1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AN GIANG - Xưa và Nay...(Toàn cảnh Long Xuyên & phong cảnh An Giang)

Chủ đề trong 'An Giang' bởi Rochester, 30/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TeThienDaiThanh

    TeThienDaiThanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Dù mình là người yêu quê hương mình biết bao nhưng khi đọc những bài, những dòng chữ, từng tấm ảnh này sao thấy quá thân quen sao lạ, ta cảm thấy nhớ nhung quá, nhớ da diết mái trường ngày xưa ta đi học, thèm được ăn một chút bún cá để mang hương vị quê hương vào lòng, để thấy lòng mình ấm lại, phải chăng khi ta gắn bó với một nơi nào đó thì hồn đất đã hóa thành hồn mình rồi !! Chẳng biết sao CBHN lại có tấm hình con đường đi học hằng ngày của tôi, biết ơn CBHN đã mang lại cho tôi cảm xúc này, cảm xúc của một người đêm nằm nhớ quê xa....
    Trong các bạn có ai đã từng đọc tập thơ "Quê Xa" chưa??(của một nhà thơ quê ở An Giang viết về An Giang nhưng tên gì thì quên rồi) tôi được đọc những giai điêụ thật mộc mạc nhưng tràn đầy tình cảm ấy trong xã hội kinh tế thị trường này mới thấy được trong lòng mình vẩn còn cái gì đó....một cái gì đó thật khó tả, phải chăng...phải chăng chính là tiếng lòng mình....sao thấy nhớ quê hương tha thiết........
    P/S: post xong bài này tôi phải lên xe đi về Châu Đốc ngay, chẳng biết sao lại thế nữa, chắc tại con tim mình muốn thế....khi nào cảm nhận được quê hương mình, tôi sẽ cho mọi người biết...
    To CoBeHaLoi: có muốn anh gởi cho một tập thơ quê xa để thưởng thức không cô bé, nhưng mà khi đọc xong cấm khóc nhé !!!
    [​IMG]
    Đã có những giấc mơ, đã có những nhớ nhung.......về em
  2. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Khu di tích lịch sử Tức Đụp - Long Xuyên


    Tức Dụp - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.
    Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
    Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.
    Hiện thực về sơn đạo thép
    Tây Nam Bộ là vùng đất mầu mỡ phù sa, lắm tôm nhiều cá.mọi thứ ở đây đều được thiên nhiên ưu đãi. Ðồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sỹ cộng sản. Khi bị ruồng bố nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng Trời Phật, nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng.
    Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Hà Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Campuchia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều đám cưới của bộ đội và du kích đã được tổ chức tại đây.
    Phát hiện ra Tức Dụp - đầu não của căn cứ cách mạng, Mỹ nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến cả vùng "trắng" sơ xác tang thương. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom ****, bom dầu, bom xăng... đến pháo bầy, pháo chụp, Tức Dụp không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.
    Du lịch Tức Dụp ngày nay
    Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng, nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh huyện Tri Tôn, cách biên giới Campuchia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. .Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà.
    Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.
    Nguồn tin: Sưu tầm

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  3. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Khu di tích lịch sử Tức Đụp - Long Xuyên


    Tức Dụp - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.
    Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
    Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.
    Hiện thực về sơn đạo thép
    Tây Nam Bộ là vùng đất mầu mỡ phù sa, lắm tôm nhiều cá.mọi thứ ở đây đều được thiên nhiên ưu đãi. Ðồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sỹ cộng sản. Khi bị ruồng bố nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng Trời Phật, nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng.
    Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Hà Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Campuchia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều đám cưới của bộ đội và du kích đã được tổ chức tại đây.
    Phát hiện ra Tức Dụp - đầu não của căn cứ cách mạng, Mỹ nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến cả vùng "trắng" sơ xác tang thương. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom ****, bom dầu, bom xăng... đến pháo bầy, pháo chụp, Tức Dụp không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.
    Du lịch Tức Dụp ngày nay
    Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng, nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh huyện Tri Tôn, cách biên giới Campuchia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. .Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà.
    Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.
    Nguồn tin: Sưu tầm

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  4. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Bia chua Bảy Núi - Tỉnh An Giang


    Bảy Núi (Thất Sơn) An Giang là xứ sở của cây thốt nốt. Trên đồng cát, trên sườn đồi, trong các phum sóc... nơi đâu cũng có cây thốt nốt.
    Lâu nay, nhiều người biết đến thốt nốt qua đặc sản đường thốt nốt với vị ngọt thanh, đậm đà hương thơm và vị béo được chế biến từ loại nước lấy ở loài hoa của cây làm nước giải khát. Thế nhưng, nếu có dịp về thăm Bảy Núi, đi vào các phum sóc, bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi được biết thêm giá trị 'ẩm thực' của nó qua đặc sản 'Tức thốt nốt chu'.
    Tức thốt nốt chu (tiếng Khmer có nghĩa là nước thốt nốt lên men chua qua quá trình ngâm ủ) một loại thức uống có gaz tự nhiên độc đáo của đồng bào Khmer Bảy Núi, An Giang, nhiều người Kinh trong vùng đã ưu ái gọi là bia chua Bảy Núi.
    Để chế biến, người ta lên tận núi cao chặt lấy một số sơn dược có tác dụng thông huyết bầm, thải độc rất tốt). Tất cả đem chặt nhỏ, phơi khô, cho vào cà om (chum, vại làm bằng đất nung). Sau đó, cho nước thốt nốt vào ủ với tỷ lệ bí truyền.
    Chứng kiến công đoạn chế biến này sẽ rất vui mắt. Từ khắp đáy cà om bọt sủi lăn tăn trồi lên liên tục. Khoảng một tuần lễ sau bọt sủi giảm dần, nước trong cà om trong lại... chính là lúc 'mẻ' bia chua đạt đến chuẩn xuất hàng.
    Với một chút hương đậm đà vốn có của loài cây, một thoáng vị chua pha chút ngọt thanh đặc trưng hòa quyện với chút lâng lâng của hơi men nhè nhẹ... đủ tạo cho bia chua Bảy Núi sức cuốn hút kỳ lạ ở người thưởng thức.
    Châu tộc người Khmer ở Ô lan (Tri Tôn) có thâm niên trong nghề cho biết 'Càng để lâu 'bia chua' càng đậm đà hương vị giống như thứ rượu nho của ngoại quốc. Và càng để lâu, thứ bia chua ngày càng trong vắt ấy lại nhuốm chút xanh lơ đặc trưng, đẹp mắt'
    Có dịp lai rai bia chua với thịt bò nướng chấm với Prahoc pha với trái cần thăng chín (đặc sản Bảy Núi) ta có cảm giác như đang đưa cái thú ẩm thực của mình du ngoạn qua vùng đất mới mà ở đó có lắm điều bất ngờ thú vị.
    Với khách hành hương đến với Bảy Núi, một ly bia chua pha loãng theo tỷ lệ 1/4 với nước thốt nốt nguyên chất sẽ là loại giải khát ngon miệng đến khó quên.
    Có dịp về Bảy Núi, sau khi thỏa mắt nhìn rừng thốt nốt bạt ngàn giữa điệp trùng đồi núi, xin mời bạn trải cảm giác của mình ra với bia chua để lòng say theo vũ khúc của cô sơn nữ Khmer đang tắm mình trong cung bậc bổng trầm của nhạc điệu lâm thôn truyền thống.
    Nguồn tin: Theo VHNT Ăn uống

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  5. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Bia chua Bảy Núi - Tỉnh An Giang


    Bảy Núi (Thất Sơn) An Giang là xứ sở của cây thốt nốt. Trên đồng cát, trên sườn đồi, trong các phum sóc... nơi đâu cũng có cây thốt nốt.
    Lâu nay, nhiều người biết đến thốt nốt qua đặc sản đường thốt nốt với vị ngọt thanh, đậm đà hương thơm và vị béo được chế biến từ loại nước lấy ở loài hoa của cây làm nước giải khát. Thế nhưng, nếu có dịp về thăm Bảy Núi, đi vào các phum sóc, bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi được biết thêm giá trị 'ẩm thực' của nó qua đặc sản 'Tức thốt nốt chu'.
    Tức thốt nốt chu (tiếng Khmer có nghĩa là nước thốt nốt lên men chua qua quá trình ngâm ủ) một loại thức uống có gaz tự nhiên độc đáo của đồng bào Khmer Bảy Núi, An Giang, nhiều người Kinh trong vùng đã ưu ái gọi là bia chua Bảy Núi.
    Để chế biến, người ta lên tận núi cao chặt lấy một số sơn dược có tác dụng thông huyết bầm, thải độc rất tốt). Tất cả đem chặt nhỏ, phơi khô, cho vào cà om (chum, vại làm bằng đất nung). Sau đó, cho nước thốt nốt vào ủ với tỷ lệ bí truyền.
    Chứng kiến công đoạn chế biến này sẽ rất vui mắt. Từ khắp đáy cà om bọt sủi lăn tăn trồi lên liên tục. Khoảng một tuần lễ sau bọt sủi giảm dần, nước trong cà om trong lại... chính là lúc 'mẻ' bia chua đạt đến chuẩn xuất hàng.
    Với một chút hương đậm đà vốn có của loài cây, một thoáng vị chua pha chút ngọt thanh đặc trưng hòa quyện với chút lâng lâng của hơi men nhè nhẹ... đủ tạo cho bia chua Bảy Núi sức cuốn hút kỳ lạ ở người thưởng thức.
    Châu tộc người Khmer ở Ô lan (Tri Tôn) có thâm niên trong nghề cho biết 'Càng để lâu 'bia chua' càng đậm đà hương vị giống như thứ rượu nho của ngoại quốc. Và càng để lâu, thứ bia chua ngày càng trong vắt ấy lại nhuốm chút xanh lơ đặc trưng, đẹp mắt'
    Có dịp lai rai bia chua với thịt bò nướng chấm với Prahoc pha với trái cần thăng chín (đặc sản Bảy Núi) ta có cảm giác như đang đưa cái thú ẩm thực của mình du ngoạn qua vùng đất mới mà ở đó có lắm điều bất ngờ thú vị.
    Với khách hành hương đến với Bảy Núi, một ly bia chua pha loãng theo tỷ lệ 1/4 với nước thốt nốt nguyên chất sẽ là loại giải khát ngon miệng đến khó quên.
    Có dịp về Bảy Núi, sau khi thỏa mắt nhìn rừng thốt nốt bạt ngàn giữa điệp trùng đồi núi, xin mời bạn trải cảm giác của mình ra với bia chua để lòng say theo vũ khúc của cô sơn nữ Khmer đang tắm mình trong cung bậc bổng trầm của nhạc điệu lâm thôn truyền thống.
    Nguồn tin: Theo VHNT Ăn uống

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  6. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Khô cá tra phồng - An Giang


    Khô cá tra phồng là đặc sản nổi tiếng của thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cá tra bắt về được ướp muối rồi sấy khô. Chỉ đơn giản thế, nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng của loài cá này đã làm nhiều thực khách lưu luyến khi có dịp thưởng thức.
    Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang là địa danh nổi tiếng cả nước về những đặc sản quý. An Giang có nhiều sáng tạo phong phú đa dạng về lĩnh vực văn hóa ẩm thực. Từ những món ăn dân dã, nhưng qua tài chế biến của nhân dân đã trở thành đặc sản, đậm đà hương vị quê nhà, ngon, lạ, bất ngờ... như mắm thái, mắm ruột , thịt rít trộn gỏi, địa long làm mắm, cháo đậu xanh tắc kè, thịt cóc lùi măng sậy, bò xào lá vang... Đặc biệt món 'khô cá tra phồng' đã làm nhiều thực khách lưu luyến khi có dịp thưởng thức.
    Sở dĩ khô có tên gọi 'cá tra phồng', là do làm bằng con cá tra sấy khô đem chiên, lớp da cá phồng lên, trông rất ngon mắt.
    Tôi có dịp tham quan lễ hội Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu và Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, được các bạn trong Hội văn nghệ Châu Đốc chiêu đãi hậu hĩ món 'khô cá tra phồng' tuyệt cú mèo! Gắp một miếng cho vào miệng nhai chậm rãi để thưởng thức hương vị vừa giòn, vừa béo, hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của nó mà không có loài cá nào khác có được. Muốn tra phồng ngon, không được nuôi bằng thức ăn tạp vì khi muối, cá sẽ bị ươn, thịt bủng. Còn cá tra nuôi thức ăn tốt, cá sẽ ngấm muối, sau khi sấy khô, thịt chắc nịch, mầu vàng bóng, miếng khô lóng lánh dưới ánh mặt trời, chưa ăn mà đã thấy thèm rồi.
    Cá muối lạt, khô dễ bị hỏng. Còn muối quá mặn, khô sẽ mất mùi cá, mầu khô bị muối lấn át, trông kém hấp dẫn. Khâu sấy khô rất quan trọng, đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật. Nếu sấy lửa quá nóng, mỡ bị tươm ra làm miếng khô hôi dầu. Ngược lại, lửa yếu, không đủ độ nóng, khô dễ bị ẩm mốc, thịt bở, kém ngon.
    Ai đã một lần bụng đói cồn cào, khi làm đồng về mệt, vào bếp giở nồi cơm nguội, sẵn miếng khô cá tra phồng, chậm rãi mà thưởng thức cái thơm lừng, béo ngậy đầy hấp dẫn của món khô cá tra phồng thì thật là 'An Giang cảnh trí mỹ miều - ta thương, ta nhớ, ta liều, ta đi'.
    Nguồn tin: evietonline.com

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  7. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Khô cá tra phồng - An Giang


    Khô cá tra phồng là đặc sản nổi tiếng của thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cá tra bắt về được ướp muối rồi sấy khô. Chỉ đơn giản thế, nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng của loài cá này đã làm nhiều thực khách lưu luyến khi có dịp thưởng thức.
    Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang là địa danh nổi tiếng cả nước về những đặc sản quý. An Giang có nhiều sáng tạo phong phú đa dạng về lĩnh vực văn hóa ẩm thực. Từ những món ăn dân dã, nhưng qua tài chế biến của nhân dân đã trở thành đặc sản, đậm đà hương vị quê nhà, ngon, lạ, bất ngờ... như mắm thái, mắm ruột , thịt rít trộn gỏi, địa long làm mắm, cháo đậu xanh tắc kè, thịt cóc lùi măng sậy, bò xào lá vang... Đặc biệt món 'khô cá tra phồng' đã làm nhiều thực khách lưu luyến khi có dịp thưởng thức.
    Sở dĩ khô có tên gọi 'cá tra phồng', là do làm bằng con cá tra sấy khô đem chiên, lớp da cá phồng lên, trông rất ngon mắt.
    Tôi có dịp tham quan lễ hội Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu và Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, được các bạn trong Hội văn nghệ Châu Đốc chiêu đãi hậu hĩ món 'khô cá tra phồng' tuyệt cú mèo! Gắp một miếng cho vào miệng nhai chậm rãi để thưởng thức hương vị vừa giòn, vừa béo, hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của nó mà không có loài cá nào khác có được. Muốn tra phồng ngon, không được nuôi bằng thức ăn tạp vì khi muối, cá sẽ bị ươn, thịt bủng. Còn cá tra nuôi thức ăn tốt, cá sẽ ngấm muối, sau khi sấy khô, thịt chắc nịch, mầu vàng bóng, miếng khô lóng lánh dưới ánh mặt trời, chưa ăn mà đã thấy thèm rồi.
    Cá muối lạt, khô dễ bị hỏng. Còn muối quá mặn, khô sẽ mất mùi cá, mầu khô bị muối lấn át, trông kém hấp dẫn. Khâu sấy khô rất quan trọng, đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật. Nếu sấy lửa quá nóng, mỡ bị tươm ra làm miếng khô hôi dầu. Ngược lại, lửa yếu, không đủ độ nóng, khô dễ bị ẩm mốc, thịt bở, kém ngon.
    Ai đã một lần bụng đói cồn cào, khi làm đồng về mệt, vào bếp giở nồi cơm nguội, sẵn miếng khô cá tra phồng, chậm rãi mà thưởng thức cái thơm lừng, béo ngậy đầy hấp dẫn của món khô cá tra phồng thì thật là 'An Giang cảnh trí mỹ miều - ta thương, ta nhớ, ta liều, ta đi'.
    Nguồn tin: evietonline.com

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  8. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Lá Vang Núi Sam - An Giang


    Nếu có dịp về miền Tây Nam Bộ thì chắc hẳn quý vị sẽ được thưởng thức món canh chua, một món ăn nổi tiếng của vùng sông nước Nam Bộ. Canh chua ở đây phong phú từ cách nấu đến nguyên liệu. Và quan trọng nhất là chất chua của nồi canh, nó quyết định nguyên liệu cho món canh chua.
    Món canh chua ngọt thì chất chua chính là từ chanh, và cá đi kèm là các lóc, cà mè vinh, cá bông... Lúc này, không cần đến các loại rau thường xuất hiện trong món canh chua như thơm, giá, bạc hà, rau nhút, đậu bắp... Ngoài chanh, me là chất chua phổ biến cho món canh chua, thì chất chua cho nồi canh còn tùy vào từng địa phương. Miền Bắc hay dùng trái sấu làm chất chua còn vùng sông nước Nam Bộ dùng trái bứa thay cho me đang váng cơm chưa đến mùa chín. Còn ở vùng Bảy Núi, An Giang thì bà con địa phương lại sử dụng một chất rất độc đáo cho món canh chua, đó là lá vang.
    Có thể nói đây là một sản vật địa phương. Lá vang tựa như lá bông giấy, thân dây, vị chua thường mọc ở vùng rừng núi. Theo người dân sống ở vùng Núi Sam - Châu Ðốc thì mùa lá vang cho hương vị ngon nhất là vào mùa mưa (tháng tư đến tháng mười âm lịch). Ðây cũng là mùa có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam nên món canh chua lá vang của bà con ở đây được đông đảo du khách khắp nơi biết đến qua các lần về Châu Ðốc vãn cảnh cúng Bà. Một điều khá thú vị là lá vang được hái ở sườn đông của Núi Sam thì lại cho hương thơm, vị chua ngon hơn lá vang được hái ở sườn tây. Có thể là lá vang mọc ở sườn đông được nhận những tia nắng ban mai của mặt trời nên có hương vị ngon hơn lá vang mọc ở sườn tây.
    Lá vang lại thường được nấu với thịt gà (được gọi là canh chua lá vang) hoặc thịt bò (được gọi là bò xào lá vang). Ðối với canh chua lá vang thì thịt gà được ướp gia vị cùng với sả, ớt, đậu phộng, xào cho thịt vừa chín tới, cho một phần lá vang xắt nhuyễn vào xào chung. Ðến khi thịt thật chín, cho thêm nước đun sôi vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho tiếp số lá vang còn lại vào và nhắc ngay nồi canh chua khỏi bếp. Số lá vang cho vào lúc đầu để tạo chất chua chính, phần lá vang cho vào lúc sau cùng vừa góp thêm phần chua vừa như món rau. Nên nét độc đáo của món canh chua lá vang là chất chua cũng chính là món rau phụ. Ðối với bò xào lá vang thì có người lại thích cho thêm nước cốt dừa vào, vị ngọt của thịt bò, vị chua của lá vang hòa lẫn vị béo của dừa tạo nên hương vị độc đáo khó quên cho món bò xào lá vang. Còn canh chua gà lá vang thoảng nhẹ mùi sả với mùi thịt gà, vị chua của lá vang tạo nên một vị chua rất riêng của món canh chua lá vang mà bất cứ một thực khách nào đã ăn một lần thì chắc hẳn khó quên được hương vị của món canh chua độc đáo này. Nhắc đến lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, nhắc đến Núi Sam - Châu Ðốc là du khách nhớ đến ngay món canh chua lá vang. Một món ăn ngon gắn liền với thổ nhưỡng, thiên nhiên và cách chế biến rất riêng, độc đáo của vùng Bảy Núi, An Giang.(T/C NTAU)
    Nguồn tin: www.webdulich.com

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  9. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Lá Vang Núi Sam - An Giang


    Nếu có dịp về miền Tây Nam Bộ thì chắc hẳn quý vị sẽ được thưởng thức món canh chua, một món ăn nổi tiếng của vùng sông nước Nam Bộ. Canh chua ở đây phong phú từ cách nấu đến nguyên liệu. Và quan trọng nhất là chất chua của nồi canh, nó quyết định nguyên liệu cho món canh chua.
    Món canh chua ngọt thì chất chua chính là từ chanh, và cá đi kèm là các lóc, cà mè vinh, cá bông... Lúc này, không cần đến các loại rau thường xuất hiện trong món canh chua như thơm, giá, bạc hà, rau nhút, đậu bắp... Ngoài chanh, me là chất chua phổ biến cho món canh chua, thì chất chua cho nồi canh còn tùy vào từng địa phương. Miền Bắc hay dùng trái sấu làm chất chua còn vùng sông nước Nam Bộ dùng trái bứa thay cho me đang váng cơm chưa đến mùa chín. Còn ở vùng Bảy Núi, An Giang thì bà con địa phương lại sử dụng một chất rất độc đáo cho món canh chua, đó là lá vang.
    Có thể nói đây là một sản vật địa phương. Lá vang tựa như lá bông giấy, thân dây, vị chua thường mọc ở vùng rừng núi. Theo người dân sống ở vùng Núi Sam - Châu Ðốc thì mùa lá vang cho hương vị ngon nhất là vào mùa mưa (tháng tư đến tháng mười âm lịch). Ðây cũng là mùa có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam nên món canh chua lá vang của bà con ở đây được đông đảo du khách khắp nơi biết đến qua các lần về Châu Ðốc vãn cảnh cúng Bà. Một điều khá thú vị là lá vang được hái ở sườn đông của Núi Sam thì lại cho hương thơm, vị chua ngon hơn lá vang được hái ở sườn tây. Có thể là lá vang mọc ở sườn đông được nhận những tia nắng ban mai của mặt trời nên có hương vị ngon hơn lá vang mọc ở sườn tây.
    Lá vang lại thường được nấu với thịt gà (được gọi là canh chua lá vang) hoặc thịt bò (được gọi là bò xào lá vang). Ðối với canh chua lá vang thì thịt gà được ướp gia vị cùng với sả, ớt, đậu phộng, xào cho thịt vừa chín tới, cho một phần lá vang xắt nhuyễn vào xào chung. Ðến khi thịt thật chín, cho thêm nước đun sôi vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho tiếp số lá vang còn lại vào và nhắc ngay nồi canh chua khỏi bếp. Số lá vang cho vào lúc đầu để tạo chất chua chính, phần lá vang cho vào lúc sau cùng vừa góp thêm phần chua vừa như món rau. Nên nét độc đáo của món canh chua lá vang là chất chua cũng chính là món rau phụ. Ðối với bò xào lá vang thì có người lại thích cho thêm nước cốt dừa vào, vị ngọt của thịt bò, vị chua của lá vang hòa lẫn vị béo của dừa tạo nên hương vị độc đáo khó quên cho món bò xào lá vang. Còn canh chua gà lá vang thoảng nhẹ mùi sả với mùi thịt gà, vị chua của lá vang tạo nên một vị chua rất riêng của món canh chua lá vang mà bất cứ một thực khách nào đã ăn một lần thì chắc hẳn khó quên được hương vị của món canh chua độc đáo này. Nhắc đến lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, nhắc đến Núi Sam - Châu Ðốc là du khách nhớ đến ngay món canh chua lá vang. Một món ăn ngon gắn liền với thổ nhưỡng, thiên nhiên và cách chế biến rất riêng, độc đáo của vùng Bảy Núi, An Giang.(T/C NTAU)
    Nguồn tin: www.webdulich.com

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  10. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Món ngon từ lươn


    Dù khá quen thuộc trên mâm cơm của gia đình nhưng món ăn từ con lươn vẫn có sức hấp dẫn nhất định đối với thực khách trong các quán ăn, nhà hàng. Dễ có đến cả chục món để gọi, từ đơn giản đến cầu kỳ, nào lẩu lươn, lươn xào lăn, lươn nướng nghệ, lươn chiên giòn, lươn xào sa tế, lươn om nước dừa, lươn hấp mướp hương, lươn bằm xúc bánh đa...
    Ăn sáng với miến lươn
    Với người ở quê, đi bắt được con lươn thật kỳ công, tạo cảm giác thú vị khi thưởng thức món thịt này. Cái giống máu lạnh, sống ở sình lầy, trơn tuột, luồn lách thật lẹ. Muốn bắt được phải cất công theo dõi hang ổ của nó, đợi đêm hôm đi đặt trúm, nhử mồi... đến sáng, may ra có được chục con mang về. Gặp lươn nhỏ quá thì ăn chẳng bõ, lớn quá thịt cũng chẳng ngon, phải con mập cỡ nửa cườm tay người lớn thịt nấu chín săn chắc lại không dai.
    Ở Sài Gòn, muốn ăn lươn dễ ợt, bán nhiều ở ngoài chợ, nhưng cũng vì thế mà vào quán có khi gặp trúng lươn không tươi, lươn "tủ lạnh".
    Buổi sáng, tạt vào quán điểm tâm bằng một tô miến lươn sẽ vừa ngon lại vừa lạ miệng. Bởi, miến gà thì có thể quen thuộc chứ miến lươn thì ít thấy ai bán. Ở những khu buôn bán sầm uất, quán xá mọc nhiều thì may ra, chẳng hạn khu vực Lý Tự Trọng - Nguyễn Trung Trực (Bến Thành), khu Đinh Tiên Hoàng - Trần Quang Khải (Đa Kao - Tân Định) có được một vài quán. Về kỹ thuật thì có lẽ chẳng khác lắm với miến gà, nhưng thay cho thịt gà lại là thịt lươn chiên giòn, khô. Với miến gà người ta có thể luộc lấy nước dùng còn thịt xé ra cho vào tô miến. Nhưng với miến lươn lại không thấy dùng thịt lươn "ướt", có lẽ ngại tanh, vì vậy lươn được làm sạch, tẩm ướp gia vị và đem chiên giòn, gọi là lươn "khô". Tô miến có nước dùng vừa ngọt, cọng miến dai dai, lẫn vào đó là miếng thịt lươn giòn, thơm, sẽ nghe ra vị lạ so với miến gà đã ăn ngày thường.
    Các món nhậu
    Quen thuộc nhất, và đặc biệt có lẽ sẽ khoái khẩu hơn với dân nhậu, đó là món lẩu lươn. Con lươn làm sạch được chặt thành từng khúc to để ngoài đĩa riêng, bên trên điểm nhiều rau om và những lát ớt đỏ tươi. Nồi nước lẩu nấu với me giằm, lại thêm hành tỏi phi chín bỏ vào thơm lừng, vừa lúc sôi thì thả những khúc lươn sống vào. Kế đến là tuần tự thả cà chua, thơm, bạc hà, đậu bắp, rồi bắp chuối... Nước lẩu sôi chan vào bún và gắp các thứ đã chín chấm vào chén nước mắm nhỉ với những lát ớt cay, ăn vào xuýt xoa kêu nóng, thật là hấp dẫn để ngồi nhâm nhi với nhau.
    Nói về món cháo lươn thì có nơi nấu cháo ăn với thịt lươn "khô" - lươn ướp gia vị rồi chiên giòn, nhưng thường thì người ta nấu cháo với lươn "ướt", con lươn còn tươi sống. Người ta cho hẳn lươn đã làm sạch vào trong nồi cháo, khi cháo đã gần thật nhừ, để sôi, nêm nếm vừa ăn rồi rắc thật nhiều hành ngò và tiêu xay. Nồi cháo chín tới, lươn được vớt ra để vào đĩa nước mắm cay, cháo múc ra tô vẫn còn bốc khói và tỏa mùi thơm của tiêu, hành nghe cay nồng mắt mũi.
    Một vài quán còn có món ăn độc đáo khác là lươn hấp mướp hương. Lươn được làm sạch, ướp sơ với gia vị rồi cho nó "chui" vào giữa trái mướp hương đã khoét hai đầu, sau đó đem hấp cách thuỷ. Trái mướp hương vốn ngọt, thơm, bình thường nấu canh đã thấy ngon, nay lại làm theo cách này, giữ nguyên được vị thơm của mướp, nước ngọt tiết ra xăm xắp và thấm vào từng thớ thịt của lươn làm thịt lươn càng ngon hơn. Khi bày ra bàn, đĩa lươn hấp mướp vẫn phải để trên bếp cồn giữ nóng, mùi thơm của mướp, vị ngọt thịt của lươn và vị mặn cay của chén nước mắm nhỉ chứa đầy ớt tươi.
    Nguồn tin: SGTT

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi

Chia sẻ trang này