1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực và sức khỏe...

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi corbetti, 04/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo_khongrau

    meo_khongrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------
    Vitamin còn lại sau khi nấu
    Cho vào nồi, vặn lửa và nấu. Xong! Như thế là lầm! Nếu không chú ý nhiệt độ lẫn thời gian, lượng vitamin trong thực phẩm sẽ hô biến.
    Vitamin A, carotene không bị phân huỷ khi chế biến. tuy nhiên, trong không khí và dưới ánh nắng, chúng sẽ bị ô-xy hoá một cách nhanh chóng. Nhiệt độ càng cao, tốc độ ô-xy hoá càng nhanh. Điều kiện tốt nhất cho chúng là môi trường không có ánh sáng, dưới 20 độ C.
    Vitamin D: Làm nóng dưới 130 độ C trong 90 phút vẫn ó thể giữ hoạt tính của nó. Tuy nhiên nếu chiếu bức xạ quá nhiều sẽ khiến loại vitamin này tích một lượng độc tố có hại cho cơ thể.
    Vitamin E: Khi đun nấu, chế biến bình thường, lượng vitamin mất đi không lớn. Nhưng nếu đun nóng với nhiệt độ cao như rán trong dầu sẽ làm cho hoạt tính của nó mất đi rất nhiều.
    Vitamin B: Có thể tồn trữ ở nhiệt độ bình thường. Khi để trong không khí hoặc đun nấu bình thường, lượng Vitamin B1 mất đi không đáng kể.
    Vtamin B2: Tan trong nước tương đối thấp, khá ổn định với nhiệt độ đun nấu. Vì thế, khi chế biến, vitamin mất đi không nhiều (20-25% khi nướng thịt, với rau xanh là 20%).
    Vitamin B9: Loại này gặp ánh sáng rất dễ bị phân huỷ. Khi bảo quản và đun nấu thức ăn, lượng vitamin thường mất đi 50-70%, có lúc lên đến 90%.
    Vitamin B12: Khi chế biến nấu nướng, lượng Vitanin B12 bị phân tách ra khỏi protein. Nếu đun nóng sẽ làm hoạt tính của nó mất đi. Chẳng hạn, sữa bò có hàm lượng trung bình là 6 microgam B12/lít, khi bị tiệt trùng sẽ làm mất 10% vitamin B12. Nếu đun sôi trong 5 fút sẽ làm mất 30%. Sấy khô sẽ làm hoạt tính mất đi 90%.
    Vitamin C: Khí hậu, nắng, mức độ nấu chín, điều kiện lẫn thời gian bảo quản rất dễ ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C, chế biến cũng sẽ làm tăng hao tổn.

    (Trích từ tạp chí Tiếp thị và gia đình)
  2. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Để không làm mất vitamin, protein, mỡ, một số hoạt chất sinh học và các chất khoáng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
    * Cá: Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ. Cũng như đối với thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán, nhất định phải tẩm bột để cá không bị chảy mất nước. Và cần theo dõi không để rán quá, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.
    * Sữa: không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá huỷ. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau... với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.
    * Rau, quả: Khi bóc bỏ vỏ rau quả, nên cố gắng gọt làm sao cho mỏng, sau đó nên cố gắng nấu ngay, không nên để lâu rau quả đã làm sạch vỏ ngoài không khí. Nên nấu chúng với ít nước hoặc chỉ nấu cách thủy. Chỉ nêm làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn.
    Nên rửa sạch quả, lấy bỏ hạt ngay trước khi đưa lên bàn ăn hay chế biến tiếp (như làm mứt). Khi làm quả nghiền hay làm nước ngọt từ quả tươi, trước hết nên ép lấy nước từ các quả đó, sau đó nấu phần còn lại trong nước khoảng 10 phút, lọc lấy nước, rồi đổ vào nước ép ban đầu và chỉ nấu tất cả đến khi sôi một lần, không hơn.
    * Thịt: nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Không cho thịt vào nước. Khi làm tan băng nhanh bằng cách cho thịt vào nước ấm, nước trong thịt sẽ bị mất, cùng với nó các protein có giá trị cũng tiêu hao. Cần rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh, và nên thu xếp chế biến ngay. Nên nấu thịt bằng những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi.
    Khi làm thịt băm trộn bột bánh mì, nước thịt không bị mất nhiều nhờ có bột giữ lại. Nhưng cũng cần rán thịt băm cho đúng cách. Khi mỡ (dầu) vào chảo chưa nóng, lớp vỏ bảo vệ không hình thành được. Lớp ngoài bị quá nóng cũng không tốt: thịt bị cháy thành than, còn mỡ quá nóng bị phân huỷ. Do vậy, cần rán thịt trong mỡ nóng, nhưng không bóc khói, kéo dài khoảng 10 phút, sau đó giữ tiếp trong lò nướng.
    * Hạt: Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất. Nhưng không nên nấu chúng lâu. Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu.
    Mặc dù muối được coi là một trong các nguyên nhân gây "trục trặc", nhưng ít ai hoàn toàn không cho muối vào thức ăn. Tuy vậy, trong việc có vẻ rất đơn giản này vẫn có những thủ thuật nhất định.
    Cho muối vào khoai tây nấu cả vỏ ngay từ đầu, nhưng đối khoai tây rán chỉ cho muối khi đã rán gần xong.
    Cho muối vào súp rau khi rau đã chín.
    Cho muối vào rau trộn ngay trước khi đưa lên bàn ăn. Nếu như cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước.
    Cho muối vào nước nấu thịt 30 phút trước khi nấu xong, cho vào cá lúc bắt đầu nấu, cho vào nấm lúc kết thúc.
    Nếu trước khi rán cá, bạn ướp muối và để 10-15 phút thì khi rán, cá sẽ không bị tróc.
    Cần cho muối vào thịt ngay trước khi rán, nếu không thịt sẽ bị mất nước và trở nên khô.
    Không nên cho muối vào gan khi rán, ngược lại gan sẽ bị cứng. (Phụ nữ)
    --------------------------------------------------------------------------------
  3. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    Tỏi tây thải độc
    Món thịt bò xào cần tỏi vốn rất quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, song ít người biết đến tác dụng thải độc của tỏi tây. Phần thân xanh của loại rau này rất giàu caroten, vitamin C và E - bộ ba vi chất giúp cơ thể đề kháng tốt với cảm cúm và viêm đường hô hấp.
    Ở nhiều nước, tỏi tây được dùng thường xuyên như hành lá ở Việt Nam. Người ta ăn sống tỏi hoặc ướp nướng cùng một số loại cá như một loại gia vị ngon và an toàn.
    Các nghiên cứu cho thấy, đường thực vật trong phần đầu trắng của cây tỏi và muối kali trong phần thân là những chất bổ sung năng lượng mà không gây béo. Tỷ lệ muối không đáng kể trong tỏi tây giúp giảm nhẹ gánh nặng sàng lọc chất độc của thận. Trong loại rau này lại có nhiều chất xơ, phủ lên thành dạ dày một lớp "men" đặc biệt xóa cảm giác đói. Chính vì vậy, món salad với tỏi tây hoặc tỏi xào suông là thực đơn lý tưởng cho người ăn kiêng. Không những thế, caroten, vitamin C và E trong thân xanh của tỏi giúp bảo vệ tế bào trước sự tấn công của không khí ô nhiễm và các chất phóng xạ.
    Tỏi tây còn có một số công dụng ít được biết đến như làm đẹp da và tẩy những nốt mụn mới xuất hiện. Uống nước sắc từ tỏi tây sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo, đỡ đau họng và thanh giọng.
    Dùng bao nhiêu là thích hợp?
    200 g tỏi tây sẽ cung cấp đủ lượng kali hằng ngày. Theo kinh nghiệm, nếu ăn đều tỏi tây 3 ngày/tuần thì cơ thể sẽ không bị thiếu vitamin và sức đề kháng được tăng cường
  4. motlanvamaimai

    motlanvamaimai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    8.071
    Đã được thích:
    0
    mấy bài này viết ko muốn cho ng` khác đọc hay sao ý! dài quá! mà toàn cop ở báo điện tử ra thui
    theo em thì ăn uống có chừng mực! biết cách ăn khoa học tức là ăn ko nhìu nhưng vẫn đủ chất! ko phải cứ tống vào mồm hàng đống chất béo roài đến lúc phải dở khóc mất thôi!
    sơ sơ là thế
  5. traudat

    traudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    nhưng mà ăn như thế nào hả một lần và mãi mãi, biết là thế rùi nhưng chả biết ăn những gì cả he he ... pó tay

Chia sẻ trang này