1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn gì để khỏe đẹp - bớt nguy hiểm trong thời buổi hiện nay? (cập nhật các tin tức liên quan đến đồ ă

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi mit.uot, 30/08/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngotuan

    ngotuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2012
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    96
    Dịp này người tiêu dùng và các cơ quan chức năng có vẻ cũng đã giảm chú ý đến thịt siêu nạc, mình xin trích lại bài báo này trên vnexpress.net để mọi người cảnh giác, phòng tránh.(http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/03/kinh-hoang-thit-lon-tao-nac-bang-clenbuterol/

    Kinh hoàng thịt lợn tạo nạc bằng Clenbuterol

    Mấy ngày qua, báo chí phanh phui vụ sử dụng hóa chất “Super tạo nạc” trong chăn nuôi lợn. Các ngành chức năng cũng xác định đó là Clenbuterol. Tôi bàng hoàng khi nghe tin này vì đây là một hiểm họa lớn đang đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người.

    Clenbuterol là gì?

    Clenbuterol là 1 chất thuộc nhóm Beta-2-agonist. Đầu tiên, Clenbuterol (Được gọi tắt là Clen) được dùng làm thuốc trị bệnh hen suyễn. Liều dùng không được vượt quá 200 mcgs (1 mcg = 1/1000 mg) và trong khi điều trị phải giữ cho huyết áp luôn dưới 140/90.

    Tác dụng phụ của Clen thường là: run tay, mất ngủ, đổ mồ hôi, huyết áp cao, buồn nôn. Clen có thể làm mở rộng tâm thất, gây phì đại tim và ở 1 mức độ nào đó, có thể gây hoại tử. Clen còn làm tăng thân nhiệt.

    Clenbuterol có tác dụng chính là làm giảm nhanh lượng mỡ trong cơ thể động vật( bằng cách giải phóng acid béo tự do từ mô mỡ ) và tăng khối lượng cơ. Phụ nữ cũng nên cẩn thận với các thuốc giảm béo có chứa Clenbuterol.

    Quá trình sử dụng Clenbuterol trong giới thể thao

    Đầu thập niên 70, người ta đã biết sử dụng Clenbuterol trong thi đấu thể thao, nhằm hạ hạng cân của một võ sĩ. Trong giải Mekong Judo Game trước Giải Phóng ( hiện nay là giải Judo trong kỳ Sea Games ), một số vận động viên đã sử dụng Clenbuterol.

    Với một liều lượng chỉ hơn 1mcg/lb thể trọng ( một võ sĩ 60 kg chỉ dùng liều 30 mcgs ), dùng 2 liều trong ngày và 3 ngày trong một tuần, võ sĩ này có thể giảm được 19,5% khối lượng mỡ của cơ thể.

    Nhưng do những hậu quả tai hại của clen, một số nước đã cấm sản xuất Clenbuterol, một số nước cấm sử dụng làm thuốc cho người (như Mỹ).

    Những vụ ngộ độc do ăn phải thịt heo bị nhiễm Clenbuterol

    Thập niên 80, Mỹ đã cấm sử dụng Clenbuterol vào thức ăn gia súc. Vào năm 1990, Trung Quốc cũng cấm sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi gia súc. Ở Tây Ban Nha, vào năm 1994, 140 người đã nhập viện sau khi ăn phải thịt heo bị nhiễm Clenbuterol. Họ bị chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, run tay và nhức đầu.

    Tháng 9/2006, 330 người ở Thượng Hãi bị ngộ độc do ăn thịt heo siêu nạc. Tháng2/2009, trên 70 người ở Quảng Đông bị ngộ độc khi ăn lòng heo có dư lượng Clenbuterol.

    Tháng 3/2011, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc mở đầu một chiến dịch kéo dài 1 năm để truy quét thức ăn chăn nuôi có chứa Clenbuterol, sau khi một công ty con của tập đoàn Shuanghui (sản xuất thịt lớn nhất TQ) bị phát hiện Clenbuterol trong thịt heo của công ty. Tổng cộng có 72 người bị bắt và bị cảnh sát giam giữ vì bị cáo buộc sản xuất, bán hoặc sử dụng thịt heo có Clenbuterol.

    Ngoài Clenbuterol, còn phụ gia độc hại nào trong thức ăn chăn nuôi nữa không?

    Vì Clenbuterol có tác dụng làm giảm mỡ, nên chỉ có khả năng tạo nạc. Ngoài ra, còn có thể làm giảm thể trọng heo. Vậy chắc chắn phải có một chất làm tăng trọng heo chứ!

    Theo lời báo chí, heo sau khi ăn thức ăn có pha “thần dược”, thì khoảng 15 ngày sau, heo sẽ bị gãy chân, làm tôi liên tưởng đến 1 steroid có tác dụng giữ nước trong cơ thể động vật, làm tăng nhanh thể trọng, nhưng dùng lâu dài sẽ bị mục xương. Đó là prednisolone, thuộc nhóm hidrocortisone.

    Mức độ nguy hiểm của việc mua bán, sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi

    Một kg “thần dược” có thể pha vào 1 tấn thức ăn gia súc. Vì một con heo tăng trọng 2 kg mỗi ngày, nên có thể ăn 6 kg thức ăn (tỷ lệ tăng trọng = 1:3), nghĩa là ăn phải 6g Clenbuterol.

    Vì liều điều trị cho một người (khoảng 50- 60 kg) không thể vượt quá 200 mcgs = 0,2 mg, nên lượng Clenbuterol cho phép trong con heo là: 2*0,2 = 0,4 mg. Vậy lượng clen mà heo ăn vào một ngày cao hơn lượng clen cho phép là: 6000g/0,4 = 15.000 lần

    Nếu heo được vỗ nạc trong 13 ngày (trước 15 ngày phải bán), thì dư lượng Clenbuterol cao so với lượng cho phép là:15.000 *13 = 195.000 lần. Quá khủng khiếp!

    Kiến nghị: Bộ Nông nghiệp phải có biện pháp quyết liệt để dập tắt hiểm họa Clenbuterol này. Các nhà làm luật nên khẩn trương đưa ra hình phạt thật nặng đối với tội ác này. Một số quốc gia trong Liên minh châu Âu xử đến 14 năm tù giam cho tội danh này.

    ThS Lê Tấn Lam Anh

    4 đặc điểm nhận biết thịt siêu nạc có hóa chất

    1. Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.

    2. Nhìn màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng.

    3. Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.

    4. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.
  2. mit.uot

    mit.uot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    1
    Trà trân châu bị nghi chứa chất gây ung thư
    cả nhà tham khảo tại đây nha:
    http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Tra-tran-chau-bi-nghi-chua-chat-gay-ung-thu/2131535525/111/

    Điểm mặt hoa quả Trung Quốc đầu bảng nhiễm độc
    1.Nho: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần
    2.Táo Trung Quốc: Nhiễm độc
    3.Lê Trung Quốc: Có chất gây vô sinh
    Tham khảo tại đây:
    http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Diem-mat-hoa-qua-Trung-Quoc-dau-bang-nhiem-doc/2131526693/111/

    ( Nguồn vietbao.vn)
  3. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4


    Bác đem so sánh 2 giống nho khác nhau thì làm sao được. Một giống vỏ tím, một giống vỏ đỏ.

    Cả hai thứ này đều có tại Mỹ hết, và cũng có loại có hột luôn. Dùng cái hột để so sánh nho Mỹ tầu là lầm to đấy.
  4. ironfoot

    ironfoot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm là thịt mua về rửa sạch (rửa bằng nc vo gạo là tốt nhất). Sau đó nên trần nước sôi, đổ nươc đi rồi hẵng chế biến. Vì ở nhiệt độ cao thớ thịt co lại -> một phần hóa chất sẽ tan ra trong nước. Làm như thế thịt đỡ hôi và cũng không còn vẩn đục nữa. Không sợ mất chất bổ đâu [r23)]
    Tránh ăn nội tạng, đặc biệt là gan vì đó là nơi tích tụ các hóa chất độc hại.
    Nếu ăn: mua sữa tươi đổ vào gan ngâm khoảng 2 tiếng >> độc chất sẽ được khử bớt, đồng thời khử mùi tanh của gan.
    Mình rất thích ăn hến, nhưng giờ nguồn nước quá bẩn, a trai cứ bảo không nên ăn. Huhu thèm ~X
    Tránh đồ chơi TQ: nhựa và cả màu sơn đều có vấn đề, trẻ con lại hay ngậm vào mồm nữa nên nguy hiểm lắm. Đặc biệt không nên cho trẻ con chơi thổi bóng bằng mồm.
    Nên: dùng hàng Việt Nam. Hãy luôn chú ý xuất xứ từng sản phẩm mình mua & cố gắng tác động người thân của mình cùng tránh hàng TQ nhé!
  5. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Topic thiết thực quá! Mong các bạn cập nhật thêm nhiều thông tin nữa nhé!
    Ngoài thông tin về các sản phẩm độc hại, cách phòng, tránh, mình nghĩ nên có một mảng thông tin về việc: Có thể ăn sản phẩm gì cho an toàn, các nguồn cung cấp thực phẩm an toàn (địa chỉ, số điện thoại...).
    Mình được biết là nguồn rau an toàn hiện nay chỉ có thể cung cấp được khoảng 1/5 nhu cầu của Hà Nội chứ chưa nói là các nơi khác. Mà đó là con số cũ của mấy năm về trước, giờ không biết thế nào. Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch vô cùng lỏng lẻo. Có vẻ như việc kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng của các cơ sở cung cấp rau an toàn cũng đang bị thả nổi, chưa nói đến ý thức của chính các cơ sở này. Mình từng chứng kiến rất nhiều lần chủ của 1 vài hàng rau "sạch", rau an toàn khi hết rau, đã lấy rau từ ngay hàng bên cạnh trước mặt khách, mặt thản nhiên như không. Rất là thách thức và coi thường khách hàng! [r23)]
    Ngày xưa cứ bảo bọn thực dân làm suy yếu nòi giống bằng cách đầu độc người Việt bằng thuốc phiện... Còn bây giờ người Việt tự đầu độc người Việt bằng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có dư lượng cao mà sao không thấy ai làm gì để ngăn chặn một cách hiệu quả nhỉ?
    Mà các bạn cho hỏi máy khử độc ozone có tác dụng thật không nhỉ?
    Hỏi thêm: quả cherry (nghe bảo nhập từ Canada, Mỹ) về để được bao lâu trong điều kiện môi trường bình thường? Thích quả ấy nhưng nhìn nó cứ tươi mọng rờ rỡ mà sợ, không dám ăn! =((
  6. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Khí ozone rất độc, tớ hay thấy họ dùng trong mấy khách sạn tại Thái Lan để khử mùi ( ? ).

    Trái cherry thì để tủ lạnh chừng 1 tuần là hư, để ngoài thì chừn 2-3 ngày là hư. Hư = bị mốc (nhất là mấy trái đã bị dập), hay bị nhũn ra.
  7. ironfoot

    ironfoot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc báo KHĐS thì thấy bảo máy đó không có tác dụng thật thế đâu, QC thôi.
    Về việc nguồn cung cấp TP an toàn: chỉ sợ lại biến thành chỗ QC trá hình thôi bạn hiền à.
    Để ít hôm nữa có thời gian, tớ sẽ dịch bài viết dân Mỹ đang truyền tay nhau, để khuyến khích dùng hàng trong nước tẩy chay hàng TQ >> Rất có ý nghĩa, hy vọng mỗi người chúng mình cùng chung tay góp phần. Dùng hàng Việt để giúp phát triển đời sống cho dân VN cũng như hạn chế được phần nào mối nguy hại sức khỏe.
  8. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Ừa, nhưng ai QC, ai có thiện ý thật cũng dễ nhận ra mà.
    Ý cuối của bạn: thật ra thì giờ mọi người đều thấm thía lắm, nhưng vấn đề lại ở chỗ: hàng TQ giả hàng VN thì nhan nhản. Tìm được hàng Việt chất lượng đã vất vả, nhưng phân biệt được hàng Việt thật với hàng TQ giả VN cũng vất vả không kém ý!~X
  9. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Mới kiếm ra cái này cho bác đọc chơi (không có tài liệu tiếng VN) cho biết. Thực sự như thế nào thì tớ chưa tìm hiểu sâu hơn nên không rõ.

    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12402681

    Abstract

    The food industry is interested considerably in using ozone to enhance the shelf-life and safety of food products and in exploring new applications of the sanitizer. This interest was recently accompanied by a US governmental approval of ozone for the safe use, in gaseous and aqueous phases, as an antimicrobial agent on food, including meat and poultry. Ozone has a strong microbicidal action against bacteria, fungi, parasites and viruses when these microorganisms are present in low ozone-demand media. Readily available organic constituents in food, however, compete with microorganisms for applied ozone and thus efficacy of the treatment is minimized. Ozone is suitable for washing and sanitizing solid food with intact and smooth surfaces (e.g., fruits and vegetables) and ozone-sanitized fresh produce has recently been introduced in the US market. Use of ozone to sanitize equipment, packaging materials, and processing environment is currently investigated. Efforts to decontaminate bean sprouts and remove biofilm with ozone have not been successful. The antimicrobial efficacy can be enhanced considerably when ozonation is combined with other chemical (e.g., hydrogen peroxide) or physical (e.g., ultraviolet radiation) treatments. Mechanical action is also needed as a means to dislodge microorganisms from the surface of food and expose them to the action of the sanitizer. The food industry also is interested in using ozone to decontaminate processing water and decrease its chemical and biological oxygen demand. This application improves the reusability of processing water and allows for environment-friendly processing operations.



    Bác muốn kiếm thêm thì dùng từ khoá "ozone use in food industry"


  10. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Cảm ơn bác! Theo như tài liệu này (với trình độ đọc hiểu tiếng Anh của em) thì việc sử dụng ozone vào việc kháng khuẩn, khử độc không phải là không có căn cứ khoa học (dù vẫn còn phải tiếp tục được nghiên cứu), đúng không ạ?
    @Ironfoot mình nhớ là lâu lâu rồi có bác nào ở VN đã được báo chí ca ngợi vì phát minh dùng máy sục ozone để khử độc. Nhưng đúng là hiệu quả trên thực tế của cái này cũng chẳng biết nên kiểm chứng thế nào, nên vẫn muốn tìm thêm tài liệu hoặc các nhận xét "người thật việc thật" về máy ozone (tài liệu bằng Tiếng Việt thì càng tốt bác @tphat2009 ạ! Em dạo này lười đọc tiếng Anh quá!b-( ).

Chia sẻ trang này