1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực quán - Dù bạn là ai, hãy vào đây thể hiện tâm hồn ăn uống

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi huongtrabk, 13/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongtrabk

    huongtrabk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Nhân một ngày vào box, thấy tên topic của mình được (bị) đổi tên, thấy vui hơn là giận. Lại nhớ đến một đêm vắng, nằm trong chăn ấm, nghe tiếng rao đêm của một người bán bánh mỳ rong, tâm trạng sao mà khó tả.
    Trước khi Vịnh Hạ long được khai thác, thì đất Quảng được biết đến là một mỏ than đá lớn nhất Đông Dương. Than sớm than chiều, bao kiếp người lao đao vất vả, mồ hôi, nước mắt, thậm chí bỏ cả mạng vì than. Sẽ không thể quên được những người phụ nữ trước 1945, gày gò, váy đen rách rưới, yếm thủng chẳng đủ che thân, cái cổ ngẳng đỡ những thúng nặng nề than, nặng nề đòn roi, nặng nề gánh gạo tiền cơm áo... Sẽ không thể quên được những người phu mỏ, lem luốc, đói khát, chỉ còn hai con mắt cháy rừng rực trong những ngày kháng chiến. Và không thể quên được hình ảnh bố tôi khi ông về nhà từ ca đêm, mệt mỏi nhưng đôi mắt hiền từ, nhẹ nhàng khéo léo ghém chăn cho con, rồi ông cũng chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ người công nhân thời bình.
    Công nhân mỏ ngày nay áo xanh dương đẹp đẽ, những nụ cười rạng rỡ yêu đời. Từ lâu, ánh đèn và màu áo của các anh thợ mỏ đã đi vào thơ ca, vào nhiếp ảnh như những đại diện ưu tú cho anh hùng lao động chân chính của đất mỏ. Nhưng đã là thợ, lại là thợ mỏ thì không bao giờ kém đi phần vất vả. Khi mọi người đang say ngủ, thì họ lại đi vào ca làm đêm. Những vỉa than óng ánh được khai thác dưới bàn tay họ. Và trong những vất vả ấy, một bữa điểm tâm nho nhỏ cũng làm ấm lòng lắm những lúc giải lao.
    Bánh mỳ mỏ là đặc sản Quảng Ninh vì thế.
    Cái ngon lành của bánh mỳ mỏ không phải là loại bột mỳ hảo hạng, không phải là công thức chế biến đặc biệt hay những lý do kiểu "nghệ thuật ẩm thực" cầu kỳ. Cái ngon ở đây giản dị thôi, vì nó mới, vì nó nóng, vì nó đến đúng lúc người ta đang cần ấm lòng. Thử tưởng tượng xem, giữa lúc lạnh lẽo, bụng đói, có một chiếc bánh mỳ nóng vỏ giòn tan, ruột mềm mại, bẻ tấm bánh ra thấy nóng bỏng đôi tay... lại có thêm cốc trà xanh nóng nữa, thì còn gì bằng. Chẳng ham cá cả lợn lớn, chẳng ham chén đĩa trắng bong, chẳng ham tiếp viên trẻ đẹp... người thợ mỏ chỉ cần cái thú giản dị ấy, cuộc sống cũng đủ thấy ý nghĩa rồi!
    Hãy thử xem, dù một lần bánh mỳ mỏ trong đêm!
  2. Mori

    Mori Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2002
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    Ba` chị trc'' học chuyên văn ạ. keke
    ở trang 1 cũng có 1 bài về ẩm thự của 1 bác cũng có cái avatar như của chị. nao đề nghị pác mod ghép 2 cái topic lại keke.
    Các pác ai ăn canh móng tay nấu rau đay chưa, chài ngon tuyệt cú mèo. con móng tay có 2 cái ngoe đấy. ực ực
  3. huongtrabk

    huongtrabk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Ngày bé tôi rất lười ăn rau, vì vậy có những món canh để và lùa cho qua bữa cơm quả là một cứu cánh.
    Các món canh ở Quảng Ninh cũng là các loại rau như thế, nhưng vì là đất biển nên thức nấu cũng nhiều loại đa dạng hơn.
    Tôi ấn tượng nhất là canh mồng tơi nấu ngán. Bạn bè các nơi nghe tên ngao tên ngán thì bật cười, sao có loại thân mềm nghe lạ quá thế, nhưng ăn rồi mới thấy chẳng ngao ngán chút nào.
    Mùa hè nóng bỏng, lang thang với xâu chuồn chuồn ngoài nắng về, đúng bữa cơm trưa. Mẹ tôi đã cầm sẵn cái chổi đứng chờ ngoài cổng. Chổi vung cao lắm, nhưng hạ xuống cái "bàn toạ" của đứa trẻ con lại thật nhẹ. Nước mắt ngắn nước mắt dài ngồi vào mâm, õng ẹo chả chịu ăn. Nhưng mà... canh ngán nấu mồng tơi... híc, ực... cơm ăn thì ít, canh húp thì nhiều. Rau mồng tơi thái nhỏ, ngán không để nguyên con mà cắt làm đôi. Nước canh trong vắt nhưng hơi sanh sánh, rau xanh ngắt, ngọt lịm, vị ngọt của đặc sản biển Quảng Ninh. Húp một bát nhỏ, bao nhiêu mệt mỏi dỗi hờn bay đi hết cả. Mà cái món này còn chữa bệnh mồ hôi trộm cho trẻ con rất tốt đấy.
    Rồi canh hà nấu chua. Canh móng tay nấu rau đay. Canh cá nấu măng tươi...Đất Quảng có những vùng đất mà tôi chưa đi tới, chưa được ăn những món lạ ở đây. Khi nào có dịp nhất định phải chén thôi...
  4. huongtrabk

    huongtrabk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Cà sáy là vịt lai ngan. Giống vịt lai ngan được dân địa phương thuần chủng và nuôi tại đây từ lâu đời. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy và chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê. Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hi, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà. Thịt cà sáy không phi thịt vịt cũng chẳng phi thịt ngan nhưng hương vị lại có cả vị và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến thì lại ngon lên gấp bội.
    Trích từ : http://tintuc.ethitruong.com/Home/dulich/mncv/2006/10/11521.aspx#Casay
  5. dhcamvn

    dhcamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Nhiều hải sản mà không có rượu thì phí nửa cái mồm...
    Miền Đông Quảng Ninh có Rượu Ba Kích, uống thôi rồi lượm ơi...
    Rượu ngán thì có 2 loại:
    - Loại tươi- dầm con ngán tươi sống vào cốc Liên Xô rượu rồi chén chú chén anh.
    - Rượu luộc (dành cho các bác sợ sán, sợ đau bụng): Công thức làm: cứ 3 miệng uống thì lấy 1 lít rượu làm nước luộc ngán, chọn 9 hoặc 12 em ngán cõng 1 lít rượu- lấy 9 hoặc 12 để dễ chia hết cho 3!..., luộc chính ngán thì nước làm rượu, ngán làm mồi, uống khi rượu cẫn còn ấm, thành món sake Quảng Ninh.
    Thèm quá!
    Rượu thì được, nhưng món bia hơi Hạ Long thì phải nói khách quan là Ban Giám đốc Nhà máy phải phấn đấu nhiều...
    Được dhcamvn sửa chữa / chuyển vào 13:31 ngày 11/01/2007
    Được dhcamvn sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 11/01/2007
  6. Mori

    Mori Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2002
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tôm khô bóc nõn. ảnh Vi Thuý
    Món ngon Quảng Ninh
    Tôm khô bóc nõn

    Giống tôm ở biển có lắm loại. Có một loại người ven vịnh Hạ Long khi sử dụng thường phải bỏ vỏ, vì vỏ của nó cứng, đó là tôm sắt. Không ít gia đình người Hạ Long xa quê vẫn luôn nhớ hương vị quê nhà mà tôm khô bóc nõn là một nét gợi dễ kiếm tìm.
    Tôi chưa trông thấy tôm sắt to bao giờ, cũng chưa trông thấy tôm sắt có trứng; chỉ thấy loại to nhất bằng cỡ cái bút bi Thiên Long trở xuống. Mua về, muốn ăn chúng, dù rang, rim hay để chế biến thành một món nào khác, người nội trợ phải ngồi bóc bỏ vỏ. Có lần tôi thử rang chúng cả con, loại nhỏ hơn bút bi Thiên Long, ăn thấy vỏ cứng, giòn, chóng vỡ vụn, gây khó chịu khi cảm giác có gì đó nhàm nhạp trong miệng.
    Ở chợ người ta vẫn bán tôm sắt tươi, bởi nó rẻ hơn các loại tôm khác. Nhưng ăn tươi thường là mua một ít. Mua về, bóc lấy mình tôm để rang hay rim, hay sốt cà chua, hay để xào lẫn với một thứ rau nào đó, hay băm nhỏ để trộn với một vài thứ khác làm nhân cuốn chả nem; còn vỏ và đầu tôm thì bỏ vào luộc, gạn lấy nước nấu canh bầu, canh mùng tơi, canh rau cải... Song tôm sắt có nhiều ở chợ chúng có dạng khác, đó là tôm khô bóc nõn. Đừng nghĩ đây là thịt của loại tôm đã bị ươn, người ta mới chế biến thành tôm nõn khô. Nó chính là tôm sắt. Những mẻ tôm sắt đánh được nhiều bằng giã tôm, ngư dân thường đồ chúng lên, sau đó bóc vỏ, phơi hoặc sấy khô nõn tôm đem bán. Làm như thế, giá trị của một cân tôm sắt nâng lên nhiều. Một cân tôm khô bóc nõn có giá từ 150 đến 170 ngàn đồng tuỳ loại nõn tôm to hay nhỏ hơn.
    Có lẽ vì tôm khô bóc nõn đắt, vả lại ai dại gì đi ăn những thứ khô trong khi thứ tươi đang có sẵn, nên người nội trợ vùng vịnh Hạ Long ít khi mua để dùng bữa. Song tôm khô bóc nõn lại đặc biệt có giá trị cho người sống ở xa quê, nhất là đang sống ở những vùng không gần biển, nó tham gia vào các món ăn, vừa ngon, lại vừa luôn gợi nhớ hương vị quê nhà. Nhất là, nó là thứ ?ogia vị? dành cho chế biến nhiều món thức ăn của người xa quê đang sống độc thân, bận việc, ngại đi chợ hay không có thời gian đi chợ, thì tôm khô bóc nõn như là một cứu cánh.
    Đầu ngõ, có bà lão bán dưa, đi làm về tiện thể mua năm trăm hay một ngàn đồng; về, lấy một nhúm nõn tôm khô cho vào nước lạnh rửa qua rồi dùng dao đập dập thả vào nồi nước dùng để nấu canh, sau đó thì bỏ dưa vào, đun sôi lên, tra mắm muối cho vừa ăn, đun tiếp cho dưa mềm, rắc hành hoa, thì là, bắc xuống (mà chẳng có hành hoa, thì là thì hành khô cũng được; thậm chí không có cũng chẳng sao, chỉ làm cho nồi canh bớt ngon đi chút đỉnh). Thế là ta đã có món canh dưa nấu tôm thơm tho, ngon ngọt. Cách nấu nướng ấy còn là canh bí đao nõn tôm khô, canh bầu, canh rau mùng tơi, canh rau cải, rau muống vân vân và vân vân. Mùa thu se sắt, mùa đông giá rét, cơm vừa chín tới nóng hôi hổi ăn với canh nấu tôm nõn khô vừa bắc ở bếp xuống còn gì thú bằng!
    Cũng là thịnh soạn khi dùng tôm khô bóc nõn để chế biến các món xào với bầu, với rau cải, với súp lơ...
    Món chả nem mà nhân có một ít nõn tôm khô băm nhỏ trộn lẫn thì độ ngon tăng lên nhiều. Tiện đây nói đến bánh cuốn Bà Ngân nổi tiếng ở thành phố Hạ Long: trong nhân bánh của bà có nõn tôm khô chao dầu. Có lẽ đây là nét khu biệt dễ nhận thấy nhất so với các hàng bánh cuốn khác không dùng thứ tôm khô này.
    Người Hạ Long xa quê nhiều khi vẫn thèm ăn cháo trắng? Cháo trắng húp nguội kèm với tôm khô bóc nõn rim hay đem rang mặn không thể không nói là kỳ thú.
    Có là xa xỉ lắm không khi dùng tôm khô bóc nõn sốt cà chua, hay rang, hay rán lên làm thức đưa cay. Dù sao những món ăn, những thức nhắm như thế ở nơi đất khách quê người khiến ta nao nao nao nhớ quê nhà mà nhờ đó thấy bữa ăn ngon hơn, rượu uống vào chóng say hơn.
    Bạn tôi kể, đang làm thì được cơ quan cử đi học chuyên tu ở Hà Nội. Mất hai năm. Khi làm luận án tốt nghiệp, giáo sư hướng dẫn là nữ. Mới kể chuyện cho vợ, bảo có chút quà biếu giáo sư, bằng phong bì, giáo sư nhất quyết không nhận, thấy áy náy. Vợ mách, nếu một chút quà quê, nói khéo có khi giáo sư vui lòng nhận, ?ođể em lo giúp!?. ?oTôi xách gói quà đến - bạn kể - nói với giáo sư rằng đây là một chút quà quê vợ gửi biếu giáo sư. Do chằng buộc kỹ, không tiện mở, hỏi đó là quà gì thì vợ không nói, chỉ tủm tỉm, cứ dặn là xin giáo sư vui lòng nhận, lại bảo trong gói quà có cả hướng dẫn cách chế biến. Thế là giáo sư đành phải nhận. ít lâu sau gặp lại giáo sư, bà bảo cho gửi lời cảm ơn chị nhà, chu đáo quá!?. Gói quà đó chính là tôm khô bóc nõn. Bạn bảo, hỏi vợ sao không là mực khô hay sá sùng khô? Vợ cười, nói đấy là thứ thức nhắm, chỉ lợi cho cánh đàn ông, còn với người phụ nữ phải nội trợ thì quà là tôm khô bóc nõn quý hơn nhiều...
    Gia đình tôi có mấy đứa con đang sống ở Hà Nội. Đứa đang đi làm, đứa đang đi học, chưa có đứa nào lập gia đình riêng. Cố chắt chiu mua cho chúng được căn nhà nho nhỏ, chị em cùng sống, bảo ban nhau khi bố mẹ vẫn còn ở Quảng Ninh. Do sinh ra và lớn lên ngay ven vịnh Hạ Long, chúng luôn nhớ những món ăn từ biển. Thảng hoặc có dịp lên Hà Nội hay gửi được ai đó, nhà tôi chuẩn bị cho chúng cá một nắng hay hì hụi mua tôm (không phải tôm sắt) về rang; đôi khi là cá rán, thậm chí là ghẹ luộc. Lại còn mua cả hà về làm sạch, chia vào các túi nhỏ, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, sáng sau mang lên nấu cho chúng bát canh hà. Số còn lại cất vào ngăn đá, chúng có thêm một bữa canh hà nữa, hoặc chúng thích làm hà tẩm bột rán hay nấu cháo hà thì tuỳ. Nhưng ?obền vững? nhất vẫn là tôm khô bóc nõn. Mỗi đợt gửi, chúng dùng trong 2 - 3 tháng, hết lại báo bố mẹ gửi lên, phù hợp cho chế biến món ăn khi chúng vẫn còn đang sống độc thân, giờ học, giờ làm việc túi bụi suốt ngày không có thời gian đi chợ.
    Mà chả cứ những đứa trẻ đang sống như các con tôi, không ít gia đình người Hạ Long xa quê vẫn luôn nhớ hương vị quê nhà mà tôm khô bóc nõn là một nét gợi dễ kiếm tìm.
    Trần Giang Nam
    Nguồn http://www.baoquangninh.com.vn/

  7. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Bác nào giới thiệu chi tiết món CÁ SÁY cái nhỉ! Hôm trước đi tour Hạ Long, ăn trên tàu mà thấy hay hay!
  8. Mori

    Mori Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2002
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ nghe cà sáy chứ làm gi` có cá sáy.
    chị Trà đã từng post thi` phải, em post lại:
    Cà sáy TiênYên: Cà sáy là vịt lai ngan. Giống vịt lai ngan được dân địa phương thuần chủng và nuôi tại đây từ lâu đời. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy và chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê. Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hi, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà. Thịt cà sáy không phi thịt vịt cũng chẳng phi thịt ngan nhưng hương vị lại có cả vị và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến thì lại ngon lên gấp bội.
    Các pác làm con ngán nướng với em:
    [​IMG]
  9. AutumnRiver1601

    AutumnRiver1601 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2006
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Nhìn tôm khô bạn mori post mà mình đau lòng ghê....papa mang đựợc 1kg tôm khô lên thì mình lại vắt vẻo gửi cậu bạn nửa tháng sau mới sang mang cho...Sao mình ngốc thế không biết....Hôm bạn mình đưa mình nhớ ra...Đống đồ khô đã tan tành mây khói...Ui zời ơi xót ruột chưa kìa...Thèm cá bò thèm cá chỉ vàng...Hôm qua nướng mực ăn hết bay 1 con
    Nghĩ bụng đời sống được mấy...Phải ngồi nhai zâu zẩu zí za zí zách cho 2 bà lão nhà mình thèm
  10. huongtrabk

    huongtrabk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Có những lúc ngồi buồn một mình, giở con cá khô, mực khô ra nướng ăn nhẩn nha kể ra cũng có cái thú riêng. Buổi tối muộn đi ngang qua những con đường ven trường BK, cái mùi mực và cá nướng, cùng những cái bếp than hồng và những tiếng xuýt xoa, lại nhớ một thời sinh viên, khi mà quà quê mẹ gói ghém cho là những thứ đồ khô hấp dẫn ấy.
    Những năm tôi học đại học, lớp toàn con gái, thú nhậu nhẹt thì không nhiều nhưng ăn quà vặt thì chẳng tránh được. Những đêm ký túc buồn, lạnh và nhớ nhà, 1h sáng mà cả phòng còn thao thức, có đứa lôi khăn ra thêu thêu đan đan, có đứa lôi cuốn sổ ra ghi ghi chép chép, có đứa lại nằm sụt sùi khóc lóc. Mưa rầm rí rách, hành lang lạnh gió. Chợt nhớ gói quà mẹ vừa gửi "anh hàng xóm" lên cho, gợi ý một cái, cả 10 cái giường nhất loạt sáng trưng.
    Lại bếp nướng tự tạo, tương ớt vét từ những chai nhựa đã sắp cạn đến đáy, vài phút sau, mùi thơm nức nở bay khắp phòng. Con mực khô nướng chín cong lại, được xé tơi (giá có cái chày nhỏ, dần kỹ rồi mới xé thì còn ngon nữa, nhưng sinh viên, thế nào chả được). Xuýt xoa, cay, nóng, vị thơm ngọt. Những đôi môi dần dần đỏ lên vì cay. Những câu chuyện của con gái, những tiếng khúc khích, những ánh mắt bè bạn... Giá có thêm ít cóc dầm, ít ổi ương ương... và vài chén "tửu" thì chắc thành cái bàn nhậu của chị em mất. Hiểu và chia sẻ qua những buổi đầm ấm thế này, lại thầm cảm ơn mẹ vì món quà ngon lành, con được dịp vênh vác với lũ bạn về đặc sản nhà mình.
    Thời gian không thể quay lại, nhưng mỗi lúc đi qua đường Tạ Quang Bửu, tôi k thể k mỉm cười. Mùi biển quê tôi theo cơn gió đông, theo hơi ấm của bếp vỉa hè, theo những nụ cười các chàng các nàng sinh viên trẻ... bay cùng tôi theo những nghĩ suy đến tận lúc về nhà!

Chia sẻ trang này