1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn chay trong Phật giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi hesgone, 29/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zo23zo

    zo23zo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    0
    ăn chay á
    ớt thì hok đc ăn còn trứng thì lại đc ăn buồn cười thật
  2. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc bài của một bạn ở trên , nói là ăn chay ra đời ở Trung Hoa , mình có vài suy nghĩ thế này : Phật giáo TH đề cao việc tu hành theo bồ tát đạo , phổ độ cho mọi chúng sinh . Vì thế , nếu ăn mặn thì có phải chúng ta đang ăn đối tượng mà mình cần phổ độ không ? Vì thế , ăn chay là biện pháp thực tu của lí luận Đại thừa . Ngoài ra , theo mình biết , việc ăn mặn không thuận lợi cho việc luyện khí công , điều mà các nhà sư Trung Hoa rất coi trọng . Vì Phật giáo Trung Hoa theo thiền tông , nên việc luyện công sẽ giúp đẵc quả . Còn Phật giáo nguyên thủy có nhiều phương pháp để đắc quả , không nhất nhất theo Thiền tông nên việc luyện khí không phải là vấn đề sống còn . Vì thế việc nuôi dưỡng cái túi da hôi hám là không cần thiết ( Chết sớm càng hay )
  3. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mình tặng cho các bạn bài viết này. Bài viết này là lời dạy của sư phụ mình, người đang được 200 triệu đệ tử trên thế giới này theo học. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn:
    Vấn đề ăn chay:
    Chúng ta giảng một chút về nhận thức [vấn đề] ăn thịt trong Phật giáo. Phật giáo nguyên thuỷ lúc đương sơ không có giới cấm ăn thịt. Đương thời khi Thích Ca Mâu Ni dẫn dắt các đồ đệ tu khổ [hạnh] trong rừng rậm, thì hoàn toàn không có giới luật cấm thịt. Tại sao không có? Bởi vì vào thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp hơn 2500 năm trước, xã hội nhân loại rất lạc hậu; có nhiều vùng đất có nông nghiệp, có nhiều vùng đất chưa có nông nghiệp, diện tích đất canh tác rất ít, chỗ nào cũng là rừng rậm. Ngũ cốc rất khan hiếm, rất ít ỏi. Con người vừa mới thoát thai từ xã hội nguyên thuỷ, sống chủ yếu bằng săn bắt, có rất nhiều vùng đất còn sống chủ yếu bằng ăn thịt. Để vứt bỏ [ở] mức tối đa các tâm chấp trước của con người, Thích Ca Mâu Ni đã không cho [đồ đệ] tiếp xúc với bất kể những thứ gì như tài, vật, [Ông] dẫn dắt các đệ tử đi xin ăn, đi hoá duyên. Người ta cấp cho gì thì ăn nấy; là người tu luyện thì cũng không thể lựa chọn đồ ăn; trong đồ ăn được cấp có thể có thịt.
    Vấn đề giới huân (ko ăn hành, gừng, tỏi)
    Tại Phật giáo nguyên thuỷ còn có thuyết pháp về ?~giới huân?T. Giới huân chính là từ Phật giáo nguyên thuỷ, tuy nhiên hiện tại lại nói rằng ăn thịt là thuộc về huân. Kỳ thực thời ấy huân không phải nói về thịt, [mà] là chỉ nói về những thứ như hành, gừng, tỏi. Vì sao coi chúng là ?~huân?T? Hiện nay có nhiều tăng nhân không thuyết minh [điều này] được rõ, bởi vì có nhiều người trong số họ không giảng thực tu, [và] cũng không biết được nhiều điều. Điều Thích Ca Mâu Ni truyền gọi là ?oGiới Định Huệ?. Giới là giới [cấm] hết thảy những dục vọng của người thường; Định là nói về người tu luyện hoàn toàn ở trong thiền định, trong đả toạ mà tu luyện, cần hoàn toàn nhập định. Hết thảy những thứ can nhiễu làm cho không thể nhập định, không thể tu luyện đều được coi là những can nhiễu nghiêm trọng; ai mà ăn hành, gừng, tỏi đều có mùi rất mạnh. Thời bấy giờ các tăng nhân ở trong rừng rậm, sơn động, cứ bẩy hoặc tám vị [ngồi] thành một vòng; ngồi đả toạ thành từng vòng từng vòng. Nếu như ai ăn thứ đó, thì sẽ sinh ra mùi vị có kích thích rất mạnh, làm ảnh hưởng đến đả toạ, ảnh hưởng đến người khác nhập định, can nhiễu nghiêm trọng đến luyện công của người ta. Do vậy đã có giới luật ấy, coi những thứ ấy là ?~huân?T, không cho phép ăn chúng. Rất nhiều thể sinh mệnh tu luyện xuất ra ở trên thân thể người [tu] đều thấy khó chịu cái mùi vị nặng nề ấy. Hành, gừng, tỏi đều có thể kích thích người ta phát sinh dục vọng; ăn nhiều cũng gây nghiện; do đó chúng bị coi là huân.
    Quá khứ có rất nhiều tăng nhân sau khi tu luyện đến tầng rất cao, lọt vào trạng thái khai công hoặc bán khai công, [họ] cũng biết rằng giới luật kia trong quá trình tu luyện cũng không có nghĩa gì. Nếu sau khi có thể vứt bỏ cái tâm ấy rồi, thì những thứ vật chất kia tự bản thân nó không có tác dụng gì; còn điều thật sự can nhiễu đến người ta chính là cái tâm ấy. Do đó các cao tăng trong quá khứ cũng thấy rằng vấn đề người ta ăn thịt không phải là vấn đề then chốt nào hết; vấn đề then chốt là có thể vứt bỏ cái tâm kia hay không; [nếu] không có tâm chấp trước thì ăn gì cho đầy bao tử cũng được. Bởi vì trong chùa đã tu luyện như thế từ xưa đến nay, rất nhiều người đã quen như thế. Hơn nữa nó cũng không còn đơn thuần là vấn đề giới luật, mà đã thành một chế độ ghi rõ trong các chùa: hoàn toàn không được ăn [thịt]; người ta đã quen với tu như thế rồi. Chúng ta nói về hoà thượng Tế Công; trong các tác phẩm nghệ thuật [ông] được [người ta] làm cho rất nổi [tiếng]; hoà thượng phải cấm thịt, nhưng ông lại ăn thịt, [điều ấy] làm ông trở nên rất khác thường. Thực ra sau khi Tế Công bị trục xuất khỏi chùa Linh Ẩn, thì đồ ăn đương nhiên trở thành vấn đề rất chủ yếu của ông, cuộc sống trở nên nguy khốn. Để lấp cho đầy bao tử, ông kiếm được gì liền ăn nấy, chỉ cần nạp đầy bao tử là được rồi; không có chấp trước vào bất kể đồ ăn nào, thì không sao cả. Khi tu luyện đến đó, ông đã hiểu rõ đạo lý này; thực ra Tế Công cũng bất quá ăn thịt đôi lần thôi. Hễ nói hoà thượng ăn thịt, các nhà viết văn liền thấy hứng thú lắm; đề tài nào càng giật gân, thì càng làm cho người ta muốn xem; các tác phẩm văn nghệ là nguyên lấy từ cuộc sống và thổi phồng cuộc sống lên, rồi đưa ra tuyên truyền. Thực ra điều thật sự cần vứt bỏ là các tâm chấp trước; [còn] để lấp cho đầy bao tử thì ăn gì cũng không thành vấn đề.[
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    nhảm quá
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Trưa hôm qua tôi đã thực nghiệm với tỏi, tôi dùng cơm trưa với một muỗng canh đầy vung tỏi băm , từ khoảng chiều trở đi cho đến cả sáng hôm nay cơ thể luôn nóng rang, cuốn họng và khí quản luôn hừng hực một luồng khí nóng, mắt cũng có cảm giác nóng nhưng không khô, tuyến lệ tiết nhiều hơn, cả đêm người bần thần không ngủ được, bề mặt da thì lạnh (con và vợ nhận xét), mồ hôi có mùi tỏi làm khó chịu cho bà xã .

Chia sẻ trang này