1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn, Mặc, nhận thức và Học thuật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Hoailong, 18/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    LỊCH SỬ về cà phê

    Câu chuyện LỊCH SỬ về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư cũng ít ai kiểm chứng. Hoặc giả nhiều khi người ta phóng đại những chuyện nhỏ thành chuyện lớn cho ?zmùi?o cà phê thêm đậm đà, chẳng hạn như ?zcà phê dãi chồnhay *** chồn?o mà dân ghiền cà phê người Việt thường kể cho nhau nghe.
    Câu chuyện lãng mạn hơn cả có lẽ là truyện một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia (Ethiopia ngày nay).
    Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ
    ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực.
    Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân.
    Cà phê vốn dĩ mọc hoang trong vùng Abyssinia và Arabia. Trước thế kỷ thứ 10th, thổ dân thường hái ăn, dùng như 1loại thuốc kích thích. Trái cà phê chín được giã ra trộn với mỡ súc vật nặn thành từng cục tròn để dùng làm thực phẩm khi đi đường xa. Về sau cà phê được dùng làm thức uống nhưng cũng khác phương cách ngày nay. Thời đó người ta chỉ ngâm nước những trái cà phê rồi uống, mãi tới thời trung cổ người Ả Rập mới biết tán ra bỏ vào nước sôi.
    Thức uống đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng và người Ả Rập rất tự hào về phát minh này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền một loại sản phẩm.
    (còn tiếp nhé)
    Lần cập nhật cuối: 04/03/2014
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    N
    Nhưng những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút đem hạt giống về trồng nên chẳng bao lâu Hạt cà phê được vận chuyển từ Ethiopia đến Ả Rập, từ đây cà phê được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ và chúng được rang lần đầu tiên trên những đống lửa.
    Những hạt sau khi rang sẽ được nghiền ra và được nấu sôi với nước, tạo ra cách uống cà phê rất thô sơ gần giống với cách chúng ta uống cà phê ngày nay.
    Sau đó, khắp khu vực Trung Ðông đều có trồng, và truyền đi mỗi lúc một xa hơn nữa.

    Vào thế kỷ thứ 13, cà phê đã thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập. Những quán cà phê ?z với tên là qahveh khaneh ?z hiện diện khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những quán đó trở thành những nơi sinh hoạt, với đủ loại giải trí từ âm nhạc đến cờ bạc và các triết gia, chính trị gia, thương gia thường lui tới để tụ tập bàn thảo sinh hoạt xã hội và công việc làm ăn. Thế nhưng khung cảnh nhộn nhịp của các ?zhộp đêm?o cũng làm cho giới cầm quyền e ngại. Sợ rằng những tay đối lập có thể tụ họp bàn chuyện chống đối nên nhiều lần triều đình đã ra lệnh cấm và đóng cửa các quán cà phê này nhưng không thành công.
    Không những thế, việc cấm đoán lại còn khiến cho việc uống cà phê trở thành thói quen của thường dân vì từ nay một số đông sợ rắc rối nên uống ở nhà, kiểu cách uống cũng được nghi thức hóa.
    Trước năm 1600, kỹ thuật chế biến cà phê là bí kiếp gia truyền của dân Ả Rập, đặt biệt tại Mocha (địa danh trở thành tên 1 loại cà phê thượng hạng). Tuy nhiên, chẳng có gì núp trong bóng tối được lâu. Nhà thực vật học người Đức Leonhard Rauwolf là 1 trong những người đầu tiên miêu tả cà phê trong quyển sách ấn hành năm 1583. Khoảng sau năm 1600, cà phê chu du sang châu Á, theo chân thực dân châu Âu.

    Những thương gia đi tới những quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ sau nay đem cái thói phong lưu này về bản xứ.{Cà phê xâm nhập vào Châu Âu lần đầu tiên do sự trao đổi hàng hóa giữa Venice va Genoa. }
    Và Âu châu nay cũng uống cà phê. Kiện hàng mang cà phê được ghi nhận lần đầu tại Venice vào năm 1615 do Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến.
    Khi cà phê lan tới Rome, một lần nữa các nhà tu lại kết án đây là một thức uống của ma quỉ (the drink of the devil vì Những linh mục ở Roma muốn tẩy chay cà phê), và việc tranh chấp gay go đến nỗi Giáo Hoàng Clement VIII phải yêu cầu đem đến một gói cà phê mẫu để chính ông dùng thử.
    Nhưng Vị chủ chiên kia chỉ mới uống một lần đã ?zchịu?o ngay và thấy rằng thật ngu xuẩn xiết bao nếu cấm giáo đồ Thiên Chúa không cho họ uống cà phê.
    Đức Giáo Hoàng Clement VIII lại phán rằng:" Thức uống này của Sa Tăng quá tuyệt đến nỗi thật là đáng tiếc nếu để cho chỉ những kẻ ngoại đạo thưởng thức. Chúng ta sẽ lừa lại Sa Tăng bằng cách công nhận nó".
    Ðược Giáo Hoàng chấp thuận, số người uống cà phê lập tức gia tăng

    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 04/03/2014
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Và chẳng bao lâu - Năm 1683, quán cafe đầu tiên ở châu Âu được mở tại Venice và tiếp đó là Caffe Florian tại Piazza San Marco khai trương năm 1970 (hiện còn hoạt động).

    quán cà phê đầu tiên được khai trương tại Anh Quốc năm 1637 do 1 doanh gia tên là Jacob (người Do Thái, gốc Thổ Nhĩ Kỳ)
    mở tại Oxford. Kế đó là một quán cà phê khác ở London và rồi nhiều thành phố khác. Người ta bảo rằng những quán đó rất dễ nhận vì dù còn ở xa xa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức, tới gần hơn thì bao giờ cũng có một bảng hiệu với một ly cà phê nghi ngút hay hình đầu một vị tiểu vương xứ Trung Ðông.

    Những quán mở gần trường đại học bao giờ cũng đông nghẹt giáo sư và sinh viên nên được gọi bằng cái mỹ danh ?zđại học một xu?o (penny universities) vì giá của một ly cà phê thuở đó chỉ có một xu (penny) và người ta chỉ tốn bấy nhiêu cũng thu thập được rất nhiều kiến thức qua những buổi ?zthuốc lá dư, cà phê hậu?o, có khi còn nhiều hơn là miệt mài đọc sách. Chẳng biết những lời tuyên bố đó có đúng hay không nhưng truyền thống
    đó không phải chỉ nước Anh mà lan qua nhiều quốc gia khác, cho chí Việt Nam , quán cà phê vẫn là nơi mà giới sinh viên hay đến để suy tư qua khói thuốc nhiều hơn cả.

    Theo Xu hướng thời đó; Quán cà phê trở thành nơi gặp gỡ của giới trí thức. Tại Luân Đôn, chúng còn là nơi gặp của những thương gia, những trụ sở tài chính . Công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới - Lloyd''''s of London - đã được thành lập trong 1 tiệm cafe, khi vào năm 1688, Edward Lloyd ngồi nhâm nhi cà phê và lập danh sách các con tàu mà khách hàng muốn mua bảo hiểm.
    Khoảng 1668 trở về sau tiệm cafe bắt đầu xuất hiện tại Mỹ (New York, Philadelphia, Boston...).

    Ðến cuối thế kỷ 17, hầu hết cà phê trên thế giới đều nhập cảng từ các nước Ả Rập. Cũng như ngày nay người ta kiểm soát dầu hỏa, vào thuở đó các nước Trung Ðông rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê, và chỉ được mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín ngõ hầu không ai có thể gây giống để đem trồng nơi xứ khác. Người ngoại quốc cũng bị cấm không cho bén mảng đến những đồn điền cà phê. Thế nhưng dù có nghiêm nhặt đến đâu thì cũng có người vượt qua được.

    Sau nhiều lần thất bại, người Hòa Lan là dân tộc đầu tiên lấy giống được loại cây này đem về trồng thử trên đảo Java (khi đó là thuộc địa của họ). Thế là giống cây quí đã truyền sang Âu Châu mặc dù vẫn chỉ có thể trồng trong nhà kiếng.
    Và cũng trong thời kỳ này cây cà phê du nhập vào châu Mỹ do 1 đại úy người Pháp đem theo một cây con trong chuyến hành trình vượt đại tây dương.




    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 07/05/2005
    Lần cập nhật cuối: 04/03/2014
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Nói về Ăn,& nhận thức thì có lẻ Người Việt tư duy nhận thức bằng cái... bụng?!

    có nhiều ví dụ thú vị trong ngôn ngữ chứng minh quan niệm trên, nhưng Các bạn còn có thể nêu thêm nhiều ví dụ khác nữa.

    Quan niệm tư duy bằng cái bụng không phải độc quyền của người Việt, mà tất cả các nước chịu ảnh hưởng sâu đậm của nho giáo Trung Quốc đều có quan niệm này. Nói khác, đây là quan niệm ngoại nhập, nhưng đã ăn sâu trong… bụng người Việt. Nếu định gán tính cách vô tư (như con trẻ) và lạc quan (có phần tếu) cho nguyên nhân “tư duy bụng” thì phải khảo sát rộng hơn, không thể chỉ khu trú trong biên giới Việt mà đã kết luận được.
    Không cứ trong lời ăn tiếng nói người ta coi “bụng” là nơi chứa kiến thức, và để tư duy; mà ngay trong sách cổ truyền cũng quan niệm như vậy.
    Nếu thích, còn có thể nói bụng là nơi chứa tình cảm ái. ố, hỉ, nộ… rất đặc trưng của con người. Người ta có thể hớn hở trong bụng, mở cờ trong bụng, buồn phiền trong dạ, tức lộn ruột… Đó là dạng “để bụng” các tình cảm đó mà chưa muốn lộ chúng ra lời nói hoặc nét mặt.


    Chuyện Trạng Quỳnh phơi sách
    Sách của Trạng hẳn phải là thiên kinh vạn quyển, do vậy khi nghe tin Trạng phơi sách (vì chẳng may bị ướt) mọi người đã lũ lượt tới xem. Rốt cuộc chỉ thấy Trạng nằm ngửa, vỗ bụng mà giải thích: Sách ở trong bụng này, chứ đâu...

    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 07/04/2014
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Với người Việt, nhiệm vụ tư duy, suy xét và cảm nhận thay cho đầu óc và cả trái tim còn được giao cho cả... cái bụng. Thật vậy, người Việt thường "nghĩ bụng". Mọi suy xét và cảm nhận mọi vấn đề đều theo phương thức rất đơn giản cư ́”ưng cái bụng” là được.
    Cái bụng của người Việt có thể hoàn thành "xuất sắc" nhiều chức năng phong phú và đa dạng về cả vật chất lẫn tinh thần.

    Người Việt có chỉ số thông minh riêng của mình để đánh giá con người, đó là sự “sáng dạ hay tối dạ“ của người đó. Một chỉ số định tính (cũng lại liên quan tới cái bụng) không cần phải đo đạc phức tạp và tốn kém kiểu chỉ số IQ của phương Tây và người ta có thể toàn quyền quyết định chỉ số đó âm hay dương mà chẳng cần hỏi ai.

    Người Việt cũng có những phương pháp “suy diễn hữu hiệu” để nắm bắt sự thật khách quan bằng cách: “Suy bụng ta ra bụng người“. Chả thế mà người Việt nhận biết được ngay tính thích ghanh đua của mình cả trong tiếng gáy của các chú gà: ”Con gà tức nhau tiếng gáy” có lẽ cũng từ phương pháp “Suy bụng ta ra bụng…ga"̀ vậy!

    Để xác định phẩm chất của con người, người ta dùng cặp phạm trù đối xứng kiểu âm dương để đánh giá một con người là “Anh tốt bụng“ hay “Anh xấu bụng”.
    Nói về sự giả dối, âm mưu và dã tâm, người Việt cũng vận dụng tới cái bụng: “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm”!
  6. diemmycake

    diemmycake Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    2
    Nói về sự giả dối, âm mưu và dã tâm, người Việt cũng vận dụng tới cái bụng: “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm”!
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Câu này ăn ý wá hén !!!
    Thế Bác còn "nghĩ bụng" ra được cái gì mới k0 nhĩ ?
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Ðọc tít C/Ðề này chắc có bạn nghĩ BỤNG lại chuyện gì nữa đây? Nếu trong BỤNG còn nửa tin nửa ngờ xin bạn cũng đừng nóng lòng, sốt ruột, hãy bền lòng đọc tiếp và trước hết trả lời câu hỏi sau: Xin bạn vui lòng cho biết có thể tìm được những từ tiếng Anh, Pháp, Nga... chỉ bộ phận cơ thể con người ứng với "BỤNG", "lòng", "ruột"... của tiếng Việt để dịch những từ ngữ viết nghiêng trên đây được không?

    Ng viết nghĩ là không. Nếu bạn tìm được những trường hợp như vậy, xin đừng giữ trong BỤNG.
    Hãy nói ra, tôi sẵn lònghài lòng lắng nghe, vì tin rằng bạn không có BỤNG dạ gì. Nếu bạn đúng, dù hơi phiền lòng nhưng vì tôn trọng chân lý nên tôi buộc lòng chấp nhận và ghi lòng tạc dạ những điều tôi chưa hiểu thấu đáo.
    Với những điều chưa thỏa đáng, tôi xin được nói lại, mong bạn đừng mếch lòng và cũng đừng để BỤNG làm gì. Vậy tôi cứ viết miễn sao các bạn ưng cái BỤNG là tốt lắm rồi.

    2.
    Còn Phần lớn cách dùng từ lòng trong tiếng Việt theo nghĩa bóng lại chuyển thành từ tim trong tiếng Anh, Pháp hoặc Nga... Vì sao vậy?

    Lý thuyết ẨN DỤ & Hoán dụ trong HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC ngôn ngữ học hiện đại cho rằng con người là một vật chứa và thể hiện sự trải nghiệm thế giới vào ngôn ngữ. Tiếng Việt là một trường hợp điển hình.


    Với người Việt, cái BỤNG, ngoài vật chứa thức ăn thức uống ra nó còn là vật chứa đựng tiêu biểu, và thể hiện những gì thuộc phạm trù tinh thần. Một chứng cứ là trong kho giai thoại Việt từng có người cởi trần nằm ngoài nắng để "phơi sách" - phơi chữ trong BỤNG. Những người lắm chữ nghĩa được coi là đầy một BỤNG sách. Mới rồi Nguyễn Quang Sáng viết "Ðúng là quên nhiều..., Nhưng viết lại khác, cái gì mình muốn viết nó nằm trong BỤNG rồi, chỉ cần khui ra thôi" (Tuổi Trẻ 13-1-2010).

    Trong tiếng Việt, Ngoài BỤNG và những bộ phận của CÁI BỤNG, LÒNG DẠ, GAN, RUỘT, Ăn; Tiêu hóa lúc đầu có nghĩa hẹp, chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng cơ thể người và động vật,...sau đó mở rộng thêm phạm vi biểu vật, nó chỉ quá trình (con người) biến kiến thức chung thành hiểu biết của riêng bản thân; trở thành biểu tượng cho phạm trù tinh thần. Chúng là một công cụ biểu hiện tư duy, tâm lý, tình cảm, ý chí, sức chịu đựng.
  9. rakuzavn

    rakuzavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Một đôi vợ chồng trẻ vừa đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
    “Tấm vải bẩn thật !” Cô thốt lên. “Bà ấy không biết giặt
    Có lẽ bà ấy cần một thứ xà-bông mới thì giặt mới sạch hơn !”
    Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng.
    Thế là vẫn cứ lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.....
    Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng :
    “Anh nhìn kìa ! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải rồi..... Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ ?”
    Người chồng đáp:
    “Không... Sáng nay anh đã dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy !”
    Trong cuộc đời cũng như thế :
    Mọi sự tùy thuộc sự sạch sẽ của khung cửa sổ, qua đó chúng ta quan sát các sự việc. Trước khi phê bình, có lẽ nên kiểm tra trước phẩm chất của cái nhìn của ta. Khi đó, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự tinh trong của trái tim người khác.
    A! Tí nữa thì quên....
    Hôm nay, tôi thấy bạn rõ ràng hơn hôm qua.
    Thế còn bạn ?
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.601
    Đã được thích:
    49
    Trong tiếng nói nhiều dân tộc khác, người ta dùng từ "tim" để biểu hiện điều này. Người Việt nói "học thuộc lòng bài thơ" thì người Anh lại nói "học thuộc bài thơ bằng trái tim". Không nhiều ẩn dụ được người Anh thể hiện qua các từ ngực, ***g ngực, tụy, đại tràng, ruột (he busted a gut laughing, nó cười đau cả ruột).

    Trong tiếng Việt cũng xuất hiện không ít từ tâm, tim với ý nghĩa biểu trưng (khẩu phật tâm xà, một túp lều tranh hai trái tim vàng, hiến dâng con tim và khối óc cho Tổ quốc...). Tâm là một từ Hán - Việt. Theo Nguyễn Ðức Tồn, cách dùng từ tim theo nghĩa bóng có lẽ được du nhập từ các nền văn hóa khác trong mấy thế kỷ gần đây.

    Chính do quan niệm vùng BỤNG là trung tâm cơ thể con người nên người Việt giao tiếp, đối xử với nhau bằng “tấm lòng” chứ không phải bằng sự rung động của con tim hay sự sáng suốt của trí óc. Khác với phương Tây, lấy trái tim làm trung tâm cơ thể con người, từ đó sinh ra từ yêu (love), người Việt từ trước thời tiếp biến văn hóa phương Tây không có từ “yêu” mà chỉ có cụm từ “phải lòng nhau”, từ “thương”. Tìm trong ca dao cổ, ta dễ dàng nhận ra, cha ông ta chỉ dung từ “thương” không hề có từ “yêu”:

    Theo triết lý Âm Dương Ngũ hành thì “Vũ trụ vạn vật nhất thể”, con người chính là một “tiểu vũ trụ”, vì thế, vũ trụ có Âm có Dương thì con người cũng có Âm có Dương. Vũ trụ do ngũ hành (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ) tạo nên thì con người tự nhiên (cơ thể sinh vật) cũng do Ngũ tạng (Thận, Tâm, Can, Phế, Tỳ), Ngũ phủ (Bàn quang, Tiểu tràng, Đởm, Đại tràng, Vị) hợp thành ứng với năm hành của vũ trụ. Người Việt không gọi Lục phủ như Trung Hoa (Trung Hoa thêm Phủ Tam tiêu gồm Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu để chỉ mối liên hệ giữa năm phủ kia, không ứng với hành nào cả).
    (Thương nhau mấy núi cũng trèo… Đưa tay bứt ngọn bông ngò/ Thương anh đứt ruột giả đò làm ngơ…). Huế là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam trước khi tiếp biến với văn hóa phương Tây nên Huế có ý thức giữ nguyên từ “thương” với nghĩa là “yêu” bền vững nhất. Trong ngôn ngữ Huế rất hiếm xuất hiện từ “yêu”. Thế hệ cha anh chúng ta cũng rất ngại ngùng khi nói từ “yêu”, với họ chỉ là “thương” nhau,“phải lòng” nhau mà thôi. Cái từ “phải lòng” nầy chính là ngôn ngữ tình yêu đích thực của người Việt, vì ta lấy tấm lòng làm trung tâm cơ thể, hễ “phải lòng nhau” là tất cả đã trọn vẹn:“Anh chị lo tính chuyện làm sui gia nhau đi, bọn nó phải lòngnhau rồi”…. Chính vì lẽ đó mà người Việt thường gọi là “Lòng yêu nước”, “Lòng yêu quê hương”, “Lòng nhân đạo”, “Lòng thành” chứ không nói “Trái tim yêu nước”, “Trái tim nhân đạo”… Tương đương với “Lòng” chính là “BỤNG”, “Ruột”, “Tử”, “Dạ”. Cách nói này rất phổ biến trong ngôn nhữ bình dân Việt Nam: “Mát lòng mát dạ/ Mát ruột mát gan”, “Vui lòng thỏa dạ”, “Hả lòng hả dạ”, “Bằng lòng đi em”, “Thỏa tấm lòng”, “Mát cái ruột”, “Sướng cái tử”, “Ưng cái BỤNG”, “Đã cái tử”, “Rung động trong lòng”, … hiếm khi dùng “con tim/ trái tim” hay “bộ óc/ trí óc” thay cho những cụm từ này.
    Cũng bởi quan niệm lấy lòng (BỤNG/ ruột/ tử) là trung tâm cơ thể nên người Việt lấy tấm lòng để xử lý mọi quan hệ trong cuộc sống: “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”, “Sống cho vừa lòng nhau”, “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, “Đối đãi với nhau bằng tấm lòng”… Thậm chí người Việt còn lấy “lòng/ BỤNG” điều hành luôn cả lý trí và con tim: “BỤNG bảo dạ rằng: hình như hắn không yêu mình”, “Suy BỤNG ta ra BỤNG người”, “Lòng riêng riêng những kính yêu/ Chồng chung chưa dễ ai chiều lòng ai”… Tất cả những câu này đều thuộc lĩnh vực suy nghĩ, tư duy, xét đoán của lý trí, nhưng với người Việt, BỤNG, dạ, lòng là trung tâm quyết định cả tư duy và lý trí….


    Như vậy, rõ ràng vùng BỤNG vừa là trung tâm cơ thể con người từ khi thoát khỏi loài vật đứng dậy vừa là trung tâm trong mọi mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống: “Trải lòng ra mà sống với nhau”, “Đối xử với nhau bằng tấm chân tình”, “bằng lòng thành”, “bằng tình người”… Hãy đối xử với nhau bằng tấm lòng, phải hiểu lòng nhau để sống và hợp tác.

    3. Cùng biểu thị phạm trù tinh thần, nhưng mỗi bộ phận lòng, dạ, ruột, gan... lại nhấn mạnh một mặt nào đấy.

    Nhìn một người theo bề ngoài, thấy mặt nhưng không thể thấy lòng, dạ, ruột, gan... nên những từ này có một điểm chung là biểu thị những trạng thái tinh thần thầm kín. Cũng vì vậy, có hàng loạt từ ghép các yếu tố này: gan dạ, lòng dạ, BỤNG dạ, ruột gan... Các thầy giáo thì BỤNG dạ cũng đại khái như thế (Tô Hoài); "Lại một lần nữa, ruột gan cô Thúy không kìm được sự hồi hộp" (Ngô Tất Tố).


    Từ lòng được dùng rộng rãi nhất, biểu hiện được tất cả những cung bậc tình cảm con người. Thể hiện tình cảm mong muốn, khát khao của thời thanh niên sôi nổichúng ta hát: "Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ/Bàn tay son sắt dâng cao ngọn cờ".


    Khi vui sướng, người ta mở cờ trong BỤNG. Ðược khen, dù biết đó chỉ là những lời nói lấy lòng ta thường vẫn hởi lòng hởi dạ, mát lòng mát dạ, nở từng khúc ruột.

    Lúc yêu thương, say mê bạn khác giới là ta đã phải lòng họ rồi. Khi buồn thương chỉ nghe tiếng cuốc kêu là lòng buồn tái tê, lòng đau như cắt. Trước cảnh bất hạnh, dễ thấy mủi lòng, chạnh lòng". Lúc lo lắng, bồn chồn đợi chờ thì lòng như lửa đốt.

Chia sẻ trang này