1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn mặc và làm đẹp - Một nét văn hoá người Hà Nội!

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi doihiuquanh, 29/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doihiuquanh

    doihiuquanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Ăn mặc và làm đẹp - Một nét văn hoá người Hà Nội!

    Người Hà Nội xưa quan niệm về ăn mặc và làm đẹp cho bản thân mình thế nào còn cách ăn mặc, làm đẹp của người Hà Nội ngày nay bây giờ ra sao? Nào,chúng ta cùng nghía và trò chuyện!

    Ăn bắc, mặc kinh.
    Xưa nay người Hà Nội rất coi trọng trang phục khi ra đường.Lịch sự, hoà hoa, phong nhã, nền nã mà không quá diêm dúa, loè loẹt.
    Phụ nữ ra đường phải mặc áo dài.Người sang thì áo mớ ba, mớ bảy, trung lưu thì áo tứ thân, buông vạt hay thắt vạt bỏ múi.Mùa đông thì áo đoạn, áo nhung;mùa hè thì áo the, áo vải rồng, áo đồng lầm.Chỉ có người lao động, quá nghèo hoặc lam lũ mới mặc áo khách tức là áo cánh ra đường.
    Cùng với áo dài là thắt lưng, dải yếm.Dải yếm không phải là cái dải để buộc yếm mà là một thứ thắt lưng.Nó cũng không phải là cái thắt lưng bao- sau này là ruột tượng.Nó chỉ là miếng vải dài để che phần trước, dưới bụng của phụ nữ cho kín đáo, để khi ngược chiều gió, vẫn không quá lộ liễu phần giữa của cơ thể ().Thời đó ăn mặc không kín đáo sẽ bị chê cười là loã lồ, đĩ thoã.Ngày nay thẩm mĩ đã thay đổi, trang phục lại phải bó sát người cho nổi hết đường cong nét da thịt mới là đẹp.Mỗi thời có một tiêu chuẩn riêng vậy.Cái dải yếm có nhiều màu, thường là màu tươi tắn như hoa đào, cánh sen, hồ thuỷ, thiên thanh, hoa lí, không mang màu đỏ vì đã có thứ khác: cái yếm thắm.Dải yếm có chiều dài thắt một vòng quanh eo vẫn còn hai đầu thả xuống ngang bắp chân, quá đầu gối.Tuỳ người, có người thích hai đâu bằng nhau, có người lại thích để bên cao bên thấp.
    Với cái váy đen, dải yếm thường nổi bật lên như một thứ trang sức, đi từ xa đã nhận ra.
    Phụ nữ thường mặc váy, chủ yếu là màu đen.Ở nông thôn mới hay mặc váy vải nhuộm nâu xong nhấn bùn thành màu đen mốc.Còn Hà Nội, vải lụa là chính, nếu là váy xa tanh thì còn đen bóng.Cạp váy và gấu váy thường có màu đỏ, nhất là gấu váy, phía trong, khi đi, mỗi bước, váy chuyển động, nên màu đỏ đó thấp thoáng ẩn hiện, mơ hồ tạo ra sự hấp dẫn riêng.Còn cái cạp thì bị che khuất hoàn toàn nhưng nó vẫn có màu có lẽ là để người phụ nữ khi ở nhà cũng vẫn đẹp.Trên nền váy lụa, váy sồi đen ấy, ngoài dải yếm màu rực rỡ còn có sợi xà tích bằng bạc trắng ngần, đeo từ thắt lưng, phía bên có chiều ngang với đầu dải yếm.Cuối sợi xà tích là một ống vôi, chùm chìa khoá vì người phụ nữ vẫn được mệnh danh là người " tay hòm chìa khoá " tức là người chỉ huy trong gia đình.Ống vôi có hình quả đào, mở ra đậy vào khít nhau, trong đựng vôi để ăn trầu, vôi cũng mang màu hồng thật tươi.Mỗi bước đi sợ xà tích va đập vào chân, có lúc kêu khe khẽ, làm đẹp thêm cho người mang nó.Ngày thường, người nghèo có xà tích nhưng ít đeo.Khi trang trọng không thể thiếu.
    Phụ nữ ra đường phải khăn vấn, khăn vuông chu đáo.Tóc dài sẽ có đuôi gà vắt vèo một bên mới là người đẹp.Vì vậy nhiều bà ít tóc phải mua cái độn tóc bằng tóc thật để độn cho khăn vấn.Bán ở Hàng Đào, Hàng Đường, chợ Đồng Xuân cong nhiều đồ trang sức như kiềng , vòng, chuỗi, xuyến, hoa tai, khuyên tai, nhẫn vàng.....
    Còn tiếp
  2. ChipCon_HN

    ChipCon_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Hà nội xưa và nay đã khác rất nhiều cùng với sự phát triển của xã hội. Và con người cũng nằm trong quy luật đó. Ngày xưa hà nội bình lặng và con người hà nội thanh lịch bao nhiêu thì thời nay một số điều đó đã hạn chế và thay vào đó là cách sống xô bồ đua đòi.
    Thanh niên hà nội thời nay có xu hướng ăn mặc theo ý thích của mình và ko cần quan tâm xem mọi người có cái nhìn thế nào về điều đó. Những cô nàng với áo 2 dây và còn hơn thế là áo quây ngang người - họ cho rằng đó là sành điệu và là đúng cách ăn chơi . Nhưng họ đâu để ý rằng cách ăn mặc đó thật khác người . Nhiều ông bà cụ đã phải thốt lên rằng " Bọn trẻ thơì nay hư hỏng quá" Liệu chúng ta có suy nghĩ gì về điều này không nhỉ? Và người hà nội ngày nay có còn thanh lịch như hà nội xưa kia không.............
    quynh huong
  3. Nokia8910i

    Nokia8910i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    1.524
    Đã được thích:
    0
    Em đang mệt nên không biết viết gì cho nó đúng...Nhưng theo em nghĩ thì thời buổi này là thời buổi nào rồi mà còn bàn đến chuyện ăn mặc..Hic...Chẳng nhẽ bây giờ cứ phải mặc áo dài..Áo tứ thân như xưa mới là ngoan...Ngoan hay không nó không phụ thuộc vào quần áo mà nó phụ thuộc vào người mặc...Chỉ có những người không ra gì..Mặc quần áo lên rồi làm những điều không hay ho cho lắm hoặc để lại ấn tượng xấu với người khác thì mới có cái định kiến như bây giờ...Ra ngoài đường thấy đầy người mặc áo 2 dây..Phải chăng mặc áo 2 dây là xấu ah..Là bản chất ko tốt ah...Cả cái ông VN mình cũng thế...Hết trò ngồi vểnh râu nghĩ ra cái trò cấm áo 2 dây..He...Hâm hết chỗ nói...Con lão N** còn suốt ngày mặc áo 2 dây đi lắc loạn lên có sao đâu..HeHe...
  4. doihiuquanh

    doihiuquanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nhé!
    Cái yếm là một vật rất quan trọng, có từ rất lâu đời dùng để che ngực.Bình thường có yếm trắng.Làm dáng một chút thì có yếm son, yếm thắm, yếm đỏ mà ca dao gọi chung là yếm thắm:
    03 cô đội gạo lên chùa
    01 cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.

    Còn các màu khác thì tuỳ tính cách người mặc yếm.Yếm là một vuông vải đặt chéo trước ngực.Cổ yếm khoét tròn để khít vào cổ người, được khâu cái cổ xây, cổ thìa có sẵn ở chợ, thêu nổi ba tia như ba đường ánh sáng ngắn.Đằng sau là hai sợi dây buộc thít vào gáy.Hai góc của vuông yếm quặt ra sau lưng, có hai sợi dây khác buộc lại.Hai sợi dây này là hai dải của chiếc yếm nhưng nó không là " dải yếm " thường mảnh , ngắn, đầu dải hình bơi chèo to ra thêm một vài phân.Mặc yếm, áo cánh ra ngoài, áo không cài cúc, ngoài cùng là áo dài, cũng không cài cúc mà chỉ thắt vạt nên cái yếm vẫn lộ rõ là một mảng màu trước ngực, tô điểm cho phía trước của người phụ nữ một cách kín đáo và duyên dáng, hấp dẫn.Cái yếm chủ yếu là để che ngực chứ không phải là để đỡ ngực như các loại xu chiêng ngày nay.Đầu những năm 30 của thế kỉ 20, áo dài "tân thời" mới ra đời và phụ nữ hầu như không ai còn mặc váy nữa.Chiếc xà tích cũng dần dần vắng bóng.
    Cho đến đầu thế kỉ, phụ nữ Hà nội vẫn quen đội cái nón thúng, có quai thao, thứ thao của làng Triều Khúc, huyện Thanh trì.Từ đầu thế kỉ này, nón chớp mới phổ biến.
    Phần lớn phụ nữ Hà nội đi đất, là nếp sống của người lao động nghèo Việt Nam.Chỉ một ít người mới có điều kiện đi dép, hài, đi giầy.Nay thì hầu như ai cũng đi giầy dép ra đường.( Không đi dễ tưởng là bị điên.)
    Nam giới Hà Nội cũng có trang phục lịch sự.Từ lâu đời người đàn ông có chiếc áo dài, phổ biến là áo dài thâm, cỗ áo có năm thân, một thân cụt.Áo dài đàn ông phải cài đủ cúc(), thường là cúc xương trắng, nổi bật trên nền đen, hoặc cúc đồng màu vàng.
    Mặc áo dài thâm phải có áo lót phía trong màu trắng.Một thời bỏ áo dài trắng, nhưng nhất thiết phải có cổ áo giả bằng vải hồ cứng trắng, lộ ra một đường viền quanh cổ.Người sang hơn thì mặc áo gấm, áo đoạn màu lam chữ thọ, hoặc quan cách thì hình thêu.Có người chỉ quen mặc áo cánh, nhưng khi cần trang trọng, như đi ăn cỗ cưới chả hạn liền vắt cái áo dài lên vai, đến nhà đám mới mặc vào, xong việc ra khỏi cửa lài cởi vắt lên vai mà đi xe về.Không hẳn là tiết kiệm mà vì thói quen, thời tiết.Mùa đông các cụ già mặc áo mền, áo kép là thứ áo dài chần bông, ấm suốt từ cổ đến toàn thân ( áo bông phụ nữ là loại ngắn như một thứ áo cánh ).Đàn ông mặc quần ống sớ, là thứ quần trắng, là phẳng như chiếc ống gấp vuông bằng giấy trắng để đựng tờ sớ khi người cúng bái.Quần ống sớ người giàu thì có dải rút, thắt lưng.Người trung lưu hoặc ở nhà thì quần lá toạ, là cái cạp quần to và rộng, tự cái cạp có thể buộc thành nút phía trước bụng để không tụt, có khi còn thừa, còn bẻ ra phủ quanh người che kín cạp quần.
    Đàn ông cũng có khăn.Xưa kia là khăn quấn nhiều vòng bằng lụa, bằng nhiễu, đen hoặc tím.Ngang trán có một đường thẳng cũng được mà hai đường bắt chéo nhau một chút thành hình chữ " Nhân " càng đẹp.Quấn một cái khăn như thế mất nhiều thời giờ.Sang thế kỉ XX một nhà ở Hàng Bông có sáng kiến làm khuôn, tạo ra cái khăn sắp xếp sẵn, chỉ việc chụp lên đầu như một thứ mũ là xong, gọi là khăn xếp, ở trong lót bấc, là thứ ruột cỏ vẫn làm bấc đèn, thắp dầu lạc, dầu vừng xưa kia.Tiện, nhanh và đẹp không kém gì khăn cuốn lấy, nó đã đánh át hoàn toàn chiếc khăn quấn.Suốt nhiều thập kỉ, người đàn ông Hà Nội, nhà buôn, ông kí, nhà giáo... đều áo lương khăn xếp như thế.
    Còn tiếp!
  5. doihiuquanh

    doihiuquanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nhé!
    Cái yếm là một vật rất quan trọng, có từ rất lâu đời dùng để che ngực.Bình thường có yếm trắng.Làm dáng một chút thì có yếm son, yếm thắm, yếm đỏ mà ca dao gọi chung là yếm thắm:
    03 cô đội gạo lên chùa
    01 cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.

    Còn các màu khác thì tuỳ tính cách người mặc yếm.Yếm là một vuông vải đặt chéo trước ngực.Cổ yếm khoét tròn để khít vào cổ người, được khâu cái cổ xây, cổ thìa có sẵn ở chợ, thêu nổi ba tia như ba đường ánh sáng ngắn.Đằng sau là hai sợi dây buộc thít vào gáy.Hai góc của vuông yếm quặt ra sau lưng, có hai sợi dây khác buộc lại.Hai sợi dây này là hai dải của chiếc yếm nhưng nó không là " dải yếm " thường mảnh , ngắn, đầu dải hình bơi chèo to ra thêm một vài phân.Mặc yếm, áo cánh ra ngoài, áo không cài cúc, ngoài cùng là áo dài, cũng không cài cúc mà chỉ thắt vạt nên cái yếm vẫn lộ rõ là một mảng màu trước ngực, tô điểm cho phía trước của người phụ nữ một cách kín đáo và duyên dáng, hấp dẫn.Cái yếm chủ yếu là để che ngực chứ không phải là để đỡ ngực như các loại xu chiêng ngày nay.Đầu những năm 30 của thế kỉ 20, áo dài "tân thời" mới ra đời và phụ nữ hầu như không ai còn mặc váy nữa.Chiếc xà tích cũng dần dần vắng bóng.
    Cho đến đầu thế kỉ, phụ nữ Hà nội vẫn quen đội cái nón thúng, có quai thao, thứ thao của làng Triều Khúc, huyện Thanh trì.Từ đầu thế kỉ này, nón chớp mới phổ biến.
    Phần lớn phụ nữ Hà nội đi đất, là nếp sống của người lao động nghèo Việt Nam.Chỉ một ít người mới có điều kiện đi dép, hài, đi giầy.Nay thì hầu như ai cũng đi giầy dép ra đường.( Không đi dễ tưởng là bị điên.)
    Nam giới Hà Nội cũng có trang phục lịch sự.Từ lâu đời người đàn ông có chiếc áo dài, phổ biến là áo dài thâm, cỗ áo có năm thân, một thân cụt.Áo dài đàn ông phải cài đủ cúc(), thường là cúc xương trắng, nổi bật trên nền đen, hoặc cúc đồng màu vàng.
    Mặc áo dài thâm phải có áo lót phía trong màu trắng.Một thời bỏ áo dài trắng, nhưng nhất thiết phải có cổ áo giả bằng vải hồ cứng trắng, lộ ra một đường viền quanh cổ.Người sang hơn thì mặc áo gấm, áo đoạn màu lam chữ thọ, hoặc quan cách thì hình thêu.Có người chỉ quen mặc áo cánh, nhưng khi cần trang trọng, như đi ăn cỗ cưới chả hạn liền vắt cái áo dài lên vai, đến nhà đám mới mặc vào, xong việc ra khỏi cửa lài cởi vắt lên vai mà đi xe về.Không hẳn là tiết kiệm mà vì thói quen, thời tiết.Mùa đông các cụ già mặc áo mền, áo kép là thứ áo dài chần bông, ấm suốt từ cổ đến toàn thân ( áo bông phụ nữ là loại ngắn như một thứ áo cánh ).Đàn ông mặc quần ống sớ, là thứ quần trắng, là phẳng như chiếc ống gấp vuông bằng giấy trắng để đựng tờ sớ khi người cúng bái.Quần ống sớ người giàu thì có dải rút, thắt lưng.Người trung lưu hoặc ở nhà thì quần lá toạ, là cái cạp quần to và rộng, tự cái cạp có thể buộc thành nút phía trước bụng để không tụt, có khi còn thừa, còn bẻ ra phủ quanh người che kín cạp quần.
    Đàn ông cũng có khăn.Xưa kia là khăn quấn nhiều vòng bằng lụa, bằng nhiễu, đen hoặc tím.Ngang trán có một đường thẳng cũng được mà hai đường bắt chéo nhau một chút thành hình chữ " Nhân " càng đẹp.Quấn một cái khăn như thế mất nhiều thời giờ.Sang thế kỉ XX một nhà ở Hàng Bông có sáng kiến làm khuôn, tạo ra cái khăn sắp xếp sẵn, chỉ việc chụp lên đầu như một thứ mũ là xong, gọi là khăn xếp, ở trong lót bấc, là thứ ruột cỏ vẫn làm bấc đèn, thắp dầu lạc, dầu vừng xưa kia.Tiện, nhanh và đẹp không kém gì khăn cuốn lấy, nó đã đánh át hoàn toàn chiếc khăn quấn.Suốt nhiều thập kỉ, người đàn ông Hà Nội, nhà buôn, ông kí, nhà giáo... đều áo lương khăn xếp như thế.
    Còn tiếp!

Chia sẻ trang này