1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ẨM THỰC VÀ KHẨU VỊ 3 MIỀN

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi namoadiaphat, 26/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    ẨM THỰC VÀ KHẨU VỊ 3 MIỀN

    không phảikevin ham mở topic mới mà vì kevin thấy mấy cái này liênq uan đến Du lịch nên mở thêm để trao đồi nhe mong các bạn thông củm.

    Trong quá trình đi đó đây giang hồ tôi có cảm nhận một số sự khác biệt của khẩu vị 3 miền như sau :

    Khẩu vị miền Bắc "nghiêm ngặt đến độ bảo thủ"


    --------------------------------------------------------------------------------

    Các vùng châu thổ phía Bắc là nơi tổ tiên ta sớm định cư từ lâu đời, mọi cái ăn, các mặc đều được sàng lọc, đúc kết để trở nên chuẩn mực của làng, của nước. Dù lâm vào cảnh đói nghèo cũng không ai được làm trái "đất lề, quê thói". Từ thuở các vua Hùng đã có hội thi nấu cơm, làm bánh, chế biến thức ăn. Nền văn minh ăn uống hình thành cùng với ý chí "Nam quốc sơn hà nam đế cư". Qua ngàn năm Bắc thuộc, xì dầu không át được mắm tôm, tương tàu không thay được tương ta....

    Khẩu vị miền Bắc nghiêm ngặt đến mức "bảo thủ"ó có lẽ vì nó được "canh gác" thường trực để chống nổi lo bị đồng hóa của người khổng lồ phương Bắc. "con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi. Con chó khóc đứng khóc ngồi. Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng". Người miền Trung và miền Nam trộn thịt gà với rau răm, không có rau răm thì cho thứ rau khác. Ơở Bắc, con gà không chấp nhận bất cứ thứ lá gì khác lá chanh. Gỏi cá thì phải là cá mè và phải có hai thứ rau chủ chốt là đinh lăng và vọng cánh. Chỉ riêng món bún cũng đã có những quy định rạch ròi: bún ốc đi với nước chua và ớt băm nhuyễn; bún chả nước mắm pha và rau húng láng; bún bung với dọc nùng (còn gọi là cây sơn hà, bạc hà), canh bún, cá rô, rau cần,....

    Có lẽ chính quan điểm về cái ăn và phong cách ăn đã góp phần tạo nên những món ăn đặc sắc của xứ Bắc. Ai mà ăn vội ăn vàng được khi dùng món chả cá sông Hồng? Ăn bún thang không ai ăn hai bát, bởi làm như vậy là xúc phạm cái hồn thanh đạm của món ăn sánh như một cô gái tuyệt vời tài sắc....

    --------------------------------------------------------------------------------
    Các món ăn miền Trung và nghệ thuật ăn uống Huế:


    --------------------------------------------------------------------------------

    Qua Nghệ An - phong vị của những người đi mở cõi thắm đượm trong bữóa cơm. Đặc sắc địa phương cũng rõ nét ở các món ăn bởi sản vật, thời tiết và nhất là điều kiện sống. Với bờ biển dài, bề ngang hẹp của "dằng dặt khúc ruột miền Trung", mắm ruốc, cá kho, đã đi vào mâm cơm của số đông thay cho "tương cà gia bản" của truyền thống miền Bắc. Móm cá ngừ kho chan bún, bánh tráng là đặc sản của dọc suốt duyên hải miền Trung.

    Món cá kho miền Trung phần nhiều là cá biển và thường kho lẫn với các loại rau quả như khế, cà chua, dưa hường, mít non... Món gỏi cũng phần lớn chế biến từ cá biển và các loại hải sản như tôm, mực....

    Suốt miền Trung cho đến miền Đông Nam Bộ có món gỏi mít non hấp dẫn, miền Trung còn có món mì Quảng nổi tiếng. Từ đất Quảng, món mì Quảng giành được khẩu vị của tất cả các tỉnh miền Trung và tiến vào Sài Gòn với vị trí đặc sản.

    Một trung tâm ăn uống lớn của miền Trung là Huế. Món ăn Huế là sự chọn lọc các món từ đàng ngoài và cải tiến, nâng cao cho phù hợp với thổ nghi, sản vật Huế.

    Cuộc sống vua chúa với nhu cầu hưởng lạc cao chính là thời cơ vàng để các món ăn Huế phát triển. Có thể nói các món ăn Huế là tiêu biểu cho văn minh ăn uống Việt Nam cuối thế kỷ 18 sang thế kỷ 19.

    Món ăn Huế được chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn các món Huế là thưởng thức cái đẹp, cảm nhận cái hồn của Huế không còn thấy cần tìm sự no nê. Ngay những thứ như lòng lợn, lòng bò vào tay các bà nội trợ Huế cũng trở thành những mỹ vị cao sang. Món cá kho của bình dân ba miền khi đến Huế cũng mang màu quý phái: cá bống thệ lẫn thịt ba rọi rau răm, ớt bột, tiêu, đường, nước mắm, nước màu, cho lửa liu riu và con cá kho khi lên đĩa nhìn trong suốt như hổ phách...

    Có hàng trăm món Huế và ngày nay, cả nước đều biết đến tiếng mắm tôm chua Huế ăn với thịt heo luộc kèm khế, vả và các loại rau thơm. Bún bò Huế, cơm hến

    Hoang dã và hào phóng - món ăn miền Nam:


    --------------------------------------------------------------------------------

    Hoang dã và hào phóng là đặc trưng món ăn miền Nam. Cơm tay cầm, cá kho tộ, canh chua, lẩu mắm, bánh xèo... là những món miền Nam qua thử thách của thời gian được khẩu vị cả nước chấp nhận cho là đặc sắc. Cơm nấu trong nồi đất thêm tay cầm để tiện vừa ăn vừa di chuyển (có khi là di chuyển qua kênh mương, nương rẫy). Cáỏ kho trong tộ phản ánh cuộc sống tạm bợ của cảnh sống trên nương, trên ghe... Miền Bắc, miền Trung đều có món canh chua, nhưng tô canh chua miền Nam khác hẳn về chất lượng , thể hiện sự trù phú vô cùng của miền đất mới: nước thật chua, cá cắt khúc lớn, các loại quả thơm, cà chua, giá, đậu bắp, các loại rau thơm và ớt thật cay.

    Lẩu mắm ngày nay đã là món ăn cao cấp, người ta đã đưa lẩu mắm như đưa "hương đồng cỏ nội" vào cao lâu, khách sạn. Trong lẩu có nhiều loại cá lại thêm thịt ba rọi, ốc, mực, đậu hũ... thể hiện đầy đủ nét hoang dã và hào phóng. Có vài loại rau tầm thường thậm chí không dùng ở xứ Bắc khi vào Nam lại gia nhập những món ăn cao cấp như khổ qua nhồi thịt hầm, bông bí nhồi thịp hấp. Ngoài những món mắm đã có, miềm Nam còn có mắm các loại cá đồng, mắm ba khía, mắm chuột, mắm ruột (ruột và trứng cá)... Mứt thì có mứt me, mứt chùm ruột, mức mãng cầu, mứt dừa. Miền Nam chấp nhận rộng rãi các món ăn từ nước ngoài vào nhưng cái hồn Việt vẫn sâu đậm trong mỗi món ăn rất dễ dàng cảm nhận.

    --------------------------------------------------------------------------------

Chia sẻ trang này