1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực Sài Gòn nè!!!!!!!

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi haythapanhsang, 02/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haythapanhsang

    haythapanhsang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    1
    Ẩm thực Sài Gòn nè!!!!!!!

    Ẩm thực Sài Gòn



    Không hẳn ai đi công tác hay thăm thú Sài Gòn đều biết đầy đủ của ngon vật lạ ở thành phố này. Theo quan niệm của khá nhiều người, Sài Gòn nóng, bụi, ồn ào và tỏ ra ít hấp dẫn người Bắc khi đi tìm món ăn bởi vị ngọt truyền thống. Xét riêng về nghệ thuật ẩm thực mà nói, nhận định trên đã tỏ ra khá sai lầm, bởi xưa nay nếu cứ khăng khăng giữ một quan niệm cổ điển rằng người Bắc thích mặn, người Trung thích cay và người Nam thích ngọt thì cũng không hẳn sai, song thời nay, mọi thứ đều đã khác xưa. Muốn kiểm nghiệm về sự phong phú của các món ăn lạ khẩu, không gì bằng tới Sài Gòn. Mà muốn tìm hiểu về độ tinh tế trong việc gia giảm đồ nấu nướng, có lẽ cũng không gì bằng đảo qua một lượt các hàng quán nơi đây.

    Không biết đã có công ty du lịch nào thiết lập tour riêng về ẩm thực nơi này chưa, song nếu đã có tác giả giới thiệu về tour ẩm thực Cố đô, thì tại sao không nhàn đàm đôi chút về tour ẩm thực của thành phố hội tụ tinh hoa đất phương Nam này?

    Đầu tiên, xin trân trọng đặt quán cơm bà Cả Đọi lên trên danh sách. Không hẳn tác giả đã coi bà là đệ nhất cao thủ trong nghề nấu cơm Bắc ở Sài Gòn, song rõ ràng mỗi khi có bạn từ Bắc vào chơi, những người dân cũ ở đây đều lựa dịp dắt ngay tới bà Cả Đọi. Hẳn ai cũng sẽ giữ mãi trong tâm trí về một tiệm cơm tít sâu trong ngõ hẻm trên đường Nguyễn Huệ, trên lầu thang gác cheo leo và những món ăn mang hương vị Bắc. Nhưng thật ra, ở ngoài Bắc có tìm được loại dưa cà chua chua, ngọt ngọt và trắng phau như ở đây không? Rồi các món đậu bắp nướng, khổ qua nhồi thịt, cá bông lau kho béo ngậy cũng không thể nói xuất xứ từ miền Bắc. Lạ là ở chỗ đó. Sau này, khi mấy cô con gái của bà Cả thành lập các cơ sở cơm xung quanh, thì người ta không còn phải chen lấn trên căn gác bà Cả nữa, bởi tiệm Bà Hai, Bà Ba đã được dời ra khu vực xung quanh, rộng rãi, thoáng mát hơn mà vẫn giữ phong cách nấu nướng truyền thống cũ.

    Mạn Nguyễn Huệ - Hải Triều còn hấp dẫn khách sành ăn bởi liên hiệp các tiệm phở - bún - miến - xôi - chân gà chế biến theo kiểu Bắc, song đã biến cải cho phù hợp phong cách phương Nam. Tại Hải Triều, người ăn dập dìu từ khoảng 8h tối, càng về khuya càng đông và lôi cuốn đủ thành phần của thành phố náo nhiệt này. Công nhân viên đi làm khuya ghé qua kêu đĩa xôi rắc ruốc có sáu miếng giò lụa (ở đây gọi là chả lụa) trắng tinh ấp lên trên, ăn xong một đĩa no luôn tới sáng. Đám thanh niên sau một hồi rong ruổi tấp vào gọi miến hoặc phở đùi hay tim gan.

    Cũng gọi là phở Bắc, song rõ ràng ở ngoài Hà Nội hiếm khi có loại phở nào mà những miếng thịt đùi chắc nịch được gỡ ra, rắc ngồn ngộn trên mặt tô phở như ở đây. Miến tim gan lại càng tuyệt, khi ăn, mỗi người được đặt trước mặt một đĩa nhỏ muối tiêu chanh, vừa ăn miến, vừa gắp từng miếng tim gan thơm phức đầy đặn ăn cùng muối vắt chanh. Nhâm nhi chai Sài Gòn xanh sủi bọt cùng chân gà luộc ở đây cũng thú. Kiểu luộc chân gà tại Hải Triều hoặc một vài điểm ăn đêm Sài Gòn có khác so với kiểu miền Bắc, mềm và hơi nát. Nhưng bù lại, chân nướng thì quả tuyệt cú mèo, mát trời luôn với kiểu ướp tẩm thơm lừng và đồ chấm phong phú.

    Rời các quán ăn đêm, sau một đêm nếu có hơi trằn trọc vì lạ nhà, bạn nên đảo qua những tiệm ăn sáng vốn có thể gặp bất kỳ nơi nào ở Sài Gòn. Đừng ngồi vỉa hè, bởi hơi nóng của miền nhiệt đới ngay từ sớm đã nung nóng đường phố tới ngột ngạt. Hãy tìm tới các tiệm ăn sáng như ốc đảo xanh trong lòng thành phố như Dương Cầm ở ngã tư Điện Biên Phủ - Lê Quý Đôn, nhà hàng Thanh niên ở đường Nguyễn Văn Chiêm... Đó là các tiệm ăn rộng rãi, rợp bóng cây và vô số món ăn sáng ngon lành. Bạn có thể thử bánh cuốn Lạng Sơn, mỗi đĩa được kèm theo hai suất chả quế vàng rộm và hành phi mới ngửi qua đã phát thèm.

    Bánh mì ốp la có ổ bánh ròn tan, bún mọc được chan nước dùng trong veo và giò sống ngọt lừ, bún thịt nướng béo ngậy... bạn đều nên thử qua xem có khác so với nơi nguyên gốc xuất xứ của chúng không? Món ăn đặc Nam bộ thì có hủ tiếu, cháo trắng hột vịt muối, mì hoành thánh, bánh bao xá xíu... Tuy nhiên không hiểu sao tại dân Sài Gòn ít ăn sáng bằng bánh ngọt sữa tươi như Hà Nội. Muốn ăn bánh ngọt buổi sáng, phải chịu khó chạy tới tiệm Như Lan trên đường Hàm Nghi. Đông vô kể, nhất là trước giờ đi làm. Tại đây, người ta tấp xe bên lề đường rồi chạy vội vào mua một chiếc bánh bao nhân thịt Singapore, bánh da heo, bánh hamburger, bánh sandwich, bánh chưng, bánh giò, bánh gai... Trong chiếc tủ kính to đùng có không biết cơ man nào là loại bánh, lại kèm theo mấy chõ xôi to tướng bốc khói nghi ngút. Kiểu nấu xôi Sài Gòn rõ ràng không giống miền Bắc, bởi gạo nếp được thổi cùng rất nhiều lạc, đậu xanh và rắc dừa nạo trắng muốt. Cũng có thể mua xôi gấc, xôi gà, xôi lạp xưởng với giá vô cùng bình dân. Suất xôi được đựng bằng hộp xốp kèm theo chiếc thìa nhựa để bạn có thể mang tới quán café cóc vỉa hè ngồi ăn tạm.

    Sau một buổi sáng đi tham quan và vui chơi trong các điểm giải trí Suối Tiên, Kỳ Hòa, Thảo cầm viên hoặc di tích lịch sử dinh Độc Lập, Bảo tàng lịch sử..., bạn nên suy nghĩ tới chuyện ăn trưa. Ăn trưa cũng là một nghệ thuật ở thành phố này, bởi nếu chỉ đơn giản giải quyết khâu no bụng thì đơn giản, vô số quán cơm bình dân sẽ phục vụ bạn các món cơm tấm, cơm sườn nướng, cơm thịt kho hột vịt vốn là các thức ăn thông dụng trong thành phố. Song cầu kỳ hơn, nên thưởng thức tô canh chua cá lóc, một thố cá bông lau hay cá hu kho cùng dĩa cơm trắng nóng hổi. Để thư giãn trong một buổi trưa nóng bỏng, bạn có thể nhờ người quen đưa tới mấy tiệm cơm máy lạnh trên đường Ngô Đức Kế, Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa... Đó là những tiệm cơm phục vụ món ăn Việt Nam.

    Cũng là đồ ăn Việt, song đặc thù hương đồng gió nội thì vào Hương Đồng trên đường Pasteur. Trong khuôn viên quán rộng rãi lợp tranh tre, các tiếp viên nam nữ mặc đồ bà ba đi guốc mộc sẽ giới thiệu một thực đơn mà đảm bảo chưa khi nào bạn tìm thấy ngoài Bắc: Chuột đồng ngũ vị chiên, tôm say, bò nướng tiêu chanh. Riêng chuyện phục vụ đồ uống ở đây cũng lạ kiểu: Bia chai đổ ra bát sành to, ghé miệng uống như người thôn quê uống bát nước vối bên bờ ruộng sau buổi cấy cày. Kề bên là tiệm Đồng Xanh trên đường Võ Văn Tần, khá độc đáo với món nhông nướng mọi, nhông lột da chiên dòn. Nhông là loại bò sát sống trên đồi cát miền Trung, vẫn được dân sành điệu gọi bằng cái tên khá âu yếm: khủng long.

    Khi nhìn chú khủng long con này ngọ nguậy, quả thực người chưa quen thấy rờn rợn, song đảm bảo đã nếm thử một lần thì tới già vẫn không quên vị ngọt đậm và săn chắc của từng thớ thịt trắng ngần. Lạ miệng hơn thì vào các quán ăn phục vụ bữa trưa công sở theo kiểu Âu trên đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, tại đây bạn sẽ thưởng thức bầu không khí đích thực dành cho dân văn phòng, tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc. Nói vậy bởi theo quan niệm của đa số, ăn cơm trưa với set menu rõ ràng không hề đắt, mà vẫn đảm bảo đáp ứng hai yêu cầu: ngon và bổ. Có thể thưởng thức một tô mì nui, đĩa spaghetti, suất cơm cá thát lát hoặc vài lát bánh mì nướng bơ tỏi trong một không gian yên tĩnh có tiếng nhạc du dương nhè nhẹ. Món tráng miệng cũng đa dạng, từ cà phê đen đá tới cà phê capucino, từ đĩa trái cây tới trái dừa đựng ngập kem ý hoặc đơn giản chỉ là hũ sữa chua vốn được các cô nhân viên văn phòng rất mê. Với người đang tìm hiểu tour ẩm thực có quỹ thời gian không hạn chế lắm, hoàn toàn có thể để buổi trưa trôi qua bằng cách nghỉ ngơi trong tiệm cơm công sở đó.

    Chiều và tối quả thực chính là thời gian để bạn quay cuồng trong việc thử các món ăn. Khi cánh cửa các công sở khép lại, khi các anh chàng Nam bộ vui tính bắt đầu tụ tập trong quán bia, bạn nên rảo bước quanh các tụ điểm ăn uống giá cả bình dân lẫn sang trọng để tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Sài Gòn. Sài Gòn muôn mặt, và cũng muôn vàn chủng loại món ăn từng bừng khoe sắc trong làn gió mát hoàng hôn: Lẩu dê nổi tiếng trên đường Trương Định và Quang Trung, lẩu cá kèo rau đắng rất được giới sinh viên ưa thích được bán bên hông chùa Xá Lợi, các tiệm cơm gà đua nhau chào mời khách trên đường Hai Bà Trưng và Trần Quang Khải, các món hào sống chấm mù tạt, ghẹ luộc, nghêu hấp bia, ốc hương, sò huyết, ốc nhẩy nướng, cua rang me, cua rang muối... được bán la liệt trên các tiệm đầu đường Nguyễn Trãi và Nguyễn Thái Bình.

    Đó là chưa kể tới "Con đường bia bọt", lừng danh với phóng sự cùng tên của Huỳnh Dũng Nhân - phóng viên báo Lao động, khúc phố đã trở thành tụ điểm thường xuyên nhiều năm nay của giới hâm mộ bia. Tuy nhiên, bạn đừng sa đà vào các bàn nhậu đầy tiếng "dzô dzô" của mấy anh Hai Sài Gòn, vừa mệt sức (vì không kéo nổi khi đọ tửu lượng), vừa tốn thời gian và tiền bạc. Thưởng thức hương hoa để thán phục tài chế biến hải sản của các đầu bếp miền Nam thôi. Cũng đừng nghĩ quanh các bàn bia Thi Sách chỉ toàn dân nhậu sa đà đâu nhé, bởi không ít gia đình thường đưa nhau ra đây, ăn bữa cơm chiều với các món ăn ngon có giá trị rất hợp lý. Đám đàn ông ưa mồi nhậu, đám phụ nữ thích gỏi cóc, gỏi xoài rắc tôm khô, canh cá chép hoặc cá điêu hồng. Nghe có vẻ hấp dẫn đấy chứ, và quả thực thành phố mới rộ lên trào lưu ăn cá điêu hồng, loại cá có màu hồng tươi và thịt trắng, dai, ngọt mê ly.

    Nếu đã quá đủ các loại đồ uống thông thường, bạn thử chạy theo hướng đi Chợ Lớn, tìm tới khúc đường mang danh "đường bia đặc" thuộc Hàm Tử - Quận 5. Có lẽ duy nhất nơi này bán loại bia ướp lạnh tới mức đông thành tuyết, vừa nhâm nhi thố tủy bò ninh thuốc Bắc đốt cồn, vừa dốc ngược chai bia để dòng tuyết nồng cay nhểu ra từng đám. Đảm bảo uống bia - tuyết này ngon gấp nhiều lần bia bỏ đá thông thường. Cũng chế biến theo kiểu hấp thuốc Bắc là các món gà ác (gà đen), vịt, ngầu pín, tủy bò, chim cu tiềm thuốc Bắc trên khu vực Âu Cơ - Lạc Long Quân. Tới đây, người chưa quen đảm bảo sẽ hoa mắt trước ngút ngàn tiệm gà ác với biển hiệu rực rỡ cả chữ Việt và Hoa. Chủ nhà ở đây đa phần người Hoa, vừa đối đáp khách bằng tiếng Việt, vừa líu lo gọi nhau bằng tiếng Hoa. Ăn một thố gà ác tiềm ở đây, rồi tráng miệng bằng ly chè sâm, chè trứng cút hoặc chè thập vị, chắc tới mấy tuần sau bạn vẫn còn thèm.

    Càng về khuya, các hàng quán ven đường Sài Gòn càng rộn rã. Đủ loại đồ ăn tinh hoa từ các miền đất nước hiện diện ở đây. Nếu la cà, bạn sẽ lạc xuống Chợ Lớn với các món ăn truyền thống Trung Hoa, chạy sang mạn Kỳ Đồng với hàng chục kiểu chế biến đồ ăn kỳ lạ từ dơi, cóc kẹ, kỳ đà, cá sấu, tới Thanh Đa để vừa nhấp nháp các món vịt nổi tiếng, vừa hóng làn gió mát rượi thổi lên từ sông Sài Gòn... Tuy nhiên, khi khuya muộn, bạn cần nhấp nháp một tô cháo trắng hột vịt muối có vị ngậy cực kỳ hấp dẫn. Sau những món ăn trên trời dưới biển, chỉ nên kết thúc bằng tô cháo giản dị để giấc ngủ của bạn có thể nhanh chóng kéo về, hoàn tất một ngày trọn vẹn tìm hiểu đồ ăn thức uống phương Nam.

    Rồi ngày mai, tuần sau, tháng sau, mỗi khi có dịp tới Sài Gòn, bạn sẽ còn phải tự hỏi: Không biết đã có công ty du lịch nào thiết kế riêng một loại tour ẩm thực thú vị như vậy không nhỉ? Đảm bảo người lập tour cho các công ty trên sẽ không bao giờ phải lo nghĩ về chương trình, bởi có khi nào thành phố này hết món ngon vật lạ cho khách phương xa tìm hiểu? Tới lúc đó thì bạn cùng những người thân sẽ hoàn toàn thoải mái khi tìm hiểu về nghệ thuật ẩm thực Sài Gòn.

    hehee, có gì sai xót hoặc là xạo sự mong các bạn thông cảm nha, hehehe

    ÍT NGHĨ TỚI MÌNH, NGHĨ NHIỀU TỚI CON GÁI CỦA NGƯỜI KHÁC
  2. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    BÁNH BAO CẢ CẦN​
    Trời ơi..đọc bài haythapanhsang@ sao mà nhớ Sài Gòn quá,nhưng mà haythapanhsang@ có nhớ sài Gòn còn có bánh bao Cả Cần nữa không,ngày nay trên đường phố xuất hiện hàng loạt những tiệm "bánh bao Cả Cần" nhưng tất cả đều là giả,bánh bao Cả Cần chỉ có 2 tiệm thật,một là ở Chợ Lớn(không nhớ rõ địa chỉ),và một ở Cannada..tên bánh bao được hình như sau,cha của người làm ra bánh bao này tên Cần,ông làm chức "Hương Cả" của một làng nhỏ ở Mỹ Tho,bánh bao Cả Cần không trắng như bánh bao của người Tàu mà đậm màu một tí,bánh dẻo,thơm phức(không có mùi khai) nhưng ăn không dính răng,nhân bánh toàn thịt bằm,không pha cá(như bánh bao khác) vị ngọt không ngắt..rất hợp khẩu vị.bánh bao Cả Cần có trước 1975,hồi đó có 1 nhà hàng lớn cũng lấy tên bánh bao của mình là Cả Cần và nhanh chân "cầu chứng tại tòa" để kiện luôn chính tiệm "mẹ đẻ",vụ kiện này kéo dài lùng nhùng không dứt,nhưng chính người ăn mới là trọng tài phân sử công minh nhất,tên hiệu như thế nào đi chăng nữa thì họ cũng chỉ chịu ăn loại chính gốc...sau giải phóng con gái của chủ tiệm cùng chồng sang Cannada mở tiệm bánh hủ tiếu bánh bao cũng đắt kháng không kém gì ở quê nhà....

    ĐÓI QUÁ !!

    Được xoatanmandem sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 03/04/2003
  3. dau_dalat

    dau_dalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ẩm thực Sài gòn được biết đến như là một sự hội tụ của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Do đặc thù địa lý của vùng đất phương Nam nên mới sản sinh và tụ họp nhiều món ăn đặc sắc.
    Có thể tìm thấy ở đây tất cả các món ngon, vật lạ của khắp mọi miền đất nước.
    Để thưởng thức món ăn Bắc bình dân, ngoài quán Bà Cả Đội, còn có thể đến Hoàn Long trên đường Phạm Ngọc Thạch. Tại đây, bạn có thể thưởng thức món thịt luộc chấm mắm tôm cùng miếng dồi trường trắng phau, canh chua rau đay với vị cua đồng thứ thiệt. Hay cũng có thể niếm thử món miến ngan ở đường Hồng Hà, bên hông sân bay Tân Sơn Nhất. Hay món bánh cuốn Thanh Trì dọc đường Trường Sơn. Còn chân gà nướng thì có thể ngồi nhâm nhi nơi góc Nguyễn Du - Đồng Khởi. Chân gà ở đây ngon nhất Saigòn bởi cái gia vị đặc biệt khi ướp vào chân gà, hơn nữa, vì quán sử dụng chân gà ta, chứ không phải gà công nghiệp, nên cái vị dai dai của chân gà ngon gấp bội. Ngoài ra, quán còn có các món xôi, miến gà cũng tuyệt vời không kém.
    Về đặc sản cố đô, có thể đến Kim Long, Ngự Bình hay Nam Giao. Nam Giao có vẻ thu hút thực khách bình dân, sinh viên vì cái xô bồ của quán. Tuy rằng trong quán thường mở nhạc TCSơn, nhưng vì địa thế nằm gần chợ Sài Gòn nên kém phần thanh tao khi thưởng thức các món ăn xứ Thần kinh chăng? Ghé Kim Long, bạn có thể thưởng thức món bánh khoái Thượng Tứ, cơm hến (tuy phải đặc trước), các món bánh lá, bánh bèo, hay bánh lộc đều rất tuyệt. Sang trọng, có vẻ vương giả hơn, bạn có thể ghé Ngự Bình. Ở đây, món được biết đến và nổi tiếng hơn cả là bún bò. Bún bò ở đây được nấu đặc biệt không dùng bột ngọt, nên có cái vị thanh thanh, thơm thơm của mùi bò cùng mùi ruốc huế. Tuy nhiên, muốn thưởng thức các món bánh lộc, bánh nậm Huế, trong hẻm trên đuờng Lê Văn Sỹ, gần siêu thị Minh Châu, có một quán nhỏ do hai chị em người Huế bán cũng rất ngon, giá cả lại thích hợp với túi tiền sinh viên.
    Về món ăn Nam Bộ, không thể kể hết vẻ phong phú của nó. Nếu muốn ăn theo phong cách cuốn, có thể ghé Bánh tráng phơi sương Hoàng Ty. Dùng để điểm tâm, có thể bánh mì, hủ tiếu, bánh bao, như bánh mì ốp-la beafsteak Nam Sơn, hủ tiếu bánh bao Tân Sanh Hoạt và hủ tiếu nam vang Hồng Phát trên đường Võ Văn Tần. Ngoài món lẩu dê thường được các ông nhậu để ý, hay món lẩu cá kèo ở bên hông chùa Xá Lợi, còn có món lẩu mắm hay lẩu Nam bộ tại các làng nướng. Do đặc thù sản vật miền Nam, cây cỏ phong phú nên mọi thứ rau xung quanh đều có thể ăn được. Cái lẩu Nam bộ được dọn ra thật đẹp mắt với đủ các loại rau: bông thiên lý, hoa chuối, bông bí, giá, rau muống, bạc hà, cà tím, cùng với các loại hải sản, tôm cá.
    Nói về các món ăn Sài Gòn, có lẽ cần cả một topic để nói về các thú vị, đặc trưng của từng món.
    Ý tưởng làm một tour ẩm thực ủa HTAS xem ra rất hay, nhưng thực ra không khả thi lắm !

    Ai lên xứ Hoa đào đừng quên mang về một đóa...
  4. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Các món ăn trong Nam tôi thấy thực sự không hợp lắm với người bắc.Phở đâu phải cứ nhiều thịt là ngon,còn phải thêm nhiều loại gia vị và cách nấu nướng mới thành món đặc trưng phở Bắc chứ.Vào HCM được 1 lần ăn phở 10k/bát nước ngọt như nước đường vừa ăn vừa chán vừa tiếc tiềnkhi so sánh với 1 bát phở 5k(cả quẩy)ở HN.Các món khác thì hầu như món nào cũng có đường cả.Tuy vậy đồ ăn của người Hoa rất ngon đấy là thứ ngoài này không có.Không phải tôi chê ÂT miền Nam nhưng thực sự tôi thấy nó 0 hợp với người HN cho lắm.Món ăn Nam mang 1 phong vị hoang sơ tự nhiên như những con người của miền đát này nên ít gia vị và cũng 0 cầu kì cho lắm còn món ăn HN thì tỉ mỉ và cầu kì như nhưng con người HN vậy
    Hôm nào box ÂT mở 1 tua ÂT HN nhé .Nên làm vào đầu tháng 8
    Cụng phát nhỉ
    VÌ MỘT NGƯỜI RA ĐI
    Được foreverlove83 sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 23/07/2003
  5. minhkim

    minhkim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0

    Cháo mực Sài Gòn
    Ở Sài Gòn, có một "thế giới cháo" với nhiều món cháo, từ cháo trắng, cháo đậu xanh, cháo đậu đen đến cháo bồ dục, ốc heo, cháo lòng, cháo thịt bì, cháo thập cẩm, cháo tiều... nhưng chỉ trong hơn dăm năm trở lại đây, sự xuất hiện của cháo mực đã tạo sự thích thú cho người ưa ăn quà vặt và đã góp phần vào sự phong phú của thực đơn các món cháo vốn dĩ đã rất đa dạng. Có thể xem cháo mực là món biến tấu của cháo huyết. Nhưng cháo mực đậm đà hơn và cách nấu cũng cầu kỳ hơn.
    Có hai cách nấu cháo mực. Cách thông thường nhất là dùng mực khô, loại con nhỏ cỡ bàn tay, ngâm kỹ. Để bớt mùi nồng của mực, nước ngâm mực pha thêm một ít rượu trắng, khi mực đã mềm, dùng kéo cắt sợi và cho vào nồi. Để nồi cháo mực ngon, phải nấu cháo bằng gạo ngon. Người nấu khéo canh lửa kỹ để hạt gạo mềm nhưng chỉ nở lúp búp, ngay cả huyết cũng vậy. Huyết cho vào nồi khi cháo đã gần chín, huyết phải còn nguyên vẹn theo hình khối, mềm tan trong miệng, nhưng không nhũn nát. Có một cách nấu cháo mực khác phức tạp hơn nhưng hương vị mực đậm đà hơn. Người nấu chịu khó mua mực tươi về xẻ và phơi qua một nắng. Khi con mực bắt đầu quắt lại mới xắt nhỏ và cho vào nồi. Với cách nấu này, nồi cháo mực mới thơm và ngọt lừ.
    Ngoài mực và huyết, tô cháo mực phải có thêm da heo xắt nhỏ, tôm khô và giò chá quảy. Cháo phải loãng, lượng cháo rất ít để gây cảm giác lưng lửng, thòm thèm ở người ăn - ăn kèm còn có thể kêu thêm lòng đỏ hột gà, giá sống và gừng thái chỉ cay xè.
    Cháo mực là món ăn có vẻ là của cư dân miền biển, nhưng thật ra là sản phẩm của vùng Đồng Tháp Mười. Ở vùng sâu Tả Hưng, Mộc Hóa... nơi xa chợ búa làng mạc, người dân ở đây có thói quen nấu bất kỳ thứ thủy hải sản khô nào với rau. Có thể là canh rau nấu với cá khô, tôm khô và cả mực khô. Ngay cả cháo cũng vậy. Ăn cháo cá đồng hoài riết ngán, bỏ thêm con mực khô vào để đỡ nhớ mùi đại dương. Món cháo nấu với mực đơn giản của Đồng Tháp Mười vô tình lọt vào con mắt xanh của một người sành ăn nào đó đã được nâng lên thành một thứ ẩm thực nơi đô hội.
    Nguồn tin: báo SGTT
  6. minhkim

    minhkim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0

    Ẩm thực Chợ Lớn - Thành phố Hồ Chí Minh

    Ẩm thực Chợ Lớn
    Nhắc đến việc đi ăn ở khu phố Tàu người ta thường hay nghĩ ngay đến khu vực Chợ Lớn, quận 5. Tuy vậy, các địa chỉ ẩm thực của người Hoa trong thực tế còn nằm rải rác trên địa bàn của một phần đất giáp ranh với các quận 6, quận 10 và quận 11?
    Tiệm Lâm Phát Ký (311 Lê Quang Sung, quận 6) mở cửa bán từ khoảng 4g chiều cho đến 12g khuya vẫn còn đông khách. Ngoài việc phục vụ các món xíu mại, há cảo, hủ tiếu mì, hoành thánh?, tiệm ăn này còn làm ấm lòng thực khách bởi món hủ tiếu sa tế nai có vị cay và trông sền sệt với những lát dưa leo xắt mỏng.
    Quán hủ tiếu Bình Thảo (208 Hậu Giang, quận 6 - gần ngã tư giáp với đường Minh Phụng) lại được nhiều thực khách biết đến như là một điểm phục vụ thượng đế 24/24. Quán được xem như điểm hẹn cho những người đi chơi hay làm việc về khuya.
    Sau khi đi dạo một vòng trong chợ Nguyễn Tri Phương, một số người nội trợ người Hoa thích ăn vặt thường tranh thủ tạt qua quán bánh canh cua giò heo, tôm ở đầu hẻm 568 Bà Hạt, quận 10. Riêng đối với các bạn trẻ, nhất là học sinh ở trường THCS Nguyễn Tri Phương thì điểm la cà khi tan trường lại là những quán kem, yaourt, sinh tố trên đường Nguyễn Lâm, quận 10.
    Một điểm bán chè chính hiệu của người Hoa cũng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng, đó là quán chè nằm ở vỉa hè 1603 đường Ba Tháng Hai, quận 10.Tuy không có bảng hiệu nhưng với thời gian tồn tại trên 20 năm, quán chè này đã làm hài lòng nhiều người khi đến đây với đủ các loại chè như chè đậu đen, chè đậu đỏ, sâm bửu lượng?
    Với một cái tên khá ấn tượng, quán bánh bèo bì Bà Ba (106 Lý Thường Kiệt, quận 10) đã khiến nhiều thực khách ghé ăn thử và đâm ra ghiền các món bánh ướt, bánh tằm bì, xíu mại? Còn tại địa chỉ 686 Lê Hồng Phong, quận 10 là quán mì vịt tiềm và hủ tiếu được khá nhiều thực khách ưa chuộng?
    Nếu muốn thưởng thức món cơm gà, thực khách có thể đến các quán cơm Vân Ký, Hà Ký, Phùng Nguyên hay Kim Tân ở khu phố bán gà, vịt quay ở đường Tạ Uyên, quận 11 (gần ngã tư giáp với đường Ba Tháng Hai). Theo thói quen của người Hoa, gà luộc được chấm nước xì dầu ăn kèm tương gừng băm nhuyễn với ớt xắt khoanh. Cơm lại được nấu bằng nước luộc gà trộn thêm chút dầu mè khiến thực khách ăn no vẫn còn muốn lần sau đến ăn nữa. Không những thế, bên cạnh đĩa cơm gà, chủ quán thường đặt đĩa dưa chua trông rất bắt? miệng.
    Với không khí thân thiện như trong gia đình, thực khách đến tiệm cơm Ðông Giang trên đường Trần Quý, quận 11 (gần chợ Thiếc) chắc hẳn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Chị Hương, tiểu thương người Hoa, nhà ở đường Hòa Hảo cho biết: Do các món ăn ở đây được chế biến khá ngon cho nên hễ nhà tôi có tiệc tùng, là tôi kéo họ đến đây.
    Còn nếu muốn lên cân với những món bổ dưỡng cuối tuần thì thực khách chỉ cần ghé vào khu bán xúp bong bong cá, gà ác tiềm ở đường Phan Xích Long, quận 11 (giáp với đường Ba Tháng Hai, cách bùng binh Cây Gõ khoảng vài trăm mét). Vừa ló mặt đến khu phố này, thực khách sẽ bị lôi kéo bởi những lời chào mời quen thuộc. Những thực khách mới đến lần đầu thì có thói quen chạy xe lần lượt lướt qua các tiệm như Chấn Phát, Hải Sơn, Dương Thành? để ngắm nghía trước khi vào ăn. Trong khi đó, thực khách sành điệu khi ăn ở khu phố này thì chỉ cần đâm thẳng vào những quán quen. Các quán ở đây phần lớn mở cửa phục vụ từ khoảng 14 g. Còn quán thường mở cửa sớm hơn là quán Hải Sơn.
    Nguồn tin: SGTT
  7. duduxanh99

    duduxanh99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Xin gòp mẶt tỳ nhè:
    - Nòi vĂ? phơ? phà?i nòi 'Ắn quàn phơ? DẶu, 'Ăy là? mẶt quàn phơ? mang hương vì Bf́c 'ược mơ? ra tư? nhưfng nfm cù?a thẶp niĂn 60 ơ? Sà?i Gò?n, nò nf?m trong mẶt khu cư xà gĂ?n ngàf tư Nam Kỳ? Khơ?i Nghìfa và? Lỳ Chình Thf́ng, thơ?i gian tĂ?n tài cù?a quàn cùfng 'ù? 'Ă? nòi lĂn chẮt lượng cù?a quàn rù?i.
    - Cò mẶt mòn fn thuĂ?n chẮt miĂ?n tĂy Nam bẶ, phòng khòang và? dĂn dàf 'ò là? mòn gò?i già? hay cò?n gòi là? bùn suĂng, mòn nà?y thì? mì?nh mới chì? biẮt 'ược bàn ơ? chợ Sà?i Gò?n 'ò là? mòn bùn cò nhưfng con suĂng dà?i bf?ng khò?ang 1/2 cĂy 'ùfa và?i mẶp bf?ng khoà?ng 4 hay 5 cĂy 'ùfa 'ược là?m bf?ng thìt tĂm quẮt nhuyĂfn cù?ng với tĂm thè? hẮp lẶt vò?, thìt ba ròi luẶc, 'Ặu phòng và? chan nước dù?ng, nĂm thĂm mẶt chùt mf́m gì? rẮt là? mì?nh cùfng chì? thẮy dù?ng trong mòn gò?i già? thĂi, fn mẶt lĂ?n là? nhớ màfi
    - Cò?n mòn fn Tà?u thì? khĂng thĂ? khĂng nhf́c 'Ắn mòn Vìt Quay Bf́c Kinh nĂ?i tiẮng trĂn thẮ gi>i, mòn nà?y ơ? nhà? hà?ng Hof?ng Long (bĂn hĂng nhà? hàt thà?nh phẮ), là?m rẮt xuẮt sf́c. RĂ?i lĂ?u kiĂ?u HĂ?ng KĂng ơ? Yeboo (sau lưng tượng TrĂ?n Hưng Đào ơ? bẮn Bàch Đf?ng) cùfng rẮt khà và? là miẶng.
    - Xin bĂ? xung vĂ? càc quàn fn HuẮ cò mẶt quàn khĂng thẮy càc bàn nhf́c 'Ắn 'ò là? quàn Phù XuĂn nf?m gĂ?n ngàf ba Đinh TiĂn Hoà?ng, Vòf Thì Sàu, NguyĂfn Phi Khanh, bĂ? ngoà?i khà khiĂm tẮn và? khĂng cò nhiĂ?u chĂf 'Ặu xe, nhưng vĂ? chẮt lượng mòn fn, thì? 'ùng theo phong càch cung 'ì?nh HuẮ, càch bà?i trì và? trì?nh bà?y cù?a quàn cùfng tuyẶt hà?o.
  8. kitty85

    kitty85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN ẨM THỰC
    Sài Gòn ẩm thực, đó là nghệ thuật ăn và uống ở TP. Hồ Chí Minh. Nơi đây quy tụ những món ăn mọi miền đất nước, khách sành điệu ẩm thực đã thốt lên: "người ta đã bê món ngon khắp nơi vào Sài Gòn!".
    Thật vậy, thực đơn của Sài Gòn sáng, trưa, chiều, tối có đầy đủ các món ăn Trung, Nam, Bắc từ bình dân đến sang trọng.
    Khách ngoại quốc đến Sài Gòn nhất là khách sành điệu có thể thưởng thức món Châteaubriand, bô bíp tếch, khoai tán, cơm cá chỏm Tây Ban Nha, gà rán Hamburger? Vịt quay Tứ Xuyên, cá Kỳ Lân, Hải sâm hầm thuốc Bắc... hương vị không thua kém gì nơi xuất xứ mà có phần còn ngon hơn nữa.
    Việt kiều về thăm quê hương sau những tháng năm dài ăn toàn món "để tủ lạnh" hay "đóng hộp", thấy ngon miệng với món canh chua cá lóc, cá chỏm, cá bông lau, thịt kho tộ, cá kho tộ, mắm chưng...
    Sài Gòn bắt đầu vào đêm, bắt đầu bước vào vùng ẩm thực muôn màu. Khu chợ cũ, Công Lý với những nhà hàng Âu nổi tiếng một thời nay đã được hồi phục. Nhà hàng Thiên Nam, Victory, Tài Nam, Mekong? và cả những quán ăn thường ở Sài Gòn đâu có bán bữa ăn Âu Mỹ và các món tự chọn. Đêm Sài Gòn - Chợ Lớn có thể kiếm một món ăn Tây ưa thích thật dễ dàng vừa ý. Những đầu bếp trứ danh của Thành phố đã khéo phối hợp một cách tài tình phong cách Âu và Hoa với gia vị phương Đông không cầu kỳ.
    Theo sát món Âu Mỹ là món Trung Hoa. Trước hết phải kể đến bánh bao. Thịt heo băm nhừ, vài miếng lạp xường nhỏ nêm gia vi, tiêu vừa đủ, kèm theo nửa quả trứng vịt hoặc vài trứng cút hấp chín, khói bốc nghi ngút khi mở nắp nồi hấp ra?
    Tiệm bánh bao và hủ tiếu bà Cả Cần đã nổi tiếng một thời trước năm 75 và hiện nay vẫn còn thu hút khách sành ăn. Tiệm bánh bao và hủ tiếu bà Cả Cần nằm ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và Hùng Vương.
    Xíu mại là món ăn điểm tâm buổi sáng. Thịt băm nát viên tròn, ngoài bọc một lớp bột mì thường ở nơi khác chỉ là món lót dạ nhưng nhiều tiệm ở Chợ Lớn lại bán về đêm. Xíu mại ăn với bánh mì nướng ròn lại thêm một đĩa há cảo nóng bốc khói kế bên thì thật tuyệt vời.
    Người Tàu nổi tiếng về món mỳ. Ở Bình Thạnh và trước nhà thương Phước Kiến lại có món mỳ dầu hào. Tiệm mở cửa từ 17h đến 22h. Khách đến ăn khá đông.
    Đêm Sài Gòn - Chợ Lớn cũng không thể nào quên mỳ vịt tiềm với đùi vịt hoặc cánh vịt ăn tới đâu ngọt miệng tới đó. Hiện giờ tiệm mỳ loại này nổi tiếng ở Đakao và Nguyễn Tri Phương. Chợ Lớn - còn phải nhấc thêm món mỳ sủi cảo Hà Nội cũng quyến rũ khách không kém ở những quán ăn loại này.
    Nhắc đến hủ tiếu thì đủ loại: hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu gà cá, hủ tiếu bò kho? Hủ tiếu Tàu thì các bạn vào tiệm hủ tiếu của người Hoa nào cũng có, riêng hủ tiếu Nam Vang thì có tiệm Hồng Phát ở Võ Văn Tần, hai ba hiệu có tên ngộ nghĩnh như Lến Húa ở đường An Dương Vương đa số chủ nhân là người ở Campuchia về. Hủ tiếu bà Năm Sa Đéc đêm nào cũng đông khách, giá rẻ mà ngon.
    Phở Hiền Vương với những chú gà béo ngậy, nhưng tảng thịt bò lớn treo có lớp trong tủ kính dọc theo đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu) và Pasteur. Đây có thể gọi là khu phố phở Sài Gòn. Trong khắp Thành phố hầu như con đường nào cũng có quán phở Bắc mang hơi hướng Hà Nội.
    Ở TP. Hồ Chí Minh đặc biệt có hai tiệm cơm bán cơm tấm ban đêm nổi tiếng. Ngoài cơm tấm Trần Quý Cáp ăn thay cơm trưa, chiều, tối đã hiện diện gần ba mươi năm, mới đây còn có hệ thống cơm tấm Thuận Kiều. Đã có khoảng 10 tiệm cơm tám Thuận Kiều rải rác từ Chợ Lớn - Sài Gòn - Bình Thạnh?
    Cơm gà xá xíu, món này ở khu chợ An Đông và đường Hai Bà Trưng (Tân Định, ăn cơm vẫn xá xíu, gà luộc chấm nước tầu vị yểu có pha thêm xì dầu ăn kèm tương gừng băm nhuyễn với ớt chín thái khoanh. Cơm lại được nấu bằng nước luộc gà trộn thêm chút dầu mè khiến thực khách no rồi mồm vẫn muốn ăn, ăn cơm kèm với đĩa dưa cải chua rất "bắt miệng".
    Bữa ăn thuần túy Việt Nam.
    Quán cây Dù Vàng, Dù Xanh (Mạc Thị Bưởi), những quán ở Nguyễn Cư Trinh, Phước Thành (Ngô Tùng Châu), Ba Cây Trúc ở Chợ Lớn, bà cả Đọi, quán cây Dừa - Lê Lai? là những quán cơm thuần túy Việt Nam. Hương vị độc đáo của cơm Việt Nam thuần túy (gạo chợ Đào, nàng Hương) và những món canh chua cá bông lau, canh chua thơm cá lóc, cá rô, trê, cá kèo? kho tộ ăn với dưa ngó sen hay món thịt đông lạnh, dưa giá, thit kho tàu, hột vịt, canh khổ qua hầm nhồi thịt, cà pháo, canh rau đay độc đáo... Cơm chay là món khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam sau khi đã nếm qua hương vị những món mặn đặc sản của địa phương vẫn không quên hỏi thăm về những tiệm ăn "Vegetarian food"?
    Những tiệm cơm chay có tiếng là: Tịnh Tâm Trai ở góc Võ Thị Sáu - Pasteur; phở chay Trương Quyền; Tín Nghĩa Trần Hưng Đạo: cơm chay Xô Vết Nghệ Tĩnh - Bình Thạnh?
    Có một tiệm ăn chay nhỏ nữa nằm ở một hẻm cạnh chùa Vĩnh Nghiêm chỉ bán sau 21h đêm.
    Sài Gòn còn dành chỗ cho món ăn miền Trung.
    Về đêm, những món ăn xứ Huế, xứ Quảng náo nhiệt hơn cả ban ngày. Ngoài quán Vĩ Dạ, Hương Bình, với bún bò giò heo, bánh ướt cuốn thịt, bánh khoái, bánh nậm, bột lọc, Mỳ Quảng ở đường Trần Quang Diệu (quận Phú Nhuận) có 4-5 quán nối tiếp nhau bán từ 19h đến khuya, lúc nào khách cũng đông ngồi kín chỗ.

    Còn các món ăn xứ Bắc ở Sài Gòn
    Món ăn của Hà Nội là chả cá, bánh tôm Hồ Tây, miến lươn? Nhìn những vị khách ngoại quốc xì xụp húp miến lươn hay cắn trái ớt với cà pháo giòn tan chấm mắm tôm dưới ánh đèn đêm ta cảm thấy một niềm đồng cảm.
    Vào Chợ Lớn, món ăn được khách hàng tâm đắc là "heo sữa quay" kiểu Hàng Buồm Hà Nội, da nổi hoa vừa giòn vừa béo ngậy. Sau món quay là những món nướng tức món "quanh lửa hồng". Gà, vịt, cừu, bò, cá lóc đều có thể nướng sau khi ngâm tẩm ướp đủ thứ gia vị cần thiết. Gà thì nướng vỉ, nướng gói, tôm càng nướng nguyên con; thịt ba chỉ thái nướng xiên thành chả; cá lóc nướng lá chuối. Người ăn có thể vừa gắp vừa nướng, vừa ngửi mùi thơm.
    Đến đêm mời các bạn tới các địa điểm bán bánh xèo ở Võ Văn Tần, Đinh Công Tráng (khu Tân Định và Pasteur). Bánh xèo là loại bánh đặc biệt miền Nam làm bằng bột gạo nhồi với nước dừa cho thêm chút nước nghệ vàng cho đẹp rồi chiên với thịt ba chỉ, tôm bạc, đậu xanh, giá tươi và củ đậu. Ăn bánh với rau sống và cải bẹ xanh chấm với nước mắm tỏi ớt pha lẫn nước cốt dừa.
    Khu du lịch Thanh Đa có ba quán bán thịt vịt luộc nổi tiếng. Phố Trần Quý Cáp cũng có một quán: vịt luộc rất mềm, thịt ngọt, chấm nước mắm gừng, ngoài ra còn có tiết canh vịt tuyệt hảo.
    Vào khu Chợ Lớn đặc biệt có nhiều món hầm, món tiềm thuốc bắc, ngoài kỳ đà, kỳ nhông, gà ác, lẩu dê là những món ăn khoái khẩu nhất vì đã ngon lại bồ bởi gia thêm các vị thuốc bắc loại quý hiếm. Cuối cùng là ở khu Châu Văn Liệm (Tổng đốc Phương) cũ - Nguyễn Trãi có món lẩu đầu cá: đầu cá là cơ bản, thêm vào đó là rau, mì, bún, bắp chuối, nấm rơm... ruột cá và trứng cá là món thích thú dành cho người sành. Rồi súp bong bóng cá, món này cao cấp hơn. Sau khi rời vũ trường, rạp chiếu bóng, nhà hát kịch... trên đường về nhà hãy ghé vào một quán súp bong bóng cá, thưởng thức một chén nóng hổi... chắc chắn giấc ngủ sẽ tới mau và ngon giấc.
    (Du lịch Việt Nam)
    Được kitty85 sửa chữa / chuyển vào 19:23 ngày 27/06/2004
  9. kitty85

    kitty85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    ĂN ĐÊM SÀI GÒN
    Sài Gòn là một thành phố mất ngủ! Dường như trong sự ồn ào tất tả của cái thành phố đầy sinh lực này, ban ngày người ta luôn chạy đuổi theo một cái gì không rõ tên. Để rồi khi đêm đến, thành phố như lắng lại trong cái se se lạnh, khiến người con gái phải khoác lên mình chiếc áo khoác mỏng, người con trai chạy xe chậm hơn. Có một Sài Gòn về đêm với những quán cà phê khá yên tĩnh dọc theo những trục đường lớn như Đồng Khởi, Lê Quý Đôn, Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần... với những đôi tình nhân thả bộ dọc theo đường Tôn Đức Thắng, bến Bạch Đằng; một Sài Gòn về đêm, xe máy đèo bạn chạy lòng vòng trên phố không mục đích, khuya mệt về nghỉ...
    Và những quán ăn đêm
    Nói đến ăn đêm, người ta thường liên tưởng đến Hà Nội. Đơn giản vì Hà Nội lạnh. Nhất là vào những ngày mùa đông, cái rét về khuya kéo người ta ngồi sát lại với nhau hơn trong những quán ăn đêm, tận hưởng cái ấm áp của nhau và của không gian quán đêm. Đến mức ăn đêm ở Hà Nội đã được nâng lên thành một cái thú - thú ăn đêm.
    ở Sài Gòn, ăn đêm có thể chưa phải là một cái thú, nhưng nó lại là một phần không thể thiếu, làm nên bộ mặt đời sống của Sài Gòn khi màn đêm buông xuống.
    Khác với Hà Nội, chỉ có hai nơi được coi là chốn ăn đêm tương đối tập trung là khu gần ga Hàng Cỏ (cho giới bình dân) và khu Cấm Chỉ (không bình dân) thì Sài Gòn, bạn có thể tìm được vô vàn những chốn ăn đêm thú vị.
    Món ăn có sức quyến rũ khách ăn đêm nhất có lẽ là... cháo! Cháo trắng! Bởi trước khi đi ngủ, ăn cháo nhẹ bụng, nhẹ cả tiền, mà lại không cách rách, mất thời gian.
    Khu bán cháo đang được nhiều khách lui tới ở Sài Gòn hiện nay nằm trên đường Lý Chính Thắng (khu Yên Đổ cũ). Chỉ có một tấm biển đề "Cháo trắng" gọn lỏn cho cả dãy quán. Khách về khuya tấp xe vào, gọi một tô cháo trắng. Nhưng chẳng có khách nào lại chỉ ăn cháo trắng không cả! Bởi cùng với món bình dân ấy là vô vàn những thức ăn kèm, hấp dẫn mà vẫn... bình dân.
    Món được gọi nhiều nhất là cháo trắng ăn với hột vịt muối (trứng vịt muối mặn) hay hột vịt bắc thảo, trứng chiên 3 màu... Lòng đỏ được dầm ra, ngào cùng với cháo, làm cho món cháo trắng bình thường chuyển màu, toả ra mùi ngầy ngậy beo béo đủ làm ứa nước bọt người khách đang lúc đói lòng. Nếu như khách thuộc "trường phái" ưa hải sản thì cháo trắng có thể ăn cùng cá cơm, cá bống kho tiêu, cá cơm sấy mè, cá cơm chiên hoặc con ruốc cháy tỏi, ba khía ngào, tôm rim... Cháo ăn với thịt, có thịt kho tiêu hay các loại chà bông (ruốc) cá hoặc chà bông thịt. Như để làm cho món ăn trở nên "chay tịnh hơn", khách cũng có thể ăn món cháo trắng với các loại dưa món, dưa mắm, cà mắm hoặc cải xá bấu xào tôm khô. Cả một thực đơn đa dạng mà không kém phần hấp dẫn dành cho thực khách!
    Một khu ăn đêm khác cũng khá nổi tiếng là khu Đa Kao. Bánh cuốn Ða Kao thành danh đã lâu, nhưng đó là món ăn chủ yếu dành cho khách ăn sáng. Về đêm, khu Đa Kao cũng sáng đèn với những quán cóc có đủ các loại cháo, mì, phở, hủ tíu dành cho khách lỡ độ đường hoặc mệt mỏi trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.
    Khu Yên Đổ cũ hay Đa Kao là những khu ăn đêm bình dân, nhưng bình dân hơn cả trong những khu ăn đêm của Sài Gòn là khu vực chợ Bà Chiểu. Do đây là chợ đầu mối chuyên bán xỉ các loại thực phẩm, để rồi từ đó hàng hoá lại toả đi khắp các chợ khác của Sài Gòn, nên chợ Bà Chiểu chủ yếu nhóm họp về đêm. Mà đã họp về đêm thì tất yếu sinh ra những quán ăn đêm phục vụ những người bốc dỡ hàng, các chủ vựa, lái xe từ các tỉnh đổ về. Quãng 8 giờ tối là giờ bắt đầu mở hàng của dãy quán bên hông khu chợ này. Đến tầm 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, trong khi nhiều người Sài Gòn còn đang chìm sâu vào giấc ngủ yên, thì cũng là lúc các quán ăn đêm chợ Bà Chiểu đông nghịt khách. Do thực quán chủ yếu là dân lao động, không có nhiều thời gian "khề khà" mà cần ăn nhanh để còn làm việc, nên các món ăn ở đây chủ yếu là mì, hủ tíu... giá rẻ, chỉ vài ba nghìn đã có được một tô nóng hổi đặt trước mặt, ngồi sát bên nhau xì xụp trong cái se lạnh khi đêm về...
    Nhưng nói đến ăn đêm ở Sài Gòn không có nghĩa là chỉ có những khu ăn đêm bình dân. Sài Gòn có hẳn những quán ăn sang trọng chỉ để phục vụ khách ăn đêm, cho dù ban ngày vẫn mở cửa. Một trong những quán ăn được nhiều người biết đến là quán ABC ở 172H Nguyễn Đình Chiểu. Trên tất cả các bản thực đơn cũng như trên giấy bọc đũa của quán này ghi rõ ràng: mở cửa đến 4 giờ sáng! Toạ lạc trong khu trung tâm thành phố, lại được thiết kế, bài trí khá sang trọng, nên đối tượng khách lui tới đây phần nhiều thuộc tầng lớp trung lưu, giới văn nghệ sĩ, diễn viên sau những buổi diễn về khuya, và tất nhiên là cả khán giả của họ nữa... ở đây cũng bán các loại cháo như cháo sò điệp, cháo tôm, thập cẩm, thịt heo (lợn) bắc thảo hay cháo thịt gà xé, bò, cật heo... Giá cả cũng tương xứng với tầm vóc của quán! Nếu như đằng Yên Đổ, một tô cháo hột vịt chỉ khoảng 8.000 VNĐ thì ở đây đắt hơn, tô cháo heo bắc thảo hay thập cẩm lên tới 14.000 VNĐ, nếu là cháo sò điệp hay cháo tôm còn tới 24.000 VNĐ. Thật chẳng bình dân chút nào, nhưng có sao đâu! Khách hàng ở đây sẵn sàng trả tiền cao cho những món ăn đêm giúp họ có được những giây phút thư giãn sau một ngày lao động mệt mỏi, hay chí ít cũng có một chút dằn bụng để dỗ giấc ngủ khuya...
    Còn một khu ăn đêm ở Sài Gòn cũng khá đặc biệt. Khu này nằm ở ngay trung tâm Sài Gòn, gần đường Hàm Nghi. Khu có tên hẳn hoi là đường Hải Triều, thế nhưng dân ăn đêm lại quen gọi đây là khu... Cấm Chỉ! Lý do là vì ở đây chủ yếu bán những món ăn miền Bắc, giống như phố ăn đêm Cấm Chỉ nổi tiếng ngoài Hà Nội. Vậy là sau những quán cơm bà Cả Đọi, sau phở Bắc Hải..., ẩm thực Hà Nội lại có một góc nhỏ giữa lòng Sài Gòn, nơi tập trung những quán ăn đêm! Tới khu "Cấm Chỉ" này, khách có thể tìm thấy những món ăn rất "Bắc" như phở, bún, mì... "Bắc" nhưng vẫn có một đĩa giá sống kèm, cho những ai ăn Bắc mà nhớ Nam! Ngày càng nhiều thực khách của Sài Gòn bị quyến rũ bởi hương vị các món ăn miền Bắc đã lui tới đây. Và tất nhiên là không thể thiếu những người miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống làm ăn, trong một lúc chạnh lòng nhớ quê, tới khu "Cấm Chỉ" để tìm hương vị quê hương bản quán nơi đầu lưỡi! Nếu như nhà văn Vũ Bằng còn sống, hẳn ông cũng lại ngồi đâu đó, lẫn giữa đám thực khách đông đúc trong khu Cấm Chỉ này để thưởng thức hương vị món ăn miền Bắc, những món ăn ông đã từng thưởng thức và gửi gắm cảm xúc của mình qua những trang sách...
    Sài Gòn ban ngày thường nóng, nhưng đêm lại se lạnh. Những quán ăn đêm của Sài Gòn chính là nơi người ta có thể đến để tìm chút hơi ấm ban đêm.
    (www.t*******igon.com)
    Được kitty85 sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 27/06/2004
  10. kitty85

    kitty85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Những quán ăn dân dã giữa lòng Sài Gòn
    Mấy năm gần đây, giữa Sài Gòn đã mọc lên nhiều quán ăn bán những món dân dã đặc trưng của từng miền, thu hút khách khá đông. Trước tiên là món ăn xứ Huế: Quán Ngự Bình (số 82 cư xá Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận) có đủ những món ăn mang đậm hương vị cố đô mà không gian và cách bài trí cũng rất Huế.
    Còn về ẩm thực xứ Bắc, có lẽ hương vị một tô phở bốc khói là món sẽ làm nhiều người nhớ đến đầu tiên. Và từ rất lâu, Sài Gòn có nhiều tiệm phở nổi tiếng, bởi đến bây giờ nó đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều người chứ không còn là riêng của cư dân xứ Bắc. Ăn phở cũng tùy theo gu của từng người, nhưng có lẽ hiện nay vị phở của quán Dậu ở khu cư xá 288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 được dân ăn phở sành điệu của Sài Gòn cho là ngon nhất.
    Muốn ăn những món khác của xứ Bắc, thì đến quán Dáng Xưa ở số 33 Cao Thắng hoặc Hương Xưa ở 84 Bùi Thị Xuân và 43 Lý Tự Trọng. Những nơi này hầu như không thiếu một món gì, kể cả món chả rươi hiếm có và đọt lan chấm tương bần đạm bạc.
    Với những món ăn ở xứ Quảng Nam, thì hiện nay quán Phú Hương ở số 21 đường Sao Mai, phường 7, quận Tân Bình, được đa số dân xứ Quảng lập nghiệp ở Sài Gòn cùng có chung nhận xét là ?oy như rứa?... sau khi đến ăn mì Quảng, cao lầu, cháo gà lòng thả, bún cá ngừ, cá nục cuốn bánh tráng, mít trộn, ruột già xào nghệ... Đến quán Phú Hương không chỉ ăn món Quảng mà còn được nghe những câu nói ?ođặc Quảng? giữa những thực khách với nhau, thường là thăm hỏi nghe vừa ngồ ngộ, vừa làm cho những người tuy chẳng biết nhau cũng dễ bắt chuyện sơ giao.
    Một địa chỉ khác là quán Ngon số 138 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuy mới mở nhưng nơi này đang thu hút một lượng khách khá đông từ sáng đến khuya, do quán có những yếu tố khá độc đáo. Quán là một biệt thự nằm giữa trung tâm Sài Gòn, được bài trí nên một khung cảnh hết sức Việt Nam. Với những bụi chuối xanh mướt bao quanh đan dài xen lẫn với cau, một cỗ xe bò nằm ở góc vườn. Gánh bông cúc trắng nằm hờ hững như cô bán hàng vừa đi đâu đó bên một mái ngói cũ kỹ, sàn lót gạch tàu cùng những bộ bàn ghế đen tuyền mang dáng cũ xưa, dễ gợi nhớ trong mỗi người về một chỗ ngồi của những bậc sinh thành.
    Hiện nay, tại đây có đến gần cả trăm món ăn thức uống của khắp mọi miền, từ món cơm nắm tép của vùng đồng quê Bắc Bộ đến cơm nếp muối vừng của vùng Tây Bắc xa xôi. Giá cả cũng không đắt là bao, chỉ nhỉnh hơn một vài nghìn đồng so với khi ăn ở một nơi nào đó.
    (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Chia sẻ trang này