1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AN GIANG - Miền đất an lành và hạnh phúc

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi octieu101, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Khu Du lịch Núi Cấm - Tịnh Biên

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Vị trí: Núi Cấm nằm trong dãy Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
    Đặc điểm: Núi Cấm là ngọn núi đẹp nhất trong 7 ngọn núi của dãy Thất Sơn.

    Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Cách Trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 đến Châu Đốc rồi đi Tịnh Biên.
    Núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, núi có độ cao 705m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), du khách thấy như một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như : Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế? nơi đây nhiệt độ bình quân từ 18 đến 24oC nên khí hậu mát mẻ quanh năm, cùng nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, hiếm có thu hút khách du lịch, hành hương với nhiều huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú và tình người.
    Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng,có nhà hàng Kaolin phục vụ các món ăn đặc sản vùng sơn cước.
    Từ Lâm Viên có lối mòn lên núi ta ghé tắm suối Thanh Long, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, rồi tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngả ba là khu khách đã bước vào khu ?oCao nguyên Núi Cấm?, ta quẹo phải khoảng 1 km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở ngược về hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi ta có thể ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, Vồ Bò Hong đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tại đây nếu trời xanh ta có thể nhìn thấy tận vùng biển Hà Tiên.
    Vì sao Núi này được gọi là Núi Cấm? Có 2 giả thuyết được dân gian truyền lại là: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú dữ không ai dám tới chỉ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên những vồ cao. Nên vô tình người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực đó. Lại có truyền thuyết ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.
  2. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Chợ nổi Long Xuyên

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Gồm cả trăm ghe, thuyền tụ lại để buôn bán hàng hóa nhất là nông sản, ai bán loại nào sẽ treo hàng đó trên cây sào cao để khách dễ nhận biết. Ngoài ra khách còn được thưởng thức những món ăn, nước uống hết sức là bình dị trên chiếc xuồng chèo của những cô gái miệt vườn như: Bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê... Chợ nổi đông đúc nhất từ 6h - 8h sáng
  3. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Khu Du lịch Hồ Thoại Sơn

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của vùng Bảy núi, núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943. Sự kết hợp hài hoà giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho núi Sập không cao nhưng rất đẹp và thơ. Đó là những sợi nắng vàng óng của bầu trời pha lẫn chút tím biếc của núi rừng cùng màu xanh của cây lá hoà quyện với màu lam nhạt cùa nước hồ bên dưới chân núi đã làm cho cảnh đẹp nơi đây thêm quyến luyến bước chân người.

    Bên cạnh cảnh đẹp của thiên nhiên, trên triền núi Sập còn có Bia Thoại Sơn với chiều cao 3 m, ngang 1,2 m, dày khoảng 20 cm, mặt bia chạm 629 chữ do Thoại Ngọc Hầu cho khắc dựng vào năm 1822. Đây là di tích lịch sử trọng đại, đánh dấu việc khơi thông con kênh Thoại Hà từ núi sập tới Rạch Giá dài trên 30 km, giúp ích rất nhiều trong vận chuyển đường thuỷ và dẫn thuỷ nhập điền, góp phần nâng cao đời sống người dân. Bia Thoại Sơn là một trong những bia ký nổi tiếng dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngay nay.
  4. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    ĐBSCL: Vì sao cá chết hàng loạt?
    [​IMG]
    Như Thanh Niên đã đưa tin, ĐBSCL hiện đang vào cuối vụ thu hoạch cá tra, ba sa; đồng thời giá thu mua cá nguyên liệu cũng ở mức cao nhất trong năm (trên 15.000 đồng/kg). Niềm vui trúng giá chưa được bao lâu thì người nuôi cá lại lâm vào cảnh lao đao vì cá chết hàng loạt.

    Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Ông Nguyễn Văn Thạnh - Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh An Giang, địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra, ba sa cho biết:

    - Chuyện cá tra chết rơi trúng vào thời điểm này không có gì là ngạc nhiên, vì đây là thời điểm mà ngành thủy sản thường khuyến cáo ngư dân phòng tránh dịch bệnh. Thông thường, trong một năm sẽ có 2 giai đoạn nguy hiểm mà người nuôi cá tra, ba sa cần quan tâm, đó là vào khoảng tháng 7 và tháng 12. Tháng 7 là thời điểm lũ từ thượng nguồn đổ về, nước sông bắt đầu lên, môi trường sẽ có sự thay đổi lớn, dễ gây sốc cho cá, nhất là diện mới thả nuôi. Nếu con giống không được chọn lựa kỹ, sức đề kháng yếu thì sẽ bị hao hụt. Còn thời điểm tháng 12 là giai đoạn nước lũ đã rút, các chất thải từ đồng ruộng, phèn và nhiều tạp chất khác sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh cho cá, mà phổ biến là bệnh ở gan, thận, vì ký sinh trùng đeo bám và theo đường tiêu hóa đi vào ruột và phát tán qua các bộ phận nội tạng làm cá bỏ ăn, rồi bệnh, chết.

    * Cách nào để giảm thiệt hại cho ngư dân, thưa ông?

    - Ông Nguyễn Văn Thạnh: Ngư dân cần đưa vôi bột hoặc pha muối và một số chất khử trùng không cấm sử dụng, với tỷ lệ theo khuyến cáo cho vào ống cống để khi bơm nước vào ao chúng hòa lẫn và làm sạch nước, giảm độ PH (độ chua) của nước đến mức vừa phải, giúp cá tránh được một số bệnh nhiễm khuẩn hay bị tuột vảy. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc, hóa chất xử lý vi tảo làm bẩn nguồn nước, ngư dân cần tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến ngư để được hướng dẫn cụ thể, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc, hóa chất trong danh mục cấm. Nếu làm theo đúng khuyến cáo như thế chắc chắn bệnh trên cá sẽ giảm đáng kể và đỡ gây thiệt hại cho ngư dân.
    Trích: http://www2.thanhnien.com.vn/Doisong/2007/1/5/176927.tno
  5. whyno

    whyno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Đại Học An Giang Đoạt Giải Nhất Toàn Đoàn Với 9 Huy Chương Vàng
    [​IMG]
    Tính đến hết giờ thi đấu buổi sáng của Hội thao Hội thao SV các trường ĐH, CĐ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, ngày 6-1, trường Đại học An Giang đạt được:
    7 Huy chương vàng ở các nội dung: Cầu lông đơn Nữ, Cầu lông đôi Nữ, Cầu lông đôi Nam Nữ, Điền kinh 200m Nam, Tiếp sức 4x100m Nam, 1.500m Nam, Đẩy tạ Nam,
    2 Huy chương bạc ở các nội dung: Cầu lông đơn Nam, Cầu lông đôi Nam.
    5 Huy chương Đồng: Bóng đá nữ, Bóng chuyền nữ, Điền kinh 4x100m Nữ, Cầu lông đơn nữ, Cầu lông đơn Nam.

    Buổi chiều, đoàn tranh chung kết hai nội dung: Bóng đá nam và bóng chuyền Nam. Đây là cuộc đua quyết định giữa Đại học An Giang và Đại học Cần Thơ nhằm giành hai trong ba Huy chương vàng cuối cùng để đoạt giải nhất toàn đoàn. Kết quả: Đội tuyển bóng đá Nam và bóng chuyền Nam Trường Đại học An Giang đều giành thắng lợi, nâng tổng số Huy chương Vàng đoàn chúng ta đạt được lên con số 9.
    Với 9 Vàng, 2 Bạc, 5 ĐồngTrường Đại học An Giang đoạt giải Nhất, Đại học Cần Thơ giải Nhì và Đại học Sư phạm Đồng Tháp giải Ba toàn đoàn.
  6. whyno

    whyno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Nghi thức hôn lễ của người Chăm An Giang​
    [​IMG]
    An Giang có 2.110 hộ người Chăm với 13.700 người luôn sống gắn bó, hoà nhập vào cộng đồng các dân tộc anh em và giữ gìn bản sắc văn hoá riêng. Xin giới thiệu với bạn đọc nghi thức hôn lễ cổ truyền của đồng bào Chăm An Giang.
    Lễ dứt lời (Pakioh - Po Nuối)
    Trước ?olễ dứt lời?, bà mai (Maha) sang nhà gái trao đổi trước. Đúng ngày giờ đã định, nhà trai đến nhà gái. Vị Cả Chùa tuyên bố: ?oHôm nay là lễ Pakioh - Po Nuối cho hai trẻ, tiền đồng là? tiền chợ là??. Hai họ dùng tiệc, chi phí bữa tiệc do đôi bên cùng lo. Vài hôm sau, đàng gái mang sang nhà trai 1 mâm bánh trả lễ, đàng trai trao tượng trưng 1 bao thư tiền.
    Sau đó cứ đến ngày Ro-Ja, chú rể và bạn bè đến thăm nhà cô dâu vào ban ngày, cô dâu không được ra gặp chú rể nhưng gia đình bố trí cho nhìn lén. Buổi tối, cô dâu cùng bạn gái qua thăm nhà chú rể.
    Chú rể cũng được sắp xếp để nhìn lén cô dâu. 3 ngày trước đám cưới, vị Cả Chùa và người nhà trai mang 1 cái giường qua nhà gái. Vị Cả Chùa cầu nguyện, những người cùng đi dọn phòng cưới. Tiếng Chăm gọi việc này là đi Thon - Kghe (đi ráp giường). Cũng ngày này, các phụ nữ bên nhà gái may mùng cho đôi tân hôn.
    Đám cưới
    Diễn ra trong 3 ngày: ngày nướng bánh (Âm-Ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng ?" Pa Gú), Ngày lễ lên ghế (lần II và III). Nhà trai đưa rể sang nhà gái. Khi chú rể bước xuống cầu thang nhà mình, mọi người hát: ?oXin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ?. Khi chú rể bước tới chân cầu thang nhà gái, các bà đàng gái bưng nước rửa chân cho chú rể trong lúc mọi người hát vang bài hát có nội dung hân hoan rửa chân, và trải khăn trắng mời chú rể bước vô nhà.
    Tiến hành lễ đính hôn (Ka Pol): Sau khi một người có uy tín đọc xong đoạn kinh Coran, nội dung nhắn nhủ chú rể tôn trọng người bạn đời thì cha cô dâu cầm tay chú rể nói: ?oTôi gả đứa con gái tên là??. Chú rể đáp: ?oTôi nhận cưới??. Khi được đưa vào phòng cô dâu, chú rể sẽ gỡ cây trâm cài trên tóc vợ, rồi cùng ngồi trên giường lắng nghe vị Cả Chùa cầu nguyện.
    Bữa cơm của đôi tân hôn: Mâm cơm có 1 dĩa cơm, 1 dĩa thức ăn. 4 phụ nữ có gia đình hạnh phúc nói lời chúc mừng và đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng bốc ăn chung.
    Lễ động phòng hoa chúc (Sen Thoa): 4 phụ nữ nói trên giăng mùng, trải chiếu, tiến hành lễ ?olượm bạc cắc?. Người ta đặt 1 xô nước trong đó có 10 đồng bạc cắc. 2 vợ chồng thò 1 bàn tay vào một lượt để mò bạc cắc. Ai lượm số bạc cắc nhiều hơn thì được có tiếng nói quyết định trong gia đình.
    Đám cưới người Chăm An Giang trang trọng, ấm áp, không xa hoa phù phiếm. Ngày nay có một chút thay đổi trong nghi lễ: đám cưới chỉ trong 2 ngày; đưa chú rể sang nhà cô dâu vào buổi sáng thay vì buổi chiều; bỏ lễ ?olên ghế lần III?; trang phục cô dâu chú rể được cách tân, vẫn giữ vẻ đẹp cổ truyền nhưng tiện dụng hơn
  7. duyanag

    duyanag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tết Nguyên đán Đinh Hợi 2007: Sẽ sôi động nhất từ trước tới nay
    Tết Nguyên đán Đinh Hợi 2007 sắp đến được dự đoán sẽ diễn ra tại An Giang trong không khí sôi động nhất từ trước tới nay, nhất là ở các trung tâm đô thị. Trước mắt, tại Long Xuyên sẽ có hai siêu thị cao cấp đi vào hoạt động. Đó là Trung tâm Thương mại Long Xuyên do 4 đơn vị kinh tế lớn gồm Saigon Co-opmart, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Agimex và Afiex cùng hợp tác đầu tư. Kế đó là siêu thị Nguyễn Huệ với chuyên ngành hàng kim khí điện máy, điện lạnh cùng tham gia phục vụ người tiêu dùng bắt đầu từ trước Tết.
    Năm nay, An Giang cũng sẽ bắn pháo hoa mừng xuân mới và tổ chức các hoạt động đón năm mới trong khí thế hào hứng để khởi động một năm đầy hy vọng và tăng tốc phát triển.
    Theo www.angiang.gov.vn
  8. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Tui ít có điều kiện đi du lịch An Giang lắm, đặc biệt là các thắng cảnh của các ngọn núi hùng vĩ An Giang: núi Sam, núi Cấm,.....
    Pà con ai có tất cả các hình ảnh của tất cả các núi này thì post lên để dân Miền Tây của các tỉnh khác thưởng thức nhé.
  9. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Nhắc tới An Giang là tui lại nhớ 1 bài vọng cổ mà hồi nhỏ tui rất khoái nghe, đó là bài Chợ Mới.
    Pác nào hát được chỉ tui hát dí, tui khoái chứ tui hát ko được...
    Chợ Mới
    [ Nói lối ]
    Nữ : Cái chợ có hồi nào và bao nhiêu tuổi.
    Mà ai cũng bảo rằng Chợ Mới quê hưong.
    Nam: Ở nơi đó tôi có một người thương
    Cứ chiều chiều nàng ra bờ sông giặt áo.
    [ Lý con sáo Gò Công ]
    Nữ : Ra bờ sông như hẹn lứa đôi
    Mang áo phơi cho anh nhìn
    Mà tình em mong người ơi
    Sao nước trôi suôi dòng sông lững lờ.
    Nam: Trông bờ sông anh hẹn với em
    Mai mốt đây đem cau trầu
    Nhờ người se duyên tình ta
    Em chớ lo thêm buồn
    Anh đã thưa cùng mẹ cha
    Nữ : Duyên chúng ta muôn đời
    Như nước trên dòng đừng vơi.
    [ Vọng cổ ]
    [1] Nam: Chúng tôi yêu nhau đã sáu năm rồi mà chưa thành chồng thành vợ. Cha thì gật đầu, Mẹ lại quay ngang rồi bảo: Thằng Tâm cái tính cộc cằn sợ sau này con Hồng bị nó ăn hiếp. Nên bà còn dùng dằng chưa chịu cho hai đứa cùng nhau kết nghĩa châu ... trần. Làng xóm bàn tới bàn lui anh buồn thiệt là buồn.
    Nữ : Từ cái bữa nhà anh qua dạm hỏi, thấy mẹ lắc đầu , em cũng thôi giặt áo ở bờ sông.
    Nam: Hôm có lịnh tòng quân ...
    Nữ : Sao anh không cho em biết?
    Nam: Anh cũng sợ cái lắc đầu và một tiếng không, rồi mình cũng ngó mông nói chuyện lòng vòng, chỉ gợi buồn cho người đi kẻ ở.
    [2] Nữ : Mấy hôm sau mới hay anh đi bộ đội, em chạy xuống Long Xuyên rồi lên Châu Đốc, nhìn những chỗ tiễn quân xác pháo còn rải rác, mà bóng người thương chẳng biết đâu tìm. Những bữa nhớ anh, em giả đò đi chợ, ghé nhà thăm hai bác cho đỡ buồn. Nghe bác nói: Thằng Tâm thư nào cũng nhắc, hỏi con Hồng có chồng ở đâu chưa? Đọc thư anh em mừng muốn khóc và không biết chừng nàomình mới được gần nhau. Bến sông xưa lững lờ con nước lớn, em đợi anh về sẽ giặt áo ở bờ sông.
    [ Nói lối ]
    Nam: Anh vẫn nhớ em dù tụi mình chưa hẹn
    Anh sửa cái tánh cộc cằn để mẹ quý em yêu
    Đêm qua phà Cần Thơ anh nhìn theo con nước lớn
    Có dòng nước nào về Chợ Mới để thăm em.
    [ Lý trăng soi ]
    Nữ : Ơi! Dòng sông mang nước đi nơi nào
    Có về quê em ghé thăm đôi điều
    Rằng: Anh nhớ thương em nhiều
    Nam: Trông vời xa
    Dường như trông thấy chiếc áo nàng phơi
    Dòng sông Chợ Mới người ơi!
    Thương nhớ hoài dù chưa hẹn trầu cau.
    [ Vọng cổ ]
    [5] Nữ : Rồi gặp anh Hai, ảnh bảo anh bây giờ làm Thượng sĩ, tánh nết hiền lành được đồng đội thương , dân quý. Nghe nói chưa tròn câu, chiếc ngoái trầu trên tay ngừng lại, nhìn vào mắt em mẹ sung sướng vui ... cười. Nhờ đi bộ đội mà thằng Tâm nay đã nên người. Nếu nó chưa có nơi nào gá nghĩa, khi nó về Mẹ làm đám cưới cho con. Em chạy vội ra sau hai bàn tay ôm mặt, nước mắt thương chờ chảy mãi giữa lòng son. Chợ Mới đón anh người rể mới, còn buồn không anh sao chẳng thấy anh về.
    [6] Nam: Tuy có buồn nhưng anh không dán giận, bởi cha mẹ nào cũng vì hạnh phúc của con. Lỡ một lần se duyên nếu không phải bến là trọn đời chỉ chuốt khổ mà thôi.
    Anh chưa về vì biên cương còn bóng giặc, chớ nhớ em nhiều nhớ Chợ Mới thủy chung. Nhớ mẹ hiền lành nhưng lòng khẳng khái, nhớ bến sông xưa, em giặt áo buổi trưa hè.
    Nữ : Tết này em sẽ ra thăm anh ngoài ấy, mẹ đã bằng lòng em không còn sợ mất anh.
    Nam: Hơn năm mươi năm chợ mình vẫn là Chợ Mới, chỉ sáu năm chờ có lâu lắm đâu em.
    Tác giả:Trọng Nguyễn
  10. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Nghe tạm Trọng Hữu và Trinh Trinh hát:
    http://www.youtube.com/watch?v=5HT_t-XW0_U
    Hay thiệt...

Chia sẻ trang này