1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn, Làm & Chơi, bạn biết ~ gì về chúng ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 16/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Ăn , Chơi
    Ăn và Chơi là hai từ đa nghĩa bậc nhất và có lẽ được sử dụng với tần suất cao nhất trong tiếng Việt. Còn nhớ một quyển sách lý thú nhất từng đọc là cuốn “Lịch sử trò chơi”.


    Lịch sử thành người, văn minh, tiến hoá được diễn trình qua sự chơi, trò chơi ở mọi quốc gia, dân tộc.
    Dĩ nhiên ham chơi là một thuộc - tính - người, cần để tồn tại và tiến hoá.
    Nhưng thường đủ ăn rồi mới chơi dữ. Thời kinh tế khá giả các thế kỷ 16 - 19, văn hoá làng người Kinh hoàn chỉnh bậc cổ điển có lẽ là thời hoàng kim của trò chơi, sự chơi. Ngôi đình làng là kiến trúc gỗ nguyên cây đồ sộ bậc nhất - có lẽ trên cả thế giới - là nơi chốn của sự chơi/trò chơi của dân làng - tức mọi người. Trong lòng nó là không gian lễ hội - vui chơi.
    Các phù điêu toàn cảnh đời sống làng đầy ắp tiếng cười hân hoan, sảng khoái của các trò chơi dân gian như kéo co, đánh vật, múa lân, chèo thuyền, đi săn, cưỡi ngựa, cưỡi voi… cả cảnh ghẹo gái, tắm tiên nữa. Ngay con rồng cũng vui nhộn tung tăng không uy nghiêm, trấn áp mà chơi đùa, làm mây, làm mưa cùng tiên nữ. Tiên cưỡi rồng là hoạt cảnh chơi từ trần gian lên tiên giới ca ngợi sự chơi - hạnh phúc - lạc quan là tinh chất của giống Tiên Rồng! Xuyên suốt thời gian người Việt mình là người-chơi có hạng và đặc sắc.


    Ngoài nghĩa chơi một trò chơi cụ thể, ít nhất còn có mấy sắc thái chính của chơi: Đi chơi, ngồi chơi, nằm chơi, thi chơi, đấu chơi, làm chơi… là không chú tâm, không nghiêm túc, triệt để, không chuyên nghiệp, thực dụng mục đích gì. Chơi một ván chơi, làm một keo chơi… là chơi không nhắm giải hay xếp hạng. Thể thao, bóng đá hiện đại của ta vẫn chơi thế này!
    Ngược lại Chơi cũng thể hiện quyết tâm, ý chí bền bỉ: Mi muốn chơi tau hỉ? Chơi thì chơi! Lão ấy bị tớ chơi cho mấy vố đau... Chơi ở đây mang thêm sắc thái lạc quan khi làm việc to lớn, cần vui để vượt khó, vượt khổ… Càng dưới lớp bình dân sắc thái lạc quan này càng đậm rõ. Lối sống của dân Việt có nét độc đáo này, đến nay vẫn đậm đà bản sắc. Nhưng thói vừa làm vừa chơi cũng cản trở việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao!

    [​IMG]
    Chơi Trung thu. Sơn mài của Bé Ký

    Chơi còn có thể là tiêu dao, lánh đời, giải tán ham hố, là cách tu thân thoát tham - sân - si, thoát vòng bi - ai - hỷ - nộ. Sắc thái chơi này dành riêng cho các vị “có chữ”, trí thức đau đời hoặc đau vì tài không được đời dùng, yếm thế sau các thất bại trên đường “trần ai, ai dễ biết ai”. Đời là một cuộc rong chơi, là du sơn du thủy, bèo dạt mây trôi… thậm chí là một ván tổ tôm lãng mạn “Đời chẳng qua là một ván ù xuông” (Huy Cận). Các tiên ông lý tưởng cũng chỉ có mỗi việc chơi cờ vô mục đích, giết thời gian.
    Nhiều nghệ sĩ thời ta đây dõng dạc tuyên bố: Nghệ thuật là một cuộc chơi. Có nhẽ để khỏa lấp chất nghiệp dư và nỗi sợ thất bại.

    Từ tổ ăn chơi là một từ thú vị nhất của tiếng ta mãi mãi không dịch ra ngoại ngữ nào được.
    Ăn là nhu cầu sinh học, là ham muốn tinh thần, là ý chí (ăn thua) rất quan thiết.
    Làm chơi ăn thiệt Thế nên Chơi của người Việt là nhu cầu - ham thích và ý chí sống.
    Dạo này có bao nhiêu triệu người cả tháng ăn các sự chơi, trò chơi với đầy đủ bản sắc ta đây?
    & sự chơi, trò chơi còn có gì kể thêm k0?
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Ăn & Làm

    Người Việt coi cái ăn chỉ là sự cần thiết tối thiểu. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, "miếng ăn quá khẩu thành tàn, miếng ăn là miếng nhục". Người Việt không coi cái ăn là hàng đầu, không dĩ thực vi tiên. Họ coi thường những kẻ tham ăn tham uống "ăn tham trốc mép đẻ con trọc đầu, đời cha ăn mặn - đời con khát nước, rượu vào nhời ra, ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo."

    Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của người Việt. Khi dậy dỗ một đứa trẻ thì phải cho nó "học ăn, học nói, học gói, học mở" để biết ăn, nói với người ta. Ra đường phải biết "ăn mặc" hay "ăn bận" cho phải cách, phải lối. Đối với mọi người không nên "ăn thua" làm gì cho bận lòng.

    Làm việc gì phải cẩn thận "ăn tùy nơi CHƠI tùy chốn", biết vun vén "ăn cây nào, rào cây nấy". Trong việc tiêu tiền phải biết "liệu cơm, gắp mắm" và dẫu cho nghèo đi nữa "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm". Không nên ham ăn quá độ vì "ăn no tức BỤNG, cả giận mất khôn".
    Làm ăn phải biết "buôn tầu buôn bè cũng không bằng ăn dè hà tiện, miệng ăn núi lở và ăn hết nhiều ở hết bao nhiêu". Không nên "ăn gian, ăn lận" hay bỏ lỡ cơ hội thì "ăn năn" cũng muộn. Trong cuộc sống nên tìm việc làm hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước đừng để mang tiếng "ăn hại, ăn bám" người khác.

    Người Việt coi trọng nghi lễ trong ăn uống "Lời chào cao hơn mâm cỗ, ăn có mời- làm có khiến" "mời gẫy đũa gẫy bát". Câu nói "có thực mới vực được đạo" phản ánh lối suy tư rất thực tiễn của dân Việt và NHẬN THỨC rằng cái ăn có tầm quan trọng. Không những vậy, ăn uống biểu hiện lối sống, cách ứng xử, hay nói rõ hơn là "đạo làm người".
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46

    Để cùng tưởng niệm 1 nhà văn “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI”, cây đại thụ văn học miền Tây Nam bộ vừa qua đời ngày 8.12.2015:

    Nhà văn Trang Thế Hy còn có các bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm. Ông là một trong những nhà văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam Bộ nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.

    Sau đây là 1 số bài viết nhận định rất nhân văn về ông.:

    Khí chất Trang Thế Hy (Nguyễn Trọng Bình)

    1. Lâu nay mỗi khi nhắc đến cụ nhiều người hay dẫn câu “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI”. Tuy vậy, hình như có chút gì đó chưa thật trọn vẹn trong cách diễn giải hàm nghĩa của câu nói này từ những người viện dẫn nó.
    Dễ thấy nhất là cách hiểu câu nói này theo nghĩa gắn với mốc thời gian cụ Trang Thế Hy quyết định giã biệt Sài Gòn trở lại quê gốc - xứ dừa Bến Tre để sinh sống. “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI” vì thế, thường được ngầm hiểu như một cách lựa chọn “bỏ phố về quê” để sống cuộc đời “ẩn cư”, không bon chen của nhà văn mà thôi. Điều này tuy không sai nhưng chưa đủ và dĩ nhiên cũng chưa cho thấy hết khí chất của “người hiền Nam bộ” Trang Thế Hy – một nhà văn lương thiện và bản lĩnh cả trong cách nghĩ, cách sống và cách viết.

    2. Thật ra, “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI” cóxuất xứ từ truyện ngắn “Chút hào quang từ mảnh vở của một ngôi sao buồn” được Trang Thế Hy sáng tác vào năm 1989. Chính xác hơn, trong tác phẩm, đó là lời tâm sự của nhân vật ông già Tư Chơi - một nghệ sĩ chính hiệu - vì thời thế loạn lạc phải chấp nhận sống ẩn dật giữa đất Sài Gòn – Chợ Lớn. “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI” chỉ là một ý trong lời của ông già Tư Chơi tâm sự và căn dặn anh nhà văn trẻ mới tập tểnh vào nghề nếu lỡ sau này có... nổi tiếng thì nhất định phải nhớ là không được “bán mình” với bất cứ giá nào. Nguyên văn như sau:

    “...Nếu như con nổi tiếng con phải nghe lời chú Tư dặn nghe con, là khi nào mình viết hết được rồi thì phải ĐI CHỖ KHÁC CHƠI, đừng bẹo hình bẹo dạng ở chỗ trường văn trận bút và tuyệt đối đừng để người hâm mộ mình đọc những câu lếu láo nhớ chưa?”

    Đặt câu nói vào trong bối cảnh và tình huống của câu chuyện cũng như qua thực tiễn về cuộc đời và văn nghiệp của cụ, sẽ thấy đó không đơn giản chỉ là thái độ và sự lựa chọn một lối sống, cách sống “bỏ phố về quê” mà quan trọng hơn đó là thái độ, sự quyết liệt và dứt khoát trong hành xử, ứng xử của một nhà văn – người nghệ sĩ chân chính đối với cuộc đời.

    Với Trang Thế Hy, văn chương không đơn giản chỉ là “thú vui” hay “cuộc chơi” theo nghĩa giải trí thông thường như một số người vẫn nghĩ. Với cụ, văn chương là cuộc đời, là thân phận con người nên không thể mang ra “chơi” được. Muốn “chơi” thì “đi chỗ khác chơi” chứ dứt khoát không được “chơi” ở chỗ này. “Chơi” như vậy là xúc phạm con người, xúc phạm văn chương, xúc phạm nghệ thuật.
    Vì vậy, đã là nhà văn nhưng nếu không có hay không còn khả năng “bào chế” những liều “thuốc giảm đau” cho đời thì tốt nhất là nên “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI” tức là hãy tự “treo bút”, nghỉ viết văn đi chứ không nên “bẹo hình bẹo dạng” hay tệ hơn là viết “những câu lếu láo”!“ĐI CHỖ KHÁC CHƠI” vì thế, ở phương diện nào có thể xem như tuyên ngôn của “người hiền Nam bộ” Trang Thế Hy: đã là nhà văn thì nhất định phải có lòng tự trọng; phải biết trăn trở trước cuộc đời cũng như những giới hạn của bản thân và nghề nghiệp; sự nghiêm cẩn, linh thiêng của Chữ Nghĩa...

    3. Trang Thế Hy vốn là nhà văn trong vai trò của một chiến sĩ cách mạng “nằm vùng” thời đất nước còn bị chia cắt. Cụ thể hơn, cả cuộc đời trai trẻ của mình, Trang Thế Hy đã sống và phụng sự cho lý tưởng giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ theo tiếng gọi của Đảng. Đó là sự thật. Tuy nhiên, trong tư cách một nhà văn, có lẽ cái “may mắn” (hay là bản lĩnh) của Trang Thế Hy (cùng với “ông già Nam bộ” - Sơn Nam) là khả năng kiểm soát ngồi bút của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dẫu biết quá khứ là cái đã qua, không nên níu kéo lại để giày vò, trách móc nhau nhưng nếu chúng ta không kiểm soát tốt những suy nghĩ và cảm xúc nhất thời của ngày hôm nay, nhất là một khi đã cụ thể nó thành ra giấy trắng mực đen thì chắc chắn sau này nó sẽ là bằng chứng và thế hệ cháu con sẽ tìm đến soi vào và đánh giá. Phải chăng ý thức được điều này nên cả hai “ông già”, hai “người hiền” của văn chương Nam Bộ về cuối đời không phải đớn đau “nói lại” hay thậm chí phải ăn năn, sám hối vì những trang viết trước đây của mình (như không ít nhà văn cùng thế hệ do quá say sưa lý tưởng đã vô tình hay cố ý rơi vào “minh họa” lúc nào không hay). Và với riêng Trang Thế Hy, có thể số lượng tác phẩm để lại cho hậu thế không nhiều nhưng chỉ chừng ấy thôi đã là một sự bảo chứng cho cái phẩm chất và khí tiết của một con người trong tư cách một nhà văn: “cái gì mình không yêu mến hay chưa kịp yêu mến thì đừng giả bộ yêu mến nó”. Thật đáng nể và đáng “sợ” thay cho cách nói là “giả bộ yêu” của “người hiền” Trang Thế Hy!

    4. Nếu chú ý sẽ thấy trong thời điểm từ 1986 đến trước khi chính thức nghỉ hưu năm 1992 để về “ẩn cư” tại quê nhà Bến Tre, “người hiền” của văn chương Nam bộ đã sáng tác nhiều truyện ngắn rất “nặng đô”. Đặc biệt nhất phải kể đến “Vết thương thứ mười ba”- một truyện ngắn mang tinh thần phản tỉnh về cuộc chiến tranh 30 năm của dân tộc. Có thể nói không ngoa rằng, trong dòng văn học viết về đề tài hậu chiến từ sau 1986 đến nay hiếm có tác phẩm nào được viết với văn phong nhẹ nhàng, điềm đạm nhưng tư tưởng lại rất “ghê gớm” và quyết liệt như “Vết thương thứ mười ba” của Trang Thế Hy.Ở phương diện nào đó đây cũng là một biểu hiện quan trọng cho thấy cái khí chất của Trang Thế Hy. “Người hiền” Nam bộ đã không nói thì thôi nhưng một khi quyết định mở lời thì đó phải là vấn đề lớn – vấn đề đã được “thai nghén”, chiêm nghiệm, nghiền ngẫm rất nghiêm cẩn và sâu sắc. Có thể rút ra hai vấn đề rất “ghê gớm” từ “Vết thương thứ mười ba” mà các tác phẩm cùng đề tài này (kể cả “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh) không có hoặc không dám đề cập đến là:

    Một, với Trang Thế Hy trong mọi cuộc chiến tranh thì con đường đi đến đỉnh vinh quang của một cá nhân hay rộng hơn là của một dân tộc nào đó cần được hiểu là con đường “bất đắc dĩ” phải “xây xác quân thù” chứ không phải là con đường tất yếu, hay “con đường vui” (như cách nói của Nguyễn Tuân). Vì thế, khi chiến tranh đã kết thúc rồi, nếu có kể về nó (nhất là cho thế hệ cháu con nghe) thì nhất định phải hết sức cẩn trọng; phải trên tinh thần lấp lại “những cái hố bom” trong sự chân thành chứ không nên mãi say sưa và nhất “cao hứng” trong niềm hân hoan, đắc thắng để rồi vô tình hay cố ý quên đi những nỗi đau rất thật, không gì bù đắp được mà dân tộc này (nhất là người phụ nữ) phải âm thầm chịu đựng.

    “Chiến tranh có khi là ân nhân của một dân tộc bất hạnh nào đó. Nhưng vị ân nhân khó thương đó đã đi qua rồi thì cứ để cho ổng đi qua luôn, mắc mớ gì níu áo ổng lại xin ý kiến? Lúc ổng làm ân nhân mình ổng dạy mình nhiều điều rất hay ho trong cảnh đầu rơi máu đổ. Nhưng trong hòa bình ông không còn là một ông cố vấn tốt nữa đâu”.

    Hai, nếu ai đó muốn hiểu bản chất thật của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới là gì thì lời khuyên của Trang Thế Hy trong “Vết thương thứ mười ba” là nên tìm đến “những người phụ nữ đã đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng” chứ không nên mù quáng tìm đến và tin lời của “các chính trị gia lẽo mép” – những kẻ đã “làm chiến tranh bằng máu của người khác” hay “những vị tổng tư lịnh không bị bom đạn làm trầy một miếng da nào”.

    ***
    5. Có một điểm chung giữa các nhà văn xuất thân từ miền ruộng đồng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long đó là phần đông họ đến với văn chương có gì đó rất “tự nhiên nhi nhiên” như những dòng sông, con kinh hiền hòa bao đời vẫn chảy nơi đây theo vòng tuần hoàn lên xuống của thủy triều. Dài nhất có lẽ là “con sông Cái” Hồ Biểu Chánh, bao quát nhất là “con sông Cha” Sơn Nam, rộng nhất là “con sông” Bình Nguyên Lộc, và có lẽ sâu nhất là “con sông” Trang Thế Hy... Rồi “con sông” cuộn xiết Nguyễn Quang Sáng hay hiện tại là “con sông” đang ngập ngừng, quặn thắt Nguyễn Ngọc Tư...

    Do chưa tìm hiểu kỹ hay từ lâu đã mang sẵn những hạt mầm định kiến mà người đời đã không ít lần làm những “con sông” kia phải rên xiết, quặn đau. Nhưng rồi bằng tấm lòng vị tha, bao dung những “con sông” ấy cứ thản nhiên xem như “không có gì” để tiếp tục hành trình và phận sự của mình. Nghĩa là ngày qua ngày những “con sông” ấy vẫn âm thầm, len lỏi chảy và bồi đắp phù sa cho từng mảnh vườn, thửa ruộng cuộc đời thêm phì nhiêu, màu mỡ, tốt tươi...

    Ở một phương diện khác, có lẽ cũng do chưa tìm hiểu kỹ nên có người cứ nghĩ phải “phong thánh” cho những “con sông” trên vì những đóng góp thầm lặng và không ồn ào của “nó”. Giống như trong những ngày tiễn biệt “con sông” sâu nhất về thế giới bên kia đã thấy đây đó ý kiến lên tiếng bênh vực, đòi phải có một sự ghi nhận xứng đáng từ những người có trách nhiệm bằng một danh hiệu, một giải thưởng cụ thể. Vẫn biết đó là tấm lòng của người ở lại dành cho người đã khuất, tuy vậy nếu đã biết đương thời ông cụ đã không màng những danh hiệu phù du ấy mà vẫn khơi lên khi ông vừa nằm xuống thì có khi nào lại là “yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau”?

    Có lẽ nào, cụ đã “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI” lâu rồi mà nhân gian còn không ít người vẫn chưa hiểu và chưa chịu trả cho cụ món “nợ nước mắt” năm xưa mà cụ đã rất rộng lượng cho vay mà không tính lãi?

    NTB

    Ngày biết tin nhà văn Trang Thế Hy từ trần
    Lần cập nhật cuối: 29/12/2015
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Sinh thời, cây đại thụ văn học miền Tây Nam bộ , Trang Thế Hy mà mọi người thường gọi với cái tên thân thuộc là chú Tư Sâm có một cuộc sống khá kỳ lạ.

    Là Nhà văn của những Bác, ~ Chú, ~anh ~chị Hai Lúa của Đồng bằng Nam Bộ
    Suốt đời theo cách mạng, khi về hưu ông bỏ hết ở nơi chốn phù hoa để trở về với cuộc sống người nông dân mà theo ông: “Tôi là nhà văn của nông dân, đóng góp của người nông dân cho đất nước này lớn lắm, không thể coi người nông dân là bạn mà phải coi là người ơn của cách mạng”.

    Với những nhà văn nghiêm cẩn với nghề, ngôn ngữ là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng tạo nên một tác phẩm. Trong một lần đến thăm nhà văn Trang Thế Hy (còn có tên thân mật là Tư Sâm) tại Bến Tre cùng với nhà thơ Lê Minh Quốc, ông Tư Sâm (Trang Thế Hy ) cho biết ông viết được nhờ học lời nói của trẻ nhỏ.

    Lạ nhỉ, một nhà văn được đánh giá là một trong những đại thụ của văn học Nam bộ mà lại đi học ngôn ngữ của bọn trẻ nít? Thế nhưng, đọc truyện Vết thương thứ 13 của ông và nhiều truyện khác mới thấy ông đưa lời nói hàng ngày của bọn trẻ con vào rất ngọt, kiểu như cụm từ “ĐI CHỖ KHÁC CHƠI”.



    [​IMG]

    Trong truyện Vết thương thứ 13, thông qua nhân vật chị Châu, nhà văn Trang Thế Hy trình bày những suy tư về chiến tranh thật ấn tượng. Khi có người tặng tác phẩm Giã từ vũ khí của Hemingway, chị Châu cho rằng dịch không đạt. Vậy dịch thế nào cho đúng với tinh thần của tác phẩm, nhân vật xưng “tôi” đã “nói bừa cho xuôi: "Vĩnh biệt chốn ba quân”. Chị Châu lắc đầu vì “chốn ba quân” nghe Hồ Biểu Chánh quá, hơi xưa. “Vĩnh biệt” thì không ổn. Vĩnh biệt thường được dùng trong tình yêu, nghĩa là miệng nói vĩnh biệt mà lòng còn bịn rịn. Nói với chiến tranh phải dứt khoát hơn, cộc cằn hơn… Theo tôi, phải dịch: “NGHỈ CHƠI với súng ống”.

    Lê Minh Quốc cười khoái chí khi biết chi tiết này, cho rằng: “Nói NGHỈ CHƠI không nghiêm túc. Nó là ngôn ngữ của trẻ con ở lứa tuổi còn giành ăn, còn cà nanh tình thương của cha mẹ. Thời hạn NGHỈ CHƠI của trẻ con rất phù du, giận đó rồi thương đó, đếm bằng giờ bằng phút, không phải bằng năm tháng.

    Nhưng cái quý là ở chất dứt khoát và quyết liệt của hai tiếng “NGHỈ CHƠI” lúc nó được xướng lên. Những nhà văn ham văn chương thích những ngôn từ gợi cảm nhưng mơ hồ, đầy tráo trở kiểu như vĩnh biệt, giã từ nên nghe trẻ con nói mà học viết... Suy nghĩ của nhà văn Trang Thế Hy về nghệ thuật viết văn quả là độc đáo”.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Giới thiêu cùng bạn đọc Bài viết trình bày quan niệm về chiến tranh trong truyện ngắn :
    “VẾT THƯƠNG THỨ MƯỜI BA” VÀ QUYỀN “ĐỊNH NGHĨA” CHIẾN TRANH CỦA NHÀ VĂN TRANG THẾ HY
    Trang Thế Hy được xem là “người hiền của văn chương Nam bộ”. Bài viết này trình bày quan niệm về chiến tranh trong truyện ngắn “Vết thương thứ mười ba” của ông ấy. Qua đó, rút ra một số vấn đề về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm này.
    Nguyễn Trọng Bình (Khoa Ngữ văn, trường Đại học Cửu Long )
    (Kính mừng cụ Trang Thế Hy 90 tuổi)

    "http://www.viet-studies.info/NTBinh_TrangTheHy.htm"
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Câu chuyện Chơi đ/v trẻ con:
    - con đi mẫu giáo nhớ ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo, đến ngày 1/6 này mẹ sẽ dẫn con đến cơ quan mẹ liên hoan và xem các cô chú đánh bóng bàn… bà mẹ trẻ nhẹ nhàng dỗ con như vậy.

    Nhưng cô con gái kia bỗng níu tay mẹ hỏi với vẻ ngạc nhiên:

    - mẹ ơi! có phải bóng bàn không ngoan nên mới bị các cô các chú ấy đánh hả mẹ?
    Nếu vậy thì con chẳng xem đâu… con thương bóng bàn lắm!
    Bà mẹ bật cười bởi câu hỏi hồn nhiên mà theo bà là “suy nghĩ kiểu trẻ con”, nhưng, xin chớ “kết tội” bé một cách chủ quan như vậy. bởi khi hỏi câu này, bé đã có một suy luận đậm tính logic ngôn ngữ học.

    Bởi trong đầu óc non nớt của bé, từ "đánh" vốn đang được hiểu là “bị làm cho đau bằng roi hay bằng một lực tác động nào đó (tay, chân…)”. Khi trẻ mắc lỗi hư hay khó bảo, người lớn sẽ “răn đe” bằng một biện pháp hoàn toàn “cơ bắp” như thế. chắc bé (và các bạn cùng lứa) không ít lần bị người khác (trong đó có khi cả bố mẹ) bạt tai hay “ăn” vài “con lươn” vào mông. trời đánh còn tránh miếng ăn, giơ cao đánh khẽ, ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ,… chính là những thành ngữ tục ngữ liên quan tới “đánh” này đấy. có lẽ từ nghĩa cơ bản này, cô bé nghĩ rằng, “chắc là quả bóng bàn hư thân lắm nên mới bị lôi ra đánh …… cho chừa”. chà! thú vị thực.

    Đánh là một động từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt (từ điển tiếng Việt, hoàng Phê chủ biên (2006), thống kê tới 24 nghĩa cả thảy). trong các nghĩa đó, có các kết hợp liên quan tới thể thao, giải trí với cấu trúc đánh + X:


    - Đánh bài (tam cúc, tú lơ khơ, tổ tôm,…)
    - Đánh bóng bàn
    - Đánh bóng chuyền
    - Đánh cầu lông
    - Đánh cờ
    - Đánh đàn
    - Đánh tennis
    - Đánh võ …… ta dễ dàng nhận ra với các môn thể thao này, khi thi đấu các VĐV sử dụng tay là chủ yếu. mà thể thao không chỉ dùng tay mà còn dùng đến hai chi khác là chân. Đến đây ta sẽ có cấu trúc đá + X (bởi tất cả các VĐV thi đấu đều lấy chân làm chủ công):
    - Đá bóng
    - Đá cầu (cầu lông, cầu mây,…)
    - Đá kungfu như vậy, trong tiếng Việt, tất cả các môn thể thao dùng đến tay đều có thể dùng từ "đánh" và các môn dùng chân sẽ dùng từ "đá" (trong kết hợp).

    Đánh và đá ở đây không còn là một hành động mang tính “bạo lực” (cần phải lên án) mà là một cách diễn tả các môn thể thao rất thông dụng với chúng ta. Khi đưa vào cấu trúc, nghĩa của "đánh" và "đá" thuần tuý chỉ là “dùng tay hoặc chân tác động vào dụng cụ thể thao theo luật chơi”. lúc đó nghĩa “chơi” trở thành nghĩa chính, nghĩa trội. Vì vậy, ta có thể thay thế đánh và đá bằng từ chơi cho tất cả các cấu trúc trên: chơi bài, chơi bóng bàn, chơi bóng chuyền, chơi cờ, chơi bóng đá, chơi cầu mây,…

    - Điều thú vị là chỉ có tiếng Việt ta mở rộng tới ba cấu trúc để diễn tả các trò chơi. trong tiếng Anh, chỉ dùng từ play (chơi) cho tất cả các cấu trúc: play cards (chơi bài), ~ piano (chơi piano), ~ football (chơi bóng đá), ~ tennis (chơi tennis)… còn tiếng nga, động từ играть (chơi) cũng được tiếp tục sản sinh với các cấu trúc: играть в шахматы (chơi cờ), ~ в футбол (chơi bóng đá), ~ на рояле (chơi piano), ~ на карты (chơi bài), v.v.

    như thế, sự ngạc nhiên của cô bé (ở đầu câu chuyện) không phải là sự thắc mắc vớ vẩn mà hoàn toàn có lí. Dĩ nhiên, rồi bé cũng như tất cả những đứa trẻ khác khi lớn lên sẽ dần nhập tâm với một tri thức tiếng mẹ đẻ cần có. Song trực giác ngôn ngữ của một người đang trong quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ (hoặc người học ngoại ngữ) cho ta nhìn ra cái “bất bình thường” trong giao tiếp bình thường. Và rõ ràng, ta thấy con đường dẫn tới cách thức biểu hiện của mỗi ngôn ngữ là khác nhau (mặc dù tư duy nói chung là giống nhau). nhiều khi chính phát hiện bất thường của con trẻ lại giúp cho các nhà ngôn ngữ tìm ra quy luật hình thành các cấu trúc ngôn ngữ.

    Đánh + Đá = chơi

    World cup sắp đến rồi, cả thế giới sẽ lại được chứng kiến các cầu thủ lừng danh của 32 đội tuyển tranh tài với trái banh tròn bằng việc đá bóng, đánh đầu…

    Theo PgS tS Phạm Văn tình
    "tiếng Việt XưA & nAy" 40 bản tin Đại học Quốc gia hà nội
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Đ/v ~ ai từng quen với lối hành văn của nhà văn trẻ Nam bộ Nguyễn Ngọc Tư thì từ CHƠi có 1 ý nghĩa lạ lẫm trong tản văn sau đây:

    Làm thinh CHƠI kịch
    tản văn ngắn Nguyễn Ngọc Tư

    Hồi ấy Bầu mười tuổi; Mẹ đang phơi bột trên sân xưởng Út Dương thì có người đằng trường chạy lại, hộc lên, “thằng con chị nằm chết cả buổi rồi, kêu sao cũng không chịu dậy”. Chữ “chết” kéo lết mẹ ra đường, nhắm hướng trường học của thằng con mà bươn tới. Thầy trẻ đạp xe phì khói lỗ tai mới đuổi kịp mẹ, cố gắng chỉnh sửa những lời gây hiểu lầm của mình, bằng một câu tối nghĩa khác, “thằng nhỏ chết nhưng không phải chết, chị đừng khóc”.

    Bầu đang nằm trên sàn gạch, nghe mẹ tới hơi dao động, tròng mắt đảo lia dưới lần mí mỏng dày mạch máu, nhưng khoảnh khắc ấy qua nhanh, nó lì lợm diễn tiếp. Mọi người đứng ngồi xụi lơ, coi bộ nản, lấy hết sức nhao lên khi thấy mẹ. Họ nói họ chịu thua Bầu rồi, nói sao nó cũng nằm ngay đơ cán cuốc. Cô giáo của Bầu mếu, “kịch lớp em mới tập màn đầu, bởi Bầu phá đám phải bỏ ngang”.

    Bữa trước mẹ nghe Bầu khoe, nó được phân công đóng một vai trong kịch “Anh hùng thiếu niên xóm Lá”. Vai nhỏ, xuất hiện chưa đầy một phút, mới mở miệng hô “xung phong” thì chết queo. “Nhưng vai con đóng là bên mình, không xui như thằng Thu cô bắt đóng vai bên nó”, Bầu khoái chí nói thêm, lúc gặm dĩa bánh chuối hấp mẹ làm, trước giờ đi tập kịch. Nghe cô giáo kể không khí tập vui, Bầu diễn hăng, cho đến sau tiếng súng giả đò, nó không thèm đứng dậy mặc kệ cho màn hạ.

    Một trò đùa, nói sao cũng không hợp với con nít.

    Gọi, Bầu không ừ hử, bạn véo tai, chọt lét. Hồi đầu, Bầu bị đau nên giãy chút đỉnh. Nhưng càng lay Bầu càng tỏ ra nghiêm túc với vai của mình, một người chết. Thân kia coi như bỏ. Nhẫn nại vô hạn trước những trò nhào nặn của bạn, Bầu trải thân ra sàn nhà cô giáo, ở dãy tập thể sau trường, vốn được trưng dụng làm chỗ tập kịch. Bất chấp bạn đem kẹo ra dỗ, cô giáo nghiến răng đòi đuổi học, thầy hiệu phó bảo sẽ mời phụ huynh. Ai đó giả bộ mở nút quần Bầu, dọa cởi truồng nó luôn coi xấu hổ không cho biết, nhưng sự im lặng của thằng học trò lớp ba chứng minh rằng với người chết mọi thưởng phạt đều vô nghĩa.

    Nghĩ Bầu khoái được chú ý nên làm già, thầy hiệu phó biểu mọi người tản đi. Đám đông cũng hết hứng thú, ngó mãi một xác chết (đóng giả) đã chẳng vui mà còn hơi sợ, xuất hiện cảm giác dãi thân xác kia thật đẹp. Vẻ đẹp của sự làm thinh. Lát sau thằng Thu được cử quay lại rình, qua khe cửa thấy bạn chẳng động cựa gì ngoài mớ tóc gió thổi dựng cờ. Cô giáo giật mình chạy về sờ vào mạch cổ thằng nhỏ đang ngủ bình thản giữa lông chó và giấy vụn, để thấy mình tổn thương quá cỡ khi vô thức cuốn vào trò CHƠI quái gở của đứa trẻ lên mười. Một ý nghĩ nảy trong đầu cô, mình sẽ bịt chặt mũi miệng thằng nhỏ này coi nó chịu được bao lâu, nhưng nghĩ tới đó cô chóng mặt, nếu nó vẫn không chịu thua, cứ vậy tím lịm dần dưới tay mình?

    Sự xuất hiện của mẹ giải thoát cho cô giáo khỏi những ý nghĩ dần ngã màu tà ác. Cái xác thân phiền toái giờ giao lại cho người khác. Tụi nhỏ bị đuổi về, nhưng vẫn thụt ló ngoài cửa để coi, chừng nào bạn chúng chịu sống lại.

    Ngó Bầu CHƠI chữ làm thinh, mẹ biết không thể dỗ ngọt, càng chẳng nên roi vọt. Bên cù lao, nhà thờ đổ chuông linh láng mé sông. Chút nữa chồng cô giáo tan sở về, bước vô nhà sẽ thấy một thằng nhỏ nằm chết chình ình, coi sao được. Nghĩ vậy, mượn cái xe đẩy cát đằng cửa hàng vật liệu xây dựng, mẹ chở Bầu về.

    Dọc đường chiều nắng nhợt như thiu, cả xóm ngó mẹ con Bầu, hỏi nhau chuyện gì nữa đây. Cái cảnh người đàn bà nặng nhọc kéo theo một thân thể nhũn ra, không phải nhìn thấy lần đầu. Cả đám bạn Bầu phụ đẩy xe, cũng nhớ mình làm chuyện này rồi, hồi nào đó.

    Mẹ đặt Bầu - vẫn chết hết sức đăm chiêu - lên bộ vạc cạnh cửa sổ, bỏ ra sau nhà nấu cơm. Đi ngang chỗ ba Bầu, mẹ nguýt, thằng nhỏ bắt chước ông kìa, lớn đầu mà không nên thân. Ba Bầu cười, cái cười vô nghĩa đậu trên mặt suốt bốn năm nay, đôi lúc làm mẹ đổ quạu, “có người hỏi cưới tôi kìa, ở đó mà cười”. Nhưng ba Bầu, lâu rồi không còn nổi khùng khi bị khiêu khích.

    Đi tới cửa sau, sực nhớ trong nhà không có thứ chi để nấu. Chợ chiều thì tan rồi. Mẹ lại đằng xưởng bột hỏi trong tủ lạnh họ có thứ gì có thể mượn được. Út Dương nói Chờ ơi cứ đem về cho con nó, chỗ tôi với em vay mượn khỉ khô gì. Nhưng sáng mai mẹ sẽ mua đùi gà tỏi, và nửa cái bắp cải đem trả lại cho chủ xưởng, dù chủ nhiều lần nói, chỉ cần gật đầu, cái xưởng này là của Chờ, kể chi.

    Mẹ soạn bữa cơm tử tế hiếm có, chỉ đám giỗ mới đủ ba món kiểu vầy. Thường thì mẹ chỉ làm những món bánh chiên hoặc hấp từ bột gạo vụn được mang đằng xưởng về, ăn cùng Bầu. Lúc nào thèm cơm thì tấp bên đường, mua hộp cơm sườn, hay xôi lạp xưởng, cũng qua bữa. Đứng xưởng cả ngày, hơi sức đâu tỉa tót miếng ăn.

    Sau này, chuyện nhập vai của Bầu được ông nhà văn bên xóm viết truyện, gửi tới cuộc thi về đề tài hậu chiến, nhận giải cao. Trong truyện Dư chấn ấy, chỉ thay chi tiết nhân thân ba thằng nhỏ, đúng ra đi trộm chó làm mồi nhậu bị đánh chết, ông nhà văn đổi thành anh lính hy sinh ở chiến trường. Chết cũng năm bảy loại, vinh nhục khác nhau.

    Phần còn lại, ông viết đúng như chuyện bên xóm, bà mẹ cũng CHƠI đóng kịch với con, bưng mâm cơm ra, nói ba hồn chín vía thằng Bầu, về đây ăn đùi gà rô ti. Thằng nhỏ cười cái khì, lồm cồm dậy. Nó CHƠI lâu nên đói. Ăn xong nó nói “chết buồn quá má, sao ba CHƠI hoài ?”, rồi quẹt mỏ chạy ra sân cùng đám bạn đang reo, thằng Bầu sống lại kìa.

    Mẹ, lúc này mới đổ oặt xuống. Như thể mẹ không còn chút sức lực nào, từ nghe nhắc một người giỡn dai mãi mãi không trở dậy.

    Dùng bản Tư gởi Lên trang này ngày 23-1-16
    Nguồn : http://www.viet-studies.info/NNTu/
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    1. Xu hướng TRÒ CHƠI hóa đời sống

    Không khó để thấy rằng “trò chơi” (cùng với những từ cùng trường nghĩa với nó) được sử dụng thường xuyên như một phép tu từ để mô tả đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đương đại. Chỉ cần tìm kiếm nhanh trên mạng, dễ dàng thấy dường như hầu hết các hoạt động của xã hội hiện đại cùng các cơ chế vận hành của nó đều có thể đem ví với TRÒ CHƠI, sân chơi, luật chơi…
    Thí dụ, trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta thường thấy Tổ chức kinh tế giới (WTO) được truyền thông gọi là “sân chơi”.

    Trong các sự kiện chính trị, ngoại giao gần đây, chúng ta cũng thường bắt gặp các cụm từ liên quan đến TRÒ CHƠI, ở đây chỉ liệt kê ngẫu nhiên qua nhan đề một số bài báo đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thống:
    “Các bên chơi trò ‘đố chữ’ trên biển Đông” (Hải Hà - Giáo dục Việt Nam, 24/08/2011),
    “Ai sẽ chiến thắng trong TRÒ CHƠI ngoại giao?” (Minh Hiểu - Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 16/01/2007),
    “Cờ tướng, cờ vua, nhà nước và TRÒ CHƠI chính trị Đông - Tây” (Hà Văn Thịnh - Tạp chí Sông Hương, 07/10/2009)…

    Trong lĩnh vực giáo dục, Đại học quốc tế Hồng Bàng đã xây dựng chiến lược và mô hình giáo dục của mình từ phương châm “đời là TRÒ CHƠI lớn của loài người” (dẫn theo lời hiệu trưởng TS. Nguyễn Mạnh Hùng, “Những bước chuyển mình vào thế giới phẳng”, bài viết trên website của trường). Ngay cả những hoạt động tưởng chừng nghiêm trọng nhất cũng cần đến hình thức của TRÒ CHƠI để biểu hiện và tác động đến xã hội, chẳng hạn nhiều công tác tuyên truyền về lịch sử, về pháp luật, các chính sách hiện nay thường được tổ chức thông qua các hình thức TRÒ CHƠI tương tác trên các phương tiện truyền thông hay các dạng thức sân khấu hóa.

    Sự xuất hiện rộng khắp của khái niệm TRÒ CHƠI trên các diễn ngôn hiện nay là dấu hiệu của một xã hội đã quay trở lại trạng thái dân sự, không khí sử thi của thời đại trước nay đã phai nhạt.
    Ý niệm “chơi” từ chỗ được sử dụng một cách hạn chế, thận trọng, thậm chí bị coi là kỵ húy khi nói về các vấn đề nghiêm túc, nay được phát biểu một cách công khai.

    Hoàn cảnh chiến tranh trước kia buộc con người ta phải dồn hết năng lực, thời gian vào việc chiến đấu cho vận mệnh của cộng đồng cũng như cá nhân. Nay, xã hội thời bình phát triển cho phép con người ta có nhiều thời gian rỗi hơn, nhiều nguồn sinh lực thừa hơn và đấy chính là điều kiện để các hình thức TRÒ CHƠInảy nở đa dạng, phong phú.
    Sự sôi động của các ngành kinh doanh giải trí, game, cùng với mật độ dày đặc của các hoạt động hội hè, festival, gameshow… trong đời sống thường nhật đã cho thấy cần phải nhận thức lại tầm quan trọng của TRÒ CHƠI trong tư cách một hoạt động đồng thời như là một ý niệm tinh thần trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện nay.
    Dưới sự tác động mạnh mẽ của internet, của công nghệ truyền thông - những nhân tố mới đặc biệt quan trọng dẫn đến sự biến động của môi trường sinh thái văn hóa hiện nay, nhiều lĩnh vực, hoạt động, chương trình mang tính tương tác, tính trình diễn - những biểu hiện của tínhTRÒ CHƠI - rất cao.
    Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta đang nhắc nhiều đến khái niệm “ngoại giao văn hóa”. “Ngoại giao văn hóa”, theo chúng tôi, là ý niệm mang tính trình diễn rất rõ: nó được thực hiện thông qua các hình thức trình diễn như các cuộc thi đấu thể thao, các liên hoan nghệ thuật, các cuộc thi sắc đẹp… qua đó, hình ảnh của dân tộc, của văn hóa, nhờ sự tái hiện của truyền thông, được khuếch trương, phổ biến.

    Song điều đáng nói không phải chỉ là ở tần số cao, mật độ dày của TRÒ CHƠI trong các diễn ngôn hiện nay mà quan trọng hơn, những tính chất, nét nghĩa trước đó bị kìm nén của nó nay cũng được giải tỏa. Lại khảo sát nhanh trên nhan đề các bài báo chính thống: “Nhạc kịch: cuộc chơi hồn nhiên” (Quỳnh Nguyễn, Báo Tuổi trẻ, 02/04/2011); “Thái Thùy Linh: Chơi rock điên loạn với nhạc đỏ” (Tuấn Nguyễn, Báo 24h.com, 24/11/2010); “Lý Ngọc Minh: Cuộc rong chơi với ngọn lửa hoàn nguyên” (Nguyễn Minh Hiển, Báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần Xuân, 11/01/2009), “Ngắm teen trường Ams quậy hết mình” (Phạm Thịnh, VTC online, 19/05/2011), “Lê Anh Hoài nghịch ngợm khi ‘Tẩy sạch vết yêu’” (Hà Linh, Evan, 09/04/2010)… Chúng tôi chủ ý in nghiêng những từ thuộc “họ khái niệm” TRÒ CHƠI vốn gợi lên những liên tưởng mà các diễn ngôn ở giai đoạn trước cố gắng kìm nén: sự vô tư, buông thả, phá phách, phá cách, hài hước, nổi loạn... để thấy trong nhiều trường hợp, những tính chất này của sự chơi không gắn liền với những định kiến tiêu cực về đạo đức. Ví dụ, trường hợp bài báo về ca sĩ Thái Thùy Linh: cụm từ “chơi điên loạn” ở đây không hàm ý một sự mỉa mai hay phê phán; nó là cách diễn đạt, phần nào có tính cường điệu, về thể nghiệm được xem là phá cách khá cực đoan của Thái Thùy Linh đối với một thứ âm nhạc sử thi vốn yêu cầu cao về sự chuẩn mực, nghiêm trang trong cách thể hiện, khá tương phản với tính chất của nhạc rock theo như suy nghĩ của nhiều người. Và trên thực tế, sự “nổi loạn” của Thái Thùy Linh trong nhạc đỏ đã được ghi nhận một cách tích cực: album của cô được lọt vào danh sách đề cử album hay nhất trong năm của giải thưởng Cống hiến 2010.

    Có lẽ không thái quá khi nói rằng nhiều hình thái đời sống trong xã hội Việt Nam đương đại đang ngày càng hiện lộ rõ tính chất TRÒ CHƠI của mình. Văn học nghệ thuật, thiết nghĩ, là lĩnh vực phản ánh rõ nét nhất xu hướng này. Để ý rằng, trong các dẫn chứng về sự xuất hiện của ý niệm TRÒ CHƠI trong các diễn ngôn hiện nay phần lớn có liên quan đến văn học nghệ thuật. Xu hướng TRÒ CHƠI hóa trong văn chương nghệ thuật hiện nay thể hiện trên các diễn ngôn về nó có những khía cạnh tinh vi đòi hỏi một sự quan sát kỹ lưỡng.

    Cũng như ở nhiều hình thái ý thức xã hội khác, các diễn ngôn về văn chương nghệ thuật thời kỳ chiến tranh hầu như hạn chế tối đa sự khơi gợi ý niệm về TRÒ CHƠI và cũng thay vào đó là sự thống trị của hệ từ vựng quân sự. Có lẽ không cần phải trích lục, chúng ta đều nhớ đến những mệnh đề được tôn lên thành kim chỉ nam, thành đường lối văn hóa văn nghệ một thời: văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, chức năng của nghệ thuật là vũ khí, nhiệm vụ của nó là phục vụ chính trị. Hệ từ vựng quân sự từ các nghị quyết, chỉ thị chính trị trở thành các ẩn dụ, hình tượng trong các diễn ngôn sáng tác, rắn lại thành các nguyên lý được đúc kết trong các giáo trình văn học một thời. Văn chương được đưa vào phạm trù cái nghiêm túc, nó được thiêng hóa, được khoác cho những sứ mệnh trọng đại, cao cả, nó làm như xa lạ với chức năng giải trí, mua vui. Tình hình bây giờ diễn ra theo chiều ngược lại. Sự xuất hiện với tần số cao của “họ khái niệm” TRÒ CHƠI trên các diễn ngôn về văn nghệ hiện nay có liên hệ mật thiết với sự phản tư về chức năng, địa vị, bản chất của văn nghệ. Văn chương vẫn được quan niệm như một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật có khả năng tác động lớn đến xã hội, nhân tâm nhưng bên cạnh đó, đã xuất hiện những đề nghị giải thiêng hóa quyền lực của văn chương, coi văn chương chỉ là TRÒ CHƠI. TRÒ CHƠI lúc này được nhấn mạnh ở những đặc điểm được xem như đối lập với sự nghiêm túc: không thiêng liêng, không quan trọng hóa, không vụ lợi hóa - những đặc điểm không hiện diện trong các diễn ngôn ở giai đoạn trước. Đưa văn chương về với TRÒ CHƠI không phải là chủ trương hướng đến một thứ văn chương vô can, thoái thác những trách nhiệm của nó đối với nhân tâm, cuộc đời mà nên được xem như là sự chuyển động tất yếu của một xã hội trên lộ trình dân sự hóa. Nói như Hoàng Hưng: “Dĩ nhiên sau khi phục vụ hết mình như một vũ khí, giờ đây Thơ phải trở về đúng nó - dù trở về chậm chạp và lừng khừng”1. Và khi thơ được quyền trở lại là chính nó, được quyền “giã từ vũ khí” thì nhà thơ cũng được phép gác lại tư cách chiến sĩ của mình. Để là “người chơi”. Với những cuộc chơi mang tính cá nhân rất cao.
    (còn tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Chơi trong Thi Ca

    2. Kiểu hình tượng tác giả - người chơi trong thơ đương đại

    Khi thơ ca được quyền là cuộc chơi cá nhân, mỗi nhà thơ cũng có thể xây dựng cho mình một hình ảnh người chơi rất khác nhau. Tuy nhiên, trên phương diện loại hình, có thể khái quát ba mẫu hình nhà thơ - người chơi nổi bật hơn cả trong thơ đương đại.

    2.1. Nhà thơ - kẻ tài tử

    Kẻ tài tử là mẫu hình người chơi độc đáo trong văn hóa truyền thống. Văn chương của nhà nho tài tử ở thời trung đại thấm nhuần tinh thần chơi của những học thuyết tư tưởng lớn của phương Đông. Đó là cảm quan hóa giải sự nghiêm trọng của đời sống, biết bình thản, thậm chí còn có thể bông đùa trước sự vô thường, phi bản chất luận của cuộc đời cũng như tính chất tương đối của chân lý, hay chủ trương rũ bỏ danh lợi, sống thuận theo tự nhiên mà ta có thể đọc được trong triết học Nho giáo, Phật giáo, Lão Trang. Kẻ tài tử, bởi vậy, có một phong thái nhẹ nhõm, khinh khoái, theo đuổi sự tự do nội tâm và dùng tài hoa của mình để chơi đời, ngạo đời. Một mẫu nhân cách khoáng đạt như thế được xem là tiền thân của cái tôi hiện đại.

    Mô tip tự họa mình như một người chơi, cảm hứng xưng tụng sự chơi tương ứng với một thứ giọng điệu hài hước, nhẹ nhàng, hoặc bất cần, suồng sã… đối lập với sự trịnh trọng, trang nghiêm vốn là chủ âm của giai đoạn trước là điều không khó để nhận thấy ở nội dung trữ tình của thơ đương đại. Trong thơ Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh, hình ảnh thi sĩ như một người chơi khiến ta có thể liên tưởng đến hình ảnh kẻ tài tử trong truyền thống văn hóa: tài hoa, kiêu hãnh, ngất ngưởng, dẫu diện mạo có xộc xệch, lệch chuẩn thì vẫn ung dung, tự tại, bất cần danh lợi. Sự công nhiên bộc lộ mình trong phong thái ngạo nghễ như trong thơ Bùi Chí Vinh cho thấy ý niệm “chơi” gắn liền với quyền mỗi cá nhân được tự xác lập giá trị của mình, được tách khỏi dàn đồng ca để được nói bằng tiếng nói của mình:

    Ta chẻ đầu ta chia hết thảy mọi người
    Thế gian này những kẻ bình thiên hạ
    Có còn gan, đủ mật để rong chơi
    Có giống Quát khắc thơ vào vách đá
    Có như Xương nhét chữ xuống mông ngồi
    Và có dám như ta, đọc những lời khí phách
    Rồi rủ Hồ Xuân Hương chơi cờ tướng tay đôi!

    (“Ngó lại tiền nhân” - Bùi Chí Vinh)

    Ca ngợi thú chơi là một nội dung bị hạn chế trong thơ văn giai đoạn trước, khi tinh thần khắc kỷ của thời đại nhìn thú chơi như là biểu hiện của chủ nghĩa hưởng lạc, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức. Cảm hứng này nay đã được giải phóng: thú chơi không chỉ thể hiện văn hóa cộng đồng; trong thơ đương đại, thú chơi là cách để khẳng định nhân cách văn hóa ở từng cá nhân. Thơ Nguyễn Duy là sự nối tiếp một dòng mạch cảm hứng đã từng có lúc như đứt đoạn: xưng tụng thú giang hồ - một biểu hiện độc đáo của ý niệm “chơi” (du) trong văn hóa phương Đông. Nhà thơ còn nhìn thấy những minh triết của cuộc đời kết tinh trong những thú chơi giản dị của dân gian thể hiện trong một số bài thơ của ông khắc họa mô tip “con người hoan lạc” (chữ mượn từ tên tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzakis):

    Sớm mai đánh bệt trước thềm
    đứ đừ phun khói thuốc lên tận trời…
    Tôi qua lắm núi nhiều sông
    khói ngày xưa ám trong lòng còn cay
    ngẩng đầu đưa khói vào mây
    nghênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên

    (“Thuốc lào”)

    Xa hơn việc xưng tụng thú chơi là một nhận thức sâu sắc về bản chất TRÒ CHƠI của cuộc đời và theo đó, chơi chính là hiện sinh. Tính chất ảo ảnh của đời sống - phương diện tương hợp với thế giới TRÒ CHƠI mà Eugen Fink từng nhấn mạnh - dẫn con người đi đến chỗ lựa chọn một thái độ hiện sinh, một mặt, táo bạo, liều lĩnh, chấp nhận đánh cược. Chế Lan Viên đã thể hiện một nhận thức như thế trong Di cảo thơ: “Cuộc đời là TRÒ CHƠI - Cuộc sống là TRÒ CHƠI - Nhưng không chơi khổ đau thì không ù được nụ cười” (“Hai chiều”). Nhưng ở mặt khác, bản chất TRÒ CHƠI của đời sống cũng cho phép con người hình thành một thế giới quan, một cách ứng xử nhẹ nhõm, vô tư, phi mục đích luận:

    Đùa thôi nhé, Thiên Đường mộng ảo
    Thế giới vỡ tan ngoài chân mây
    Cầm giấc mơ xanh vàng tím đỏ
    Ngoảnh lại nhìn - nấm mọc đầy tay.
    ...
    Ta tìm lại trong hình hài hóa ****
    Chút tự do quả thực trên đời
    Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng
    Núi thông nhiều ta hãy rong chơi

    (“Bài ngâm đùa chơi” - Hoàng Phủ Ngọc Tường)

    Trong thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ý niệm “chơi” cũng gắn liền với ý niệm “du”, song cụ thể hơn, chơi, với ông, là sự trở về, về với thiên nhiên, về với bản thể tự nhiên thuần khiết, trong trẻo nhất của con người cùng lúc với sự bừng ngộ về tính chất phù du, hư ảo, vô thường của cõi thế. Con người chơi trong thơ của ông là sự kết hợp nhuần nhị giữa mẫu nhân cách tài tử tiêu dao của văn hóa phương Đông, trong đó ảnh hưởng quan trọng nhất có lẽ là triết học Lão Trang, với mẫu con người cảm giác mà chủ nghĩa hiện sinh đề cao.

    (còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)

    2.2. Nhà thơ - trẻ thơ

    Ý niệm CHƠI, bởi có mối liên hệ độc đáo với tiếng gọi trở về với tự nhiên, dẫn đến sự phát triển một mô típ được thơ ca đương đại khai thác mạnh mẽ: ca ngợi tuổi thơ, đặc biệt, ca ngợi TRÒ CHƠI của trẻ nhỏ. Trên thực tế, Heraclitus, triết gia Hy Lạp cổ đại, người được xem là khởi điểm của lý thuyết TRÒ CHƠI, đã hình dung: “Tiến trình của thế giới là một đứa trẻ đang CHƠI thực hiện những nước đi của nó trên bàn CHƠI - đứa trẻ là người thống trị tuyệt đối của thế giới”

    2
    . Sau 25 thế kỷ, Nietzsche, một nhà tư tưởng đặc biệt quan trọng khác của lý thuyết TRÒ CHƠI, đã phát triển xa hơn luận điểm nền tảng của Heraclitus khi viết: “Tạo sinh và tan rã, dựng xây và phá hủy mà không mang hàm ý luân lý, trong trạng thái ngây thơ vĩnh cửu, động thái ấy chỉ có thể tìm thấy ở sự CHƠI của nghệ sĩ và trẻ nhỏ trong thế giới này”
    3. Trẻ thơ và nghệ sĩ, hành động CHƠI và hành động sáng tạo nghệ thuật, bởi thế, đồng dạng với nhau.

    Bùi Chí Vinh nhìn thấy hình ảnh đứa bé đang CHƠI như là biểu tượng của một thứ quyền năng, một thứ tự do mà người lớn đã không còn:

    Con trai ta chịu CHƠI hơn ta
    Nó có vương quốc riêng hết sẩy
    Vũ trụ chứa một tỉ người máy
    Hành tinh gom một tỉ quân bài
    Nó bấm video game bằng một tỉ ngón tay
    Ác thú, quái nhân đều nằm chỏng gọng
    ...

    (“Gia huấn ca”)

    Cảm xúc trước sự tự do, vô tư, trong sáng của TRÒ CHƠI trẻ nhỏ đã dẫn đến sự hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật đáng chú ý trong thơ đương đại mà Lê Lưu Oanh gọi là “tư duy đồng thoại”. Đó là kiểu tư duy “lấy cái khởi nguyên để làm thước đo vạn vật”4, lấy cái nhìn thuần khiết của trẻ thơ, lấy cách giao tiếp với thế giới của trẻ thơ - giao tiếp ở đây chính là TRÒ CHƠI giữa trẻ nhỏ với thế giới, cả hai có cùng ngôn ngữ, có thể lắng nghe, nói chuyện với nhau, hoán vai cho nhau... làm nguyên tắc cấu trúc thế giới nghệ thuật. Hình tượng tác giả, bởi thế, mang điểm nhìn của trẻ thơ, nói bằng giọng trẻ thơ, lấy sự ngây thơ làm mỹ cảm. Trong thơ Nguyễn Quyến, sự tưởng tượng về bản thể được khai triển theo tư duy huyền thoại vốn là đặc trưng của tuổi thơ mỗi con người và của tuổi thơ nhân loại:

    Nhớ mùa-xuân-chưa-có-mưa-phùn mẹ nói nựng con
    “Mẹ nhặt con từ đám lá tre đầu ngõ
    Dưới gốc bưởi đào tóc mẹ rụng hoa”
    Có phải thế không? Có phải không mẹ!
    Con reo lên, con hét ôm chầm lấy gốc bưởi
    Đám lá tre ấm nỗi ngẩn ngơ
    Hoa bưởi thơm mùi sữa mẹ
    Vương đầy mặt con.
    Mẹ ơi! Có phải con là một nhị hoa
    Đậu vào áo mẹ
    Mẹ ơi! Có phải con là một làn phấn rơi
    Mẹ nhặt lấy thoa nỗi buồn cô độc
    Mẹ ước đàn con, nên con ngồi đợi
    Gió thổi về nhặt những đứa em thơ.
    Mẹ ơi!
    Mẹ là gà mái hoa mơ bới táo tác đống rác để tìm con
    Nhưng con không muốn làm bông hoa rụng, không muốn nằm trong đống lá rơi
    Mẹ ơi! Không biết bấy giờ mẹ có vứt con đi...


    Kiểu tư duy đồng thoại này thể hiện một bước chuyển mình của thơ đương đại: trở về với sự duy cảm, nhạt dần tính chất duy lý, khai thác các yếu tố huyền thoại. Thơ ca, theo đó, khởi phát từ niềm ngạc nhiên của con người, từ mơ ước nhìn lại thế giới như thể lần đầu tiên nó được hiện ra, từ việc gạt bỏ định kiến bởi những cái đã biết. Mượn ý của nhà thơ Ba Lan từng được giải Nobel văn chương năm 1996, Wislawa Szymborska, không phải cái “tôi đã biết” mà chính cái “tôi không biết”, “tôi chưa biết” mới là cội nguồn cảm hứng của thơ ca5. Sự “không biết”, “chưa biết” ấy chính là phẩm chất của trẻ thơ. Nó hàm ẩn một thứ minh triết mà thơ ca nhân loại thường tìm về khi nó đứng trước nguy cơ trở nên già cỗi, xơ cứng.

    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này