1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực qua ca dao và thơ....

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi nore, 09/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0

    Có duyên lấy đưọc chồng già,
    Ăn xôi bỏ cháy, ăn gà bỏ xương.
    *******
    Còn duyên kén cá chọn canh,
    Hết duyên ếch đực cua kềnh cũng vơ.
    Còn duyên kén những trai tơ,
    Hết duyên, ông lão cũng vơ làm chồng.
    *******
    Có phúc lấy được vợ già,
    Sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh.
    Vô phúc lấy phải trẻ ranh,
    Nó ăn nó bỏ tan tành nó đi.
    *******
    Liệu cơm mà gắp mắm ra,
    Liệu cửa liệu nhà, em lấy chồng đi.
    Nữa mai quá lứa lỡ thì,
    Cao thì chẳng tới, thấp thì không thông.
    *******
    Chê đây lấy đấy sao đành
    Em chê cam sành lấy quả quít hôi
    Quít hôi bán một đồng mười
    Cam ba đồng một,quít ngồi trơ trơ
    *******​
    P/S: Đứng có ai hỏi tại sao Nore lại gửi toàn những câu có nội dung như thế này nhé!
     
    Trời đánh còn tránh lúc ăn!
  2. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài này Post lên riêng tặng một người thích uống rượu vang (không biết có thích thật không nhỉ? ) yêu thơ Đường và hay thèm nho .
    Lương Châu Từ. (của Vương Hàn )
    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
    Túy ngoạ sa trường quân mạc tiếu
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

    Dịch nghĩa : Rượu nho ngon đựng trong chén dạ quang. Toan uống thì tiếng tì bà đã giục lên ngựa. (ta) say nằm trên bãi chiến trường (thì) xin bạn chớ cười, vì thử hỏi từ xưa đến nay đi chinh chiến có được mấy ai trở về ?
    Dịch thơ: Bản dịch của Trần Trọng San
    Bài hát Lương Châu.
    Rượu bồ đào, chén dạ quang
    Muốn say đàn đã rền vang dục rồi.
    Sa trường say ngủ ai cười
    Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu !
    Chanson de Leangtcheou.
    Le beau vin de raisin dans la coupe phosphorescente
    J?Tallais boire, mais le cistre des cavaliers me presse
    Si je tombe, ivre, sur le sable, ne me riez pas
    Combien, depuis les temps anciens, sont revenus de la guerre !
    (bản dịch tiếng Pháp của Paul Demieville. )
    Vương Hàn tự là Tử-Vũ, người đất Tấn Dương, Tinh-Châu (tức tỉnh Sơn-Tây) được văn học sử trung hoa xếp vào thời Thịnh Đường (713-766). Mất năm 713, không rõ khi ấy bao nhiêu tuổi.
    Vương Hàn thi đậu tiến sĩ đời Duệ Tông 710, (con Duệ Tông là Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng đã có một mảnh tình vắt vai rất diễm lệ với Dương Quí Phi, được Bạch Cư Dị biến thành bất tử trong ?~Trường Hận Ca?T) làm tới chức Giá bộ viên ngoại lang, rồi bị biếm làm trưởng sử tại Nhữ châu, rồi chuyển làm biệt giá tại Tiên Châu, cuối cùng làm tư mã tại Dao châu.
    Lương Châu ngày nay là tỉnh Cam Túc.
    Trời đánh còn tránh lúc ăn!
    Được nore sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 09/03/2004
  3. microlife

    microlife Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    ối chị ơi, "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương " chứ chị
    Thiên Mụ ở tận trong Huế cơ mà.... còn đền Trấn Vũ ngay cạnh... nhà em
  4. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chỗ này thì bạn lại nhầm!
    Tiếng chuông Thiên mụ thì mới thành "vợ trời" được bạn ạ.
    Theo Nore biết thì câu này có rất nhiều dị bản. Nếu là người HN thì có thế đọc như bạn, nhưng nếu là người Huế thì đọc tnhư Nore đấy.
    À, đố bạn dịch câu "Tiếng chuông Trấn Vũ" thành "Vợ trời đánh một tiếng chuông" được đấy!
     
    Trời đánh còn tránh lúc ăn!
  5. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Hương vị Huế qua thơ ca
    Tiểu Kiều
    Huế là vùng đất có nhiều của ngon vật lạ, các đặc sản từng nổi tiếng khắp bốn phương trời này không những làm lưu luyến du khách dù chỉ mới một lần đến Huế mà ngay cả trong lòng người dân chốn Thần kinh cũng luôn xao xuyến đến mùi hương của chén rượu ngon, chiếc bánh ngọt - tất cả thể hiện rõ qua những câu ca dao của dân gian và ở câu thơ của những người tương tư Huế.
    Thường vào những lúc gia đình quây quần sum họp như các dịp Tết, lễ, kỵ, giỗ tổ tiên hoặc lúc bè bạn gặp gỡ liên hoan thân mật đều luôn có chén rượu chung vui. Ở Huế có rất nhiều loại rượu ngon nổi tiếng nhưng người sành điệu lại mê rượu làng Chuồn. Nhà thơ Hồng Nhu đã hân hoan viết:
    Rượu Chuồn này chén trăng bơi
    Uống cùng em với cuộc chơi sang ngày

    Đặc sắc của rượu làng Chuồn là khi ta uống vào sẽ cay tê lưỡi, xé họng nhưng lại ngọt lịm tận đáy lòng, nét độc đáo này đã làm cho người xa Huế lâu ngày cứ tơ tưởng mãi về vị ngọt quê nhà:
    Nếp làng Chuồn ngọt thơm vò rượu
    Huế trở lại bình yên nắng mới trong lành

    (Hồ Đắc Thiếu Anh)
    Nhà thơ Nguyễn Bính đã từng da diết hơn với niềm thưong nỗi nhớ khôn nguôi:
    Mai đây bỏ Huế rồi quên Huế
    Quên được làm sao bữa rượu này

    Huế còn có rượu Vinh Thanh cũng từng làm ngẩn ngơ, xao xuyến bao mối tình thơ mộng một thuở:
    Anh và em gặp nhau trong mắt
    Nghiêng nón em vành che men bất chợt
    Rượu Vinh Thanh nhóm lửa tình đầu

    (Kiều Trung Phưong)
    Trong điệu lý giao duyên ( hay còn gọi lý huê tình ), người dân Huế đã ưu ái mời du khách thưởng thức đặc sản được xem như đôi ******** chung thuỷ: nem An Cựu-rượu Phủ Cam:
    Nhắc đến nghe thèm tiếng nem An Cựu,
    Ngon ngọt chua giòn với chén rượu Phủ Cam

    Về hoa trái, Huế có nhiều loại đặc biệt như quýt Hương Cần,thanh trà Nguyệt Biều, cam Mỹ Lợi, cau Nam Phổâ,¦và ở Kim Long vang tiếng ngày nào không những "có gái mỹ miều" mà có dâu ngon ngọt:
    Đường Kim Long dâu ngọt kết từng chùm.
    (Hồ Đắc Thiếu Anh)
    Không chi thích thú bằng khi đến mùa dâu, trong cặp sách của bất cứ cô nữ sinh nào cúng có một vài chùm để cùng bạn bè ăn vụng trong lớp học, hết ruột tới vo,û không lãng phí một tí gì.
    Gần Kim Long còn có Long Hồ, Ngọc Hồ cũng ngân vang âm hưởng lời ru mẹ về cây trái quê nhà:
    Đưa em cho tới làng Hồ
    Em mua trái mít em bồ trái thơm
    Trái thơm là trái thơm non
    Bỏ vô hũ mắm ăn chon như dừa

    Huế của một thời vua chúa lắm thức ăn quý hiếm và ca dao Huế hãy còn lưu truyền lại về loại gạo de ngon lành ở vùng An Cựu mà khi nấu chín từng hạt trắng ngần thơm phức:
    Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi,
    Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già

    Món điểm tâm ở Huế nổi tiếng có bún bò và nhiều thức ăn khác nữa nhưng tô cơm hến của người bình dân vẫn dược lắm thực khách sang trọng ưa thích, đây là món khoái khẩu của nhiều người và có ở riêng Huế thôi, ai đó nếu có thòm thèm thì ngoài Huế ra không thể tìm thấy được ở đâu món độc chiêu này, vì con hến sinh sống dưới sông Hương có cái vị riêng của nó. Du khách đến Huế mà chưa thưởng thức cơm hến thì xem chuyến du lịch ấy chưa trọn vẹn và thấy kém phần thi vị. Sở dĩ cơm hến có nét riêng như vậy bởi nhờ tổng hợp nhiều hương vị: ngọt của hến, của ruốc (mắm tôm), bùi của đậu phụng (lạc), chua của khế, cay của ớt.
    Người ta bảo cách dọn cơm hến như trẻ con chơi bán hàng, mỗi thứ một ít, trông rất vui mắt. Một nhà thơ xứ Huế mê cơm hến đã mời khách rất chân thành:
    Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
    Mời nhau buổi sáng chân thành món quê

    (Lục bát đặc sản Huế-Võ Quê)
    Bánh để ăn vào bữa lỡ (xề chiều) ở Huế rất phong phú chủng loại, chiếc bánh nào cũng bé tí, đĩa bánh luôn bày biện in ít thôi, có phải vì thế mà người ta bảo người Huế ăn chỉ lấy hưong lấy hoa hay chính đây là một nghệ thuật trong ăn uống của Huế â,?o để gây cảm giác cho thực khách dù đã ăn â,?o chỉ như nhấm nháp, chưa thấm vào đâu nên thấy quá ngon và muốn được ăn thêm lần nữa.
    Dân gian Huế giới thiệu món bánh bèo rất thú vị:
    Con quạ hắn đậu chuồng heo
    Hắn kêu ơi mụ Sỏi bánh bèo đã chín chưa?

    Bánh bèo Huế đúng nghĩa với nguyên ý chữ "bèo" bỡi mỗi chiéc bánh như một cánh bèo, đây là món ăn làm gợi nhớ những buổi trưa hè tỉnh giấc, giữa tiếng ve kêu, được mẹ cho đĩa bánh bèo thật thích thú biết bao!
    Tôm chấy hồng thắm cánh bèo
    Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương
    Hai ta ngồi quán ven đường
    Bánh bèo kết mối tơ vương đôi lòng

    (Bánh Bèo - Quỳ Lê )
    Bánh bột lọc là thứ bánh được giới trẻ chuộng nhất vì vừa dai vừa dẻo lại vừa mềm và dân gian mô tả thật sinh động, đúng thực tế với nghĩa cái duyên con gái ăn hàng:
    Bột lọc mà bọc nhuỵ tôm
    Hai tay bóc lá cái mồm há ra

    Đây là một loại bánh ăn vào buổi xế chiều rất tuyệt, tuy chưa no nhưng cũng tạm ấm lòng, bánh chấm với nước mắm ớt càng cay càng khoái khẩu, khi ăn phải nghe tiếng xuýt xoa hít hà mới đúng điệu:
    Bột trong bọc thịt tôm hồng
    Lá xanh em gói ươm nồng hương yêu
    Bánh ngon nước mắm cay nhiều
    Anh ơi dùng tạm bữa chiều cùng em

    (Quỳ Lê)
    Thứ bánh mà người Huế hay dùng trong nhưng dịp cưới hỏi được gọi là bánh phu thê (dân gian hay gọi la su sê) làm bằng bột lọc trong vắt, nhuỵ đậu xanh vàng ưôm thơm phức nằm trong những khuôn vỏ dừa xinh đẹp, mừng vui hạnh phúc lứa đôi:
    Lá dừa ôm bột lọc trong
    Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ửng vàng
    Phu thê vui chuyện xóm làng
    Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hoà duyên

    (Lục bát đặc sản Huế - Võ Quê)
    Về thăm thôn Vỹ Dạ,chúng ta sẽ được chiêu đãi món ăn dân giã nấu bằng bột gạo, nhân tôm màu đỏ tươi rải đều trên mặt tô trông rất đẹp và ngon mắt, đó là món bánh canh Nam Phổ, ăn vào bữa lỡ mỗi ngày, tuy bình dân, rẻ tiền nhưng người sành ăn rất thích, các vị vương tôn công tử ngày trước dù quen với cao lương mỹ vị nhưng cũng chân tình ngâm ngợ:
    Mời chị mời anh chén bánh canh Nam Phổ
    Xơi vô bổ khoẻ, có chất bổ, có mùi hương
    Lại thêm mát mẻ can trường,
    Sâm Cao Ly cung sút, rượu quỳnh tương cũng không bì

    (Thơ ca - Ưng Bình Thúc Giạ Thị)
    Khéo tay hay làm, thông minh, tài hoa và trái tim nhân hậu, yêu người nên phụ nữ Huế đã thiết tha gửi cho đời muôn vàn điều tốt đẹp, kể cả những điều bình thường: chuyện ăn uống dinh dưỡng. Tuy giản đơn nhưng ấy là phần quan trọng nhất để làm vấn vương, quyến luyến bao người với Huế. Và những vần thơ, lời ca nhớ nhung xứ Huế thơ mộng; ngợi ca ẩm thực của Huế sẽ là những mối đồng cảm sâu sắc khó phai quên:
    Ra đi mà chẳng đành lòng
    Nón che tay ngoắc chạnh lòng quay lui...

    Source: Hồn Quê
  6. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thương chồng nấu cháo le le
    Nếu canh hoa lý, nấu chè hạt sen​
    Hôm nay nghe mẹ tôi ngâm nga câu này.
    Canh hoa lý, chè hạt sen... OK! Có thể nấu được và cũng rất sẵn nữa. Hoa thiên lý, bây giờ ngoài chợ bán đầy, người ta ăn nhiều lắm, món ngon, món lạ dần trở thành món bình dân.
    Chè hạt sen, cũng không phải là không sẵn. 100hạt sen tươi độ 2~3K, ăn chè hạt sen vừa ngon, vừa bổ, vừa mát? túm lại là rất có lợi, thương chồng nấu canh thiên lý và chè hạt sen thì đúng rồi.
    Nhưng còn cháo le le? Trước hết, con le le là con gì nhỉ? Có lẽ đó là một loại chim, gần giống với vịt trời thì phải. Ô! Thế thì kiếm đâu ra? Chim thường giờ đã hiếm , huống chi le le, sâm cầm?Vậy hóa ra thương chồng theo cách của các cụ ngày xưa cũng khó đấy chứ nhỉ?

  7. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    -------------------------------
    Theo như em đọc truyện Kim Dung thì rượu Bồ Đào đâu phải là rượu nho đâu!? đó là rượu được cất từ trái Bồ Đào ở nước Thổ Phồn( nước láng giềng của Đại Tống).Truyện viết rằng ở Thổ Phồn là nơi có mùa đông rét cắt da và mùa hè trời nóng bức nên trái bồ đào ở đây có hương vị đặc biệt,rượu bồ đào là đặc sản của xứ Thổ Phồn. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ có kể một vị kiếm khách ở Trung Nguyên thì quá mê rượu bồ đào của Thổ Phồn đã chấp nhận đổi 5 chiêu kiếm pháp đế lấy ..5 thùng rượu. Rượu bồ đào có màu đỏ thắm khi uống thì dùng chén dạ quang mới là sành điệu..., còn theo Lệnh Hồ Xung(Tiếu Ngạo Giang Hồ)thì ngoài dùng chén dạ quang còn phải ướp lạnh nữa!
  8. bimeocao

    bimeocao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Nore và các bạn
    thêm mắm thêm muối nữa nè
    Đề thi ra rằng :
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
    Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả tự điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
    "Gió đưa cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
    Với từ "La" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
    1 "La" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
    2 "La" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
    "Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
    "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
    " Thọ" : nhiều lần (lâu)
    Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
    Trời nổi cơn bão lớn
    Lao xuống tà vẹt đường
    Vợ trời đánh một tiếng chuông
    Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
    và hơn nửa thế kỷ trước chuyện kể rằng ....
    Thầy đồ thử thách quan nhớn Tây Ba Lô dịch câu thơ nọ, quan Tây dịch xong thầy lại đưa cho anh thông dịch lại ra tiếng việt thành câu lục bát biến thức này
    "Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương"
    "cành trúc" dịch là roi tre" - "la đà là ?con lạc đà - "Thiên Mụ" dịch là vợ ông Trời" - "canh gà là canh nấu bằng thịt gà - "Thọ xương" dịch là khúc xương nấu kỹ".
    và kết quả tuyệt tác này là :
    "Roi tre vun vút vung ra
    Lạc đà lũ lượt ùa ra chạy cuồng.
    Vợ Giời gióng một hồi chuông
    Gọi về ăn bát canh xương gà tầu" .
  9. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Hay tuyệt cú mèo .... khâm fục các bác quá ... , xem bài viết trên hiểu được hiều quá ... thanhks ...
    ( bác Móp có thể del bài này nếu thấy lạc chủ đề ... hì hì ... Đây chỉ là cảm xúc bất chợt khi đọc bài viết fân tích trên về hai câu nổi tiếng của dân gian thôi ... hì hì ... )
  10. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Hì hì... chú Thắng nói vậy chị cũng không biết giải trình thế nào, chỉ biết các cụ nhà ta gọi rượu bồ đào là rượu nho, quả bồ đào là quả nho. Chú lại dẫn giải cả tích truyện ra thế thì chị càng không biết làm thế nào.
    Đây, cái chữ bồ đào viết theo chữ Hán nó như thế này: '".
    (hì hì, chị đã tra cả theo tiếng Hàn xẻng, tiếng Hàn xẻng cũng dùng chữ Hán 포" (bồ đào) là quả nho).
    Có khi phải sang bên Box tiếng Trung hỏi mới được .

Chia sẻ trang này