1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

American way: Nhìn nhận lại phân tích phê bình bổ sung phát triển và hoàn thiện hóa hệ thống tri thứ

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 23/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Một trong những mâu thuẫn của một số người chưa hiểu mà vẫn theo phái Carnegie là sự mâu thuẫn giữa cảm giác bên trong họ và sự áp dụng máy móc học thuyết Carnegie
    Carnegie chỉ cho rằng "nếu bạn muốn làm người khác vui ; thì nên làm theo cách này; nếu bạn muốn người khác hài lòng; thân thiện với bạn; thì làm theo những cách nêu trong sách"
    Tuy nhiên Carnegie không hề bắt các bạn phải làm hài lòng người khác; các bạn có thể làm mất lòng người khác; thậm chí còn có thể làm ngược lại hoàn toàn người khác. Khi người ta sai thậm chí có thể mắng như tát nước vào mặt hoặc dùng những từ nghiêm khắc mà vẫn có thể có hiệu quả.
    Carnegie chỉ nêu lên mệnh đề "nếu ... thì" trong tâm lý học mà không bắt ta phải làm cái gì
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thuyết Carnegie nhắc khá nhiều đến bản tính con người; trong đó cá nhân tính được phơi bày khá mạnh; khá rõ nét
    Đố kỵ giữa người với người và tính tự khiêm: (chương 5 phần 3)
    ____________________________________________________________________________________________________
    Chúng ta nên nhớ rằng bạn thân của chúng ta thích nói về những tài năng của họ hơn là thích nghe ta kể những tài năng của ta.
    La Rochefoucauld nói: ''''''''Ta tỏ ra vẻ hơn bạn, thì bạn sẽ thành kẻ thù của ta; chịu nhường bạn, thì bạn sẽ liên kết với ta''''''''.
    Thực vậy, khi họ hơn ta, họ muốn tỏ sự quan trọng của họ ra; nếu trái lại, họ thấy kém ta thì họ sẽ ganh ghét ta.
    Một câu phương ngôn Đức nói: ''''''''Không có nỗi vui nào hoàn toàn đầy đủ bằng cái vui hiểm ác được thấy kẻ trước kia mình thèm muốn địa vị, nay bị sa cơ lỡ bước''''''''.
    Thiệt vậy, chắc có nhiều bạn thân của ta thấy chúng ta lỡ làng lại vui hơn là thấy chúng ta sung sướng
    ____________________________________________________________________________________________________
    Rõ ràng Carnegie có những nhận định hơi cực đoan về bạn bè và kẻ thù; nhưng chiêm nghiệm lại thì có khá nhiều cái nhìn của ông mặc dù tiêu cực nhưng lại thực tế; nó thuộc về bản tính tự nhiên của con người; trong chúng ta ai cũng có sự ganh ghét và ghen tị với bạn bè; với kẻ thù với nhữg người chúng ta không ưa
    Chỉ có những người ta khẩu cũng phục và tâm cũng phục là chúng ta gạt được gần hết sự ghen tị (mặc dù vẫn còn)
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 24/12/2007
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Một đức tính con người hay mắc phải là cái bệnh chỉ nghĩ đến mình ; Carnegie cho rằng ai ai trên quả Đất này cũng say sưa với thế giới của họ mà thờ ờ với tất cả; theo tôi C muốn nói về 2 cấp độ .Cấp độ 1 là thờ ơ với tất cả; sống vô trách nhiệm . Dạng 2 tích cực hơn là say mê với con đường mà mình đã chọn mà gạt đi những nhân tố gây nhiễu khác; đó cũng là một trong những phẩm chất của Leader.
    Đoạn này trích trong chương V; phần 2:
    ________________________________________________________________________________________________________
    ''Nên nhớ rằng người nói chuyện với ta quan tâm tới những thị dục, những vấn đề của họ trăm phần thì chỉ quan tâm đến ta, đến nỗi thắc mắc của ta một phần thôi. Bệnh nhức răng giày vò người đó hơn là cảnh đói kém làm chết cả triệu dân Trung Quốc. Một cái nhọt tại cổ người đó làm cho người đó lo lắng hơn bốn chục nạn động đất ở Châu Phi. Lần sau, có nói chuyện với ai, xin bạn nhớ tới điều đó.''
    ________________________________________________________________________________________________________
    Nhận định trên của Carnegie cũng hơi phiến diện; một số người vẫn nhiệt tình và say mê với những công tác đoàn thể và hưởng sự an lạc và hạnh phúc trong những công việc đó; hơn nữa những lợi ích của bản thân có thể sẽ giảm hoặc làm bớt tính ích kỷ; thậm chí thăng hoa khi nó phù hợp ; vô tình hoặc cố tình phục vụ người khác cộng đồng.
    Khi đó không còn tham nữa là mà say mê; lý tưởng!Từ cái bệnh chỉ nghĩ đến mình như thế kia của con người mà C đề ra phương pháp cho những người hiểu đời sâu sắc muốn chinh phục lòng người như đoạn văn đã trích trên: "Làm sao cho họ nói về họ càng nhiều càng tốt; họ thích điều đó"
    Tuy nhiên ý nghĩ pp luận ở trên có thể sẽ không hiệu quả khi đối phương cũng có kinh nghiệm; nhạy cảm và cũng hoặc một phần đọc Carnegie.Khi đó có khi ta lại phải nói nhiều trước. Tùy nghi vào đối tượng mà ta hành động.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Qua lời văn dịch của Nguyễn Hiến Lê đã truyền tải những đoạn văn gợi nên tình người và lòng yêu thương rất rung động lòng người; nó có ở xuyên suốt tác phẩm; lay động giá trị nhân sinh nhân bản của con người; làm cho con người ta sống vị tha hơn; hiểu người hơn và đồng thời cũng hiểu mình và hiểu tự nhiên-xã hội hơn:
    ________________________________________________________________________________________________________________________________________________
    Chương 2-Phần 1:
    Khổng Tử nói: ''''Khi bực cửa nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên sao đầy tuyết''''
    -Không biết Dale dịch câu này hay Nguyễn Hiến Lê dịch ra nguyên ý như thế. Bởi nguyên nghĩa của câu này là ''Các nhân tự tảo môn tiền tuyết- mặc quản tha nhân ốc thượng sương'' tức là ''mỗi người tự quét tuyết trước cửa nhà mình; đừng quan tâm đến nóc nhà người khác'' Câu này cũng gần nghĩa với Phật dạy rằng khi ta chưa sửa được chính mình thì đừng mong sửa được người khác.Nhưng ý dịch như trên thì thật là thâm thúy và manh tính thẩm mỹ cao.
    Khi bực của nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên sao đầy tuyết
    Câu này cũng diễn giải ý giữa người và người ai cũng có lầm lỗi; nhược điểm ; khiếm khuyết; mà khiếm khuyến là nguồn gốc của bất thiện. Nên thông cảm nếu được ; và lòng thông cảm theo Carnegie nó là một đức tính thể hiện sự tiến hóa cao của một con người:
    Thomas Carlyle ''Muốn xét độ lượng của ai chỉ cần xem cách xử sự của người đó với kẻ dưới'' Do đó những người được coi là hơn người là những người biết giúp đỡ; biết nâng đỡ và tế nhị thúc đẩy họ hướng thiện hướng tới an vui chứ không hề là thói bới lông tìm vết moi móc nhược điểm của người khác để đả kích; gây tổn thương cho người khác. Đó là sự nhẫn tâm. Kinh Phật dạy ''Lễ vật lớn nhất đời người là lòng khoan dung''; phải lắm; con người ta đầy lầm lỡ; đầy khuyết điểm; ai chẳng mừng biết bao khi có người thông cảm cho ta tha thứ cho ta để ta tiến bộ; để tiến tới an vui; ai hầu như cũng có mong muốn đó hết; trừ những kẻ đã quá táng tận lương tâm; đã đánh mất bản tính người do quá u mê lầm lạc. Thế mà một câu tục ngữ Anh còn nói không bao giờ là muộn để sửa lỗi cơ mà các bạn?!
    ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________
    Trích :''Đức Thượng đế kia mà còn đợi khi người ta chết rồi mới xét công và tội. Tại sao người phàm như chúng ta lại nghiêm khắc hơn Ngài.
    Các bạn đọc lại chương 3/ phần thứ 6 : Bí quyết để giữ hạnh phúc trong gia đình; bức thư của một ông bố gửi cho con trai sẽ thấy rất xúc động; nếu có thể tôi sẽ post sau...Nhưng các bạn đọc lại là tốt nhất!
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    ''Bà nhà chắc có ít nhiều tánh tốt; ít nhất hồi xưa ông cũng chỉ như vậy; nếu không sao ông cưới bà? Nhưng bà bao lâu rồi ông chưa hề khen bà lấy một lời?Từ hồi nào?
    Bà Dorothy Dix; nổi danh về những câu chuyện hàng ngày, nói:
    Chưa học nghệ thuật khen thì xin ông đừng lập gia đình. Trước khi cưới bà, ông làm vui lòng bà là một sự lịch thiệp; sau khi cưới rồi, nó là một sự cần thiết và một bảo đảm cho hạnh phúc trong gia đình...
    (Chương 6 phần 2)
    Lời khen là một trong những hành động cao thượng nhất của con người; nó có mãnh lực phi thường; giúp con người ta từ tầng hầm đen tối hay từ nghịch cảnh; hiện thực phũ phàng trong bùn đen; trong đau đớn trong xấu xa mà vươn lên những cành hoa của Phật; do đó người nhân hậu yêu mình và yêu người không tiếc những lời khen khi cần thiết; và nếu giúp cho họ tự cường được; thấy được chân giá trị của họ thì còn hơn cả cho họ một gia tài vật chất.
    William James nói rằng ''Nguyện vọng lớn nhất của loài người là được khen ngợi'' Bạn có thể không đồng ý với điều này;và tôi cũng thế; con người có nhiều ham muốn và mỗi thời điểm riêng thì thị dục nào nổi lên. Như Dale đã liệt kê:
    Những cái chúng ta muốn là:
    1- Sức khỏe và sanh mạng
    2- Ăn
    3- Ngủ
    4- Tiền của
    5- Để tiếng lại đời sau
    6- Thỏa nhục dục
    7- Con cái chúng ta được mọi sự đầy đủ
    8- Được người khác coi ta là quan trọng.
    ____________________________________________________________________________
    Khi bạn bị con hổ đói lùa mình thì thị dục của bạn là gì ?Xin thưa đó là thị dục thứ 1 chứ không phải thị dục huyền ngã (thứ 8)
    Tác giả khẳng định rằng 7 thị dục trên dễ thỏa mãn lắm (các bạn thử chiêm nghiệm xem; 7 thị dục đầu có dễ thỏa mãn không-để thấy được cực đoan của tác giả Đắc nhân tâm)
    Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng nhu cầu được khen là một nhu cầu cơ bản của con người Một xã hội tốt đẹp khi nhu cầu này của con người được thỏa mãn và coi trọng.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Phái Carnegie có công nghiên cứu tư duy tích cực
    Trước hết Carnegie cho rằng Đời là bể khổ; con người ta ai cũng có ham muốn; mà ham muốn đó không thỏa mãn được lại không biết dập tắt nó như thế nào. Carnegie mới nêu ra một phương cách đó là thăng hoa thị dục
    C cho rằng; muốn biết tình hình, tư cách một người ra sao, ta chỉ cần xét người đó dùng những phương tiện nào để thỏa mãn các thị dục.
    Như ông dẫn chứng; cùng một ham muốn nhưng cách thức thực hiện khác nhau có thể dẫn con người đến an lạc; cũng có thể khiến con người rơi vào đau đớn; tủi nhục... đến khốn cùng
    Rockefeller thỏa mãn nó bằng cách cất ở Bắc Kinh (Trung Hoa) một nhà thương tối tân để săn sóc hàng triệu người nghèo, mà ông chưa từng và sẽ chẳng bao giờ thấy mặt. Dillinger thỏa mãn nó bằng cách giết người, ăn cướp các ngân hàng. Bị lính công an săn bắt, nó trốn vào một trại ruộng mà tự xưng với người trong trại: ''Dillinger là ta đây!''. Nó tự đắc được cái danh là kẻ thù số một của quần chúng''
    _________________________________________________
    Ở Việt Nam bây giờ cũng thế; có nhiều thanh niên thể hiện mình bằng cách đua xe; đánh nhau; gây gổ; và các hành động quá khích khác; thích cầm đầu băng nhóm và đến độ phải bắt người khác luồn đầu qua háng mới thỏa mãn cái thị dục huyền ngã của chúng; và chỉ khi cánh cửa tù mới mở; chúng mới thâm thấm cái gọi là cái ố danh dựa trên việc sỉ nhục người khác; mà chưa hẳn vào đó chúng đã thấm kia; có khi lại còn tiếp tục bất cần đời và còn sa ngã nhiều nhiều lần nữa.
    Đấy cũng là một thực trạng!
    ___________________________________________________________________________
    Trên cơ sở xã hội phức tạp; Carnegie khích lệ những con người chịu khó vươn lên trong cuộc sống; thậm chí chỉ với cái bút và quyển vở; họ học đủ thứ; trải qua đủ nghề mà vẫn vững vàng.
    Điều này trong cơ chế mới của ta có thể là vất vả; nhưng ông vẫn coi trọng những người biết yêu lao động; biết vượt lên hoàn cảnh - dù là những nghịch cảnh nào lớn hay nhỏ ; thực tế hay ấu trĩ. Ông cũng cổ vũ cho họ cùng vượt qua...
    Carnegie thường rất tôn trọng những người đi lên từ 2 bàn tay trắng và ông cũng vậy; ông từ nhỏ chỉ là một đứa trẻ lang thang nhưng lớn lên đã trở thành một tỷ phú và một người có danh trên toàn thế giới!
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Carnegie thường nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh mệnh; ông cho rằng sinh mệnh của con người chỉ có một lần; không ai đi 2 lần trên đường đời của mình; do đó; ông cho rằng con người nên vui vẻ như một bông hoa để đón ánh nắng mặt trời;vì một ngày ta mất thì sẽ không còn cơ hội đón nắng; đón gió và cuộc đời tươi đẹp này một lần nữa;dù nó có nhiều mặt trái đến đâu; phải không bạn?
    Nếu có nghịch cảnh thì ''sống trong hoạn nạn chết trong an vui''; ai mà trong cuộc sống chẳng có nỗi lo; trẻ con; học sinh; người lớn hay người đi làm; ai chẳng có một mớ nỗi lo trong người. Mà có nghịch cảnh; khi vượt qua; bạn mới thấy cảm kích; mới thấy tự hào trong mắt mình và trong mắt người khác chứ?
    Sinh mệnh quá ngắn ngủi đừng phiền não vì những chuỵên lặt vặt- Carnegie khuyên chúng ta vậy. Ông trước kia hầu như ngày nào cũng phải sống trong bất an chao chạnh; nhưng ông có một số cách của ông và dần dần chúng phát huy tác dụng và tác dụng rất tốt khiến ông an lạc và thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời của mình.Chúng ta nên lấy ngay Carnegie làm một tấm gương để cổ vũ khích lệ chúng ta trước những nỗi lo cớ và vô cớ; để tìm cách xử lý hay gạt bỏ chúng đi một cách hợp lý.
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Carnegie khuyên chúng ta nhìn nhận sự việc;cuộc đời;thế giới;cuộc sống một cách thoáng đãng; không nên chìm đắm vào một khung cảnh nào mãi; mà cũng chẳng ai có thể chìm mãi vào một khung cảnh được; nhưng vì mê mờ mà hết chìm đắm vào cái khổ này đến cái khổ khác; tạo nên cái khổ luân chuyển mãi trong họ.
    C cũng cho rằng người ta cần phải hiểu những nỗi khổ của người khác để biết thương người và giảm lòng oán giận;lòng đố kị;ghen ghét; giảm những ngóc ngách tự gây rối loạn cho mình trong nội tâm đi.Từ cái hiểu khổ của đời đó mà sản sinh tình thương; chứ tình thương không sinh ra một cách siêu hình;rằng ta phải thương người này; ta phải thương người kia một cách đầy ép buộc của đạo đức siêu hình.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Carnegie cũng chủ trương khuyến khích sự tiến bộ và cải thiện sự sử dụng công cụ lao động ngày một hiệu quả hơn; đỡ tốn sức lực hơn; chỉ một chút tiến bộ nho nhỏ trong việc sử dụng công cụ lao động thôi cũng bồi dưỡng cho chúng ta tinh thần tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn; yên bình hơn.
    _________________________________________________________________________________________________________
    Đây là link để đọc Đắc Nhân Tâm http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqn0ntn31n343tq83a3q3m3237nvn
    Rất nhiều sách được post trên này.
    Được MRKING_HOANG sửa chữa / chuyển vào 07:36 ngày 25/12/2007
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Một người phải chìm đắm vào cuộc sống của mình để tránh những nỗi lo phi thực tế vẩn vơ và vô ích.

Chia sẻ trang này