1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn mặc : thời trang và văn hoá

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi gun_or_rose, 17/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linh_bc

    linh_bc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    tui nghĩ ăn mặc bây giờ ko quá khắt khe như trươc, mình có thể măc gì mình thich. Đó là điều mà có lẽ ai cũng muốn.
    Tuy nhiên cũng ko nên quá mờ sương,quá quá khó coi.
    Suy cho cùng thi cái gi cũng xo giới hạn đúng ko nhỉ
  2. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Híc, mình thì không quá cầu kì trong cách ăn mặc, đôi khi còn nhếch nhác, nhưng chả sao cả, mình cảm thấy thoải mái là được rồi. Nhiều khi bạn bè phải kêu ca về mình nhưng kệ, "đời tôi là của tôi mà"
  3. gun_or_rose

    gun_or_rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ như bác sống và thực hiện chính sách " ta ko cần ai " --> Một người tự tin và rất có lập trường nhưng nếu quá sẽ thành bảo thủ đấy bác ạ .
  4. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0

    Nguồn gốc chiếc Cà vạt ! ( Sưu tầm )
    Cà vạt, vật không thể thiếu của những tay chơi.
    Sử sách ghi lại, chiếc cravat đầu tiên được xuất hiện ở đế quốc La Mã cổ đại. Lúc đó các chiến binh La Mã thắt trên cổ một chiếc khăn giống như hình chiếc cravat ngày nay.
    Năm 1669, thời vua Louis 14, lính đánh thuê Crauti đã sử dụng một loại khăn choàng rộng có viền thắt nút trước ngực giống như một chiếc cravat. Về sau, quân lính Pháp thống nhất sử dụng loại khăn này và coi đó là dấu hiệu để phân biệt địch, ta trên chiến trường. Lúc đó, chiếc khăn được làm nhỏ và cứng hơn, hình dáng gần giống với chiếc cravat ngày nay, nhưng điểm khác biệt là được quấn hai vòng trên cổ, hai đầu buông xuống kết thành những bông hoa trước ngực.
    Năm 1692, quân Anh đánh lén doanh trại quân Pháp lúc đó đang đóng ở Stăng giơ, Bỉ. Trong lúc hoảng loạn, các sĩ quân Pháp không thể thắt cravat theo truyền thống mà chỉ tiện tay quấn một vòng. Trong trận chiến đó, quân Pháp đã giành đại thắng và các anh hùng Stăng giơ đã được sử sách ghi lại như là những người sáng tạo ra kiểu thắt cravat ngày nay. Cũng từ đó, trang phục quý tộc bắt đầu xuất hiện kiểu cravat Stăng giơ. Chúng được dệt bằng một loại sợi có viền hoa, một đầu được luồn qua khuy áo lót trong.
    Đầu thế kỷ 18, chiếc cravat được thay thế bằng một loại khăn quàng cổ bằng sa tanh trắng, khi quàng gấp lại làm ba. Đến năm 1750, loại khăn này lại nhường chỗ cho sự xuất hiện của kiểu cravat lãng mạn. Kiểu cravat này có hình vuông làm bằng sa tanh trắng. Khi thắt, đầu tiên phải gấp làm đôi, sau đó gấp nhỏ quang qua cổ thắt nút trước ngực. Kiểu thắt này hết sức cầu kỳ và giàu tính nghệ thuật.
    Từ năm 1795 đến 1799, ở Pháp lại rộ lên trào lưu thắt hai loại cravat màu đen và trắng. Lúc này, chiếc cravat đã được thắt chặt hơn trước và nút thắt có phần nhỏ nhắn hơn.
    Sang thế kỷ 19, kiểu thắt cravat cao che kín cổ đã trở thành mốt. Đây cũng là thời kỳ thịnh hành của loại cravat đen bằng những chất vải cứng hay bằng tơ, lụa, nhung. Những năm 70, lại xuất hiện kiểu cravat tự thắt với hình thức, chất vải, và kiểu cách đẹp hơn trước rất nhiều. Cũng từ đó, chiếc cravat không chỉ đơn thuần là vật trang điểm mà nó đã trở thành tiêu chí để phân biệt đia vị cao thấp, sang hèn giữa các tầng lớp người trong xã hội.
    Chiếc kẹp cravat mới xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ này. Từ đó trở đi, cùng với cravat, nó đã trở thành bộ phận không thiếu được của bộ complet hay veston.
  5. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá ăn mặc Việt Nam truyền thống

    Thời xa xưa, người Việt cũng bắt đầu văn hóa mặc bằng một quan niệm rất thô sơ: mặc là để che thân, ứng phó với những biến đổi của thời tiết, khi nóng khi lạnh, khi gió rét, khi mưa to, thậm chí cả khi lụt lội, giông bão...
    Trong mọi sinh hoạt của văn hóa nông nghiệp, cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Việt cổ trước nhất chú ý đến văn hóa ăn. Có ăn thì mới có sống. Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á (vốn được coi là một trong 5 trung tâm cây trồng lúa nhất thế giới và do đó Đông Nam á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp lớn nhất thế giới), Việt Nam đã biết trồng lúa nước vài nghìn năm trước công nguyên. Cây lúa và kỹ thuật trồng lúa ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia Đông Nam á đã là một thành tựu văn hóa cơ bản và rực rỡ nhất trong phong cách sinh hoạt văn hóa dân tộc. Sau cái ăn, người Việt Nam cổ truyền đã nghĩ ngay đến cái mặc. Nền văn hóa thực vật - sông nước của người Việt cổ, với nhân vật chủ chốt là cây lúa, đã xuất hiện và lên ngôi một thứ cây thứ hai, nhằm giải quyết vấn đề mặc, đó là cây dâu. Vậy là cây dâu đã được trồng trọt, chăm bón để làm thức ăn cho con tằm, con tằm ăn lá dâu rồi nhả tơ cho người Việt cổ quay tơ, dệt lụa và trở thành cái mặc, để từ đó thành văn hóa mặc của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Sinh hoạt nông nghiệp cổ truyền phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thiên nhiên. Người nông dân đi làm đồng, nghe ngóng từng động tĩnh thời tiết, vừa để cày bừa cấy hái, vừa để làm lụng một nắng hai sương... Việc ăn, mặc cũng vì vậy mà phải giản dị, thiết thực "ăn lấy chắc, mặc lấy bền". Nếu đủ cơm, đủ áo thì chẳng sợ thế lực nào nữa: Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết. Người Việt cổ chính vì đã có một quan niệm về mặc rất thông minh và thiết thực như vậy nên đã phân biệt rất rõ, hai cử chỉ văn hóa khác nhau trong việc mặc, ấy là khi đi làm đồng vất vả thì mặc trang phục khác và khi đi trẩy hội, lúc Tết lễ hội hè, cách mặc phải phù hợp.
    Đi tìm nét riêng, nét văn hóa của người Việt cổ trong cách ăn mặc phù hợp với sinh hoạt văn hóa nông nghiệp trước hết phải lưu ý đến chất liệu may mặc. Không hề là một ngẫu nhiên lịch sử khi người Việt chọn tơ tằm làm đồ mặc đầu tiên trong lịch sử thời trang của mình. Như trên đã nói, cách đây hàng dăm nghìn năm, người Việt cùng với cấy lúa đã biết trồng dâu (gọi theo ngôn ngữ nghề nghiệp, đó là hai nghề nông và tang). Tơ tằm được người Việt dệt ra nhiều "biến tấu" rất phong phú, đó là: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, đũi, nái, thao the, vân, sồi, nhiễu, đoạn, lĩnh... Về sau người Việt còn sử dụng các chất liệu khác như tơ chuối, tơ đay, tơ gai, sợi bông... nhưng chất liệu đầu tiên cho may mặc cổ truyền vẫn là tơ tằm. Theo cách phân chia của người Việt cổ tùy theo chủng loại, chức năng, trang phục gồm có đồ mặc phía trên, phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Cách phục sức của người Việt thường bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa dầm, gió bấc, đặc biệt là sự nóng bức. Tuy nhiên, trong cách phục sức người Việt có sự phân biệt giới tính nam và nữ. Trang phục tiêu biểu cho con gái Việt là váy yếm và người nam là chiếc khố - để trần phía trên, hoặc quần lá tọa (thứ quần ống rộng, thẳng, đũng sâu, cạp quần to bản). Khi đi hội, phụ nữ thường mặc áo dài tứ thân, năm thân, còn khi lao động thì họ mặc áo ngắn và váy ngắn. Vào dịp hội hè, đàn ông cũng mặc áo dài the đen.
    Về màu sắc, toàn bộ các trang phục nam nữ người Việt cổ truyền đều dùng màu trầm với hai màu chủ yếu là nâu, đen. Riêng yếm rất nhiều màu sắc với chủ yếu là đen và đỏ thắm. " Yếm trắng mà vã nước hồ, vã đi vã lại anh đồ yêu thương". Cùng với thắt lưng, khăn, nón, mũ và đồ trang sức, trang phục người Việt cổ truyền đã tỏ ra linh hoạt, thích ứng với hoàn cảnh sống nông nghiệp.
    Trong văn hóa mặc, người Việt đã thể hiện cách ứng xứ tế nhị với tự nhiên, luôn hướng tới cái đẹp một cách kín đáo, trang nhã.

  6. gun_or_rose

    gun_or_rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Chà hôm nay , trời thực sự lạnh , sao lúc này thấy quý quần áo quá !!!
  7. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Khó hiểu nhỉ ?
    sao bây giờ mới thấy quý quần áo là sao nhỉ ?
    Chắc lúc khác ko quý (= ko cần ) ?
    Hì khó nghĩ wá chẳng hiểu sao nữa !
    Hahhahahahhahaha
  8. gun_or_rose

    gun_or_rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0

    Khó hiểu nhỉ ?
    sao bây giờ mới thấy quý quần áo là sao nhỉ ?
    Chắc lúc khác ko quý (= ko cần ) ?
    Hì khó nghĩ wá chẳng hiểu sao nữa !
    Hahhahahahhahaha
    [/quote]
    Kính thưa bác ! Bác nói thế nên cho phép em có đôi dòng "tiểu kết "về bác ( tồn tại đưới dạng câu hỏi )như thế này : È hèn !!
    - 1: Bác đã đọc kĩ bài em chưa thế ?
    -2: Hay là bác không đeo kính lão khi đọc bài của em ?
    - 3 : Có thể bác đã đọc kĩ , đã đeo kính ?!Đúng ko? nhưng bác ko hiểu ??? khả năng này dễ vào lắm
    Giữa "yêu quý quá " ---> yêu quý -->ko yêu quý --> không cần là cả một khoảng quá xa ! có khi bắn đại bác còn chưa tới ấy chứ !!!
    he he he ha ha ha có gì pham thượng mong bác bỏ quá cho !!nhưng em yêu cái đúng bác ạ !!

Chia sẻ trang này