biết đến đó mà !
    Lắm khi đi qua địa danh đấy mà không biết có món gì ngon cũng phí cả chuyến đi !
    Với lại khả năng viết , gõ của tớ kém lắm ?!
    Cũng chỉ là thêm kinh nghiệm cho anh em DL mà thôi !
    Sao cứ độc diễn mãi cũng chán ! Không có ai góp thêm món nào nhỉ ?
    Nếu thích , tớ có thể giới thiệu với bạn rất nhiều dân đi , ăn khắp các miền . Nhưng phải uống khá cơ !
    Dạo này ít người ăn quá ?! Sợ H5N1 hay sao ???
  3. pckids

    pckids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    bác cho em cái nick , bữa nào gặp nhau mình nói thêm về cái này
    Em thì uống dở lắm, nhưng hầu chuyện thì chắc được , mà em tận trong sài gòn
    ( nick này của ai, mượn đỡ vì nãy giờ vào không được, sợ out rồi môt hồi khỏi vào luôn )
  4. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Vừa rồi , nhân dịp lấp sông Đà , khởi công thuỷ điện Sơn la .
    Chạy vùng xứ Thái thật đã ! nhiều món ngon , uống rượu phê không kể xiết !
    Lúc nào rỗi thời gian mới hầu chuyện bà con được !
    Và chỉ có dành cho ai yêu vùng cao thôi đấy nhé !
  5. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Nằm khâu - món Tây Bắc
    --------------------------------------------------------------------------------


    Nằm khâu là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng. Món được nấu từ thịt ba chỉ và khoai, mang vị ngọt béo khó quên.
    Nằm khâu là món ăn chủ yếu có trong các cỗ cưới, rất quen thuộc với người dân các huyện vùng cao Cao Bằng. Món ăn đơn giản nhưng hoàn hảo thì ít người đạt được.
    Làm món này, khâu chọn nguyên liệu quyết định tới 50% thành công. Chọn thịt lợn ba chỉ loại ngon. Cắt từng miếng thịt vuông vắn rồi đem lên chảo rán. Để cho thịt vàng đều, bì nở giòn nhưng không quá cháy đen, lấy kim hoặc que vót nhọn chọc nhẹ đều lên bì, dùng bông tẩm xát muối gừng xát lên, đun đều lửa.
    Thịt đã nở đều, vớt ra để nguội rồi thái thành từng miếng dài ngắn tùy theo từng người, nhưng không được thái miếng quá dày hay quá mỏng. Tiếp theo là chọn khoai, phổ biến nhất là khoai sọ, tiếng Tày gọi là phước hác, nếu không có thể thay bằng khoai khác. Khoai chọn củ to và ngon, thái miếng vừa bằng miếng thịt. Xếp xen kẽ miếng khoai và miếng thịt vào trong đĩa to, cho gia vị: mắm muối bột ngọt, hạt tiêu rắc đều lên, đậy nắp bằng bát to, xếp vào nồi bắc lên bếp ninh nhỏ lửa đều
    Khi cả miếng thịt và miếng khoai đã nhừ thì mở nắp cho thêm một ít rau thơm vào từng đĩa, khi ăn sẽ cảm thấy mùi thơm của rau hoà quyện với cả khoai và thịt đã ngấm đủ gia vị tạo cảm giác vừa ngon vừa ngậy ngậy khi nhai.
    Ăn món này cũng là một nghệ thuật, món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Khi ăn gắp cả miếng thịt, lẫn miếng khoai và cả mấy cọng rau thơm. Không ít người lần đầu được thường thức, nhìn thấy miếng ăn to đã sợ, nhưng khi ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.

  6. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Vừa rồi đi Nghệ an có tý quà quê !
    Lâu lâu lại không thấy ai bàn về ăn uống nhể ???!!!
    Bánh đúc hến Nam Đàn - Nghệ an.

    Khác với nhiều nơi khác trong cả nước, Nam Đàn (Nghệ An) nấu bánh đúc bằng gạo nguyên cả hạt được vo đãi kỹ, chứ không phải nấu bằng bột gạo xay giã sẵn. Còn hến ăn kèm phải là loại sống ở sông Lam mới ngon.
    Hồi xưa, phần lớn người ta nấu bằng gạo gié đỏ, một loại gạo rất ngon; cho dù có giã đến mòn cả cối đá đi chăng nữa thì những hạt gạo gié đỏ vẫn mang mầu hồng hồng, rất mặn mà và đằm thắm, chứ không trắng bông như các loại gạo khác được. Muốn nấu được nồi bánh đúc cho thật ngon bằng gạo gié đỏ, phải có một đôi đũa cả bằng tre đực thật chắc, để quấy được thật mạnh, thật lâu - cho kỳ tới lúc các hạt gạo nguyên kia phải tan nhuyễn thành một thứ bột đặc quánh trong nồi.
    Quấy được nồi bột ưng ý rồi, mới đổ ra một cái rổ tre có lót lá chuối sứ tươi. Chờ cho rổ bánh đúc nguội hoàn toàn, mới dùng dao cắt thái khối bánh ra những kích thước tùy ý.
    Nếu là ăn bánh đúc theo thể thức ăn "bánh đúc hến", thì bánh được thái đều thành từng khối chữ nhật, to tương đương hai đốt ngón tay.
    Còn hến là sản vật được trời đất ưu đãi, bốn mùa có sẵn trong lòng sông Lam; nhưng hến đặc biệt béo, nhiều và thơm ngon kỳ lạ là vào mùa hè hằng năm. Con hến nhỏ, nhưng ruột lại rất đặc và trắng xanh; luộc lên, tỏa ra một mùi thơm mát, quyến rũ. Nước luộc của hến sông Lam trắng và đặc sánh như sữa, nếu để sánh ra tay sẽ cảm thấy dinh dính.
    Luộc xong hến, lấy nước để riêng, dùng làm nước chan với bánh đúc sau này. Còn ruột hến thì một nửa để lại trong nước luộc, nửa còn lại đem xào với mỡ phi hành.
    Chỉ xào vừa săn, không xào quá lửa. Ăn đến đâu thì múc đến đấy; nhưng bánh đúc hến phải ăn nguội mới cảm nhận hết được hương vị đặc trưng của món ăn bánh đúc hến Nam Đàn. Gia vị là mùi tàu thái nhỏ, ớt tươi thật cay và thơm; nhưng tất cả đều để riêng, ai thích nồng độ bao nhiêu thì tùy thích cho vào.
    (Theo Nhân Dân)
  7. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Ở Lạng Sơn quê em, gọi món này là KHAU NHỤC cơ bác ạ!
    Mà Cao Bằng là ở Tây Bắc hả bác?
    Được Nguyenthiquynhnga sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 14/01/2006
  8. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
  9. equinoxe

    equinoxe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Sự phân vùng địa lý một cách chính thống đã có từ lâu: vùng miền núi phía Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng gọi là Đông Bắc và hữu ngạn sông Hồng gọi là Tây Bắc. Miễn tranh cãi
  10. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Tôi xin được góp vui cùng bác dugia bằng những gì tôi sưu tầm được.
    Về Bảy Núi nhớ "bia hương rừng"
    Tứk-thnốt-chu - tiếng Khmer có nghĩa là nước thnốt chua, một thức uống có gaz được chế biến từ nước thnốt với kỹ thuật ngâm ủ cổ truyền của đồng bào Khmer vùng Thất Sơn (An Giang).
    Lâu nay, người ta biết đến thnốt với cái tên nôm na là thốt nốt qua mặt hàng đặc sản ngọt thanh, đậm đà hương thơm và vị béo là đường thốt nốt và nhất là thức uống giải khát đầy quyến rũ được "tiếp thị" dưới hình thức độc đáo gánh trong những ống tre: Nước thốt nốt.
    Nhưng nếu có dịp về Bảy Núi, đi vào các phum sóc, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi biết thêm giá trị ẩm thực của loài cây đặc sản này qua thức uống độc đáo: Tứk-thnốt-chu, mà người sành điệu gọi vui đó là "bia hương rừng" Bảy Núi.
    Này nhé, thoang thoảng mùi hương đậm đà vốn có của loại nước được khai thác từ cuống hoa theo phương thức cổ truyền độc đáo, một chút vị chua pha lẫn hậu ngọt thanh. Tất cả hoà quyện với chút lâng lâng của hơi men nhè nhẹ đã tạo cho tứk-thnốt-chu sức cuốn hút kỳ lạ mà khó có thứ nước uống công nghệ cao nào có được. Độc đáo nhất là nhấm nháp "bia hương rừng" với đặc sản Bảy Núi: Thịt bò nướng chấm với nấm pra-hóc được "dằn" một chút chua chua của trái cần thăng chin...
    Đặc biệt, "bia hương rừng" còn là vị chủ lực trong món giải khát tăng lực độc đáo. Bạn đang đi giữa cái nắng nóng hầm hập của núi đá Thất Sơn, cổ họng đang có cảm giác cháy khát thì một ly "bia hương rừng" pha loãng với nước thốt nốt tươi theo tỉ lệ 1-4 sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn khát.
    Men ủ thứ bia này chính là những loại dược thảo của núi rừng có tác dụng xổ độc, thông huyết và bồi bổ cơ thể. Sẽ rất vui mắt khi có dịp tận mắt nhìn công đoạn chế biến này. Nước thnốt sau khi cho vào khạp có chứa các vị thảo dược sẽ sủi lên mặt những chuỗi bọt lăn tăn trong suốt một tháng ròng và khi đó chính là lúc có thể mang "bia hương rừng" ra đãi khách. Càng để lâu, "bia hương rừng" càng ngon miệng bởi hương vị càng thêm đậm đà và nhất là nước đổi màu xanh lơ trong vắt rất đặc trưng nên mới trông đã no mắt.
    Có dịp đến Bảy Núi trong những ngày lễ hội dâng y, dâng bông, lễ Đol-ta, Chol Thnăm Thmây sau khi thoả mắt ngắm nhìn những rặng thnốt xanh tươi bên những khóm hoa rừng, hay tắm mình trong tiếng nhạc của tiếng chim líu lo gọi bầy, tiếng nhạc của dàn nhạc ngũ âm cao vút theo các vũ khúc lâmthôl,.. xin mời hãy nâng ly "bia hương rừng", bạn sẽ thấy lòng thêm ngất ngây...

Chia sẻ trang này