1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AN NINH TRUNG QUỐC: Các ‘hòn đảo nổi’ mới của Trung Quốc đang được xây dựng cho Ấn Độ Dương?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi GreatBear2000, 12/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GreatBear2000

    GreatBear2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    AN NINH TRUNG QUỐC: Các ‘hòn đảo nổi’ mới của Trung Quốc đang được xây dựng cho Ấn Độ Dương?

    Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy, Việt Đại Kỷ Nguyên.


    [​IMG]

    Một mô hình căn cứ biển di động “Công trình nổi rất lớn” đã được chiếu trong một Video quảng cáo của Trung cộng, và đã được đưa lên mạng bởi tạp chí công nghiệp quốc phòng Navy Recognition (tạp chí chuyên đề tình báo hải quân). Dự án căn cứ di động đã được tiết lộ gần đây tại triển lãm Thành tựu Công nghệ và Khoa học Quốc phòng tại Bắc Kinh (Ảnh chụp màn hình YouTube)


    Một dự án kỳ quặc đã được tiết lộ tại một cuộc triển lãm quân đội gần đây ở Bắc Kinh, cho thấy điều có thể là giải pháp của chế độ Trung cộng đối với cả 2 vấn đề là việc thiếu các tàu sân bay và các tranh cãi xung quanh các chương trình xây dựng đảo của họ.


    Dự án là mô hình về “Căn cứ Biển Di động”, sử dụng tên “Công trình nổi rất lớn” (VLFS). Theo báo cáo ngày 9 tháng 8 của Tạp chí công nghiệp Quốc phòng Navy Recognition, dự án VLFS của chế độ Trung cộng đã được công khai công bố tại triển lãm Thành tựu Công nghệ và Khoa học Quốc phòng ở Bắc Kinh.


    Tôi đã chế giễu dự án này trong một báo cáo trước đây, nhưng các hàm ý của nó là thực sự khá hệ trọng.


    ĐCSTQ (CCP) đã trình bày chi tiết tham vọng hải quân toàn cầu của họ trong sách trắng về chiến lược quốc phòng ngày 26 tháng 5. ĐCSTQ lập kế hoạch từ bỏ “quan điểm truyền thống là đất liền có nhiều ảnh hưởng hơn biển” theo sách trắng, và bắt đầu “bảo vệ an toàn” cho các tuyến đường biển chiến lược truyền thông, cũng như các “quyền lợi ở nước ngoài”.


    “Các các tuyến đường biển chiến lược truyền thông” là cách nói ưa thích của các tuyến đường thương mại hàng hải toàn cầu, và nó bao gồm một vài điểm vận tải bằng tàu biển trọng yếu trên thế giới. Như tôi đã miêu tả chi tiết trong một báo cáo gần đây, ĐCSTQ đang nỗ lực làm việc – xung quanh tất cả các vị trí chiến lược này – ký kết các thỏa thuận để có thể tiếp cận hoặc kiểm soát các cảng trong vùng.


    Nếu mọi người lấy Hoa Kỳ làm ví dụ, Hoa Kỳ có khả năng có sự hiện diện quân đội trên toàn cầu là nhờ có các tàu sân bay và quan hệ với quân đội của các nước trên khắp thế giới, cho phép Hoa Kỳ tiếp cận cảng biển và căn cứ trên đất liền.


    Mặt khác, chế độ Trung cộng chỉ có mỗi một tàu sân bay rất cũ và ọp ẹp, và trong khi họ đang đàm phán tiếp cận cảng với các nước khắp thế giới, phần lớn các thỏa thuận này là chỉ xung quanh vấn đề thương mại, và các tàu chiến của Trung cộng vẫn không được đón chào nhiều.


    Đấy là nơi mà các Căn cứ Biển Di động VLFS đến để hoạt động. Cho đến nay, chiến lược của ĐCSTQ xóa bỏ khoảng cách trong sức mạnh hải quân, đã được thực hiện dưới hình thức các đảo nhân tạo của họ ở Biển Nam Trung Hoa (tên quốc tế của Biển Đông). Các đảo này đã giúp Trung cộng có được những bến trạm mà tàu bè của nó có thể tiếp nhiên liệu và cung cấp thêm, cũng như có các đường băng, để bù lại cho việc thiếu các tàu sân bay.


    Việc Trung cộng sử dụng đảo nhân tạo mới được công khai cho phép ở Biển Đông, chủ yếu bởi vì ĐCSTQ đã biện luận rằng họ có “chủ quyền lịch sử trong khu vực, và bởi vì (ít nhất cho đến hiện nay), Trung cộng đối mặt với rất ít đe dọa quân sự từ các nước bao quanh.


    Trong một bài báo gần đây, tôi đã giải thích rằng ĐCSTQ có lẽ đang hướng tiến sang Ấn Độ Dương. Ở đó, việc họ xây dựng các đảo là không thực hiện được, không chỉ bởi vì không một điểm nào nêu ở trên có thể áp dụng với Ấn Độ Dương, mà còn bởi vì nó không có các vỉa đá và vùng nước nông, những thứ đã giúp cho việc xây dựng đảo của ĐCSTQ ở Biển Đông là có thể thực hiện.


    Tuy nhiên, căn cứ Biển Di động VLFS có lẽ giải quyết được tất cả các vấn đề này. Bởi vì nó là căn cứ nổi, rất giống như các tàu sân bay, nó sẽ tránh được các tranh cãi pháp lý xung quanh các đảo nhân tạo của ĐCSTQ. Và cũng bởi vì do nổi, nó thể được sử dụng ở khu vực nước sâu của Ấn Độ Dương.


    Cần thiết lưu ý rằng khái niệm về VLFS là không mới. Theo tờ báo Naval Recognition, Hoa Kỳ đã nghiêm túc xem xét việc xây dựng các công trình tương tự khi mà họ bắt đầu Chiến dịch Lá Chắn Sa mạc trong năm 1990. Công trình đó được gọi là “Căn cứ Di động ở Nước ngoài”.


    Theo tạp chí Naval Recognition, lý do căn bản của Hoa Kỳ là với các công trình này, Hoa Kỳ có thể có một căn cứ ở bất kỳ nơi nào trên Thế giới chỉ trong vòng 1 tháng, và các căn cứ có thể vượt ngoài năng lực của các tàu sân bay, để có thể chứa được thậm chí máy bay rất lớn như máy bay (Boeing) C-17 Globemaster III (máy bay siêu vận tải quân sự chiến thuật của Mỹ).


    Chế độ Trung cộng cũng đã đang khoe khoang khái niệm cho các căn cứ này. Nếu như Trung cộng quyết định xây dựng và triển khai nó ở Ấn Độ Dương, Thế giới sẽ đối mặt với tình thế tương tự như điều đang xảy ra với sự hiện diện quân đội Trung cộng tại Biển Đông.


    [video=youtube;JJc1OTsW1_k]


    Nguồn :VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo - http://vietdaikynguyen.com/v3/category/china/trung-cong/
  2. linhtetohihi

    linhtetohihi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/10/2015
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    3
    Thấy bảo chiếm xây lực lượng sao bây giờ lại cho ấn độ dương nhỉ không biết tại sao luôn
  3. GreatBear2000

    GreatBear2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Theo các cơ quan truyền thông thì từ lâu Trung Quốc đã ôm ấp 1 kế hoạch xây dựng "chuỗi ngọc trai" kéo dài từ Trung Quốc đến Châu Phi rồi mà bạn.

    Nó là 1 kiểu như Con đường tơ lụa trên biển.

Chia sẻ trang này