1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm Thực LHP

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Free_Wing, 09/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Summer ko hiểu từ quỡn là gì lắm, nhưng summer sẽ trả lời:
    Summer có nhận ra là mizu ko hiểu ý của summer lắm. Summer nói rằng rau quả thì thuốc sâu, thịt thì thuốc tăng trọng, còn thực phẩm chế biến thì chất bảo quản. Summer nói về những mặt ko tốt của tình hình thực phẩm hiện nay (thực phẩm chế biến là một trong số đó). Nhưng mizu hiểu là summer đánh giá tầm quan trọng của nghành mizu.
    Summer ko trực tiếp hỏi lại mizu về sự khập khiễng này, nhưng trong bài reply, summer đã nói rõ rằng summer nhìn tình hình theo hướng nó là biểu hiện của sự đi xuống của chất lượng cuộc sống. Summer nghĩ như vậy cũng đã là trả lời thắc mắc của angie.
    Bây giờ summer trả lời trực tiếp câu hỏi "Và thực phẩm chế biến sẵn (chung chung, k cụ thể món nào) cũng không đc tốt lành gì, phải k?" như sau: đúng là summer nghĩ tp cbs nói chung ko tốt. Nói chung nghĩa là có trường hợp ngoại lệ. Ko tốt ko có nghĩa là có hại ngay lập tức hay nghiêm trọng, mà có thể là ko có lợi cho sức khoẻ lâu dài. Vd: các chất pha màu, hương liệu, bảo quản, ... ở một nồng độ nhất định có thể được coi là ko có ảnh hưởng gì đáng kể, nhưng nếu dùng nhiều trong thời gian dài có thể ko tốt.
    Summer mới tập viết bài, chắc chắn có những thiếu sót/ gây khó hiểu. Mong có dịp học hỏi.
  2. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cuộc sống ko có gì hoàn hảo. Thế nên mới có chuyện để tranh luận/ thảo luận mà phải ko?
  3. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    À, nói thêm, tranh luận thì là đưa ra các ý kiến khác nhau, ko có nghĩa là summer đưa ra một ý kiến thì bác bỏ tất cả các ý kiến khác, ko cổ xuý cho một thứ ko có nghĩa là muốn tẩy chay tất cả cái đó.
    Với lại, đang nói chuyện là nói chuyện chung về một vấn đề, chứ nói về chuyện cá nhân thì lại khác.
    Chờ mizu sáng chế ra nhiều thứ hay ho có ích!!
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi chen ngang hỏi 1 câu: thực phẩm chế biến sẵn là gì?
    Khi nghĩ đến tp cbs thì kp chỉ có thể nghĩ đến các thứ như: snack, chips, nước ngọt / trái cây đóng lon.
    Như sữa, cafe kiểu Nescafe đóng hộp thì kp kô cho là tp cbs.
    Ngoài ra còn những loại gì có thể xếp vào tp cbs nữa? Như đồ hộp thì sao? Theo kp thì kô phải tất cả đồ hộp đều là tp cbs. Tỷ như cá mòi đóng hộp, hộp yến xào, hay như tôm khô đóng gói, khô mực, khô nai, những thứ này chẳng lẽ cũng là tp cbs?

  5. summertime8x

    summertime8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0

    Vấn đề định nghĩa và phân loại.
    Summer sẽ cho sữa, cafe kiểu Nescafe đóng hộp , cá mòi đóng hộp, hộp yến xào, tôm khô đóng gói, khô mực, khô nai thực phẩm đã qua chế biến.
    Tất nhiên, chế biến thực phẩm là việc loài người đã làm bao đời nay. Nấu chín, ướp muối, ngâm đường cũng là những cách chế biến.
    Nhưng có những điểm khác nhau giữa tp cb công nghiệp và các phương pháp chế biến truyền thống. Vd tp cb công nghiệp:
    - Tỉ lệ sử dụng hoá chất nhân tạo trong chế biến nhằm bảo quản lâu dài (tính theo hàng năm), tạo màu, tạo mùi, chống ẩm mốc ...
    - Sản xuất hàng loạt, cung cấp hàng loạt
    - Chủ yếu nằm ngoài phạm vi gđ
  6. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    QUỠN là tiếng địa phương miền Nam, có người ghi là HƯỠN. Chỉ có nghĩa là RẢNH RỖI, CÓ THỜI GIAN mà thôi.
    Với tư cách là một thành viên có cường độ post bài nhiều nhất box này và đọc bài thấy ra được nhiều ẨN Ý, HÀM Ý của các thành viên, thì Angie có thể trấn an Summer rằng:
    Summer có văn phong trong sáng, dễ hiểu. Khi Summer nói, thì là vì CÓ Ý, chứ không chép độn, không NÓI SÁO RỖNG blah blah. Ý tứ Summer cũng mạch lạc, có liên kết kỹ càng.
    Và nữa, cả những ẨN Ý của Summer cũng rất dễ hiểu. Kiểu thread Thảo luận ấy. Summer đọc bài KP sẽ thấy KP hỏi ngược lại Summer về ẨN Ý đã đưa ra.
    Nói chung, cách viết Summer mạch lạc. Cho tới giờ này, Angie không thấy có chút mơ hồ, thiếu mạch lạc nào DẪN ĐẾN VIỆC HIỂU LẦM.
    Đó là cách nhận định cá nhân của Angie.
    Chúc vui.
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên là vấn đề chung riêng. Trong bài viết của FW, FW đưa ra giải thích trên mô hình kinh tế chung và lý giải vì sao Fw cho rằng mặt hàng này cung kích cầu. FW không có ý lựa chọn bất cứ thị trường nào làm mẫu. Tuy nhiên, do thị trường VN không phải là thị trường cạnh tranh và không tiêu biểu (Fw sẽ nói tiếp phía dưới) mà sự cạnh tranh lại thể hiện rất rõ ở châu Âu, cho nên thị trường châu Âu có nhiều nét tương đồng với thị trường chung của mặt hàng này trên toàn cầu. FW ghi nhận là Mizu bổ sung thị trường VN. Thế nhưng căn bản từ đầu Fw không có ý định phân tích thị trường này mà xem xét mặt hàng này trên tổng thể cung cầu theo đúng những lý thuyết của kinh tế học cổ điển và tân cổ điển.
    Và FW đã dựa trên những luận điểm ở nêu bài trước để lý giải vì sao FW nhận xét mặt hàng thuốc lá có cung kích cầu.
    Về chuyện tại sao Đức hay châu Âu chưa cấm quảng cáo thuốc lá hay không cấm quảng cáo thuốc lá triệt để thì phải đi đến đây để thấy. Cuộc sống chính trị của các nước châu Âu không phải đơn giản là chính phủ muốn cấm là có thể cấm. Chính trị của châu Âu dựa trên các đảng phái và các đảng phái đại diện cho ý chí người dân. Ở đây có rất nhiều quan điểm về chuyện cấm thuốc lá chứ không đơn giản chỉ là quan điểm về sức khoẻ. Ý chí đầu tiên theo như Mizu nói là của ngành công nghiệp thuốc lá, đương nhiên ngành công nghiệp này có thế lực khá lớn. thế nhưng vẫn không lớn bằng ý chí thứ nhì là của những người hút thuốc lá. Họ là người tiêu thụ mặt hàng này và họ có quyền tiêu thụ nó. Việc cấm thuốc lá ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nên họ cũng ra sức phản đối những dự luật liên quan. Ý chí thứ ba là từ chính những người ủng hộ lệnh cấm thuốc lá. Một lệnh cấm đột ngột có thể gây ra những xáo trộn xã hội, ví dụ như buôn lậu thuốc lá, sự hình thành thị trường thuốc lá chợ đen, những công nhân làm việc cho ngành công nghiệp này... Do đó, khác với VN nơi chính phủ cũng là người quyết định, chính phủ các nước châu Âu không phải là người quyết định sau cùng mà chính các nghị viên của các đảng phái mới là người có quyền trên. Thành ra, việc cấm hay không cấm thuốc lá ở Đức không phải như Mizu đơn giản nghĩ là do lợi ích từ thuế của ngành công nghiệp này và không đúng với suy nghĩ lợi ích cá nhân đi ngược lợi ích tập thể. Ở đây phải thấy rằng, lợi ích tập thể là ở nơi công cộng, do đó, cấm thuốc lá ở nơi công cộng là cần thiết và đã hiện thực hóa. Nhưng cấm toàn diện thuốc lá là đã vi phạm quyền tự do tiêu dùng của người dân.
    Cũng cần nhắc lại là chính phủ Đức tuy không cấm quảng cáo thuốc lá toàn diện nhưng truyền hình, truyền thanh đã không được phép quảng cáo thuốc lá rồi. Thuốc lá chỉ có thể quảng cáo trên panel mà thôi. Ngoài ra, giá thuốc lá đã bị chính phủ đánh thuế cao lên gấp đôi so với cách đây 4 năm.
    Nói tóm lại, FW không hề cảm thấy có gì khúc mắc trong vấn đề lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể ở đây. Bởi lẽ, trong tập thể còn có tập thể. Tiếng nói của ai mạnh hơn người đó sẽ chiếm ưu thế. Và tuỳ theo sức mạnh của tiếng nói mà ưu thế đó nhiều hay ít.
    Vấn đề tiếp theo là "cái vòng luẩn quẩn". Mizu cho đó là cái vòng luẩn quẩn khi cung tác động cầu, cầu lại tác động cung. Nhưng FW cảm thấy điều đó là cực kỳ bình thường. Trong kinh tế học, người ta chỉ ra đó là sự tác động qua lại của cung và cầu. Cung và cầu không bao giờ đứng yên mà luôn dao động để tìm đến sự cân bằng. Có khi cung lớn hơn cầu và có khi cầu lớn hơn cung. Đó là những dao động bình thường của cung và cầu. Vấn đề cần quan tâm là thế lực nào lớn hơn, có thể tác động mạnh mẽ hơn đến thế lực còn lại. Thế lực nào lớn hơn thì ưu thế nghiêng về thế lực đó và người ta kết luận liệu đó là cung kích cầu hay là cầu đẩy cung. Để quan sát điều đó người ta xem xét độ co giãn của đường cầu. Và vì người hút thuốc lệ thuộc vào thuốc cho nên có thể xem rằng nếu giá thuốc tăng thì người tiêu dùng vẫn sẵn lòng trả tiền để mua thuốc, nói cách khác, khi giá tăng một đơn vị, số người bỏ thuốc ít hơn 1 đơn vị nhiều lần. Khi đó ta có thể thấy mặt hàng thuốc lá là mặt hàng mà người tiêu dùng bị lệ thuộc vào nhà sản xuất. Kèm thêm những lý lẽ Fw đã viết trong các bài trước, FW vẫn bảo lưu quan điểm là mặt hàng thuốc lá có cung tác động mạnh hơn cầu.
    Bây giờ bàn về chuyện VN.
    Trước hết sau khi suy nghĩ lại, FW quyết định rút lại lời nhận xét của mình rằng ở VN cầu kích cung.
    FW cho rằng thị trường thuốc lá VN là một thị trường không có cung cầu hoàn hảo do sự can thiệp quá sâu của thị trường. Thứ nhất, thị trường thuốc lá VN là một thị trường độc quyền nhóm. Theo FW biết không có hãng thuốc lá ngoại nào được đầu tư vào VN, chính phủ đánh thuế cao thuốc lá ngoại nhập và các công ty sản xuất thuốc lá VN đều do chính phủ quản lý. Trong thị trường độc quyền nhóm như vậy, cầu không thể nào quyết định được cung để mà "cầu đẩy cung". Như vậy, có thể thấy rằng thị trường thuốc lá ở VN chỉ là sân chơi riêng của nhà nước, muốn tăng thì tăng, muốn giảm thì giảm, người tiêu dùng buộc phải chấp nhận. Chính vì lối làm việc như thế mà hơn mười mấy năm nay, chuyện buôn lậu thuốc lá ngoại vẫn mãi là vấn đề.
    Còn chuyện Mizu không tin rằng marketing và quảng cáo không thể kích thích cầu được thì FW chịu thôi, không thể nói thêm gì hay ho hơn. Chỉ có điều FW lưu ý là nếu marketing mà chỉ có thể giúp tăng cầu chút đỉnh thì các hãng thuốc lá không bỏ ra tới 20-30% doanh thu sau bán cho marketing.
    Còn về hiệu quả của tuyên truyền, FW đồng ý. Nhưng cũng lưu ý là nếu không có hành động kinh tế và quyền lực, thì tuyên truyền sẽ chẳng được như ý đâu!
  8. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Đính chính: em hiểu ý của chị summer là "chất lượng cuộc sống đang đi xuống", chưa bao giờ hiểu nhầm.
    Xin hỏi chị nêu ra ý đó để làm gì?
    Khi đọc bài reply của chị em nhìn ngay ra rằng chị summer đặt câu hỏi đó để mong tìm giải pháp "nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là vấn đề thực phẩm". ( chứ ko lẽ hỏi vu vơ vậy thôi, đúng ko chị summer?)
    Bài reply thứ nhất của em đề ra 1 giải pháp : ngành công nghiệp thực phẩm phải nghiên cứu thêm để tìm ra những thực phẩm đủ dinh dưỡng và an toàn cho cuộc sống. ( còn cái đoạn "tự sướng" thì thêm vào cho vui vẻ, hoàn toàn ko có ý tự nhận là chị đề cao ngành của em )
    Chị cũng công nhận đó là giải pháp tốt. Xong 1 vấn đề.
    Nhưng về sau chị summer có vẻ ko tin tưởng lắm về giải pháp đó, cho rằng CN TP có phát triển đến mấy thì cũng ko đem lại "chất lượng cao hơn cho cuộc sống", mà chỉ có cách "tự nấu, tự nuôi trồng, tự chế biến, tự bảo quản, ko xài đồ CN" mới là "cuộc sống chất lượng cao"
    Vậy thì em mới reply lại 1 bài thứ 2, đề ra những biện pháp chi tiết để "nâng cao chất lượng cuộc sống" theo hướng "ko sử dụng đồ CN", và vẫn để ngỏ ở đó như 1 câu hỏi, xem chị summer có ý kiến gì hay ko.
    Chị summer cho ý kiến đi, chị thấy những biện pháp đó có khả thi hay ko? Chị vẫn chưa trả lời em bài đó.
    Vậy, em đã nêu ra 2 hướng giải pháp để "nâng cao chất lượng cuộc sống"
    - Thứ nhất, phát trển CN TP, để tạo ra những sp an toàn, dinh dưỡng.
    - Thứ hai, chăm lo phát triển nông nghiệp, cải tạo tài nguyên đất đai khí hậu, tăng sản lượng nông nghiệp, hạ giá thành sản phẩm thịt cá , để người dân có thể mua đc (để ko phải xài bột ngọt.)
    Mỗi người dân tự bỏ thời gian học tập, vui chơi, giải trí để chăm lo việc nấu nướng. Từng bước xoá bỏ các sản phẩm của ngành CN TP như : sữa tiệt trùng, hàng trăm loại cheese, butter, đồ hộp, snack...bằng cách ngưng ăn, ngưng sử dụng, chỉ sử dụng những thức ăn tự nấu: sữa phải vắt từ con bò ra xô, rồi tự đun sôi , tự làm cheese, tự làm butter (để tránh các phụ gia CN), tự làm vắt mì, tự làm bánh phở, tự làm bún (để chống fomol ), tự làm nước tương, nước mắm (tránh 3-MCPD)..vân vân và vân vân.
    Theo thiển ý của em, cách thứ 2 có thể ko khả thi cho lắm. Và em vẫn còn đang băn khoăn vướng mắc, chưa tìm ra ý gì hay ho hơn cho chị.
    Trong thời gian đó, theo em vẫn phải tiếp tục phát triển CNTP theo cách thứ nhất, vẫn phải tiếp tục sử dụng những thực phẩm CN.
    Việc hạn chế sử dụng chúng vì lo sợ chúng gây hại cho cơ thể là tùy thuộc vào khả năng tài chính và ý thích của mỗi người.
    Được bluesss_mizu_ha sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 25/04/2007
  9. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Kĩ sư thực phẩm tương lai ko có nhiều thời gian để bưng cả giáo trình của mình vào đây, nhưng em có thể trấn an chị summer rằng: Không phải bất cứ thực phẩm chế biến sẵn/ đã qua chế biến nào cũng đều chứa những độc tố gây hại. Và ko phải bất cứ sản phẩm nào tự chế biến ở nhà cũng an toàn.
    1 ví dụ: yagourt ở nhà tự làm lên men bằng cách nào? Có phải là theo qui trình sau: sữa tươi + 1 nước sôi/2 nước lạnh + con giống + khuấy đều + ủ nóng 70 độ C 4h đồng hồ => yagourt?
    Nếu như làm ko khéo thì chị sẽ thu đc 1 sản phẩm yagourt có cái nước vàng vàng đục đục gọi là nước sữa => ăn vào ko có 1 tí dinh dưỡng nào cả, thêm vào đó sản phẩm của chị sẽ ko có tính đông tụ, tính gel, là môi trường rất mạnh để vi sinh vật có hại cho đường ruột phát triển.
    Trong CN, qui trình làm yagourt tuân thủ theo những qui định nghiêm ngặt về thời gian, về chất lượng "con giống" ( độ tinh khiết, thuần chủng, sức khoẻ con giống - thông thường ở đây là loài vi khuẩn lactobacillus - hy vọng chị biết), qui định về pH tối ưu cho con giống phát triển, qui định tối ưu về điều kiện yếm khí/hiếu khí, điều kiện vô trùng => đảm bảo cho ra 1 sản phẩm chất lượng tuyệt đối, đảm bảo tính đông tụ, tính gel, dinh dưỡng đầy đủ, ko có vi sinh vật gây bệnh phát triển.
    Nói như chị summer "các thực phẩm chế biến sẵn/ đã qua chế biến đều ko an toàn, về lâu về dài có thể gây bệnh" là quá tội nghiệp cho cả 1 ngành công nghiệp thực phẩm với biết bao nghiên cứu hàng mấy thế kỉ qua rồi.
    Chị yên tâm, em biết là chị chưa hài lòng với chất lượng thực phẩm hiện nay, đó là bài toán khó cho biết bao người trong ngành, nhưng người ta đang từng bước điều chỉnh chúng.
    Không lẽ chị từ chối ăn những sản phẩm nước tương, nước mắm, cheese, butter, yagourt, xúc xích, khô mực...? Tất cả chúng đều là thực phẩm công nghiệp đó chị. Nếu chị ko xài những thứ đó thì em nghĩ rằng có lẽ suốt ngày chị chỉ có thể nấu cơm, luộc rau, bỏ chút xíu muối ( vì ko nên sử dùng dầu ăn- 1 sản phẩm công nghiệp), luộc thịt, luộc trứng...
    Thế thì cũng chán nhỉ?
    Được bluesss_mizu_ha sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 25/04/2007
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thèm món lươn nướng ăn với hành phi hay lươn xào xả.... Ực, nghĩ đến màu đen của lương kèm với cái bụng trắng đã nướng vàng thiệt là thấy .... thèm. Món này khi ăn mà uống thêm chút bia thì đã thiệt là đã!!!

Chia sẻ trang này