1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực Phú Thọ - bạn biết gì? Mục lục sẽ làm ở trang 1. Mới nhất: Hồng Hạc Trì

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi bigmans_hn, 08/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangha_deptrai

    hoangha_deptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    658
    Đã được thích:
    0
    đừng có viết tắt chứ. Mọi người gọi tớ là HH roài gọi thế khác nào gọi tớ àh? gọi nguyên văn đi----> hạ hoà
  2. november_rain07

    november_rain07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    722
    Đã được thích:
    0
    HƯƠNG VỊ ...(tiếp theo)
    "...Từ lúc lên nương hái búp, về phơi rồi đảo, lại vò lại đảo...nhựa chè đã ngấm vào da thịt con người thành một thứ keo gắn bó bền chắc...Đặt chân lên dải đất bên này con sông Hồng uốn khúc duyên dáng, vào bất cứ nhà nào cũng gặp màu xanh đến mát mắt. Nhà ít cũng đến nửa quả đồi, nhà nhiều có khi đến vài hecta. Và cũng chỉ cách đây khoảng mươi năm thôi, khi đa số chè còn được chế biến thủ công, khắp vùng chè Hạ Hoà nhà nào cũng có một, hai chảo sao chè. Vào đợt cây cho búp rộ, không khí đặc quyện một mùi đặc trưng vừa thơm thơm vừa nồng nồng, ngai ngái dễ làm nôn nao váng đầu du khách. Đêm đến bên chảo chè, từng cánh tay cũng đỏ lên vì lửa, thoăn thoắt, thoăn thoắt xoa đều lòng chảo...
    Vào mùa xuân, bận rộn với việc chuẩn bị tết nhưng trên các đồi chè vẫn thấy thấp thoáng bóng người mải miết. Trong thâm tâm ai cũng muốn chọn chè xuân, tự sao, làm thứ quà quê biếu họ hàng ở xa về ăn tết, vừa ngon hơn thứ chè mua ngoài chợ lại vừa thể hiện được tấm lòng. Xem ra để có được một vài lạng chè khô biếu khách cũng cần lắm công phu. Chè được hái trên nương, đem về phơi độ hai, ba buổi nắng già nếu là mùa hè, mùa đông không có nắng thì cho vào chảo nóng đảo cho chín rồi đem vắt hay còn gọi là vò chè. Vắt chè là cốt để cho chè hết nhựa, bớt chất chát. cánh dễ săn. Tiếp đó lại cho vào chảo gang đều tay đảo đến khi chè khô là được. Nói chung là vậy nhưng để có được loại chè đặc biệt ngon thì các công đoạn trên cần phải có kỹ thuật tỷ mỷ hơn nhiều. Trước hết, cứ khoảng 3 năm phải đốn chè một lần vào mùa đông cho cây khỏi cỗi, đến mùa xuân cây kịp đẻ búp non. Bắt đầu từ khâu chọn búp, hái búp phải đúng lứa, không được quá sớm mà cũng không được quá muộn, chuẩn nhất là lúc lá ở độ bát tẻ. Lại chỉ chọn những ngọn đủ tiêu chuẩn " một tôm ba lá", nghĩa là một ngọn có đúng ba lá bánh tẻ. Vắt chè cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm cùng sự khéo léo để chè hết nhựa, không chát mà vẫn giữ được mùi thơm, cánh săn đều, không vị nát. Khi sao chè chảo phải nóng già, có độ rộng vừa đủ, lửa phải nhỏ, xoa phải thật đều tay. Chè ngon là thứ chè không phải chỉ sao một lần là được mà phải qua nhiều lần đổi chảo. Khi chè mới sao lần đầu đã khô đến một độ nhất định thì phải đổ ra nong cho nguội bớt rồi lại cho lên chảo khác xoa tiếp. Cứ thế khoảng ba lượt thì đến công đoạn cuối là đánh mốc. Chè được đánh mốc sẽ ánh sắc bàng bạc, óng ả mà vẫn giữ được màu đen vốn có của nó. Xong các công đoạn chính lại đến các công đoạn phụ cũng không kém phần kỳ công là phân loại chè búp, chè bồm, sàng để cho ra thứ chè sạch nhất không lẫn bồm, lẫn cậng. Đến đây thì công việc mới thực sự hoàn thành..." (MP)
    (Còn tiếp)
    ------------------------
  3. caube_chanbo

    caube_chanbo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Các bác ới !
    Nói đến phú Thọ mình mà bỏ quên cái anh thịt chó (ở đường Đoàn Kết)là lỗi lắm đấy các bác ah!
    em thấy không đâu thịt chó ngon như quê mình!
    Với lại lên Việt tRÌ MÀ ko ăn thịt trâu nwớng với cá khô nuớng thật là phí!
    các món rất đáng nhớ đấy các bác ah!
  4. november_rain07

    november_rain07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    722
    Đã được thích:
    0
    HƯƠNG VỊ ...(Tiếp theo và hết)
    "...Chè đạt tiêu chuẩn ngon phải là thứ chè nhìn bằng mắt thấy cánh săn đều không vụn, màu đen huyền ánh bạc, nhấm thử thấy chát nơi đầu lưỡi nhưng nuốt nước lại thấy ngọt nơi cổ họng. Khi pha, nước phải có màu xanh trong, dậy mùi thơm vẫn giữ được vị chát ngọt...Trong khi đa số chè tươi được hái về đổ cho các xưởng chế biến, phải là khách quý lắm mới được gia chủ tự tay làm chè biếu. Những người con xa quê lâu ngày mỗi khi có dịp rót chén trà thơm lại thấy như có tất cả vị quê hương ngọt ngào, mặn chát ở cả trong đó. Lại thấy yêu, thấy nhớ da diết quê hương mình, một miền quê mà đặc sản tặng nhau chỉ có chè, có cọ mà đẹp như huyền thoại....Những ngọn đồi trống trải nằm phơi mình dưới nắng đang khát khao đón đợi tình yêu cùng bàn tay khéo léo giàu kinh nghiệm của con người tới gieo sự sống để Hạ Hoà xanh, xanh hơn nữa màu chè, để từ đó hương vị quê nhà, hương chè Hạ Hoà sẽ còn bay xa, bay xa hơn nữa...". (Minh Phú)
    -----------------------
  5. nobita_hn

    nobita_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Chào bác: cho em thêm một phiếu cho món bánh tai quê mình. Em ở phường hùng Vương, ngay gần chợ con, nơi có món bánh Tai ngon nhất thị xã. Em nhớ ngày trước bánh rất dày, bên trong toàn nhân mỡ, cắn một miếng mỡ chảy đầy ra tay. Vị bùi, béo của mỡ và vị thơm của bánh thì đúng là miễn chê. Nhưng đợt này em về PT, thấy bánh tai bây giờ nhân nhiều nạc quá, ko còn hương vị ngày xưa nữa. Hình như đời sống cao hơn và người ta cũng sợ béo nên đã làm mất đi hương vị đặc trưng của bánh tai mất rồi.
    Em xin bổ sung thêm món ăn nữa:
    Món ăn này đã ra đời từ sự nghèo khó, cằn cỗi của đất nhưng lạ thay lại mang hương vị rất đậm đà, ngọt bùi và vị thơm đặc biệt mà không vùng nào có được.
    Quê mình đất cằn sỏi đá, chỉ toàn sắn với sắn. Người ta thì chỉ biết ăn củ (Mà nghèo lắm thì mới phải ăn khoai, ăn sắn) chứ ai ăn lá sắn bao giờ. Tép nhỏ thì vùng nào cũng có, rẻ và nhiều, vốn được coi là đồ ăn rất rất bình dân, chỉ nhà nghèo mới phải xúc tép về ăn. Thế nhưng, kỳ lạ thay, sự kết hợp của hai nguyên liệu rẻ và sẵn có ấy đã tạo nên món canh sắn nấu tép rất tuyệt vời: Lá sắn muối chua làm át vị tanh của cá, lại tạo độ bùi và vị thơm rất đặc biệt. Cá nhỏ ninh nhừ, ăn cả xương rất ngọt và bổ.
    Đây quả thực là một đặc sản rất độc đáo mà nguyên liệu lại rất rẻ tiền, sẵn có, là đặc trưng riêng của vùng đất trung du chúng tôi. Khi nào qua Phú Thọ quê tôi, mời các bạn thưởng thức!
    Được nobita_hn sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 18/02/2007
  6. quangat

    quangat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2009
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    đặc sản thịt chó và thịt nhân
  7. vu1234

    vu1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    1.466
    Đã được thích:
    0
    Về VT chưa đi ăn quán j ngoài thịt chó, off với box PT hồi trước cũng thịt chó nên chả biết có nhà hàng nào cả. Mình ăn chơi hơi kém :D
  8. nambsdy

    nambsdy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã được ăn món thịt chua Phú Thọ và chia sẻ cho bạn bè, anh em rất ấn tượng. Mọi khi vẫn gọi cho của hàng chị Điệp -Thanh Sơn mua 10 hộp một lần , chị ấy gửi xe khách xuống Hải Phòng ,tôi nhận tại bến và thanh toán luôn với lái xe. Bị mất điện thoại nên không còn số. Bác nào làm ơn hỏi giúp sổ điện thoại của của hàng ấy với ?(khách quen nên tiện việc thanh toán ).
    Tôi là bác sỹ Nam , thư ký CLB "Những người bạn ĐẤT CẢNG" . Rất muốn được làm quen và giao lưu với các bạn khắp mọi miền Tổ Quốc để chia sẻ niềm vui ,sở thích ( và cả những cơ hội làm ăn ). SĐT của tôi : 0989065830.Email : serepoc06@yahoo.com
  9. devilkeeper

    devilkeeper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Hỏi ngay bọn lái xe ấy chỗ nào nó chả biêt
  10. thuck1114

    thuck1114 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2010
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Chẹp chẹp nuốt nước bọt ừng ực rồi đây này BB ui!
    BB có biết món Dưa sắn ko? món làm từ ngọn rau sắn tươi non rùi ngâm mấy ngày nấu canh chua hoặc kho cá ăn ngon hết ý!

Chia sẻ trang này