1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

American way: Nhìn nhận lại phân tích phê bình bổ sung phát triển và hoàn thiện hóa hệ thống tri thứ

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mrking_hoang, 23/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Sau đây là những đoạn trích hay từ cuốn sách dày trên 1000 trang trình bày về tư tưởng của Carnegie (Cuốn sách mang tên ''Định luật vàng''
    _______________________________________________________________________________________________________________
    Câu chuyện về John và Pid(nếu bạn muốn lạc quan thực sự thì hãy đọc bài viết này)
    Nhìn về phía trước mới có đường ra
    Khó khăn thất bại là điều khó tránh.Làm xong việc một ngày thì để cho nó qua đi .Bạn đã cố gắng hết sức mình, mặc dù có một số việc sai lầm và hoang đường, nhưng cần để những việc đó quên đi rất nhanh.Ngày mai là một ngày mới ;hãy qua một ngày mới tốt đẹp hơn yên lành hơn
    Sau đây là sự từng trải của Pid; một nhà đấu thầu công trình.
    ''Mùa đông năm ấy,Pid ở trong một quán ăn để chờ một người bạn, anh cảm thấy uể oải và sa sút. Do một vài chỗ tính toán sai lầm, anh đã không giải quyết được một việc quan trọng trong làm ăn của mình.Lúc này anh đang chờ người bạn quý trọng của mình trong một tâm trạng uể oải khác thường
    Cuối cùng, John, người bạn của Pid đang từ bên kia đường đi tới. Ông mặc một chiếc áo cũ rách ,trên đầu trọc đội chiếc mũ không thành mũ, thoạt trông ông giống một người tinh nhanh, tinh lực dồi dào, không có vẻ một người bác sĩ tinh thần.Phòng khám của ông gần đấy, hiện nay ông vừa nói chuyện xong với người bệnh cuối cùng .John đã gần 80 tuổi song ông vẫn còn làm việc cả ngày , vẫn là giám đốc một hãng ngân sách lớn ,vẫn thích chơi bóng gôn
    "...Thế nào ông bạn trẻ", ông không hàn huyên gì thêm và nói ngay :"Chuyện gì làm anh không vui thế?"
    Với một người có bản lĩnh nhận xét tâm sự như John ,Pid từ lâu đã rất tin tưởng. Anh nói thẳng tuột mọi chuyện, kể lể dài dòng cho John nghe những chuyện phiền não của anh. John phân tích tất cả những sai lầm trong phán đoán và trong hành động của sự việc Pid vừa kể ,rồi John mời Pid đi về phòng khám của mình.
    Đến nơi, John lấy ra từ trong hộp ra một cuốn băng ghi âm và nói với Pid:"Trong cuốn băng ghi âm này , có ba câu chuyện của ba người kể về tâm sự của họ.Đương nhiên họ ko xưng tên , xem xem anh có thể thoát ra khỏi nhân tố chung chi phối cả 3 dẫn chứng này ko; chỉ có 4 chữ ;4 chữ này chính là ở trên nhãn của hộp ; là 4 chữ làm người ta bi ai nhất trong bất cứ tiếng nói nào"
    Pid nhìn vào bốn chữ viết rất rõ rang bằng mực đỏ: :"Nếu như,chỉ cần"[/i
    John duỗi chân ra và nói: "Mấy chữ đó không thể làm thay đổi được việc đã thành, khiến cho chúng ta đối mặt với sai lầm đằng sau lùi mà không phải là tiến lên phía trước, hơn nữa chỉ làm lãng phí thời gian.Cuối cùng nếu bạn thành thói quen dùng chữ ấy thì rất có thể biến trở ngại thành thật sự, thành cái cớ vin vào để không tiến lên nữa...
    "...Bây giờ hãy đem dẫn chứng của anh ra nói .Kế hoạch của anh không thành công .Vì sao ? Vì anh phạm một số sai lầm .Điều đó thì có gì quan hệ! Mỗi con người ai mà chả phạm sai lầm, sai lầm là để chúng ta học bài học. Nhưng khi anh kể với tôi về những sai lầm đã phạm, vì thế đáng tiếc, anh hối hận vì những cái đó, anh chưa hề nói rằng trong sai lầm ấy anh học được những gì"
    "Anh làm sao mà biết?" Pid nói mang đôi chút bào chữa.
    John nói: "Bởi vì anh chưa thoát ly thì quá khứ, anh chưa có câu nào nói về tương lai .Trên phương diện nào đó, anh hết sức thành thực. Trong nội tâm anh còn lấy đó làm vui (dù điều này là vô thức), bởi lẽ chúng ta mỗi người đều có một chút tật chưa được tốt, thích bàn đi nói lại chuyện quá khứ. Bởi vì dù nói thế nào, khi nói về những rủi ro ,tai nạn hoặc thất bại trong quá khứ, anh vẫn là người đóng vai chính, anh là người trọng tâm của sự việc xảy ra..."
    ...Pid lúc lắc đầu lấy làm xấu hổ :"Vậy có cách gì bổ cứu không?"
    John nói ngay "chuyển biến trọng điểm" "hãy dùng những từ phấn chấn thay cho những từ làm cho người ta chán nản lùi lại"
    "Anh có thể nêu ra những từ ngữ tương tự như vậy không?"
    "Đương nhiên, không nên dùng "nếu như ;chỉ cần" mà dùng "lần sau" để thay thế vào ;chỉ có cái chết là không cứu vãn được còn mọi chuyện hầu như đều có chút ánh bình minh phía trước"
    "Lần sau?"
    "Đúng, ngay trong gian phòng này, tôi nhìn thấy hai chữ này đã sáng tạo ra thành tích kì diệu.Nếu như người bệnh không ngừng nói "nếu như ,chỉ cần" ,anh ta sẽ có chỗ không thỏa đáng. Nhưng khi anh ta thấy con mắt tôi nói "lần sau", thì tôi biết anh ta đã bước vào con đường khắc phục vấn đề .Điều đó tỏ rõ; anh ta đã đẩy trở ngại hối hận sang một bên để tiến lên phía trước,áp dụng hành động ;ko sống dở chết dở vì quá khứ nữa..."
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Phái Carnegie rất coi trọng xu hướng phát triển ra các khu vực dịch vụ; giải trí ;game ...thưởng lãm; tinh thần; tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ cao của con người
    Sinh đúng vào năm Dale Carnegie(một đại biểu lớn của phái Carnegie hay "dòng" Carnegie) mất; Bill Gates được sinh ra như một sự kế thừa xuất sắc phán đoán và sự coi trọng của Carnegie đối với thông tin và tri thức. Ông đã trở nên một hình tượng của nền kinh tế tri thức; và cũng như những người thuộc phái Carnegie; ông là người thông minh; có nghị lực;đam mê sự nghiệp và thành đạt.
    Cũng như Carnegie; Bill Gates cũng tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện ở khắp thế giới; đi giao lưu với nhiều thanh niên; rất nhiều người coi ông là một biểu tượng thành công của mọi thời đại.
    ________________________________________________________________________________________________________________
    Tầm quan trọng của cá nhân để được thỏa mãn các thị dục như phái Carnegie nhận định đã được các nhà Tư -bản khai thác triệt để để phục vụ cho thị trường và để cho nền kinh tế thị trường phát triển; dựa vào việc cung cấp cho thị trường tất cả những gì họ muốn
    Tim Bernerd Lee đã tạo ra web wide world; (đuôi www) và ông tin rằng trên một sự kết nối bằng vi tính người ta có thể mua bán; thỏa mãn thị dục mọi thứ; yêu cầu mọi thứ. Và điều kỳ diệu là ở thói quen.
    Tuy nhiên việc thỏa mãn các nhu cầu này ở giới trẻ đã dần dần đi quá đà; dẫn đến việc mâu thuẫn về quan niệm mạng giữa các tầng lớp cha anh và con em; thậm chí ở Hàn Quốc; đã phải mọc lên nhiều trung tâm cai nghiện net.
    Khu vực dịch vụ cũng thế; là mảng khai thác tính dục cũng đã đưa vào thị trường; quan niệm về điều này phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và sự tiến bộ trong tư duy mà nó trở nên có lợi hay có hại; phản tiến bộ hay trở nên nhân văn và khoa học hơn.
    Ngày nay; các mối quan hệ cũng dần đi vào khai thác chiều sâu; những con người sống tình cảm được coi trọng; xuất hiện tư-bản-tinh-thần ; người giàu sang cũng có thể là giàu sang về mặt tinh thần (ý thức; tâm lý ; kiến thức; thông minh; sáng suốt; tươi vui; an lạc...)
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 25/12/2007
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tranh dành quyền lực; lòng tự ái; sự khen ngợi và sự quan tâm
    Các nhân tố trên (quyền lực ;tự ái ...v..v) đều được mỗi người giành giật; mỗi tổ chức giành giật; mỗi tập đoàn giành giật; với bên ngoài và trong nội bộ giành giật dưới cơ chế hoạt động các thị dục của cái ngã và huyền ngã.
    Quyền lực có thể chia làm nhiều dạng: Quyền lực thật; quyền lực ảo; quyền lực trực tiếp; quyền lực gián tiếp; quyền lực mệnh lệnh; quyền lực ảnh hưởng (influence). Theo góc độ đối tượng của quyền lực điều khiển thì có quyền với tự nhiên và các công cụ không có ý thức từ vật vô cơ đến các công cụ kỹ thuật và các vật nuôi.
    Quyền lực đối với đối tượng có ý thức là loại quyền lực phức tạp và với nhiều người-nó là quyền lực gây đam mê nhất
    Tập trung sự quan tâm: Cái mà nhiều người quan tâm; nó sẽ gây cảm giác quan trọng cho người gây ra nó.Quyền lực mãi mãi cần một lực lượng người trước hết là quan tâm; đi theo. Các chánh trị gia vĩnh viễn phải có một đám người đi theo và cao nhất là quần chúng.
    Trên cơ sở triết học Carnegie thì hiện tượng xuất hiện các vĩ nhân lãnh tụ và thần tượng là một chuyện bình thường của lịch sử; và đó là do họ có cơ hội thể hiện và biết cách thể hiện; kết hợp với tâm lý quần chúng đã khiến cho họ trở nên nổi tiếng
    Nổi tiếng có hai mặt : tiếng tốt và tiếng xấu. Tuy nhiên rất nhiều kẻ thà thích tiếng xấu còn hơn không có "danh" gì.
    Qua đây là đoạn trích từ chương 2 phần thứ nhất của Đắc nhân tâm:
    __________________________________________________________________________________________________________
    Gia đình ít người mà cất ngôi nhà cực rộng lớn, mua chiếc xe hơi kiểu mới nhất, sắm bộ đồ cho hợp thời trang, khoe sự học hành tấn tới của con mình; cũng đều do thị dục đó hết. Cũng chỉ vì muốn thỏa lòng ao ước trở nên một danh nhân, mà biết bao thiếu niên Mỹ đã thành những tướng cướp lợi hại, những tay sát nhân không gớm máu, cho đến nỗi khi chúng bị bắt rồi thì đòi cho được đọc ngay những tờ báo để tiện trong đó người ta tả chúng như những vị anh hùng. Được coi hình chúng trên mặt báo, bên cạnh hình những danh nhân trên thế giới, chúng quên cái ghế điện nó đợi chúng.
    Muốn biết tình hình, tư cách một người ra sao, ta chỉ cần xét người đó dùng những phương tiện nào để thỏa mãn thị dục huyễn ngã.
    Rockefeller thỏa mãn nó bằng cách cất ở Bắc Kinh (Trung Hoa) một nhà thương tối tân để săn sóc hàng triệu người nghèo, mà ông chưa từng và sẽ chẳng bao giờ thấy mặt. Dillinger thỏa mãn nó bằng cách giết người, ăn cướp các ngân hàng. Bị lính công an săn bắt, nó trốn vào một trại ruộng mà tự xưng với người trong trại: ''''Dillinger là ta đây!''''. Nó tự đắc được cái danh là ''''kẻ thù'''' số một của quần chúng''''.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Làm sao để mình trở nên quan trọng và được mọi người chú ý.
    Có nên thể hiện và thích thể hiện không? Chắc hẳn các bạn cũng đồng ý khi chúng ta mạnh ở lãnh vực nào thì chúng ta xuất hiện nhu cầu thể hiện ở lãnh vực đó.Carnegie cho rằng lòng tự trọng là nhân tố quan trọng nhất; và mỗi bộ não như một cái đèn bật sáng; cả thế giới chiếu sáng sinh động và lung linh; ở đó không có ai là có tầm quan trọng tuyệt đối mà chỉ có chính bạn là chúa tể cuộc sống của bạn. Theo C; mỗi người đều là trung tâm trong thế giới của họ nên họ.
    Người ta có câu:
    Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
    Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
    Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
    Cớ sao trăng lại phải luồn đám mây​
    Như đã nói ở trên; con người mù thông tin về người khác sẽ đánh giá phiến diện người khác; điều này khó tránh và vì chính mình cũng không đánh giá hết nổi mình chứ nói gì đến người khác phải không bạn.
    Tuy nhiên do nhu cầu thể hiện ngày càng tăng về mặt thể hiện tri thức và mặt thể hiện ảo. Nên trong hệ thống tri thức C đánh giá cao người tự tin nhưng không khoe khoang quá lố cụ thể là ở những chương trong sách.
    Làm được điều này cũng phải nhân thức được các cách thỏa mãn tri thức và thỏa mãn ảo đã gây hại; gây khổ cho rất nhiều người.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Những khái niệm;và những quy luật; sự việc tâm lý liên quan đến ''thị dục huyền ngã'':
    Lòng tự ái
    Lòng tự trọng
    Muốn được nói nhiều về mình
    Để người khác nói nhiều hơn.
    Khích và bị khích
    Vợ chồng chỉ trích lẫn nhau
    Chỉ trích một cách tế nhị
    Tính khiêm tốn
    Quyền lực và ra lệnh; áp đặt vì tính sở hữu và vì mối quan hệ
    Tôn trọng vợ hoặc chồng
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Carnegie chủ trương mọi người nên tìm niềm vui trong cả những việc bình thường nữa; và không có việc nào không đáng quý cả ; nếu nó kích gợi niềm vui và hững thú yêu đời
    Chúng ta dùng công nghệ cao; nhưng chưa hẳn đã cao với người khác. Do đó; sau khi vui với công nghệ cao; chúng ta trở về với những công việc bình thường; những việc làm bình thường. Và bạn biết rằng những công việc tẻ nhạt của các bạn như nghề nghiệp mới là cái giúp ích cho các bạn. Và việc làm đó thực sự không phải là tẻ nhạt đâu!
    Bạn làm thư ký; kế toán; đánh máy... v..v các bác đều có thể làm vui việc các bác được; các công cụ văn phòng đều có thể giúp các bạn hoàn thành một cách vui thích hơn; nếu các bạn biết sử dụng thời giờ hợp lý và tận hưởng những việc khác.
    Nghệ thuật là thưởng thức là cái ảnh hưởng tốt đến thể chất sức khỏe; tươi sáng ;nó là phép vệ sinh tinh thần
    Được MRKING_HOANG sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 26/12/2007
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ngày nay tuy khoa học kỹ thuật thuật phát triển; nhưng những nỗi lo của con người không vì thế mà giảm đi mà càng ngày càng phức tạp; bệnh tâm lý gia tăng; chính vì vậy Carnegie đã đưa ra một cuốn sách cũng khá để đời là ''How to stop worrying and start living''
    Dưới đây là link để đọc cuốn sách này. Và tôi sẽ mổ xẻ ưu và khuyết của cuốn này sau.
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqn3n3n31n343tq83a3q3m3237nvn
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Carnegie cho rằng hạnh phúc; thành công; sự tự tin và an lành hạnh phúc nằm ngay trong chúng ta và ngay bây giờ rồi; cho nên đừng vội chộn rộn đi chạy đến nơi xa xôi
    Thực sự; bạn đang yên tâm; đang an lành; đang hạnh phúc; đã thành công; đang thành công. Tương lai vì bạn đang được tiếp xúc với những kiến thức căn bản tuyệt vời nên tương lai của bạn cũng sẽ an lành và tinh tiến tốt.
    Chúng ta đã từng hạnh phúc rất nhiều trong quá khứ và hiện tại chúng ta đang an lành.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Xin bổ sung tiếp:
    Trong quan điểm của Carnegie; ông thường tránh vấn đề tình yêu và chính trị. Thứ tình yêu mà Carnegie đề cập tới có lẽ là một dạng thức khác mà tôi sẽ có dịp bàn tới sau... vì đây là vấn đề khó.
    Bởi; rõ ràng như người ta đã chứng thực. Đây là hai lĩnh vực người ta thường sa vào cực đoan; sa vào si mê và thiếu thông thoáng.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Những người quan trọng đã từng xuất hiện trong lịch sử phái Carnegie:
    Ralph Waldo Emerson:[​IMG][​IMG][​IMG]
    Emerson là một nhà văn nhà triết học nhà tư tưởng sâu sắc nhất của lịch sử triết học Mỹ; đặc biệt về tính tự tín và độc lập của cá nhân trong các vấn đề của cuộc đời.
    "Trừ ta ra không có cái gì mà cho ta bình tĩnh được hết". (R.W.Emerson)

Chia sẻ trang này