1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ấn Độ - đất nước và con người

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi oilman, 20/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ - đất nước và con người

    Ấn Độ là một xã hội của sự tương phản, một bức tranh đầy màu sắc, một thế giới của các tôn giáo, một đất nước của nhiều sự huyền bí. Ấn Độ là một trong những miền đất có tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới. Dân Ấn Độ được cho là con cháu của người Aryan, một tộc người thông minh đã xây dựng các nền văn minh khác nhau ở châu Âu và Á. Đến Ấn Độ, bạn không chỉ chứng kiến cuộc sống muôn màu của ngày hôm nay mà còn tìm lại được quá khứ rất đẹp.

    Tới Ấn Độ lần đầu vào năm 2005, tôi cảm thấy rất lôi cuốn phải trở lại để tiếp tục khám phá. Tôi thật may mắn được đi đến các thành phố lớn như Mumbai, Chennai, Hyderabad, Vizak và các thành phố nhỏ khác như Aurangabad, Pondicherry (cựu tiểu thuộc địa của Pháp), Rajahmundry. Mỗi một địa danh đều gắn liền với những nét văn hoá di tích lịch sử độc đáo. Tuy nhiên nó chỉ là những nét chấm nhỏ của miền nam Ấn trong khi miền bắc Ấn còn có cả một kho địa danh mà tôi chưa đi tới.

    Hy vọng các bạn sẽ đóng góp kinh nghiệm du lịch của mình về đất nước và con người Ấn Độ.
  2. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Rajahmundry
    Sông Godavari thiêng liêng của đạo Hindu. Cứ mỗi 12 năm, hàng triệu người đổ về đây để tế lễ ở các ngồi chùa xây ven bờ và tắm trên con sông này.
    Hình dưới đây chụp vào một ngày thường, không phải dịp lễ Pushkaram nói trên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một đám hỏi tổ chức trong khuôn viên khách sạn nơi tôi ở:
    [​IMG]
    Cuộc sống ở đây mang nhiều nét miền quê nghèo:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chùa Hindu thờ nhiều hình tượng kỳ lạ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 20/07/2007
  3. tuxedo9999

    tuxedo9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời... Một đất nước còn nhiều điều huyền bí... Phải đến nước này trứơc khi chết... hi hi...
  4. autumn_thu72

    autumn_thu72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Lau nay chi doc sach chay ve dat nuoc va con nguoi an do.......Bac oi up anh ve An do nua di bac ......tuyet voi qua ah
    Bac up nhung anh ve ton giao o An Do di bac....
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Góp với bác oilman post với mấy bức ảnh năm ngoái tôi gửi lên box Ấn Độ sau khi đi hội nghị ở Kolkatta 12/05.
    ====
    Sau hội nghị ở Kolkata tôi về VN, cũng mới quay lại, hôm nay vào đây tán phét với các bạn
    Không biết các vùng khác thế nào chứ Kolkata trong nhận định của tôi nghèo quá. Nhà cửa tồi tàn, đường sá bẩn thỉu, dân tình đều nhếch nhác giống như VN khoảng những năm 80 vậy. Giao thông thì ...thôi rồi. Mấy đồng nghiệp của tôi, năm ngoái vừa sang HN dự hội nghị, đều nói so với Ấn Độ thì giao thông ở VN qui củ trật tự hơn mấy đẳng cấp Bọn tôi ở trong guesthouse của campus, không tiện nghi bằng khách sạn nhiều sao, nhưng không phải mất mỗi ngày 2 tiếng đi lại. Ăn uống có ban tổ chức lo, cũng một số món phổ thông theo kiểu buffet tự chọn, cari gà, cá rán, bánh bột và cơm + sốt chấm, cũng không có vấn đề gì, nhưng cũng không gây ấn tượng gì đặc biệt. Cũng có thể là BTC đã cố ý chọn những món gần với khẩu vị người Âu.
    Thế nhưng cái cách ăn của dân Ấn thì khó mê quá. Đang ăn, thì mấy ông Ấn, professors hẳn hoi, bê đĩa ngồi cạnh, điểm nhiên lấy tay bóp cơm với sốt như đánh vữa, rồi bốc cho vào mồm, sốt chảy nhoe nhoét. Lấy hết nghị lực mới nuốt vội được cho xong để đứng dậy.
    Gửi các bạn mấy tấm ảnh đời thường Kolkata. Nhiều cảnh giống VN lạ lùng.
    [​IMG]
    Bụi chuối
    [​IMG]
    Cây đa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sân bay quốc tế Kolkatta thì thua VN xa
    [​IMG]
    Taxi
    [​IMG]
    ===
    Tản mạn
    1. Xuống sân bay, trong phòng immigration thấy một cái biển báo rất lạ, đại khái nói con gái Ấn dưới X tuổi (hình như X cỡ hăm mấy) nếu muốn đi đến một số nước (trừ đâu khoảng hai ba chục nước) thì phải đi xin giấy phép. Đàn ông thì đi mệt nghỉ. Không nhớ có cấm sang Đài Loan không.
    2. Immigration làm việc như rùa. Mấy thằng Đài Loan đứng trước bọn tôi bị hoạnh họe cả nửa tiếng vì tại sao passport tụi bay ghi China rõ ràng mà cứ khăng khăng Tai Tai cái gì ? Bác sếp bọn imigration này đầu quấn một cái khăn quàng cũ nát, chả khác gì mấy má nhà mình quấn khăn rằn, chân đi dép lê, ngồi ngáp rõ tự nhiên.
    3. Tụi Ấn rất quan liêu, bảng tin, biển báo, rất khoái ghi chú ''''By order'''' Chả biết order của ai.
    4. Xe cộ ngoài đường thì mạnh ai nấy đi, khôn sống mống chết. Bọn tôi chỉ đi từ sân bay về thành phố còn đỡ, có mấy chú Tây khác cùng trường đi hội nghị khác ở Pune, phải đi ô tô từ Mumbai đâu hơn trăm cây số đường núi, sau khi xong hội nghị về đến nhà rồi, mừng quá, ra nhà thờ cầu kinh cảm ơn đã thoát chết.
    5. Muốn uống trà, phải bảo họ cho ''''tea separate'''' thì mới thoát khỏi uống sữa ngọt vị trà.
    6. Băng rôn của hội nghị mới tinh nhưng cái nào cũng có chừng chục lỗ thủng, không phải chuột gặm mà rõ ràng do người cắt bằng kéo. Không hiểu vì sao.
    7. Tôi nói với mấy người Ấn là hồi học phổ thông ở VN đã đọc Mahabrahata bằng tiếng Việt. Họ bảo là impossible, chắc mày đọc tiếng Anh rồi nhớ nhầm.
    8. Trong campus rất nhiều cau, quả rụng đầy. Hình như dân Ấn không biết ăn trầu hay mang đi mà ăn hỏi.
    9. Vào chơi trong St John Cathedral. Ngay gian giữa lù lù một cái bia đá của bọn Anh để lại, ghi sự tích quân đội Hoàng Gia oai hùng đã anh dũng quả cảm chinh phục lũ mọi ở Bengal ra sao. Dân Ấn cũng vị tha thật. Nước mình độc lập được mấy ngày là mấy thứ đấy dân ta đập nát như cám hết.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 23/07/2007
  6. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    @ bác tuxedo9999 và autumn_thu72: tôi tới Ấn từ tháng 9 năm ngoái nhưng cho tới nay vẫn chưa có cơ hội để đi thăm một số địa danh nổi tiếng. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều thời gian để đi về phía bắc, nghe nói phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Trong box chắc có nhiều bạn đi được các nơi khác nhau ở Ấn, nếu có hình nhớ post lên cho mọi người xem.
    @ bác altus: bác altus đi nhiều quá há. Tôi có kế hoạch treo đi West Bangal rồi từ đó qua Bhutan mà chưa biết khi nào mới có thời gian. Tôi có người đồng nghiệp cũng đến từ Kolkata (Calcutta) và cũng nghe nhiều về nó. Đó là nơi mà xe kéo bằng sức người còn sót lại ở Ấn (theo như một tờ báo tôi đọc cách đây không lâu, người ta đang tranh cãi liệu có cho dẹp luôn hay không). Nhận xét của bác về cuộc sống ở một thành phố như Kalkata rất thực tế. Cũng như Kalkata, các thành phố lớn khác như Mumbai, Chennai đều có khu bề bộn, dơ bẩn và những khu người nghèo, rất nghèo. Có đôi lần tôi muốn chụp lại một vài cảnh sống khổ ở đây mà đi với bạn bè Ấn nên tôi cảm thấy ngại. Trong xã hội Ấn, sự giàu nghèo phân biệt rất rõ rệt, sự khác biệt rất xa. Rất giàu và rất nghèo. GDP của Ấn bình quân thấp hơn Việt Nam mình, nhưng tỉ phú Ấn thì mình còn lâu mới so sánh nổi về số lượng và chất lượng (cái này nói đại chứ ở mình chưa có công bố nào chính thức). Còn người nghèo thì tôi cảm thấy họ quá khốn khổ và tệ hơn nữa là xã hội Ấn từ lâu đời phân hoá theo giai cấp và đối xử rất giai cấp. Nói chung, vì vậy mà xã hội Ấn có nhiều màu sắc và tương phản.
    -------
    Nét tôn giáo (và mê tín) trong công ty tư nhân
    Dân Ấn cho dù theo đạo gì đi nữa nói chung khá sùng đạo và giống nhau ở chỗ mê tín, họ tin vào hên xuôi. Một lần tài xế công ty đưa tôi đi làm visa Mỹ. Đi lần thứ nhất không được vì visa Ấn gần hết hạn, phải về gia hạn rồi mới lên lại. Lần sau đi với tài xế khác thì hoàn tất. Anh ta cho rằng anh ta có cái hên, chở ai đi làm việc gì cũng được. Rồi còn chưa kể khi đi nộp thầu, nộp dự án cho khách hàng cũng phải chọn tài xế và người đi nộp cho hên . Gửi các bác vài tấm hình lễ cúng pooja ở công ty mình và trên giàn khoan của khách hàng:
    Xếp của phân xưởng đang cầu may cho mọi người:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thầy cúng và mọi người đang cầu may cho giếng khoan (khoan có dầu và đừng có bị rủi ro gì). Rải bông và đập trái dừa để rót nước dừa vào trong giếng để cầu may:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ống khoan cũng có cái thần, cái đẹp:
    [​IMG]
    Nếp sống, đồng tiền, bánh trái, hoa, nhang đèn đều đủ cả:
    [​IMG]
    Tây cũng tin:
    [​IMG]
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 23/07/2007
  7. love_travel

    love_travel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2006
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    0
    đến ấn độ nhớ đến bà mẹ tinh thần nha
    nghe nói tính đến năm nay
    bà đã ôm được hơn 3 triệu người rồi
  8. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Bà mẹ tinh thần là gì vậy bác?
  9. autumn_thu72

    autumn_thu72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    anh dep qua bac ah.....em doc sach thi ko chi an do ma nguoi mianma ho cung an boc nhu vay do..cung nhu an banh xeo ma cam dua ..thi mat ngon?!?!!!
  10. ntkvoc

    ntkvoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    1.302
    Đã được thích:
    0
    @ bác oilman và altus:
    Em có ku bạn người Ấn nói rằng người Ấn trước đây dù rất nghèo, ăn bốc nhưng lại rất sạch và hoang phí.
    Điều đó được thể hiện bằng việc cứ ăn uống xong là họ ném hết bát, đĩa đi (chỉ dùng 1 lần).
    Ngày nay ở một số vùng vẫn còn kiểu phong tục này (ku bạn ấy nói).
    Xã hội Ấn thì có sự phân biệt giai cấp, đẳng cấp còn lại từ thời phong kiến và mang tính chất tôn giáo đó là đẳng cấp Vác Na.
    Em ước một ngày nào đó được đến Ấn Độ vào ngày lễ của người Hindu để xem họ ra sông Ấn - Hằng làm lễ thì tuyệt.

Chia sẻ trang này