1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AN GIANG - Xưa và Nay...(Toàn cảnh Long Xuyên & phong cảnh An Giang)

Chủ đề trong 'An Giang' bởi Rochester, 30/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    AN GIANG - Xưa và Nay...(Toàn cảnh Long Xuyên & phong cảnh An Giang)

    Địa lý:

    Diện tích: 3.424 km2. Dân số (01/04/1999): 2.049.039 người. Tỉnh lỵ: Thành phố Long Xuyên. Các huyện: Thị xã Châu Ðốc, huyện Chợ mới, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Thoại Sơn. Dân tộc: Việt (Kinh chiếm 92%), Khmer (5%), Chăm (1,5%), Hoa (1,5%)...

    An Giang là một tỉnh miền Tây Nam bộ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía đông và đông bắc An Giang giáp đồng Tháp, phía đông nam giáp Cần Thơ, phía nam và tây nam giáp Kiên Giang, phía tây giáp Cam Pu Chia. Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30 km, rộng 13 km. Ðó là đám bảy núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Ðốc đến Hà Tiên.

    An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27 ° C, cao nhất từ 35 - 36 ° C vào tháng 4 và tháng 5, thấp nhất từ 20 - 21 ° C vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1.400 - 1.500 mm, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm An Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ 2,5 tháng đến 5 tháng và hình thành "mùa nước nổi".

    An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây lúa còn trồng bắp, đậu nành và nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá, tôm... An Giang còn nỗi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Ðốc, mộc chợ Thủ, bánh phồng Phú Tân, khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Ðặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.

    Thành phố Long Xuyên trên hữu ngạn sông Hậu, cách Sài Gòn 189 km, được hình thành vào đầu thế kỷ 19. An Giang được nhiều du khách biết đến với các danh lam thắng cảnh: Núi Sam, Chùa Bà Chúa Xứ, núi Cấm, hệ thống hang động Thủy Ðài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn Viên Cô Tô.


    ====~~
    Rochester





    Được cobehanoi84 sửa chữa / chuyển vào 14:09 ngày 14/01/2003
  2. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Danh lam thắng cảnh:
    Khu Du Lịch Núi Cấm (Huyện Tịnh Biên): Cách thị xã Châu Đốc 30 km, là một ngọn trong dãy "Thất Sơn" hùng vĩ của An Giang, trong đó có núi Cấm cao 710 m. Đường đi lên dốc núi thoải mái dễ đi, trên sườn núi có nhiều cảnh đẹp như suối Thanh Lang, động Thủy Liêm, hang Vồ Bồ Hong, vườn cây ăn quả, đặc biệt khí hậu ở núi Cấm rất mát mẻ. Đến khu du lịch núi Cấm, du khách sẽ được tham quan thắng cảnh núi non, hồ chứa nước Otuka Sa, thảm cỏ xanh tươi.

    Khu Du Lịch Núi Sam: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, phía tây thị xã Châu Đốc. Từ thị xã Long Xuyên đến thị xã Châu Đốc 56 km theo đường liên tỉnh 10 đi 5 km nữa thì đến núi Sam. Núi Sam cao 284 m nằm giữa cánh đồng, có đường đá trải nhựa dài 5 km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng núi Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Campuchia. Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngã lên xuống, ít cây cổ thụ.
    Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, và miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng. Đặc biệt dưới chân núi còn có lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức đối với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào các con kênh quan trọng trong tỉnh An Giang: kinh Vĩnh Tế dài 90 km nối sông Hậu đến Hương Thành (Hà Tiên) đổ ra biển Thái Lan; kinh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi quân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858).
    Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam bộ. Nơi đây còn có miếu thờ bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, vườn Tao Ngộ, đồi Bạch Vân... Đây là khu du lịch nổi tiếng cả vùng Nam bộ
    ====~~
    Rochester
  3. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Danh lam thắng cảnh:
    Khu Du Lịch Núi Cấm (Huyện Tịnh Biên): Cách thị xã Châu Đốc 30 km, là một ngọn trong dãy "Thất Sơn" hùng vĩ của An Giang, trong đó có núi Cấm cao 710 m. Đường đi lên dốc núi thoải mái dễ đi, trên sườn núi có nhiều cảnh đẹp như suối Thanh Lang, động Thủy Liêm, hang Vồ Bồ Hong, vườn cây ăn quả, đặc biệt khí hậu ở núi Cấm rất mát mẻ. Đến khu du lịch núi Cấm, du khách sẽ được tham quan thắng cảnh núi non, hồ chứa nước Otuka Sa, thảm cỏ xanh tươi.

    Khu Du Lịch Núi Sam: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, phía tây thị xã Châu Đốc. Từ thị xã Long Xuyên đến thị xã Châu Đốc 56 km theo đường liên tỉnh 10 đi 5 km nữa thì đến núi Sam. Núi Sam cao 284 m nằm giữa cánh đồng, có đường đá trải nhựa dài 5 km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng núi Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Campuchia. Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngã lên xuống, ít cây cổ thụ.
    Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, và miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng. Đặc biệt dưới chân núi còn có lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức đối với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào các con kênh quan trọng trong tỉnh An Giang: kinh Vĩnh Tế dài 90 km nối sông Hậu đến Hương Thành (Hà Tiên) đổ ra biển Thái Lan; kinh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi quân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858).
    Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam bộ. Nơi đây còn có miếu thờ bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, vườn Tao Ngộ, đồi Bạch Vân... Đây là khu du lịch nổi tiếng cả vùng Nam bộ
    ====~~
    Rochester
  4. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử:
    An Giang thuộc Thủy Chân Lạp, được vua Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) để đền ơn lập mình lên vua và giúp dẹp nội loạn.
    Năm Đinh Sửu 1757, đất An Giang thuộc ba đạo: Đạo Đông Khẩu (xứ Sa Đéc), đạo Tân Châu (xứ Cù Lao ở Hậu Giang) và đạo Châu Đốc (xứ Châu Đốc ở Hậu Giang). Tất cả ba đạo đều thuộc dinh Long Hồ. Nam Kỳ, thời các chúa Nguyễn được chia làm bốn dinh, ba dinh kia là Trấn Biên tức Biên Hòa, Phiên Trấn tức Gia Định và Trấn Định tức Định Tường. Năm 1805, Gia Long chia Nam Kỳ làm năm trấn, lúc đó đất An Giang và Vĩnh Long họp thành trấn Vĩnh Thanh.

    Năm 1832, Minh Mạng đổi các trấn thành tỉnh và Nam Kỳ gọi là Gia Định. An Giang trở thành tỉnh riêng gồm hai phủ Tuy Biên, Tân Thành và bốn huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An dưới quyền cai trị của tổ đốc An - Hà (An Giang - Hà Tiên). Thời Pháp thuộc, đất An Giang bị chia ra thuộc sáu tỉnh mới: Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc.
    Khi quân Pháp tiến chiếm các tỉnh miền Tây thì người dân An Giang đã theo hai anh hùng Võ Duy Dương và Trần Văn Thành kháng chiến. Các đồn bót của giặc quanh vùng Long Xuyên không bao giờ yên ổn với các cuộc tấn công của nghĩa quân.

    Năm 1910 một số nhà cách mạng Đông Kinh Nghĩa Thục bị Pháp đày an trí tại miền Nam, trong số này có hai ông Lê Đại, Dương Bá Trạc bị đưa về Long Xuyên. Nhưng sau đó hai ông vẫn bí mật hoạt động, mở trường dạy học, truyền bá tinh thần yêu nước đến thanh niên.
    Năm 1914, anh hùng Lương Ngọc Quyến xuống miền Nam để liên lạc với những người yêu nước, ông vào Sài Gòn rồi xuống Long Xuyên tiếp xúc với bạn cũ là Dương Bá Trạc và gặp cả tên Nguyễn Bá Trác, bạn học ở Nhật. Lúc bấy giờ, tên này đã lén lút làm điềm chỉ cho quân Pháp; sau đó, hắn đã bảo cho Pháp chận đường Lương Ngọc Quyến ở biên giới Lào - Campuchia nhưng không thành.

    Tháng 8 - 1862, triều đình Tự Đức nhu nhược muốn hàng quân Pháp nên ra lệnh Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành (người làng Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú) mang quân đi bắt anh hùng Võ Duy Dương. Thay vì mở cuộc hành quân, ông đến bản dinh Thiên Hộ Dương một mình cho xem chiếu chỉ và giúp ý kiến chiêu mộ thêm nghĩa quân đợi ngày khởi nghĩa. Năm 1863, anh hùng Nguyễn Hữu Huân lui quân từ Định Tường về Châu Đốc, tiếp tục hoạt động, kêu gọi mọi người tham gia kháng chiến.
    Tháng 6 năm 1867, đại quân thủy bộ của De la Grandière kéo đến tỉnh. Tổng đốc Châu Đốc lập kế hoạch bắt cóc bọn quan Pháp nhưng thất bại. Thành Châu Đốc lọt vào tay giặc. Anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn đưa nghĩa quân chiếm giữ vùng Lăng Linh làm căn cứ "đoàn binh Gia Nghị", rồi tiến đánh các đồn trại của giặc quanh vùng Châu Đốc và Long Xuyên. Năm 1872, ông chiếm khu rừng "Bảy Thưa" (thuộc làng Tú Tề), đánh Pháp quyết liệt ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Chắc Cà Đao. Ngày 20 tháng 2 năm 1873, nhờ Trần Bá Lộc hướng dẫn, đại binh Pháp tấn công rừng "Bảy Thưa", anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn tử trận.

    Trên bước đường đấu tranh cứu nước, nhiều nhà cách mạng đã xuống các tỉnh miền Nam và đến Châu Đốc để liên lạc với những người yêu nước. Năm 1904, anh hùng Phan Bội Châu ghé quận Châu Phú; năm 1909, ông Cường Để từ Mỹ Tho đến quận Tân Châu, rồi sang Cao Lãnh...
    Năm1940, ảnh hưởng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo lan rộng khắp nơi ở miền Nam, trở thành một phong trào quốc gia dân tộc khiến quân Pháp nao núng. Chúng liền bắt đức thầy Huỳnh Phú Sổ mang về Sài Gòn, sau đó đem về quản thúc tại Bạc Liêu. Ở bất cứ đâu, đức thầy vẫn tiếp tục truyền rộng trong quần chúng. Đầu năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, đức thầy thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội để tranh thủ nền độc lập cho Việt Nam.
    ====~~
    Rochester
  5. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử:
    An Giang thuộc Thủy Chân Lạp, được vua Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) để đền ơn lập mình lên vua và giúp dẹp nội loạn.
    Năm Đinh Sửu 1757, đất An Giang thuộc ba đạo: Đạo Đông Khẩu (xứ Sa Đéc), đạo Tân Châu (xứ Cù Lao ở Hậu Giang) và đạo Châu Đốc (xứ Châu Đốc ở Hậu Giang). Tất cả ba đạo đều thuộc dinh Long Hồ. Nam Kỳ, thời các chúa Nguyễn được chia làm bốn dinh, ba dinh kia là Trấn Biên tức Biên Hòa, Phiên Trấn tức Gia Định và Trấn Định tức Định Tường. Năm 1805, Gia Long chia Nam Kỳ làm năm trấn, lúc đó đất An Giang và Vĩnh Long họp thành trấn Vĩnh Thanh.

    Năm 1832, Minh Mạng đổi các trấn thành tỉnh và Nam Kỳ gọi là Gia Định. An Giang trở thành tỉnh riêng gồm hai phủ Tuy Biên, Tân Thành và bốn huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An dưới quyền cai trị của tổ đốc An - Hà (An Giang - Hà Tiên). Thời Pháp thuộc, đất An Giang bị chia ra thuộc sáu tỉnh mới: Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc.
    Khi quân Pháp tiến chiếm các tỉnh miền Tây thì người dân An Giang đã theo hai anh hùng Võ Duy Dương và Trần Văn Thành kháng chiến. Các đồn bót của giặc quanh vùng Long Xuyên không bao giờ yên ổn với các cuộc tấn công của nghĩa quân.

    Năm 1910 một số nhà cách mạng Đông Kinh Nghĩa Thục bị Pháp đày an trí tại miền Nam, trong số này có hai ông Lê Đại, Dương Bá Trạc bị đưa về Long Xuyên. Nhưng sau đó hai ông vẫn bí mật hoạt động, mở trường dạy học, truyền bá tinh thần yêu nước đến thanh niên.
    Năm 1914, anh hùng Lương Ngọc Quyến xuống miền Nam để liên lạc với những người yêu nước, ông vào Sài Gòn rồi xuống Long Xuyên tiếp xúc với bạn cũ là Dương Bá Trạc và gặp cả tên Nguyễn Bá Trác, bạn học ở Nhật. Lúc bấy giờ, tên này đã lén lút làm điềm chỉ cho quân Pháp; sau đó, hắn đã bảo cho Pháp chận đường Lương Ngọc Quyến ở biên giới Lào - Campuchia nhưng không thành.

    Tháng 8 - 1862, triều đình Tự Đức nhu nhược muốn hàng quân Pháp nên ra lệnh Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành (người làng Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú) mang quân đi bắt anh hùng Võ Duy Dương. Thay vì mở cuộc hành quân, ông đến bản dinh Thiên Hộ Dương một mình cho xem chiếu chỉ và giúp ý kiến chiêu mộ thêm nghĩa quân đợi ngày khởi nghĩa. Năm 1863, anh hùng Nguyễn Hữu Huân lui quân từ Định Tường về Châu Đốc, tiếp tục hoạt động, kêu gọi mọi người tham gia kháng chiến.
    Tháng 6 năm 1867, đại quân thủy bộ của De la Grandière kéo đến tỉnh. Tổng đốc Châu Đốc lập kế hoạch bắt cóc bọn quan Pháp nhưng thất bại. Thành Châu Đốc lọt vào tay giặc. Anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn đưa nghĩa quân chiếm giữ vùng Lăng Linh làm căn cứ "đoàn binh Gia Nghị", rồi tiến đánh các đồn trại của giặc quanh vùng Châu Đốc và Long Xuyên. Năm 1872, ông chiếm khu rừng "Bảy Thưa" (thuộc làng Tú Tề), đánh Pháp quyết liệt ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Chắc Cà Đao. Ngày 20 tháng 2 năm 1873, nhờ Trần Bá Lộc hướng dẫn, đại binh Pháp tấn công rừng "Bảy Thưa", anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn tử trận.

    Trên bước đường đấu tranh cứu nước, nhiều nhà cách mạng đã xuống các tỉnh miền Nam và đến Châu Đốc để liên lạc với những người yêu nước. Năm 1904, anh hùng Phan Bội Châu ghé quận Châu Phú; năm 1909, ông Cường Để từ Mỹ Tho đến quận Tân Châu, rồi sang Cao Lãnh...
    Năm1940, ảnh hưởng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo lan rộng khắp nơi ở miền Nam, trở thành một phong trào quốc gia dân tộc khiến quân Pháp nao núng. Chúng liền bắt đức thầy Huỳnh Phú Sổ mang về Sài Gòn, sau đó đem về quản thúc tại Bạc Liêu. Ở bất cứ đâu, đức thầy vẫn tiếp tục truyền rộng trong quần chúng. Đầu năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, đức thầy thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội để tranh thủ nền độc lập cho Việt Nam.
    ====~~
    Rochester
  6. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Di tích:
    Di Tích Lịch Sử Quản Cơ Trần Văn Thành: Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành thuộc xã Thạch Mỹ Tây, huyện Châu Phú, nằm giữa đồng lúa Lạng Vinh, bên bờ kinh Xáng Vinh Tre (kinh Tri Tôn), cách thành phố Long Xuyên khoảng 50 km. Đền thờ do ông Trần Văn Nhu, con trai cả ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng năm 1897, sau 20 năm từ ngày ông Trần Văn Thành hy sinh trong một trận chiến đấu chống quân Pháp. Đền thờ là nơi tưởng nhớ người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa vào năm 1867 - 1873 và còn là nơi tập hợp nhân dân và tín hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.

    Lăng Thoại Ngọc Hầu: Là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam (Châu Đốc - An Giang). Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân. Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829), một danh tướng nổi danh của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25/11/1761 tại Diên Phước, Tỉnh Quảng Nam, được phong tước Ngọc Hầu và mất ngày 06/06/1829. Ông là người đã chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà... để phát triển nông nghiệp và mở đường từ Châu Đốc đi núi Sam, Châu Đốc đi Lò Gò và Sóc Trăng. Ông có công lớn trong việc mở mang khai phá nhiều vùng đất phía Tây Nam tổ quốc.
    Toàn bộ khu lăng tẩm kết thành một khối kiến trúc hài hòa, bao bọc xung quanh là bức tường dày đều đặn các bậc xây bằng đá ong. Khu chính giữa gồm lăng mộ của hai bà vợ. Bên phải khu mộ là những ngôi mộ vô danh của dân công khi theo ông khai hoang, lập ấp, đào kênh Vĩnh Tế.
    Ngoài ra, sau phần mộ của Thoại Ngọc Hầu có tấm bia "Vĩnh Tế Sơn" bằng đá sa thạch, khắc 730 chữ được dựng từ năm 1828, 4 năm sau khi đào kênh Vĩnh Tế. Lăng Thoại Ngọc Hầu được hoàn thành vào cuối những năm 20 của thế kỷ 19. Trải qua bao năm tháng, lăng vẫn còn nét uy nghi diễm lệ, là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Để ghi công ơn Thoại Ngọc Hầu, hàng năm đến ngày 6/6 âm lịch, nhân dân quanh vùng đến làm lễ tưởng niệm ông.
    Cuối cùng, chúng ta không thể không nhắc đến nhà lưu niệm cố chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đây là một ngôi nhà gỗ đơn giản tại làng Mỹ Hoà Hưng - cách Long Xuyên 3km (theo đường chim bay). Một điều khá thú vị là nếu muốn tới thăm nhà lưu niệm thì phải đi bằng thuyền trên sông Hậu. Trên đường, khách du lịch sẽ được ngắm những khu vườn tuyệt đẹp ở hai bên bờ sông.
    ====~~
    Rochester
  7. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Di tích:
    Di Tích Lịch Sử Quản Cơ Trần Văn Thành: Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành thuộc xã Thạch Mỹ Tây, huyện Châu Phú, nằm giữa đồng lúa Lạng Vinh, bên bờ kinh Xáng Vinh Tre (kinh Tri Tôn), cách thành phố Long Xuyên khoảng 50 km. Đền thờ do ông Trần Văn Nhu, con trai cả ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng năm 1897, sau 20 năm từ ngày ông Trần Văn Thành hy sinh trong một trận chiến đấu chống quân Pháp. Đền thờ là nơi tưởng nhớ người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa vào năm 1867 - 1873 và còn là nơi tập hợp nhân dân và tín hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.

    Lăng Thoại Ngọc Hầu: Là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam (Châu Đốc - An Giang). Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân. Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829), một danh tướng nổi danh của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25/11/1761 tại Diên Phước, Tỉnh Quảng Nam, được phong tước Ngọc Hầu và mất ngày 06/06/1829. Ông là người đã chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà... để phát triển nông nghiệp và mở đường từ Châu Đốc đi núi Sam, Châu Đốc đi Lò Gò và Sóc Trăng. Ông có công lớn trong việc mở mang khai phá nhiều vùng đất phía Tây Nam tổ quốc.
    Toàn bộ khu lăng tẩm kết thành một khối kiến trúc hài hòa, bao bọc xung quanh là bức tường dày đều đặn các bậc xây bằng đá ong. Khu chính giữa gồm lăng mộ của hai bà vợ. Bên phải khu mộ là những ngôi mộ vô danh của dân công khi theo ông khai hoang, lập ấp, đào kênh Vĩnh Tế.
    Ngoài ra, sau phần mộ của Thoại Ngọc Hầu có tấm bia "Vĩnh Tế Sơn" bằng đá sa thạch, khắc 730 chữ được dựng từ năm 1828, 4 năm sau khi đào kênh Vĩnh Tế. Lăng Thoại Ngọc Hầu được hoàn thành vào cuối những năm 20 của thế kỷ 19. Trải qua bao năm tháng, lăng vẫn còn nét uy nghi diễm lệ, là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Để ghi công ơn Thoại Ngọc Hầu, hàng năm đến ngày 6/6 âm lịch, nhân dân quanh vùng đến làm lễ tưởng niệm ông.
    Cuối cùng, chúng ta không thể không nhắc đến nhà lưu niệm cố chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đây là một ngôi nhà gỗ đơn giản tại làng Mỹ Hoà Hưng - cách Long Xuyên 3km (theo đường chim bay). Một điều khá thú vị là nếu muốn tới thăm nhà lưu niệm thì phải đi bằng thuyền trên sông Hậu. Trên đường, khách du lịch sẽ được ngắm những khu vườn tuyệt đẹp ở hai bên bờ sông.
    ====~~
    Rochester
  8. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội:
    Lễ Hội Bà Chúa Xứ (Lễ Vía Bà): Đây là lễ hội dân gian lớn nhất của Nam bộ, được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23 đến 27 tháng 4 âm lịch. Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo tỉnh lộ số 10 từ Long xuyên lên Châu Đốc, rẽ vào 7 km rồi tới núi Sam, hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống. Trong ngày lễ còn có múa bóng hát bội... Từ đêm 23 mọi người đã tập về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm. Phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.
    Lễ Vía Bà hàng năm thu hút rất đông khách thập phương đến, vừa để tham dự lễ hội dân gian, xin cầu tài cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp của núi Sam, của các di tích như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An.

    Hội Đền Nguyễn Trung Trực: Đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới. Ông là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam bộ, với chiến thắng vang dội là đã đánh chìm một tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo (thế kỷ 19). Lễ hội mở ra vào ngày 18, ngày 19 tháng 10 âm lịch hàng năm để tưởng niệm và ghi nhớ công lao của ông. Sau lễ cúng và lễ tưởng niệm là đến mục diễn lại trận đánh con tàu trên. Hội thường tổ chức chơi cờ tướng, bơi thuyền và nhiều trò vui khác.

    Lễ Hội Chol ChNam Thmay: Là lễ năm mới, lễ Tết lớn nhất của người Khmer Nam bộ (tương tự như Tết Nguyên Đán của người Việt), được tổ chức vào ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch tại chùa và ở gia đình. Lễ hội có ý nghĩa tống tiễn mùa nắng hạn, bước sang thời kỳ có mưa để làm mùa. Bà con làm lễ tiễn đưa Têvêda (Thần coi sóc) cũ, đón Têvêda mới. Trong dịp này, ngoài cúng lễ bà con thăm hỏi còn chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên, tham dự các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa... Trai gái trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê...

    Lễ Đôn Ta (Lễ Cúng Ông Bà): Lễ Đôn Ta được tổ chức từ ngày 1 đến 15 tháng 10 âm lịch tại vùng đồng bào Khmer Nam Bộ sinh sống. Đây là ngày lễ ông bà (như Tết Thanh Minh của người Việt). Trong những ngày lễ này, nhân dân mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến lễ chùa. Sau đó tổ chức ăn uống tại gia đình.

    Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji): Là lễ hội của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7 đến 10 tháng 12 (hồi lịch) tại các thánh đường Hồi giáo. Hàng năm ở An Giang lễ hội Hát Gi diễn ra tại chùa Chăm Châu Giang xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân.
    Vào ngày lễ, toàn thể tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại sự tích ngày thánh Lbrôhim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi đọc kinh Coran và chấm giải nhất cho ai đọc hay và thông suốt. Sau phần hành lễ, người Chăm thường tổ chức các cuộc vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát, đua ghe... Giống như Tết của người Việt, đây là dịp để mọi người thăm viếng, vui chơi và chúc mừng, cầu nguyện điều lành cho nhau.

    Lễ Hội Đua Bò Của Dân Tộc Khmer: Lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Khmer ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, nơi nuôi nhiều bò làm sức kéo nhất ở tỉnh An Giang. Sân đua bò thường là một khu đất rộng khoảng 60 m và dài khoảng 170 m, được bao bởi bờ đất cao, đồng thời là nơi dành cho khán giả ngồi hay đứng. Phía dưới là đường đua dài khoảng 90 m, rộng khoảng 4m, hai đầu đặt điểm xuất phát và đích đến.
    Vào ngày hội, từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặt biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm 1 tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Mỗi đôi bò được đều khiển bằng 2 nài: nài chính và nài phụ. Nài chính đều khiển đua bò đứng trên bàn đạp, cầm cương và gậy thúc bò chạy nhanh. Trước và sau mỗi lượt đua bò, bò được săn sóc cẩn thận. Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ Đôn Ta (lễ cúng ông bà), ngày cuối cùng của tháng 10 âm lịch của Khmer (năm 1998 tương ứng với ngày chủ nhật 20/09/1998 dương lịch, trước chùa Khner Cốt Rômiết thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn).
    ====~~
    Rochester
  9. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội:
    Lễ Hội Bà Chúa Xứ (Lễ Vía Bà): Đây là lễ hội dân gian lớn nhất của Nam bộ, được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23 đến 27 tháng 4 âm lịch. Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo tỉnh lộ số 10 từ Long xuyên lên Châu Đốc, rẽ vào 7 km rồi tới núi Sam, hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống. Trong ngày lễ còn có múa bóng hát bội... Từ đêm 23 mọi người đã tập về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm. Phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.
    Lễ Vía Bà hàng năm thu hút rất đông khách thập phương đến, vừa để tham dự lễ hội dân gian, xin cầu tài cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp của núi Sam, của các di tích như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An.

    Hội Đền Nguyễn Trung Trực: Đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới. Ông là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam bộ, với chiến thắng vang dội là đã đánh chìm một tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo (thế kỷ 19). Lễ hội mở ra vào ngày 18, ngày 19 tháng 10 âm lịch hàng năm để tưởng niệm và ghi nhớ công lao của ông. Sau lễ cúng và lễ tưởng niệm là đến mục diễn lại trận đánh con tàu trên. Hội thường tổ chức chơi cờ tướng, bơi thuyền và nhiều trò vui khác.

    Lễ Hội Chol ChNam Thmay: Là lễ năm mới, lễ Tết lớn nhất của người Khmer Nam bộ (tương tự như Tết Nguyên Đán của người Việt), được tổ chức vào ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch tại chùa và ở gia đình. Lễ hội có ý nghĩa tống tiễn mùa nắng hạn, bước sang thời kỳ có mưa để làm mùa. Bà con làm lễ tiễn đưa Têvêda (Thần coi sóc) cũ, đón Têvêda mới. Trong dịp này, ngoài cúng lễ bà con thăm hỏi còn chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên, tham dự các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa... Trai gái trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê...

    Lễ Đôn Ta (Lễ Cúng Ông Bà): Lễ Đôn Ta được tổ chức từ ngày 1 đến 15 tháng 10 âm lịch tại vùng đồng bào Khmer Nam Bộ sinh sống. Đây là ngày lễ ông bà (như Tết Thanh Minh của người Việt). Trong những ngày lễ này, nhân dân mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến lễ chùa. Sau đó tổ chức ăn uống tại gia đình.

    Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji): Là lễ hội của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7 đến 10 tháng 12 (hồi lịch) tại các thánh đường Hồi giáo. Hàng năm ở An Giang lễ hội Hát Gi diễn ra tại chùa Chăm Châu Giang xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân.
    Vào ngày lễ, toàn thể tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại sự tích ngày thánh Lbrôhim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi đọc kinh Coran và chấm giải nhất cho ai đọc hay và thông suốt. Sau phần hành lễ, người Chăm thường tổ chức các cuộc vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát, đua ghe... Giống như Tết của người Việt, đây là dịp để mọi người thăm viếng, vui chơi và chúc mừng, cầu nguyện điều lành cho nhau.

    Lễ Hội Đua Bò Của Dân Tộc Khmer: Lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Khmer ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, nơi nuôi nhiều bò làm sức kéo nhất ở tỉnh An Giang. Sân đua bò thường là một khu đất rộng khoảng 60 m và dài khoảng 170 m, được bao bởi bờ đất cao, đồng thời là nơi dành cho khán giả ngồi hay đứng. Phía dưới là đường đua dài khoảng 90 m, rộng khoảng 4m, hai đầu đặt điểm xuất phát và đích đến.
    Vào ngày hội, từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặt biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm 1 tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Mỗi đôi bò được đều khiển bằng 2 nài: nài chính và nài phụ. Nài chính đều khiển đua bò đứng trên bàn đạp, cầm cương và gậy thúc bò chạy nhanh. Trước và sau mỗi lượt đua bò, bò được săn sóc cẩn thận. Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ Đôn Ta (lễ cúng ông bà), ngày cuối cùng của tháng 10 âm lịch của Khmer (năm 1998 tương ứng với ngày chủ nhật 20/09/1998 dương lịch, trước chùa Khner Cốt Rômiết thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn).
    ====~~
    Rochester
  10. Rochester

    Rochester Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế:
    Dân chúng sinh sống trong tỉnh An Giang phần lớn là người Kinh, kế đến là người Việt gốc Khmer, gốc Chàm và gốc Trung Hoa. Các tôn giáo là đạo Phật, Hòa Hảo, Cao đài và Thiên Chúa.

    Nông nghiệp là nghề căn bản của đồng bào ta tại An Giang. Ngoài hoa màu chính là lúa gạo, còn có các loại nông sản phụ đáng kể là ngô, đậu xanh, các loại rau, các loại dưa, cầu (na), chuối, dừa, thuốc lá, dâu, thốt nốt... đường thốt nốt rất ngon.

    Núi Ba Thê có mỏ vỏ sò rất lớn. Vỏ sò tiện dùng trong nông nghiệp và chế biến thức ăn trong nuôi gia súc. Núi Sập có mỏ đá hoa cương dùng cho xây cất và tráng thạch dùng làm đồ trang sức.

    Những vùng gần sông ngòi, kinh rạch, dân ta hành nghề đánh cá, tôm , nuôi vịt và làm nước mắm, cá khô. Trước năm 1975, hai ngành đánh cá và nuôi gia súc phát triển mạnh trong tỉnh. Việc nuôi cá ở ao hồ rất phát đạt, nhất là nuôi cá tra. đặc biệt, vùng cù lao ông Chưởng có rất nhiều cá, tôm, nên miền Nam có câu ca dao:
    "Ba phe quạ nói với diều.
    Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm".
    "ông Chưởng" là tiếng gọi tắt chức "Chưởng dinh" của ông Nguyễn Hữu Cảnh khi đem quân đi dẹp giặc ở biên giới Việt - Miên, sau Miên Chúa phải đi cầu hòa. đây là cù lao lớn và trù phú nhất Long Xuyên, huyện Chợ Mới sầm uất như một tỉnh lỵ ở miền Tây. Ngoài ra nghề mộc làm bàn ghế, đóng ghe tàu và dệt vải cũng rất thịnh hành.

    Rừng núi Châu đốc mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh, đặt biệt là gỗ quý như: giáng hương, cao, gõ, mù u. Núi Sam và núi Trá Sư có đá tràng thạch, đá hoa cương và các loại đá dùng trong công nghiệp. Núi Dài, núi Cô Tô có mỏ đá hạt lóng lánh dùng làm trang sức. đá đem lại nguồn lợi rất lớn cho tỉnh. Châu đốc còn có ong mật, ong ruồi đem lại số lượng sáp ong, mật ong khá nhiều. Dân ta dùng lá ở các rừng tràm chế biến dầu nóng. Vùng rừng Thất Sơn có trên 150 loại cây làm thuốc nam.

    Hai sông Tiền, sông Hậu Giang có nhiều cá và dân chúng cũng nuôi thêm cá nước ngọt ở ao hồ. Rừng tràm có cá đồng, cá linh làm nước mắm ngon. Ai về Châu đốc cũng phải thưởng thức thổ sản là mắm Châu đốc ngon nổi tiếng.

    Trong các ngành nuôi gia súc, nghề nuôi bò thịnh hành nhất. Dân chúng hợp "chợ trâu bò" rất đông dưới chân núi Sam mỗi tháng ba lần. Tục ngữ có câu "mắm Châu đốc, dốc Nam Vang, bò Châu Giang, kinh Vĩnh Tế".

    Châu đốc có nhiều ao hồ thiên nhiên. đặc biệt là hồ "Bủng Bình Thiên" ở giữa Khánh Bình và Nhơn Hội, rộng trên 300 mẫu, có nhiều tôm cá.
    Ngoài ra dân chúng còn trồng thuốc lá, dâu tằm, dệt lụa, nhuộm hàng và các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp khác. Nghề trồng dâu nuôi tằm ỡ quận Tân Châu khá phổ biến. Việc nuôi tằm rất cực khi tầm ăn "ăn ba, ăn rỗi". Tục ngữ có câu "làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" là vậy. Tơ lụa lãnh Tân Châu nổi tiếng khắp nơi.
    ====~~
    Rochester
    Được sửa chữa bởi - rochester vào 01/06/2002 03:10

Chia sẻ trang này