1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AN GIANG - Miền đất an lành và hạnh phúc

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi octieu101, 25/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Trải qua chặng đường dài khoảng 60 km từ Châu Đốc thì đến Tri Tôn (An Giang), thị trấn hiện ra trong tầm mắt khách như một sơn nữ. Khách sẽ được thưởng thức món lót lòng vừa quen mà vừa lạ: cháo bò.
    Ngoài việc nhẩn nha nhai những lát thịt bò thái mỏng chín tái ửng hồng trải trên mặt tô cháo, khách còn được thưởng thức cái ngon của lòng bò. Nào một miếng lá sách trắng đục vừa giòn vừa dai, nào miếng gan đăng đắng vị bùi, những miếng phèo nhân nhẩn giòn dai, cùng miếng tủy bò béo ngậy, trong vị mặn cay của nước mắm gừng, huyết bò "tan" chậm trên mặt lưỡi ngon ngọt...
    Nhưng nổi bật nhất là vị chua thanh của nước trái trúc - một thứ trái giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì, được trồng ở miền núi này - và vị cay của ớt hiểm xanh (hoặc ớt sừng trâu bằm), vị giòn lạt của giá sống cùng mùi rau thơm sẽ khiến bao nhiêu "nặng nề" sau chuyến lữ hành đều tan biến hết.
    Cháo bò Tri Tôn chỉ có ba nơi bán, mà nơi ngon nhất là bên hông chợ. Vừa lạ vừa ngon vừa bổ dưỡng vừa rẻ (chỉ khoảng 5.000đ/tô) nên cháo bò Tri Tôn được nhiều khách phương xa tìm đến.
  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Những năm đầu thập kỷ 1970, làng Thạnh Phước (thường gọi là Bến Thủ) - bến đò sang Tân Xuân (Ba Tri), cách thị trấn Bình Đại non sáu cây số về hướng Đông - Nam.
    Cư dân nơi đây sống dọc trên trục giồng cát và hầu như nhà nào, nhà nấy đều lo đắp sẵn ?otrảng-sê? kiên cố ngay trong nhà, đề phòng tai nạn chiến tranh luôn luôn có thể xảy ra. Trước mặt và sau lưng trục giồng chính là hàng trăm mẫu ruộng muối hoang hóa, trầm thủy ắp lẫm, cỏ năn um tùm, chính là cái nôi lý tưởng cho lũ cá bống kèo trú ngụ và tha hồ sinh sản.
    Vào thời điểm mùa rộ tháng mười một, tháng Chạp hàng năm, cứ cách độ mươi phút, hút tàn vài sâu thuốc vấn là bà con có thể chống xuồng ra mà kéo lên... cá bống kèo ?ovô số kể?, có khi khẳm cả xuồng. Do hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi lúc bây giờ, bà con dân mình đã hình thành một tập quán dễ thương, bằng cách tự phân công mỗi nhà luân phiên nấu cháo cá và suốt con nước cứ an nhiên ?ovần công ăn uống? hết sức vui vẻ.
    Mấy bà và các cô thích bày vẽ cầu kỳ. Họ làm cá sạch mới bỏ vào nồi cháo sôi có: bún tàu, cải bắc thảo, hành, ngò, đậu phộng, tiêu, nêm nếm gia vị cẩn thận và họ cũng không quên tuốt cá (bỏ xương lấy thịt) để nồi cháo được thật ?olền? thịt, ăn ?ocho đã?.
    Cánh đàn ông, ?obợm nhậu? chính hiệu, hổng thích cá kèo mần sẵn, họ bắc riêng nồi cháo sôi đã được nêm nếm, rồi đi kéo cá kèo đang nước chạy nò, đem lên rửa sạch, trút thẳng vô nồi cháo, gọi là cách nấu ?ocháo rồ?. (Có lẽ do cá còn sống được trút thẳng vô nồi cháo, nhảy kêu nghe rồ rồ nên gọi tên nôm na như vậy).
    Cách nấu trực tiếp như vậy làm cho thịt cá bống kèo mềm hơn, ngọt hơn, tuy còn nguyên kỳ, nguyên vi, mà khách thị thành không quen ăn, nhìn cảm thấy ơn ớn. Ngoài cái khoái ăn ?onhớt? cá kèo nấu cháo rồ, đặc biệt còn phải biết ăn mật liền với gan cá, nó béo và hậu vị đăng đắng, đầm đậm, tương tự các cụ thưởng thức trà Tàu, trà Bắc vậy. Anh nào mà ngại đắng cái mật, bỏ khúc đầu, chỉ ăn khúc đuôi thì coi như hổng biết... ăn và bị mấy cô thôn nữ cười cho ?othúi mũi?.
  3. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    THẮNG CẢNH AN GIANG ​
    Miếu Bà Chúa Xứ
    [​IMG]
    - Vị trí: Miếu Bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
    - Đặc điểm: Ðược lập vào năm 1820, kiến trúc theo kiểu chữ "quốc". Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh.

    Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Lại có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế).
    Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Năm 1962, miếu lợp ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại, năm 1976 công trình mới hoàn thành.
    Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ 6, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ. Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành...
  4. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Khu Du lịch Núi Sam - Châu Đốc
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang ?oThành Phố Long Xuyên? khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam. Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là ?oHọc lãnh Sơn? nghĩa là núi con Sam.
    Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn, Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
    Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia ?oVĩnh Tế Sơn?) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang? và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ?
    Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 (âl) từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội ?oVía Bà Chúa Xứ ?" Núi Sam? được diễn ra hàng năm vào những ngày 23,24 đến 27 tháng 04 âl.
    Do số lượng du lịch đến với lễ hội năm lớn khoảng 2 triệu khách, nên trong năm 2001 tỉnh An Giang đã tiến hành nâng cấp lễ hội ?oVía Bà Chúa Xứ ?" Núi Sam? và đây cũng là 01 trong 15 lễ hội được Tổng Cục Du Lịch xét nâng cấp thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia.
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    An Giang: cấm xe lôi, xe ba gác, dân kêu trời!

    [​IMG]
    Xe ba gác máy, phương tiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu của nông dân miền Tây - Ảnh: Đức Vịnh ​
    TT - Hôm qua 4-1, một số huyện, thị trên địa bàn tỉnh An Giang bắt đầu thực hiện cấm xe lôi, xe ba gác. Đây là chủ trương được đặt ra từ ba năm trước, thực hiện có lộ trình để người dân chuẩn bị.
    >> Cấm xe ba gác: Tài xế thất nghiệp!
    Sáng 4-1, ông Lê Văn Thanh - ấp Phú Lộc, Phú Thạnh, Phú Tân - cho biết muốn chở 15 bao phân vào bón ruộng, cả gia đình tính mãi mà không biết chở bằng cách nào. Ông Thanh bức xúc: ?oTôi làm lúa ở kênh Thần Nông. Trước đây tôi kêu ba gác họ chở vào tận bờ ruộng. Còn nay biết kêu xe gì đây. Không lẽ chỉ chục bao phân mà đi thuê xe tải. Xe tải làm sao vào mấy ngả đường đất đó được.
    Trước khi quyết định cấm các loại xe tự chế lưu thông, UBND tỉnh An Giang đã giao Sở GTVT lập và thực hiện đề án hỗ trợ số chủ phương tiện này chuyển đổi ngành nghề. Theo đó, học lái ôtô được hỗ trợ 1,5 triệu đồng, các ngành nghề khác được bao toàn bộ chi phí; về vay vốn thì được vay 5-7 triệu đồng/người từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
    Khi chúng tôi đặt vấn đề đến nay mới có 355/3.676 người đăng ký theo học bằng lái xe bốn bánh B2 và 112 người tham gia học nghề, một con số quá ít ỏi.
    Ông Nguyễn Thanh Hưng - phó giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang - cho biết: do trình độ văn hóa, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình khó khăn và họ thường là lao động chính phải lo mưu sinh hằng ngày nên số theo học nghề còn thấp. Ông cho biết tới đây sẽ đề xuất các hình thức hỗ trợ linh động hơn, chẳng hạn đối tượng sẽ được ưu tiên vay vốn, thân nhân, con cái được học nghề...

    Ở cái xứ cù lao này có đi thuê xe tải... cũng khó!?. Mấy hộ làm ruộng gần ông đang tính chuyện chở bằng ghe. Khổ nỗi đồng ruộng tại đây bây giờ đã lên đê bao, làm cống đập ở các ngả kênh chính nên ghe không thể vào được.
    Nhiều nông dân ở Phú Tân, Tân Châu - hai huyện có hơn 1.200 xe ba gác - gặp tình cảnh khó khăn tương tự. Bà con nói rằng trước kia muốn chở bất cứ thứ gì đi tới đâu, thậm chí đưa người bệnh đi cấp cứu thì chỉ cần vẫy xe lôi máy, xe ba gác là... tới tận nơi rất mau chóng và ít tốn kém.
    Vậy mà giờ cần chuyên chở thứ gì cũng không được vì... không có xe ba gác, xe lôi! Người dân cho rằng xe lôi, ba gác rất cơ động, phù hợp đường sá nông thôn nhỏ hẹp nên tiện dụng. ?oCấm loại xe này thử hỏi chúng tôi chuyên chở hàng hóa vật dụng, nông sản... bằng cách nào đây?? - nhiều người bức xúc.
    Những người buôn bán nhỏ cũng đang than trời: ?oCấm xe ba gác, tụi tui cũng... chết!?. Tại bến buôn bán cá biển trên đoạn sông Hậu thuộc Mỹ Phú, Châu Phú, thường mỗi sáng sớm xe ba gác luôn tấp nập đến chở loại cá biển dùng làm thức ăn chăn nuôi giao tận ao người nuôi thì giờ đây trở nên vắng lặng bởi xe ba gác không còn chạy nên chẳng mấy ai đến lấy hàng...
    Các hộ kinh doanh phân bón, vật liệu xây dựng, tạp hóa... dọc tuyến đường nam Vịnh Tre ở hai huyện Châu Phú, Tịnh Biên chịu cảnh buôn bán ế ẩm. Bà con than thở: ?oThực hiện việc cấm xe tự chế của tỉnh chúng tôi sắm xe tải nhẹ, đi học bằng lái. Mới đây tải trọng các cây cầu trên tuyến đường này bỗng nhiên rút xuống còn 1 tấn. Vậy là chúng tôi bị CSGT phạt dài dài, có người bị phạt tới 2-3 lần?.
  6. tuan13a1

    tuan13a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần về quê ( Kiên Giang ) đi ngang qua An Giang cứ thấy hay hay vì những những chiếc xích lô kéo bằng xe máy đó. e thấy trên 1 chiếc xe chất 7,8 người luôn có khi còn đeo thêm cả xe đạp bên hông nữa chứ . 1 lần về Sóc Trăng e cũng có dịp được đi 1 lần. nhưng có lẽ phương tiện đi lại độc đáo đó chỉ chỉ có thể tìm thấy nhiều như thế ở An Giang, thế mà bây giờ........... chán nhỉ. Thế là có lẽ sắp mất đi một cái gì đó đặc trưng của An Giang rồi. tiếc nhỉ!
    Cách đây 6,7 năm rộ lên phong trào xóa cầu khỉ. Thế là tỉnh tỉnh bỏ cầu khỉ, huyện huyện phá cầu khỉ, xã xã nhổ cầu khỉ.... Bây giờ hình như không còn Cầu khỉ nữa rồi.
    Thử hỏi mọi người, nếu ko có cầu khỉ còn gì là Miền Tây. mất đặc trưng. Giá như có thể giữ lại mỗi xã 1 cây cầu khỉ thì hay quá, nhỉ !
  7. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    THẮNG CẢNH AN GIANG ​
    Khu di chỉ văn hóa Óc Eo - Thoại Sơn

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Vị trí: Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê.

    Đây là một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến: là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.
    Ngoài khu vực được xem là ?othành phố Óc Eo? có diện tích 4.500ha, còn có một vài vùng ở miền Tây Nam Bộ như: Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang? mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ.
    Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
  8. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Chùa Tây An

    [​IMG]
    - Vị trí: Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
    - Đặc điểm: Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.

    Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.
    Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hoà thượng. Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Ðộ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính điện là ngôi chùa chính giữa cao 18m, thờ tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, 2 cửa hai bên có hai bảng đề "Tây An cổ tự", bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, 2 bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Ðại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng riêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.
  9. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Rừng tràm Trà Sư

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 700ha, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo - huyện Tịnh Biên. Chiếc xuồng ngỏ sẽ rẽ nước đưa du khách đến với cảnh đẹp của thiên nhiên, với bạt ngàn màu xanh của tràm cùng ánh nắng vàng óng ả của bầu trời hoà quyện với tiếng chim hót líu lo, tiếng gió rừng xào xạc, ... Chính vẻ sống động của thiên nhiên đã làm cho tâm hồn bạn thêm thoải mái và dẽ chịu hơn cho chuyến tham quan của mình.
    Hoàng hôn buông xuống, thấp thoáng trong rừng tràm là những ngôi nhà sàn nho nhỏ, xinh xinh, được cột chặt vào thân cây trông giản dị mà tuyệt đẹp. Du khách sẽ bị bất ngờ và ấn tượng trước cảnh đàn dơi quạ có đến 5.000 con đeo mình trên các ngọn tràm. Rồi từng đàn cò trắng, cò đen, siếu đầu đỏ, ... lên đến hàng vạn con chấp chới bay về tổ ấm, một không gian của sự sum vầy, hạnh phúc đang diễn ra trước mắt bạn. Thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành là điểm nổi bậc nhất mà du khách có thể tìm thấy ở rừng tràm Trà Sư.
  10. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Khu di tích lịch sử Tức Dụp

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Vị trí: Khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

    Tức Dụp thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là một ngọn đồi của dãy núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn). Tuy là một ngọn đối nhỏ với chiều cao khoảng 300m, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang trên núi) ăn luồng nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt này, Tức Dụp còn được mệnh danh là ngọn đồi ?o2 triệu đô-la? là giá trị của bơm đạn mà Mỹ cương quyết ném xuống để san bằng ngọn đồi, nhưng chúng bắt lực trước tinh thần kháng chiến dũng cảm và mưu trí của quân dân An Giang, Tức Dụp đã trở thành một căn cứ kháng chiến nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ.
    Hoà bình, đồi Tức Dụp từ một ngọn đồi trọc, không còn vết tích của sự sống do hậu quả của bom đạn chiến tranh, nay đã bắt đầu trở lại màu xanh cây lá và trở thành một di tích lịch sử được Bộ Văn hoá xếp hạng. Với phong cảnh hữu tình, nằm bên cạnh ngọn núi Cô Tô hùng vĩ, đồi Tức Dụp luôn tấp nập du khách đến tham quan trong những dịp lễ, Tết, ? để xem những chiến tích xưa, được hít thở không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh núi non chập chùng. Đến đây du khách có thể tham quan những địa danh như: hang C.6, hang Quân y, hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh uỷ,... Đồi Tức Dụp ngày nay xứng đáng là một khu tham quan, giải trí lý tưởng đúng như lời khen ngợi của những người đã từng một lần đến đây.

Chia sẻ trang này