1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, cà Mau, cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang,Tiền Giang, Long An,

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi trungtruc2005, 29/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Còn khá nhiều tỉnh của Miền Tây còn rất thiếu Thông tin ví dụ như Long An, Đồng tháp, Trà Vinh, Hậu Giang, trong khi đó Cần Thơ hoặc An Giang thì có thể truy cập trực tiếp vào box đó để tìm hiểu, nhiều vấn đề thấy trùng lặp quá.
  2. meoxxx

    meoxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    2.115
    Đã được thích:
    0
    Ở Long An mà vùng sông nước như Mộc Hóa, Tân Hưng jì đó thì có nhìu đặc sản đồng nội chứ ngay tại Thị Xã Tân An cũng ko có jì đặc sắc
    ở Long An thì nào giờ nghe tiếng la` Thanh Long, Dưa hấu
    thấy 2 lọai trái cây đó la` nhìu và là cây kinh tế lun
    ngày trước ở chỗ em kiu có di tích nhà trăm cột , đám lá tối trời...
    thik hợp Về Nguồn chứ chọn la`m điểm tham quan thì chắc là ko rồi
    Rồi đặc sản Rượu nổi tiếng la` Rượu Gò Đen, bán dọc đường Quốc lộ quá chừng lun đó.Nhưng mún kiếm dc lọai Rượu đốt cháy dc thì phải vô lò quen kia`, hoặc Rượu Nếp than mua dọc đường coi chừng nhầm rượu giả đó
    Tới Bến Lức thì thấy bán Thơm nhiu` nè , em cũng hay mua la`m quà kiu thơm Bến Lức ăn ngọt , ngon
  3. polaris711

    polaris711 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tiền Giang tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng về sản xuất cây ăn trái
    Trên phạm vi cả nước, trong nhiều năm qua và hiện tại, Tiền Giang là tỉnh sản xuất cây ăn trái lớn nhất, hiện chiếm khoảng 23% diện tích cây ăn trái của cả ĐBSCL. Diện tích cây ăn trái của Tiền Giang tăng khá nhanh, nếu như năm 1995 cả tỉnh có 34.663 ha thì năm 2006 đã đạt 66.384 ha. Trong vòng 10 năm qua, diện tích cây ăn trái của tỉnh ta đã tăng 1,8 lần, sản lượng tăng 2,2 lần. Những cây trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh về diện tích trong 10 năm qua là bưởi, sầu riêng, cam, xoài, khóm. Sự phát triển song phương về nhu cầu thị trường, khoa học kỹ thuật, qui hoạch chuyển đổi cây trồng... là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất cây ăn trái ở Tiền Giang. Trong các loại cây ăn trái trồng ở Tiền Giang, khóm có diện tích lớn nhất (10.129 ha, chiếm 16,5%), tiếp theo là cây nhãn (8.555 ha, chiếm 13,9%), cam (6.630 ha, chiếm 10,8%), xoài (6.293 ha, chiếm 10,3% )...
    Tiền Giang không chỉ là địa phương có qui mô diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất nước, mà nơi đây còn là vùng trồng cây ăn trái có nhiều loại trái cây đặc sản và đang hình thành những vùng trồng chuyên khá rõ nét: Xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè), vú sữa lò rèn (Châu Thành), sơ ri (Gò Công), bưởi lông Cổ Cò (Cái Bè), khóm (Tân Phước), sầu riêng khổ qua xanh (Cai Lậy), thanh long (Chợ Gạo)? Sự ra đời của các HTX trái cây: HTX bưởi lông Cổ Cò, HTX xoài cát Hoà Lộc, HTX thanh long Chợ Gạo, HTX vú sữa Lò rèn... bước đầu góp phần vào sự phát triển sản xuất cây ăn quả của tỉnh.
    Những thành quả đạt được trong sản xuất cây ăn quả của Tiền Giang như tăng qui mô diện tích, sản lượng ... là quan trọng, nhưng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt về chất lượng, giá thành, an toàn thực phẩm .v.v. để trái cây Tiền Giang có uy tín trên thương trường chắc hẳn còn nhiều việc phải làm, trong đó công tác tổ chức sản xuất và cung ứng sản phẩm, sản xuất trái cây theo hướng an toàn (GAP) cũng là hướng đi bền vững cho địa phương trồng cây ăn trái được mệnh danh là "vương quốc" của cả nước.
    HỮU TIẾN (Nguồn: Báo Ấp Bắc

Chia sẻ trang này