1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực Huế & các món ăn Việt Nam

Chủ đề trong 'Huế' bởi env, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn!!!!
    Huế là thành phố cổ xưa và nổi tiếng là những món ăn cung đình của các vua chúa ngày xưa. Ngày nay các món ăn đó không bị thất lạc chìm vào quên lãng, các nghệ nhân ngày xưa vẫn tiếp nối truyền lại cho con cháu đời sau. Cho nên đến ngày nay các món ăn đó vẫn đang được lưu truyền cho đến bây giờ. Các món ăn đó giờ xuất hiện trong Đại Nội ở Huế, các khách sạn lớn ở Huế có khách nước ngoài như : Hương Giang, Centry, morin,.... Giờ tôi xin giới thiệu các món ăn o trong cung dình ngày xưa mà vua chúa thường dùng có tất cả là 8 món ăn quý hiếm mà xưa kia chỉ dành cho giới vua quan. Bao gồm :
    1 - Nem công: Nem là món ăn đặc biệt của người Việt được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín bằng sự lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu...) phối hợp vào nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn.
    Công là một loài chim có bộ lông đẹp, thường sống ở các cây cao hoặc gò cao. Đến mùa giao tình thường xòe cánh múa vũ điệu để gọi bạn. Con người rất thích thưởng ngoạn các vũ điệu ấy. Việc săn bắt công để cung cấp thịt hàng ngày phục vụ chế biến thức ăn không phải dễ dàng. Thịt công có tính giải độc. Khi ăn nem công, thịt công hấp thụ vào máu có khả năng giải các thứ độc tố mà người lỡ ăn phải. Chính đây là điều then chốt để hiểu vì sao nem công lại là món ăn quý.
    Như trên đã nói, tính mạng của các bậc đế vương luôn được đặt hàng đầu. Việc tranh giành ngôi báu khiến con người cố sát, đầu độc nhau trong lịch sử của nhiều triều đại không phải là không có. Do đó, món ăn này được xem như "thần hộ mạng".
    2 - Chả phượng: Chim phượng là chim đực. Chim cái được gọi là hoàng. Loài chim phượng chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim công, thịt chim phụng vừa có chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.
    3 - Da tây ngưu: Loại thú tây ngưu hay còn gọi là tê ngưu chỉ sống ở trong các rừng sâu, ăn toàn loại cây cỏ có gai. Hình dạng tây ngưu rất xấu xí. Người xưa kể rằng, mỗi khi ra suối uống nước, tây ngưu nhìn xuống suối, thấy bộ dạng mình xấu xí quá, con vật hổ thẹn quậy cho nước thật đục rồi mới uống. Da tây ngưu cứng, dày, duy nhất ở nách có một đám da rất mỏng. Nếu biết bắn hay đâm vào điểm ấy mới làm con vật chết. Phần da nách ấy, ngâm nước cho mềm, nấu thành món ăn rất ngon và bổ dưỡng.
    4 - Bàn tay gấu: Gấu đực gọi là bi, gấu cái gọi là hùng. Thú vật này có cổ dài, chân cao, đi được bằng hai chân. Gấu có sức mạnh, có thể dùng hai chân trước khuân cả tảng đá lớn. Chúng rất giỏi leo cây, thích ăn mật ong ở các tổ trên cành cao. Lúc đói hoặc lúc trú đông, gấu có thể ở trong hang không ra ngoài, không có thực phẩm thì chỉ liếm bàn tay (hai chân trước) để sống. Bàn tay gấu là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng.
    5 - Gân nai: Loài nai lớn hơn loài hươu. Giống nai đực có gạc. Nai ưa xuống ở núi. Vào tiết hạ chí, nai đực thường rụng sừng. Sừng non của nai gọi là lộc nhung, là một vị thuốc tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực, nhưng phải biết cách bào chế và sử dụng. Gân nai lại được dùng để chế biến món ăn, rất ngon.
    Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Cho giò vào nước luộc mềm. Dùng dao nhọn xẻ tách gân ra khỏi phần bắp thịt. Cho gân nai vào phiêu trong nước có ít muối và dấm cho trắng. Khi gân đã mềm, cắt khúc, hầm chung gân nai với các nguyên liệu: tôm khô, măng củ đậu, chả lụa... trong nước hầm gà đã lọc trong veo. Nêm gia vị vừa ăn khi các nguyên liệu đã chín mềm.
    6 - Môi đười ươi: Đười ươi là một giống khỉ lớn, có thể đi bằng hai chân như người. Theo sách An Nam chí thì đười ươi chỉ ưa sống trong hang núi, không bao giờ đi theo một đường nhất định. Muốn bắt được đười ươi, con người phải lừa đặt be rượu và các đôi dép da trên đường chúng đi qua. Giống đười ươi hay bắt chước nên uống rượu rồi mang dép như loài người mà nó đã từng thấy. Lúc này chúng vừa say vừa đi xiêu vẹo, người săn thú mới dễ dàng bắt được.
    Môi đười ươi ngon, dùng chế biến các món sơn hào dâng vua chúa. Ngày nay, giống thú này rất quý hiếm, cần phải ra sức bảo vệ.
    7 - Thịt chân voi: Voi là loài vật to nhất trong loài thú bốn chân. Nó rất thông minh, lanh lợi. Thịt voi rất nhạt nhẽo, người đời vẫn thường nói "mười voi không được bát nước xáo". Khi voi chết, người ta thường chỉ lấy ngà voi. Ở bàn chân voi có một lớp thịt gân mềm, chế biến thành món ăn rất ngon. Nó là một thực phẩm rất khó kiếm nên chỉ dành dâng vua chúa thưởng thức.
    8 - Yến sào: Là tổ của loài chim hải yến (én biển) là một thực phẩm cao cấp vô cùng quý giá: Việt Nam là một trong 8 quốc gia trên thế giới có yến sào.
    Yến sào có nhiều loại: yến huyết, quan địa, bài... mỗi loại đều có giá trị chất lượng khác nhau, nhưng tất cả đều có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế lớn.
    Bản thân yến sào không phải là một món ăn ngon, mùi yến sào tanh tanh, vị nhạt nhạt nhưng ăn nó sẽ được bồi bổ thần kinh, gân cốt, chữa bệnh kiết, chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ.
    Yến sào có thể chế biến nhiều món ăn:
    - Chè yến.
    - Chè yến sào hạt sen.
    - Yến thả.
    - Bồ câu tiềm yến sào.
    Ngày nay, trong 8 loại thực phẩm quý hiếm trên chỉ còn yến sào là vẫn dễ dàng tìm kiếm và được phép sử dụng. 7 thứ còn lại, một số loài đã tuyệt chủng hoặc nếu còn, đều thuộc danh mục các thú vật quý hiếm phải hết sức bảo vệ và gìn giữ. Nhưng chúng ta vẫn còn có thể tái hiện các tiệc cung đình bằng chính những nguyên liệu cao cấp mà nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam có thể cung cấp: yến sào, vi cá, bóng cá, hải sâm, cua gạch, tôm hùm, sò huyết, bào ngư để thu hút nguồn khách quốc tế khi họ đến với Việt Nam
    THẾ GIỚI BAO LA CÓ BIẾT BAO ÐIỀU LẠ
    MỘT CHỮ TÌNH SAO MÃI VẤN VƯƠNG
    TÌNH THUONG, TÌNH CẢM, TÌNH NGƯỜI
    NHUNG MÀ HAI CHỮ " TÌNH YÊU " LÀ GÌ??​
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!!
    ANSOXVN
    ANSOXVN
  2. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn!!!!
    Đây là tiếp theo những thông tinhững món n về ăn cung đình ở Huế mà tôi biết được và đây cũng là những món ăn cung đình ở Huế
    Ẩm thực cung đình Huế

    Nói đến ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩm thực được hình thành để phục vụ triều đình nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ở đây. Có thể nói đó là đỉnh cao của nghệ thuật ăn uống Việt Nam nhưng chưa hẳn đã tiêu biểu cho phong cách ăn uống của dân tộc. Mặc dù nền quân chủ ở Việt Nam đã sụp đổ từ lâu, nhưng trong hồi ức một số người cao tuổi ở Huế còn sống cách đây không lâu, vẫn còn giữ được một phần hình ảnh ăn uống chốn cung đình xưa. Chắc ở Hà Nội đã từng tồn tại những món ăn cung đình xứ Bắc từ triều đình nhà Lê, nhưng sau hơn hai thế kỷ tiêu vong, đến nay khó có thể tìm lại được dấu vết.
    Theo sách Đại Nam hội điển sự lệ biên soạn dưới thời nhà Nguyễn, thì Quang Lộc Tự là cơ quan lo việc cỗ bàn của triều đình, gồm cỗ cúng trong những ngày lễ trọng đại, cỗ yến cho các quan hay tiếp sứ thần Trung Hoa, và ban yến các cho các vị tân khoa đỗ tiến sĩ. Cỗ bàn thường được chia thành các loại: Cỗ hạng lớn gồm 161 phẩm vị, Cỗ ngọc soạn có 30 đĩa, Cỗ quý có 50 phẩm vị, Cỗ điểm tâm có 12 vị. Ngoài ra còn có cỗ chay để cúng ở các chùa, hạng nhất có 25 món, hạng hai có 20 món... Các món ăn được quy định cụ thể và định giá tiền từng loại cỗ, vì vậy ta có thể thống kê qua tên gọi các món ăn. Nếu như vua chúa phương Tây và Trung Hoa thường lấy săn bắn làm thú giải trí vương giả, và sự xuất hiện của thịt thú rừng trên bàn tiệc của các lãnh chúa vương công là chuyện thường xuyên, thì ta thấy nổi lên một điều khác biệt là vua chúa Việt Nam ít ăn thịt thú rừng. Thịt dã thú chỉ thấy trong cỗ cúng với số lượng rất hạn chế: hươu, lợn rừng, công, tê tê, vịt nước, đuôi cá sấu... Hàng năm, trước ngày giỗ 12 hôm, các đội lính săn gồm 300 người và 100 con chó săn được bủa đi săn thú rừng, tối thiểu mỗi kỳ phải săn được từ 10-20 con. Quả là một con số khiêm tốn.
    Ta còn có thể biết cách ăn uống ở cung đình qua những sản phẩm mà triều đình quy định cho các địa phương cúng tiến hàng năm theo mùa. Điểm lại các sản vật cung tiến được ghi trong sách xưa, ta thấy hầu hết chỉ là những hoa quả thông thường được trồng ở các địa phương như: dừa ở Vĩnh Long, Định Tường, xoài Phú Yên, bòng bong Quảng Nam, cam đường Thanh Hoá, Hải Dương, vải Hà Nội, mắm rươi Ninh Bình, Nam Định, lê Cao Bằng, Tuyên Quang. Tỉnh phải nộp nhiều thứ nhất là Quảng Bình thì cũng chỉ là dưa hấu, bột hoàng tinh, tương đậu, rượu dâu, thịt cửu khổng khô (ruột một thứ sò lớn ở biển). Chẳng qua đấy là những đặc sản địa phương, có thể thu hoạch một cách dễ dàng, không phải mất công khó nhọc lên rừng xuống biển tìm kiếm như xưa kia người Việt phải làm để cung tiến cho triều đình Trung Hoa.
    Nói như vậy không phải trong hoàng cung không có những món ăn cầu kỳ. Theo lời người già trong hoàng tộc kể lại thì có một món ăn lạ là "sâu mây". Đây là một loại ấu trùng sống trong thân cây mây mọc trên rừng. Người ta chặt mây, lấy những con sâu đó về, đem thả vào ngọn cây mía trồng trong vườn. Con nhộng đục thân mía để ăn. Chờ đúng ngày nhộng vừa lớn mới chẻ cây mía ra, lấy nhộng làm thức ăn. Ngoài ra còn có một loại thức ăn được vua chúa nhà Nguyễn ưa thích, đó là con đuông, một loại ấu trùng sống trên ngọn cây dừa, vì vậy mang vị ngọt của cùi dừa. Muốn lấy con đuông phải chặt cả cây dừa, chỉ những vùng trồng dừa ở miền Nam mới lấy được. Đuông hẳn là một món ăn quý, chẳng thế mà hình ảnh và tên của nó đã được khắc trên Cửu đỉnh trước Thái Miếu của kinh thành Huế với cái tên "hồ da tử". Còn theo những người già kể lại thì các bữa ăn hàng ngày của ông hoàng bà chúa trong cung không khác những bữa ăn của dân thường là bao. Món ăn được ưa thích của mẹ vua Bảo Đại vẫn chỉ là cá bống kho, canh cá óc mó, canh rau dại nấu với tôm...
    Vào đầu thế kỷ này, một vị phu nhân trong hoàng tộc đã ghi lại những món bà thường ăn để truyền lại cho con cháu học theo. Tập sách mỏng có tên là Thực phổ bách thiện giới thiệu 100 món ăn theo thể văn vần. Điều khiến ta ngạc nhiên là những món ăn đó không khác mấy so với món ăn dân dã. Tạm làm một thống kê thì thấy thịt thú rừng chỉ chiếm 4%, trong khi đó thịt nói chung chiếm 17%, gia cầm chiếm 9%, tôm cá 28% chiếm tỷ lệ cao nhất. Nếu tìm những món lạ và đắt tiền như vi cá, hải sâm, yến sào... thì chỉ có 5%. Ngược lại những món ăn bình thường như rau dưa chiếm tỷ lệ cao là 28% và các thứ mắm chiếm 14%.
    Tuy nhiên, cái khác cơ bản ở đây chính là cách nấu nướng sạch sẽ, thực phẩm có chọn lọc hơn và đặc biệt là cách trình bày đẹp và tinh xảo. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét rằng người Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi ăn bằng miệng. Tỷ dụ như các thứ rau, dưa được tỉa thành những bông hoa, rau muống ăn sống phải chẻ nhỏ như sợi bún, bánh đậu xanh được nặn thành hình trái cây với màu sắc như thật, chả thịt lợn kết hợp với rau củ xếp thành hình công, phượng với tên gọi "nem công, chả phượng".
    Phong cách ẩm thực cung đình ngày nay đang được tái hiện trong những thực đơn của khách sạn và nhà hàng ở Huế. Du khách có thể tới nhà hàng Tịnh Gia Viên của nghệ nhân Tôn Nữ Hà để tìm lại hình ảnh của những bữa ăn cầu kỳ trong khung cảnh vườn cây của các dinh thự xưa. Đến 15 Tống Duy Tân để chiêm ngưỡng những bông hoa hồng, hoa cúc sống động như thật do nghệ nhân Hương Trà làm từ bột đậu xanh. Nhưng để thưởng thức không khí đích thực của chốn hoàng cung thì hãy tìm đến phủ đệ xưa của cung An Định. Nơi đây, hình ảnh buổi dạ yến xưa được làm sống lại, khiến du khách như được sống trong khung cảnh thực của một đêm mùa thu xứ Huế, nhưng lại mang không khí hư ảo của một thời xa xưa.
    THẾ GIỚI BAO LA CÓ BIẾT BAO ĐIỀU LẠ
    MỘT CHỮ TÌNH SAO MÃI VẤN VƯƠNG
    ;TÌNH THƯƠNG, TÌNH CẢM, TÌNH NGƯỜI]
    NHƯNG MÀ HAI CHỮ " TÌNH YÊU " LÀ GÌ????
    ANSOXVN
  3. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn!!!!!!
    Tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết về một món ăn rất bình dân ở Huế mà hiện nay mọi người dân ở Huế ai ai cũng thích đó là món : Bánh Canh Cá Lóc
    Ở Huế, lâu nay người ta chỉ thấy những người bán cháo canh rong buổi sáng, nhưng không phải là bánh canh cá lóc, mà là bánh bột mì nấu với da lợn, chả thịt nạc, chả cua. Vài năm trở lại đây, bánh canh cá lóc đã chiếm vị trí độc tôn. Có cả một phố bánh canh dọc đoạn quốc lộ 1A trước cổng Nhà máy dệt Huế. Cả chục quán san sát bên nhau nằm kề lộ mà quán nào cũng đông. Trên đường Mai Thúc Loan có tới ba quán bánh canh cá lóc bán vào buổi chiều. Dân ghiền bánh canh cá lóc không chỉ là bình dân, mà phần nhiều là dân đi xe con, khách du lịch... Có người cứ đúng giờ quán mở buổi sáng hoặc buổi chiều là có mặt, dù có phải đi xa dăm ba cây số.
    Bánh canh cá lóc hấp dẫn người ăn vì hương vị đặc biệt của nó. Các mệ nói nguyên liệu chính để làm món bánh canh phải là bột gạo và cá lóc. Gạo ngâm đủ độ mới xay, sau đó sú bột và cho vào cối giã như giã giò. Người ta giã bột tới hai, ba giờ sáng, cho tới lúc bột "chín". Lúc đó bột chặt, dai mà không dính tay. Giờ đây cũng có người xay bột máy nhưng theo kinh nghiệm của các bà, các mẹ thì giã bằng tay bánh canh sẽ ngon hơn. Khi bột đạt yêu cầu, lăn mỏng cắt rời từng "con", nấu chín bột vẫn không bị nhão. Cá lóc hấp chín tới, thịt săn chắc, tách riêng thịt cá, lòng cá. Xương và đầu cá đem giã nhỏ lọc lấy nước đun lên làm nước dùng. Lòng cá lóc là món "đặc sản" quý để dành bán cho khách quen đặt trước. Thịt cá ướp gia vị, rắc chút hạt tiêu, ớt, hành... um lên thật thơm. Thưởng thức bánh canh phải nóng mới ngon vì con bánh giòn, bùi, thịt cá lóc thơm ngon... vừa ăn vừa xuýt xoa toát mồ hôi vì nóng, và vị cay của ớt mới thấy hết cái ngon, cái thú vị của bánh canh cá lóc !

    THẾ GIỚI BAO LA CÓ BIẾT BAO ĐIỀU LẠ
    MỘT CHỮ TÌNH SAO MÃI VẤN VƯƠNG
    TÌNH THƯƠNG, TÌNH CẢM, TÌNH NGƯỜI
    NHƯNG MÀ HAI CHỮ " TÌNH YÊU " LÀ GÌ?????​
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!
    ANSOXVN
    ANSOXVN
  4. env

    env Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    mod nào siêng làm ơn làm 1 cái CHỈ MỤC (index) ở trang đầu tiên để ai cần xem món ăn gì chế biến ra sao thì chỉ cần xem qua index rồi theo link để đến, cũng dễ mà đúng không ?
    [​IMG]
    You can get if you're really want...
  5. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn!!!!!!
    Tôi xin giới thiệu cho các bạn biết về các phương pháp của cách nấu ăn. Mỗi cách làm, nấu món ăn đều có các phương pháp khác nhau và đặc trưng riêng. Và hy vọng giúp đỡ được các bạn một phần nào trong cách nấu ăn và làm món ăn ( nhất là các bạn gái )
    Định nghĩa các phương pháp nấu ăn ​


    Chay ​
    Chay: là loại món ăn có tính chất tôn giáo, được dùng vào bữa ăn hàng ngày trong các nhà chùa. Vào những ngày hội lễ Phật còn tổ chức cỗ chay nên còn được gọi là cỗ nhà Chùa. Ngoài ra, một số người tu tại gia cũng thường ăn chay ở nhà riêng.
    Nộm ​
    Nộm: là loại món ăn chế biến chủ yếu từ các loại rau phối hợp với một vài loại thịt động vật và gia vị có đặc tính riêng để tạo nên mùi vị tổng hợp( chua, cay, ngọt...) và có màu sắc hấp dẫn.
    Quay ​
    Quay: là phương pháp làm chín thực phẩm(chủ yếu là các loại thịt) bằng các tia nhiệt từ lò phát ra. Những tia nhiệt này có thể tác dụng trực tiếp hay gián tiếp vào thực phẩm làm cho thưc phẩm chín dần.
    Nướng ​
    Nướng: là phương pháp dùng sức nóng trực tiếp của những tia nhiệt từ lò than cháy đỏ phát ratác dụng trực tiếp vào thực phẩm để biến đổi thực phẩm sống thành thực phẩm chín. Món nướng là món ăn ngon và hấp dẫn có từ lâu đời nhất. Ðến nay phương pháp nướng vẫn được tồn tại phát triển rất phong phú cả về cấu tạo món ăn cũng như hình thức chế biến.
    Om ​
    Om: là phương pháp bỏ thực phẩm ( chủ yếu là các loại có mùi tanh - hôi ) đã được xào (hay rán qua ) vào nồi có vung kín với ít nước, đun trong thời gian tương đối lâu, nhằm làm cho thực phẩm và gia vị có mùi thơm, chín mềm và tiết ra chất keo đông ( gélatine ).
    Hấp ​
    Hấp: là phương pháp bỏ thực phẩm đã được ướp kỹ hay xào rán qua mỡ vào một dụng cụ riêng là ***g hấp hay nồi hơi, rồi dùng sức nóng của hơi nước với thời gian tương đối lâu để làm chín mềm.
    Tần​
    Tần: là phương pháp bỏ thực phẩm vào nước có đủ gia vị thích hợp rồi dùng sức nóng của hơi nước trong thời gina lâu để làm chín dừ. Phương pháp này chỉ thích hợp với các thực phẩm non, mềm, có chọn lọc.
    Xào​
    Xào : là phương pháp làm chín thực phẩm bằng ít chất béo, ở điểm sôi ( dưới tác dụng của nhiệt ), có phối hợp với ít nước, thời gian làm chín nhanh với độ nhiệt cao, nhằm đạt yêu cầu chín tới.
    Kho ​
    Kho: là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách dùng ít nước và gia vị (chủ yếu là gia vị mặn ), đun trong thời gian lâu để thực phẩm ngấm mặn và chín dừ. Cùng loại món ăn này còn có các món rim, rang mỡ cũng có mùi vị và màu sắc giống như kho. Kho là món ăn thường có trong bữa ăn hàng ngày.

    Hầm ​
    Hầm là phương pháp bỏ thực phẩm ( đã rán hay xào ) vào nước, đun nhỏ lửa trong thời gian lâu để làm cho thực phẩm thơm và chín dừ dần. Như vậy, quá trình làm món hầm là phải phối hợp cả rán ( hay xào ) và ninh.
    Luộc ​
    Luộc: là phương pháp làm chín bằng cách bỏ thực phẩm ở thể trạng khối lượng nguyên cả con vào nước ( nước sôi hay nước lã ) rồi đun trong thời gian tương đối ngắn với độ nhiệt trung bình của lửa để làm thực phẩm chính tới hay chín mềm. Các món luộc thuộc loại món ăn phổ thông, chế biến đơn giản, nhưng cũng có món trong các bữa ăn thịnh soạn lại được chế biến từ món luộc. Mỗi món luộc lại cần một thứ nước chấm phù hợp và ăn cái là chính. Còn nước luộc ăn riêng thay canh hoặc làm nước dùng để nấu các món khác.
    Ninh ​
    Ninh: là phương pháp bỏ thực phẩm có cỡ lớn vào nhiều nước, đun sôi lăn tăn trong thời gian lâu để thực phẩm tiết nhiều chất ngọt vào nước và chín dừ. Khác với món luộc, món ninh ăn luôn cả nước lẫn cái. Ninh không có nhiều món phong phú như các loại món ăn khác. Nhưng đặc biệt món "chân giò ninh măng " lại là món ăn cổ truyền của dân tộc, thường có trong các bữa cỗ, nhất là Tết. Phương pháp ninh chỉ thích hợp đối với các nguyên liệu động vật dai, cứng, có lẫn cả xương, gân, bạc nhạc và một vài thứ thực vật ăn củ và củ, hạt có bột tươi hay khô
    THẾ GIỚI BAO LA CÓ BIẾT BAO ĐIỀU LẠ
    MỘT CHỮ TÌNH SAO MÃI VẤN VƯƠNG
    TÌNH THƯƠNG, TÌNH CẢM, TÌNH NGƯỜI
    NHƯNG MÀ HAI CHỮ " TÌNH YÊU " LÀ GÌ???????​
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!
    ANSOXVN
  6. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn!!!!!
    Dưới đây là mình xin giới thiệu với các bạn về các món ăn, ẩm thực của thành phố mang tên Bác đó là Ẩm Thực ở Sài Gòn .

    Không hẳn ai đi công tác hay thăm thú Sài Gòn đều biết đầy đủ của ngon vật lạ ở thành phố này. Theo quan niệm của khá nhiều người, Sài Gòn nóng, bụi, ồn ào và tỏ ra ít hấp dẫn người Bắc khi đi tìm món ăn bởi vị ngọt truyền thống. Xét riêng về nghệ thuật ẩm thực mà nói, nhận định trên đã tỏ ra khá sai lầm, bởi xưa nay nếu cứ khăng khăng giữ một quan niệm cổ điển rằng người Bắc thích mặn, người Trung thích cay và người Nam thích ngọt thì cũng không hẳn sai, song thời nay, mọi thứ đều đã khác xưa. Muốn kiểm nghiệm về sự phong phú của các món ăn lạ khẩu, không gì bằng tới Sài Gòn. Mà muốn tìm hiểu về độ tinh tế trong việc gia giảm đồ nấu nướng, có lẽ cũng không gì bằng đảo qua một lượt các hàng quán nơi đây.
    Không biết đã có công ty du lịch nào thiết lập tour riêng về ẩm thực nơi này chưa, song nếu đã có tác giả giới thiệu về tour ẩm thực Cố đô, thì tại sao không nhàn đàm đôi chút về tour ẩm thực của thành phố hội tụ tinh hoa đất phương Nam này?
    Đầu tiên, xin trân trọng đặt quán cơm bà Cả Đọi lên trên danh sách. Không hẳn tác giả đã coi bà là đệ nhất cao thủ trong nghề nấu cơm Bắc ở Sài Gòn, song rõ ràng mỗi khi có bạn từ Bắc vào chơi, những người dân cũ ở đây đều lựa dịp dắt ngay tới bà Cả Đọi. Hẳn ai cũng sẽ giữ mãi trong tâm trí về một tiệm cơm tít sâu trong ngõ hẻm trên đường Nguyễn Huệ, trên lầu thang gác cheo leo và những món ăn mang hương vị Bắc. Nhưng thật ra, ở ngoài Bắc có tìm được loại dưa cà chua chua, ngọt ngọt và trắng phau như ở đây không? Rồi các món đậu bắp nướng, khổ qua nhồi thịt, cá bông lau kho béo ngậy cũng không thể nói xuất xứ từ miền Bắc. Lạ là ở chỗ đó. Sau này, khi mấy cô con gái của bà Cả thành lập các cơ sở cơm xung quanh, thì người ta không còn phải chen lấn trên căn gác bà Cả nữa, bởi tiệm Bà Hai, Bà Ba đã được dời ra khu vực xung quanh, rộng rãi, thoáng mát hơn mà vẫn giữ phong cách nấu nướng truyền thống cũ.
    Mạn Nguyễn Huệ - Hải Triều còn hấp dẫn khách sành ăn bởi liên hiệp các tiệm phở - bún - miến - xôi - chân gà chế biến theo kiểu Bắc, song đã biến cải cho phù hợp phong cách phương Nam. Tại Hải Triều, người ăn dập dìu từ khoảng 8h tối, càng về khuya càng đông và lôi cuốn đủ thành phần của thành phố náo nhiệt này. Công nhân viên đi làm khuya ghé qua kêu đĩa xôi rắc ruốc có sáu miếng giò lụa (ở đây gọi là chả lụa) trắng tinh ấp lên trên, ăn xong một đĩa no luôn tới sáng. Đám thanh niên sau một hồi rong ruổi tấp vào gọi miến hoặc phở đùi hay tim gan.
    Cũng gọi là phở Bắc, song rõ ràng ở ngoài Hà Nội hiếm khi có loại phở nào mà những miếng thịt đùi chắc nịch được gỡ ra, rắc ngồn ngộn trên mặt tô phở như ở đây. Miến tim gan lại càng tuyệt, khi ăn, mỗi người được đặt trước mặt một đĩa nhỏ muối tiêu chanh, vừa ăn miến, vừa gắp từng miếng tim gan thơm phức đầy đặn ăn cùng muối vắt chanh. Nhâm nhi chai Sài Gòn xanh sủi bọt cùng chân gà luộc ở đây cũng thú. Kiểu luộc chân gà tại Hải Triều hoặc một vài điểm ăn đêm Sài Gòn có khác so với kiểu miền Bắc, mềm và hơi nát. Nhưng bù lại, chân nướng thì quả tuyệt cú mèo, mát trời luôn với kiểu ướp tẩm thơm lừng và đồ chấm phong phú.
    Rời các quán ăn đêm, sau một đêm nếu có hơi trằn trọc vì lạ nhà, bạn nên đảo qua những tiệm ăn sáng vốn có thể gặp bất kỳ nơi nào ở Sài Gòn. Đừng ngồi vỉa hè, bởi hơi nóng của miền nhiệt đới ngay từ sớm đã nung nóng đường phố tới ngột ngạt. Hãy tìm tới các tiệm ăn sáng như ốc đảo xanh trong lòng thành phố như Dương Cầm ở ngã tư Điện Biên Phủ - Lê Quý Đôn, nhà hàng Thanh niên ở đường Nguyễn Văn Chiêm... Đó là các tiệm ăn rộng rãi, rợp bóng cây và vô số món ăn sáng ngon lành. Bạn có thể thử bánh cuốn Lạng Sơn, mỗi đĩa được kèm theo hai suất chả quế vàng rộm và hành phi mới ngửi qua đã phát thèm.
    Bánh mì ốp la có ổ bánh ròn tan, bún mọc được chan nước dùng trong veo và giò sống ngọt lừ, bún thịt nướng béo ngậy... bạn đều nên thử qua xem có khác so với nơi nguyên gốc xuất xứ của chúng không? Món ăn đặc Nam bộ thì có hủ tiếu, cháo trắng hột vịt muối, mì hoành thánh, bánh bao xá xíu... Tuy nhiên không hiểu sao tại dân Sài Gòn ít ăn sáng bằng bánh ngọt sữa tươi như Hà Nội. Muốn ăn bánh ngọt buổi sáng, phải chịu khó chạy tới tiệm Như Lan trên đường Hàm Nghi. Đông vô kể, nhất là trước giờ đi làm. Tại đây, người ta tấp xe bên lề đường rồi chạy vội vào mua một chiếc bánh bao nhân thịt Singapore, bánh da heo, bánh hamburger, bánh sandwich, bánh chưng, bánh giò, bánh gai... Trong chiếc tủ kính to đùng có không biết cơ man nào là loại bánh, lại kèm theo mấy chõ xôi to tướng bốc khói nghi ngút. Kiểu nấu xôi Sài Gòn rõ ràng không giống miền Bắc, bởi gạo nếp được thổi cùng rất nhiều lạc, đậu xanh và rắc dừa nạo trắng muốt. Cũng có thể mua xôi gấc, xôi gà, xôi lạp xưởng với giá vô cùng bình dân. Suất xôi được đựng bằng hộp xốp kèm theo chiếc thìa nhựa để bạn có thể mang tới quán café cóc vỉa hè ngồi ăn tạm.
    Sau một buổi sáng đi tham quan và vui chơi trong các điểm giải trí Suối Tiên, Kỳ Hòa, Thảo cầm viên hoặc di tích lịch sử dinh Độc Lập, Bảo tàng lịch sử..., bạn nên suy nghĩ tới chuyện ăn trưa. Ăn trưa cũng là một nghệ thuật ở thành phố này, bởi nếu chỉ đơn giản giải quyết khâu no bụng thì đơn giản, vô số quán cơm bình dân sẽ phục vụ bạn các món cơm tấm, cơm sườn nướng, cơm thịt kho hột vịt vốn là các thức ăn thông dụng trong thành phố. Song cầu kỳ hơn, nên thưởng thức tô canh chua cá lóc, một thố cá bông lau hay cá hu kho cùng dĩa cơm trắng nóng hổi. Để thư giãn trong một buổi trưa nóng bỏng, bạn có thể nhờ người quen đưa tới mấy tiệm cơm máy lạnh trên đường Ngô Đức Kế, Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa... Đó là những tiệm cơm phục vụ món ăn Việt Nam.
    Cũng là đồ ăn Việt, song đặc thù hương đồng gió nội thì vào Hương Đồng trên đường Pasteur. Trong khuôn viên quán rộng rãi lợp tranh tre, các tiếp viên nam nữ mặc đồ bà ba đi guốc mộc sẽ giới thiệu một thực đơn mà đảm bảo chưa khi nào bạn tìm thấy ngoài Bắc: Chuột đồng ngũ vị chiên, tôm say, bò nướng tiêu chanh. Riêng chuyện phục vụ đồ uống ở đây cũng lạ kiểu: Bia chai đổ ra bát sành to, ghé miệng uống như người thôn quê uống bát nước vối bên bờ ruộng sau buổi cấy cày. Kề bên là tiệm Đồng Xanh trên đường Võ Văn Tần, khá độc đáo với món nhông nướng mọi, nhông lột da chiên dòn. Nhông là loại bò sát sống trên đồi cát miền Trung, vẫn được dân sành điệu gọi bằng cái tên khá âu yếm: khủng long.
    Khi nhìn chú khủng long con này ngọ nguậy, quả thực người chưa quen thấy rờn rợn, song đảm bảo đã nếm thử một lần thì tới già vẫn không quên vị ngọt đậm và săn chắc của từng thớ thịt trắng ngần. Lạ miệng hơn thì vào các quán ăn phục vụ bữa trưa công sở theo kiểu Âu trên đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, tại đây bạn sẽ thưởng thức bầu không khí đích thực dành cho dân văn phòng, tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc. Nói vậy bởi theo quan niệm của đa số, ăn cơm trưa với set menu rõ ràng không hề đắt, mà vẫn đảm bảo đáp ứng hai yêu cầu: ngon và bổ. Có thể thưởng thức một tô mì nui, đĩa spaghetti, suất cơm cá thát lát hoặc vài lát bánh mì nướng bơ tỏi trong một không gian yên tĩnh có tiếng nhạc du dương nhè nhẹ. Món tráng miệng cũng đa dạng, từ cà phê đen đá tới cà phê capucino, từ đĩa trái cây tới trái dừa đựng ngập kem ý hoặc đơn giản chỉ là hũ sữa chua vốn được các cô nhân viên văn phòng rất mê. Với người đang tìm hiểu tour ẩm thực có quỹ thời gian không hạn chế lắm, hoàn toàn có thể để buổi trưa trôi qua bằng cách nghỉ ngơi trong tiệm cơm công sở đó.
    Chiều và tối quả thực chính là thời gian để bạn quay cuồng trong việc thử các món ăn. Khi cánh cửa các công sở khép lại, khi các anh chàng Nam bộ vui tính bắt đầu tụ tập trong quán bia, bạn nên rảo bước quanh các tụ điểm ăn uống giá cả bình dân lẫn sang trọng để tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Sài Gòn. Sài Gòn muôn mặt, và cũng muôn vàn chủng loại món ăn từng bừng khoe sắc trong làn gió mát hoàng hôn: Lẩu dê nổi tiếng trên đường Trương Định và Quang Trung, lẩu cá kèo rau đắng rất được giới sinh viên ưa thích được bán bên hông chùa Xá Lợi, các tiệm cơm gà đua nhau chào mời khách trên đường Hai Bà Trưng và Trần Quang Khải, các món hào sống chấm mù tạt, ghẹ luộc, nghêu hấp bia, ốc hương, sò huyết, ốc nhẩy nướng, cua rang me, cua rang muối... được bán la liệt trên các tiệm đầu đường Nguyễn Trãi và Nguyễn Thái Bình.
    Đó là chưa kể tới "Con đường bia bọt", lừng danh với phóng sự cùng tên của Huỳnh Dũng Nhân - phóng viên báo Lao động, khúc phố đã trở thành tụ điểm thường xuyên nhiều năm nay của giới hâm mộ bia. Tuy nhiên, bạn đừng sa đà vào các bàn nhậu đầy tiếng "dzô dzô" của mấy anh Hai Sài Gòn, vừa mệt sức (vì không kéo nổi khi đọ tửu lượng), vừa tốn thời gian và tiền bạc. Thưởng thức hương hoa để thán phục tài chế biến hải sản của các đầu bếp miền Nam thôi. Cũng đừng nghĩ quanh các bàn bia Thi Sách chỉ toàn dân nhậu sa đà đâu nhé, bởi không ít gia đình thường đưa nhau ra đây, ăn bữa cơm chiều với các món ăn ngon có giá trị rất hợp lý. Đám đàn ông ưa mồi nhậu, đám phụ nữ thích gỏi cóc, gỏi xoài rắc tôm khô, canh cá chép hoặc cá điêu hồng. Nghe có vẻ hấp dẫn đấy chứ, và quả thực thành phố mới rộ lên trào lưu ăn cá điêu hồng, loại cá có màu hồng tươi và thịt trắng, dai, ngọt mê ly.
    Nếu đã quá đủ các loại đồ uống thông thường, bạn thử chạy theo hướng đi Chợ Lớn, tìm tới khúc đường mang danh "đường bia đặc" thuộc Hàm Tử - Quận 5. Có lẽ duy nhất nơi này bán loại bia ướp lạnh tới mức đông thành tuyết, vừa nhâm nhi thố tủy bò ninh thuốc Bắc đốt cồn, vừa dốc ngược chai bia để dòng tuyết nồng cay nhểu ra từng đám. Đảm bảo uống bia - tuyết này ngon gấp nhiều lần bia bỏ đá thông thường. Cũng chế biến theo kiểu hấp thuốc Bắc là các món gà ác (gà đen), vịt, ngầu pín, tủy bò, chim cu tiềm thuốc Bắc trên khu vực Âu Cơ - Lạc Long Quân. Tới đây, người chưa quen đảm bảo sẽ hoa mắt trước ngút ngàn tiệm gà ác với biển hiệu rực rỡ cả chữ Việt và Hoa. Chủ nhà ở đây đa phần người Hoa, vừa đối đáp khách bằng tiếng Việt, vừa líu lo gọi nhau bằng tiếng Hoa. Ăn một thố gà ác tiềm ở đây, rồi tráng miệng bằng ly chè sâm, chè trứng cút hoặc chè thập vị, chắc tới mấy tuần sau bạn vẫn còn thèm.
    Càng về khuya, các hàng quán ven đường Sài Gòn càng rộn rã. Đủ loại đồ ăn tinh hoa từ các miền đất nước hiện diện ở đây. Nếu la cà, bạn sẽ lạc xuống Chợ Lớn với các món ăn truyền thống Trung Hoa, chạy sang mạn Kỳ Đồng với hàng chục kiểu chế biến đồ ăn kỳ lạ từ dơi, cóc kẹ, kỳ đà, cá sấu, tới Thanh Đa để vừa nhấp nháp các món vịt nổi tiếng, vừa hóng làn gió mát rượi thổi lên từ sông Sài Gòn... Tuy nhiên, khi khuya muộn, bạn cần nhấp nháp một tô cháo trắng hột vịt muối có vị ngậy cực kỳ hấp dẫn. Sau những món ăn trên trời dưới biển, chỉ nên kết thúc bằng tô cháo giản dị để giấc ngủ của bạn có thể nhanh chóng kéo về, hoàn tất một ngày trọn vẹn tìm hiểu đồ ăn thức uống phương Nam.
    Rồi ngày mai, tuần sau, tháng sau, mỗi khi có dịp tới Sài Gòn, bạn sẽ còn phải tự hỏi: Không biết đã có công ty du lịch nào thiết kế riêng một loại tour ẩm thực thú vị như vậy không nhỉ? Đảm bảo người lập tour cho các công ty trên sẽ không bao giờ phải lo nghĩ về chương trình, bởi có khi nào thành phố này hết món ngon vật lạ cho khách phương xa tìm hiểu? Tới lúc đó thì bạn cùng những người thân sẽ hoàn toàn thoải mái khi tìm hiểu về nghệ thuật ẩm thực Sài Gòn.

    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!
    ANSOXVN
  7. boysitinh_89

    boysitinh_89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    hihihii! thê là sắp cô đồ ăn ma khỏi tốn tien hhihihih.Ông trời thật là công bằng đối với những người như em.
    HÃy sống như đang ăn
    Hãy ăn như đang sống
    Hãy sống cho đồ ăn có mặt
    Và hãy sống cho đồ ăn vào bụng
    em còn nhỏ chưa biết gi về yêu
  8. boysitinh_89

    boysitinh_89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    khi nào các anh chị lam thi rủ em đí với nhé em cung khoé tay lăm dó tai vì me em làm bếp mà>OK.ma em nấu ăn cũng ngon lắ
    m đó .
    em còn nhỏ chưa biết gi về yêu
  9. YeuAoTrang

    YeuAoTrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đừng nên liệt kê các món ăn từ thú quý hiếm sắp bị tuyết diệt. Chẳng có hay khi mà ca ngợi các món đó thật tuyệt hảo.
    YAT
    ( www.suutap.com/NuSinh )

Chia sẻ trang này