Trong sách giáo khoa chương trình mới có dưa ra khái niệm về amino axit như sau:"Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino(NH2) và nhóm cacboxyl(COOH). Trong định nghĩa này không hề khống chế điều kiện của gốc hiđrocacbon liên kết với hai nhóm chức thì đúng ra ta có thể chọn gốc hđC là 0. nghĩa là cấu tạo của hợp chất aa đơn giản nhất là H2N--COOH. Vậy mà trong các dòng tiếp theo của bài học lại cho công thức tổng quát của một aa là R--CH(NH2)--COOH. Vậy có mâu thuẫn không? Là sách nói không kĩ hay là quan niệm của em có vấn đề? Mọi người nghĩ sao về vấn đề này?
Tại sao thế ạ? Anh có thể tìm ra một định nghĩa hoặc khái niệm chính xác nào để dẫn chứng cho ý kiến của anh không? Nếu đó là do anh "đồng cảm " với người viết sách mà khẳng định như thế thì thật thiếu khách quan. Cái em cần khi đưa ra chủ đề này là để mọi người tìm được một khái niệm chính xác và một chân lí thật sự chứ không phải là một lời nói thiếu dẫn chứng như thế. Thật là vô lí khi mà một phân tử chất amino axit chỉ có cấu tạo bắ buộc là một hay nhiều nhóm cacboxyl và amin thì khi thiết lập công thức lại bắt nó đèo bòng thêm gốc hiđrocacbon? Điều đó thật khó hiểu. Tuy em chưa và cũng không tìm được một tài liệu nào chứng minh rằng có tồn tại một aminoaxit có công thức đơn giản như thế nhưng về mặt hóa học thì không thể cấm được sự tồn tại của nó khi mà bản thân nó thỏa mãn điều kiện để được tồn tại?!? Tại sao mọi tài liệu và mọi người lại phủ nhận sự tồn tại của nó?
Sau mấy năm mài mòn... sách vở e đã tìm ra tài liệu khẳng định có chất này tồn tại... anh có thể tham khao tài liệu hóa học của ĐH Y HN