1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn chay trong Phật giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi hesgone, 29/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này bạn đúng. Tôi sai.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Màu vàng là màu của Phật Giáo. Theo Ngũ Hành thì đó màu của hành Thổ, của Tỳ - Vị (lá lách và dạ dày). Có thể do điều kiện dinh dưỡng khi xưa ở các nước phương Đông nên họ đã sáng tạo ra nghệ thuật ăn chay. Mặt khác quan điểm triết lý lại đi từ bên trong ra nên khó dùng y học hiện đại (duy lý) để lý giải...
  3. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Cơ sở gì bảo rằng màu vàng là màu của Phật Giáo? Và Phật Giáo có liên quan gì với Ngũ Hành? Nếu có thể lấy Ngũ Hành (một khái niệm văn hoá - triết học Trung Quốc có trước khi Phật giáo truyền vào) để lý giải ý nghĩa của Phật Giáo thì sao không thể lấy cái "duy lý" để giải thích Phật Giáo?
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Điều này thì xin chịu. Bạn có thể tham khảo quyển "Triết học Ấn Độ" (hiệu sách nào ở SG cũng bán)
    Theo cách hiểu của tôi thì Ấn Độ là xứ sở nắng nóng (Hỏa) nên sinh ẩm thấp (Thổ). Những nhà Jô-ga có thể dùng ý chí để điều khiển nội tạng, nhất là các cơ quan bài tiết, trao đổi (cũng thuộc hành Thổ), như việc họ tự súc, rửa dạ dày, ruột...
    Duy lý ? Nền y học hiện đại sẽ chẳng thể tạo nên những kỳ tích do tu luyện...
  5. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Thế hóa ra quyển sách đó nói đúng à? Mà làm sao bạn dám chắc là nó đúng trong khi bạn không hiểu?
    Cụ thể là những kỳ tích gì vậy????
    Nhưng hình như bạn vẫn chưa hiểu ngay cả những gì bạn nói.
    Bạn bảo: khó dùng y học hiện đại (duy lý) để lý giải...
    Chẳng lẽ việc "tạo nên kỳ tích" lại là một câu trả lời phù hợp cho việc "lý giải"???
    Xin lỗi nếu tôi không hiểu đúng nghĩa từ "lý giải" của bạn.
    Nhưng vì hiểu theo cách trên tôi mới hỏi: Tại sao không dùng y học hiện đại để lý giải Phật Giáo được trong khi lại dùng các khái niệm của Trung Quốc (Ngũ Hành) để lý giải???
    Chú ý:
    1. Ở đây nếu bạn nói "không nên lý giải" (kể cả dùng học thuật Trung Quốc lẫn học thuật Phương Tây) thì lại là việc khác. Trên thực tế, bạn đã lý giải. Nhưng cho rằng "lý giải" theo cách của bạn là đúng. Còn "lý giải" theo cách của người khác là không thể. Nhưng khi tôi hỏi thì bạn trả lời vòng vo.
    2. Trong chủ đề này, không phải tôi là người đặt ra vấn đề lý giải bằng y học hiện đại.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 01:42 ngày 16/08/2007
  6. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Ăn chay theo PG trong thực tế chúng ta có du?ng trứng gia câ?m được không ? ha?nh, hẹ, to?i, gư?ng, ớt, kiệu ...thi? sao ? các món chay được chế biến có hi?nh thức bên ngoa?i pho?ng theo thịt xương loa?i vật thi? sao ? cách gọi tên các món chay như thịt kho nước dư?a, vịt quay bắc kinh, lâ?u tôm thái ... la? có phu? hợp không ?
  7. tang_long_ngoa_ho

    tang_long_ngoa_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Trứng gia cầm không có trống vẫn ăn được vì không có sát sanh.Còn hành tỏi mình nghe nhiều người bảo không nên ăn.
    Chuyện một số quán cơm chay làm các món giả mặn như gà quay vịt quay..có lẽ để nhiều món lạ miệng hút khách thôi,nhất là những người ăn mặn thỉnh thoảng đi ăn chay.Những người ăn chay trường thực sự thường không thích những món giả thịt giả cá như thế,nó thường cầu kì,đắt mà dinh dưỡng chưa chắc đã cao.Cứ ăn những món rau xanh,đậu phụ,...vừa rẻ vừa nhiều chất
  8. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Tôi nói thêm cụ thể đó là cơ chế "điều khiển ngược âm tính" (negative feedback).
    Định nghĩa như sau: Negative feedback là cơ chế tự điều hòa của hệ nội tiết, có tác dụng quan trọng để duy trì sự cân bằng nội môi (homeostasis). Diễn giải cơ chế này ở trên đã nói. Để diễn giải một cách "trực quan sinh động" ta có thể tưởng tượng ra nó giống như cái "rơ-le nhiệt" trong tủ lạnh. Khi bộ phận cảm nhiệt của rơ-le (relay) này nhận được nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ yêu cầu, bộ phận xử lý sẽ đưa ra lệnh "ngắt điện" (ngưng sản xuất độ lạnh).
    Còn chuyện tiêm máu gà trống thiến, do hôm trước tôi không nhớ rõ nên ghi ra không chính xác. Hôm nay tôi ghi ra đầy đủ nguồn thông tin để các bạn tham khảo:
    ...Khi cắt bỏ tinh hoàn, nếu con vật con non thì các đặc điểm sinh dục thứ cấp không phát triển. Nếu thiến khi con vật đã trưởng thành thì những đặc điểm sinh dục thứ cấp dần dần mất đi. Thường thường, người ta thiến bê đực, ngựa đực non để phát triển tính hiếu chiến của chúng lúc trưởng thành. Một điểu tưởng như nghịch lý là máu và nước tiểu những con vật như thế lại có hàm lượng ******** tố rất cao. Nếu đem tiêm cho con gà trống non một lượng máu hoặc nước tiểu của ngựa đực thiến thì các đặc điểm sinh dục của con gà trống sẽ phát triển nhanh hơn. Những con gà như thế có thể gáy lúc mới có 6 tuần tuổi....
    (Một số vấn đề về nội tiết sinh học sinh sản cá - Nguyễn Tường Anh - Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I).
    Ngoài cơ chế feedback âm tính nói trên còn có cơ chế feedback dương tính (có trong các quá trình sinh lý lý phức tạp như chu kỳ tạo trứng, sự mang thai...).
    Còn bạn nói:
    Hình như là bạn chưa thấy hoạn quan bao giờ cả. Cũng không trên cơ sở tài liệu đã đọc được. Vì vậy, bạn nói như thế chả khác gì suy diễn cảm tính theo kiểu mấy bà già (cắt cái dương thì cái âm phát triển). Tôi nói bạn "Nói cứ như là thật" quả chẳng oan tý nào. Theo ý tôi, hoạn quan là những người "vô tính" không phải là "nữ tính" hoặc "lưỡng tính" (1/2 nam, 1/2 nữ). Hình ảnh một ông hoạn quan ?oéo éo? chỉ có trong phim ảnh. Trước đây tôi có đọc một tài liệu nói rằng một trong những triệu chứng mà một người bị thiến là giọng trở nên ?okhàn khàn, thé thé?. Tôi chưa tìm được tài liệu đó. Lúc nhỏ, tôi đã từng coi một vài vở tuồng cổ diễn tả cái cười "thé thé" của hoạn quan. Nó chẳng hề có một chút nữ tính nào trong đó cả bạn ạ. Chỉ tiếc rằng đó không phải là hoạn quan thật.
    Rất mong được sự phản biện của các bạn.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:31 ngày 12/08/2007
    [/QUOTE]
    Tôi thì cũng chưa tận mắt thấy người bị thiến như thế nào ,nhưng gà trống thiến thì tôi thấy nó có đẻ trứng ,quả trứng nhỏ xíu bằng đầu ngón tay .
    Truyện Kim Dung cũng có nói Nhạc Bất Quần , Đông Phương Bất Bại bị thiến thì trở nên nữ tính hơn nhưng có thể chỉ là truyện .
    Những người muốn chuyển đồi giới tính từ nam sang nữ thì điều kiện cần là phải cắt cái đó đi ,như ca sĩ CinDy Thái Tài .
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sinh vật, kể cả người, sống, phát triển, già đi, dưới ảnh hưởng
    môi trường . Trong nông trường thí nghiệm, trồng cấy và nuôi
    cây cỏ, bông trái, và súc vật, được biến đổi rất mạnh so với
    chúng ở ngoài tự nhiên .
    Người thì không ở trong môi trường thí nghiệm, nhưng y khoa
    đã cho thấy nhiều bằng chứng đời sống người dưới tác động
    của hoàn cảnh sống, như không khí hít thở, âm thanh nghe
    hàng ngày, đồ ăn thức uống, thuốc nghiện, thuốc chữa bệnh,
    vân vân. Ai cũng thấy thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
    người. Khoa học khẳng định thức ăn động vật có nhiều dinh
    dưỡng và dinh dưỡng dễ tiêu hoá (đến tế bào) hơn thức ăn
    thực vât. Đồng thời, khoa học cũng khẳng định thức ăn thực vật
    có đủ các dinh dưỡng cần thiết cho người và động vật . Như vậy
    ăn chay có đủ dinh dưỡng, tuy không nhiều và dễ dàng như ăn
    mặn . Khoa học cũng khuyên nên ăn có thịt cá trứng sữa,
    đồng thời có khoa chuyên dinh dưỡng để chống các bệnh do
    ăn uống . Khoa này khuyên ăn ít thịt, và nhiều rau trái .
    Ăn chay đã có từ lâu, và có lẽ ở nhiều nơi, chứ không chỉ đạo
    Phật mà thôi . Trong Kinh Thánh Cựu Ước có kể một cuộc thi
    nghiệm do nhà vua điều hành, so sánh 2 nhóm người ăn chay
    và ăn mặn, thì kết luận là ăn chay khoẻ mạnh hơn, tính tình
    nhã nhặn, hoà bình hơn.
    Thực tế lịch sử ghi chép lại, thế kỷ 16-17, giáo hội Công giáo
    thiến các bé trai hát hay để giữ giọng, khỏi bị chuyển sang giọng
    ồm khi dậy thì . Những người này khi lớn lên thì giọng hát vẫn
    hay, trong suốt, sáng sủa, ngọt ngào, mà giọng nam giọng nữ
    không thể có . Ta gọi đó là giọng nam thiến . Xã hội phát triển
    lên, thì việc này bị coi là vô nhân đạo, nên giọng nam thiến đã
    không tồn tại nữa . Hình như thế giới còn đĩa hát nổi tiếng của
    giọng nam thiến thì phải . Cậu ta hát những bài như: Santa
    Lucia, Mama, Trở về Suriento, và mấy bài hát Ý kinh điển khác .
    Tôi đã từng nghe mấy bài này cách đây hơn 3 chục năm trước,
    nhưng lúc ấy nhà nghèo, chỉ nghe ké thôi .
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trích từ
    http://www.bellaonline.com/ArticlesP/art2203.asp
    Castrati: boys who were castrated before puberty to maintain
    a high, pure voice. This practice was banned in the late 1800s.
    Phỏng dịch:
    Thiến là những con trai nhỏ bị thiến trước tuổi dậy thì để giữ
    giọng cao, và trong. Việc này bị cấm cuối thế kỷ 19.
    Trích từ
    http://www.aeroventure.com/My_Song_Bios/countertenor.htm
    Handel wrote roles for countertenors, as did many of his contemporaries. Composer Henry Purcell was a countertenor himself. It was between 1650 and 1750 that countertenors, most of them castratos and the vast majority of them Italian, had their glory days. The 1994 film "Farinelli" and Anne Rice?Ts 1982 novel "Cry to Heaven" offer glimpses into the world of the castrato.
    Although countertenor roles appeared in a few new operas as late as the early 19th century and continued to find a home in church music after that, the voice?Ts popularity began to wane. The last known castrato, Alessandro Moreschi, died in 1922. His voice was recorded, albeit crudely, about 1902.
    Phỏng dịch:
    1650 đến 1750 là thời hoàng kim của giọng thiến, hầu hết là
    người Ý . Có thể coi phim Farinelli năm 1994 và truyện "Khóc
    đến trời" năm 1982 để rõ hơn thế giới giọng thiến .
    Mặc dù giọng "Nam cao nghịch" xuất hiện trên sân khấu đầu
    thế kỷ 19, và tiếp tục ở nhà thờ, giọng này ít dần đi . Ca sỹ thiến
    cuối cùng là Alessandro Moreschi chết năm 1992, để lại bài
    hát còn ghi lại năm 1902.

Chia sẻ trang này