1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

An ninh và công an Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/12/2014.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    cho hỏi là nguồn nào nói đền bù cho dân bị ảnh hưởng khói bụi đi chỗ khác?? hay từ miệng của ông nói bừa???
    đỏ: ông nói đến đây là biết ông nói bừa cho sướng cái mồm rồi,ông tưởng cái thủy điện nó xả từ cái đỉnh núi xuống tới chân núi là bốc hơi hết à,chắc nó *** đổ ra sông đâu
    Nói sơ sơ ở quảng nam mà xả dập thủy điện thì nước đổ ra sông vu gia và thu bồn là 2 con sông to nhất tỉnh quảng nam khoảng 1/2 dân số tỉnh quảng nam bị ảnh hưởng hết ông vào mà cấm dân ở rồi di dời dùm cho cái,nói được làm được đừng chém gió ;))
    hoalongtrangkarate_hn thích bài này.
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    về vấn đề nhiệt điện than thì xin post hầu các đồng chí bài viết của Ts Trương Duy Nghĩa giải độc 1 số thông tin không rõ ràng về nhiệt điện than, gây bất lợi cho việc phát triển công nghiệp năng lượng trong bối cảnh các nhà máy điện hạt nhân đã không thể đc xây dựng, với 1 quốc gia đang cần nguồn lực phát triển như VN, vấn đề năng lượng là sống còn nếu ta muốn biến mình thành 1 phần công xưởng thế giới thay Tàu.

    KỲ: 16 (TẠM KẾT): THÔNG TIN "KHÔNG KIỂM CHỨNG" VỀ NHIỆT ĐIỆN THAN

    Trong thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng như chúng ta đã thấy về một bức tranh nhiệt điện than "quá bẩn", gây ô nhiễm trầm trọng. Cụ thể là làm 4.300 người ở Việt Nam và hàng triệu người trên thế giới chết yểu vì nhiệt điện than. Thải ra số lượng lớn tro, xỉ cùng hàng chục nguyên tố kim loại nặng khác gây độc hại lớn. Sử dụng và thải ra một số lượng lớn nước làm mát có nhiệt độ cao, hủy hoại hết thủy sinh của những con sông, giết chết hàng trăm triệu con cá do bị hút và kẹt chết trong hệ thống nước làm mát mỗi năm.

    Nhiệt điện than gây ô nhiễm như vậy, sao vẫn phát triển? Sao không sử dụng những năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió để thay thế? Phải chăng giá thành sản xuất điện từ nhiệt điện than đã không được tính đúng, tính đủ, làm giảm sức cạnh tranh của điện mặt trời, điện gió? Cùng rất nhiều thông tin khác, chẳng hạn như: tuyên bố "đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than", tiến tới "đoạn tuyệt với nhiệt điện than", vv và vv...

    Chúng tôi xin được trao đổi lại dưới đây về những vấn đề dư luận quan tâm về nhiệt điện than. Tất nhiên, còn nhiều ý kiến cảm tính về nguồn điện này, chúng tôi sẽ trao đổi vào một dịch khác.

    Thứ nhất: Thải tro, xỉ kèm theo hàng chục nguyên tố kim loại nặng.

    Trong một số bài báo khi đề cập đến "nỗi ám ảnh dài hạn" của nhiệt điện than cho rằng, nhiệt điện than tạo ra hàng loạt kim loại nặng độc hại (thủy ngân, selen, arsen, chì, cadimi…).

    Chúng tôi không hiểu tại sao khi đốt than lại thải ra nhiều kim loại nặng đến như vậy? Khối lượng các kim loại nặng này là bao nhiêu trong một tấn than sau khi đốt? Nhưng kết quả phân tích tro, xỉ của rất nhiều nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam đều không phát hiện có các nguyên tố kim loại nặng này.

    Vậy thông tin này dựa vào kết quả phân tích nào? Cụ thể ở nhiệt điện than nào? Đều không thấy nêu ra. Còn nếu chỉ thấy có vết thì ngay một nắm đất xung quanh ta cũng có đủ cả trăm hóa chất khác nhau, một điếu thuốc lá cũng có cả nghìn hóa chất độc hại, đặc biệt trong nước biển thì vô tận.

    Thứ hai: Nước làm mát thải ra sông có nhiệt độ trên 40oC hủy hoại hết thủy sinh.

    Cũng có thông tin nói rằng, 14 nhà máy nhiệt điện than ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hủy hoại thủy sản trên sông, ảnh hưởng đến sinh kế và nền văn hóa sông nước của hàng triệu cư dân ven sông. Nguồn nước làm mát khổng lồ của 1 nhà máy điện than sẽ cuốn hút và làm kẹt chết 96 triệu con cá mỗi năm.

    Nhưng trên thực tế, lưu lượng nước của hệ thống sông Mê Kông ở Đồng bằng Nam bộ là 36.000m3/s. Nếu tất cả 14 nhà máy điện chạy đồng loạt, phát hết tải cũng chỉ cần 1.000m3/s và làm sao nước làm mát lại trên 40oC, trong khi theo thống kê về khí tượng thủy văn, nhiệt độ nước sông ở nước ta tối đa mới tới 28oC, nước sau làm mát nhiệt độ tăng thêm 7-8oC, thế thì làm sao lại có số liệu là nhiệt độ nước sông lên trên 40oC được.

    Trên thực tế, đoàn chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam trong chuyến khảo sát tai 4 trung tâm nhiệt điện than: Vĩnh Tân, Duyên Hải, Vũng Áng, Nghi Sơn cho thấy nhiệt độ nước làm mát ra khỏi bình ngưng khoảng 35-36oC. Thông số này được ghi và truyền tức thời tới Trung tâm kiểm tra của các Sở Tài nguyên và Môi trường.

    Thông tin cho rằng, có cả trăm triệu con cá bị hút vào và kẹt chết trong hệ thống nước làm mát trong một năm (chỉ của nhà máy điện). Một con số thật khủng khiếp. Nhưng cả trăm triệu con cá ấy chết trong trường hợp nào, có phải là phổ biến không? Ở Việt Nam đã có nhà máy điện nào xảy ra như vậy? Việc có cả trăm triệu con cá thì khối lượng mỗi con cá là mấy gram, mấy kg?

    Chúng tôi cho rằng, nếu cứ thông tin như vậy thì hàng nghìn nhà máy điện trên thế giới sẽ hủy diệt hết môi sinh của hàng nghìn con sông trên thế giới.

    [​IMG]

    Môi trường tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân được Tạp chí Năng lượng Việt Nam ghi nhận vào đầu tháng 12/2017.

    Thứ ba: Nhiều nước tuyên bố đóng cửa và đoạn tuyệt với nhiệt điện than.

    Đúng là trên mạng hiện nay có rất nhiều thông tin như vậy. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu bản chất của việc công bố những thông tin này.

    Cụ thể, Trung Quốc tuyên bố từ nay đến 2025 sẽ đóng cửa 103 nhà máy điện than. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng, không ai bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư nhà máy nhiệt điện than rồi đóng cửa. Chúng tôi khẳng định rằng, các nhà máy điện than mà Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ "đóng cửa" đều là các nhà máy điện sẽ "hết niên hạn" sử dụng (vào thời điểm 2025).

    Câu hỏi đặt ra là, nếu nhà máy điện đó gây ô nhiễm và nếu chính phủ của họ thực sự muốn chống ô nhiễm do nhiệt điện than thì tại sao phải chờ đến 2025? Sao không đóng ngay lúc này? Và lượng than sử dụng của 103 nhà máy đó là bao nhiêu trên tổng số khoảng 3,3 tỷ tấn than mỗi năm sử dụng ở Trung Quốc? Theo chúng tôi, việc tuyên bố trên của Trung Quốc chỉ mang tính tuyên truyền chính trị là chủ yếu.

    Gần đây, Bắc Kinh tuyên bố đã đóng cửa 1 nhà máy điện than. Nhưng đây lại là nhà máy điện đã có tuổi đời trên 35 năm, là nhà máy nhiệt điện than duy nhất ở Bắc Kinh, do Trung Quốc tự chế tạo. Nhà máy này có công suất 200 MW (là công suất tổ máy mà cách đây 15 năm Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố ngừng cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới có tổ máy công suất £ 200 MW).

    Trên thực tế, Trung Quốc có cả nghìn nhà máy nhiệt điện than, việc đóng cửa 103 nhà máy nhiệt điện than đã hết niên hạn sử dụng và có công suất bé là chuyên bình thường. Trong khi hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 19 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, nhưng cũng đã tuyên bố sẽ "đóng cửa 1 nhà máy" trong số đó.

    Hoặc, thông tin nói rằng, Hoa Kỳ tuyên bố đóng cửa 165 nhà máy nhiệt điện than mà lại không nói rõ đó là những nhà máy điện "còn" hay "đã hết" niên hạn sử dụng (niên hạn của nhà máy nhiệt điện than trung bình là 30 năm). Và thông tin cũng không nêu rõ việc đóng cửa này xảy ra trong bao lâu, trong 1-2 năm, hay trong vài chục năm? Nếu đóng cửa 165 nhà máy nhiệt điện than (chỉ tính công suất trung bình 1.000.000 kW cho một nhà máy nhiệt điện than) thì Hoa Kỳ sẽ mất đi 165 triệu kW. Vậy thì Hoa Kỳ đã bù đắp sự thiếu hụt này như thế nào?

    Như chúng ta đã chứng kiến, kể từ khi có tuyên bố Rio De Janeiro về giảm phát thải khí nhà kính, rồi đến công ước Kyoto quy định cụ thể hạn ngạch mức giảm phát thải khí nhà kính, suốt hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Goerge Bush đều tuyên bố Hoa Kỳ chưa thể giảm phát thải khí nhà kính vì thiệt hại cho nền kinh tế đất nước. (Mặc dù thời điểm đó, nhiệt điện than của Hoa Kỳ phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới).

    Hơn nữa, hiện nay Hoa Kỳ là nước có lượng phát thải nhiều thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc) nhưng đã rút khỏi Thỏa thuận Pari và hủy bỏ quy định về khai thác dầu, khí và than.

    Tương tự, trong nhiều năm trước, Trung Quốc luôn tuyên bố là nước "đang phát triển", cũng là nước chịu thiệt hại về biến đổi khí hậu nên "chưa thể giảm phát thải khí nhà kính", và yêu cầu tất cả các nước phát triển là những nước gây ra biến đổi khí hậu "phải giảm phát thải trước". Mãi đến Hội nghị Paris về biến đổi khí hậu (Cop 21), Trung Quốc mới ký thỏa thuận giảm phát thải. Lúc này Trung Quốc đã phát thải ra gần 1/3 tổng lượng phát thải CO2 của thế giới và đã bão hòa về nhu cầu điện.

    Chưa kể, trên thực tế mức độ giảm phát thải của Trung Quốc không đáng kể so với lượng phát thải hiện nay.

    Rõ ràng, Trung Quốc chỉ tuyên bố giảm phát thải khi thấy cần thiết trong quan hệ quốc tế và để xây dựng hình ảnh là quốc gia có trách nhiệm đối với thế giới mà thôi.

    Mới đây nhất, ngày 20/9/2017, hội nghị khu vực châu Á "Lộ trình hướng tới chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội", với nhiều tham luận, thống nhất cao ủng hộ quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng khoáng sản sang năng lượng tái tạo. Đồng thời nhất trí cần có lộ trình hợp lý xuất phát từ điều kiện tài nguyên, nhu cầu, tài chính, công nghệ, môi trường của từng quốc gia và đảm bảo công bằng xã hội. Qua tài liệu và thảo luận tại Hội nghị cho biết, hiện tại các nước Đông Nam Á đang có khoảng 600 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động và dự kiến đến năn 2030 sẽ có khoảng 1.000 nhà máy, nghĩa là còn tăng lên.

    Thứ tư: Hoa Kỳ ngăn chặn đầu tư mới 179 dự án nhiệt điện than.

    Có thông tin cho rằng, Hoa Kỳ đã ngăn chặn không cho đầu tư mới 179 dự án nhiệt điện than, nhưng lại không cho biết sự ngăn chặn này đã xảy ra trong bao nhiêu năm. Chẳng lẽ trong 1-2 năm mà dự kiến đầu tư tới 179 nhà máy nhiệt điện than, công suất nhà máy nhiệt điện và tổng công suất của 179 nhà máy điện này là bao nhiêu?

    Trên thực tế, nếu công suất trung bình mỗi nhà máy điện là 1.000.000 kW và với suất đầu tư thấp là 1.500 USD/kW thì Hoa Kỳ cần tới 2.700 tỷ USD để đầu tư cho 179 nhà máy điện này. Tốc độ tăng trưởng điện năng hàng năm của quốc gia này trong 20 năm gần đây (1995-2015) và là tốc độ tăng trưởng ổn định là dưới 1,5 %/năm, với tỷ lệ nhiệt điện than khoảng 40% thì mỗi năm Hoa Kỳ cũng chỉ cần xây dựng mới 4-5 nhà máy, công suất 1.000.000 kW.

    Vậy thì 179 dự án mới là ở đâu? Những bang nào và trong bao lâu? Theo chúng tôi, phải mất khoảng 40 năm mới đầu tư hết 179 nhà máy điện này.

    Có thông tin còn cho biết, các nước: Pháp, Áo, Phần Lan và nhiều nước khác sẽ đoạn tuyệt với nhiệt điện than.

    Theo chúng tôi, điều này là đúng. Nhưng chúng ta nên biết rằng, nhiệt điện than ở Pháp chỉ chiếm 3,1% tổng sản lượng điện quốc gia, ở Áo chỉ có 11,8% còn Phần Lan chỉ có 14%, Thụy Điển chỉ có 0,9%. Thậm chí, Na Uy chỉ có 0,1%.

    Qua những con số trên cho thấy, việc loại bỏ nhiệt điện than ở những nước này gần như không ảnh hưởng đến tổng sản lượng điện quốc gia. Bởi họ đã có những nguồn năng lượng khác thay thế. Chẳng hạn, Pháp đã có 79,8% điện hạt nhân, Na Uy có tới 95,2% thủy điện, Thụy Điển có 44,2% thủy điện và 40,2% điện hạt nhân (tổng cộng 84,4%). Ngay như Phần Lan chỉ có 14% nhiệt điện than, nhưng cũng phải tới năm 2050 mới giảm được 80% khí nhà kính.

    Cần lưu ý rằng, các quốc gia này đều đang ở giai đoạn 3 của phát triển điện năng - nghĩa là đã bão hòa về nhu cầu điện, lại là những nước rất giàu có.

    Nước Anh trong quá khứ cũng sử dụng rất nhiều nhiệt điện than (năm 1980, nguồn này chiếm 73,2%, năm 1995 giảm còn 43%, đến năm 2010 còn 30%). Việc giảm nhiệt điện than ở Anh không xuất phát từ yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính.

    Nước Anh, cũng như Liên bang Đức, có trữ lượng than lớn, nhưng than của Anh ở rất sâu trong lòng đất, lương công nhân Anh cao, giá thành khai thác than cao nên Thủ tướng Thatcher đã quyết định đóng cửa các mỏ than, chuyển sang nhập khẩu than rẻ hơn.

    Hiện nay, Anh và Đức, hàng năm mỗi nước nhập khẩu 50 triệu tấn than, đứng thứ 6 trong 10 nước nhập khẩu nhiều than nhất thế giới. Mặt khác, Anh và Na Uy là 2 nước có tỷ lệ lớn nhất trong khai thác dầu khí biển Bắc. Theo lịch sử, nước Anh cũng là thành viên quan trọng trong nhiều tập đoàn, công ty khai thác dầu khí ở Trung Đông - nghĩa là họ có nguồn khí rẻ hơn. Vì vậy, việc giảm và chuyển dần nhiệt điện than sang nhiệt điện khí ở Anh cũng có những lý do của nó.

    Chúng tôi thừa nhận rằng, trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng thêm nguồn nhiệt điện khí (tỷ lệ nhiệt điện khí có thể cao hơn nhiệt điện than). Lý do vì Hoa Kỳ đẩy mạnh khai thác dầu và khí từ đá phiến nên giá khí ở quốc gia này rất rẻ (2,6USD/triệu BTU), trong khi ở Đức 6,61USD/triệu BTU, còn ở Nhật Bản phải nhập khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lên tới 10,31USD/triệu BTU.

    Nhiệt điện khí có ưu điểm là không có tro xỉ, không phát thải SO2 nhưng vẫn phát thải CO2, NOxkhông thua kém gì nhiệt điện than.

    Còn sử dụng dầu diesel (DO) để chạy các động cơ diesel có lưu huỳnh = 0,5% cũng tương đương như hàm lượng lưu huỳnh trong than nội địa, than nhập khẩu. Nghĩa là cũng thải ra một lượng SO2tương đương như khi đốt than, nhưng lại không hề có thiết bị khử SO2 như nhiệt điện than.

    Các động cơ đốt trong chạy xăng, dầu diesel cũng thải ra một lượng rất lớn khí CO2 và NOx (vì cùng một nguyên lý oxy hóa ni tơ ở nhiệt độ cao). Nếu xét về số lượng nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện giao thông trên thế giới thì khối lượng các chất phát thải này cũng là khổng lồ.

    Thứ năm: Việt Nam có 4.300 người chết yểu do ô nhiễm nhiệt điện than.

    Có thông tin nói rằng, theo nghiên cứu của Đại học Harvad (Hoa Kỳ), ở Việt Nam mỗi năm có 4.300 người chết yểu vì ô nhiễm do nhiệt điện than.

    Chúng tôi cũng không rõ Đại học Harvard nghiên cứu như thế nào, hay chỉ là suy diễn? Nếu Harvard có kết quả nghiên cứu như vậy thì tại sao không cảnh báo cho Hoa Kỳ - quốc gia có tới 43,3% tổng sản lượng điện là do nhiệt điện than (hơn 1.850 tỷ kWh), hơn gấp 40 lần sản lượng điện than của Việt Nam? Sao không cảnh báo cho nhiều nước khác có tỷ lệ nhiệt điện than rất cao như: Nam Phi (93,8%), Ba Lan (86,7%), Hồng Kông (71,2%), Úc (68%), Ấn Độ (67,9%), Israel (59%), Đức (45%), Hàn Quốc (43,2%)?

    Đặc biệt, Trung Quốc (79%) với sản lượng nhiệt điện than (4.600 tỷ kWh), lớn hơn tổng sản lượng điện của Hoa Kỳ? Với quy mô sản lượng nhiệt điện than gấp rất nhiều lần so với Việt Nam như vậy liệu số người chết do nhiệt điện than là bao nhiêu?

    Còn ở Việt Nam, đã có nghiên cứu, phân tích và thống kê nào về những người chết yểu do nhiệt điện than để khẳng định con số 4.300 người chết yểu? Hãy xem số người chết do nhiệt điện than ở Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình là những nơi có nhiệt điện than từ hàng chục năm nay là bao nhiêu?

    Thứ sáu: Giá thành sản xuất điện từ nhiệt điện than chưa tính đúng, tính đủ.

    Có ý kiến cho rằng, giá than cho điện còn được bao cấp, và chưa kể đến chi phí y tế để chữa bệnh cho người dân vì ô nhiễm bởi nhiệt điện than lên tới 0,17USD/kWh (gấp gần 3 lần giá thành 1 kWh từ nhiệt điện than).

    Trên thực tế, đã từ nhiều năm nay, Việt Nam không còn bao cấp giá than cho điện. Trong các năm 2014 và 2015, giá than nhập khẩu từ Indonexia về tới Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 chỉ có 39,5USD/tấn, trong khi giá than cám 5 Việt Nam (tương đương về nhiệt trị với than nhập khẩu tới 1.800.000đ/tấn - tương đương khoảng 80USD/tấn).

    Còn nếu tính chi phí y tế tới 0,17USD/kWh, theo chúng tôi, cần tìm hiểu kỹ việc họ tính như thế nào, chứ con số này cũng giống như con số "4.300 người chết yểu vì ô nhiễm nhiệt điện than" như đã phân tích ở trên.

    Mặt khác, cũng cần rạch ròi ô nhiễm do nhiệt điện than và do các hoạt động khác - nhất là hoạt động giao thông và các nhà máy hóa chất, hoặc nhà máy thải các chất độc hại ra nguồn nước như báo chí đã nêu. Và nếu chi phí y tế thực sự tốn kém như vậy thì tại sao các nước phát triển vẫn phát triển nhiệt điện than với tỷ lệ cao?

    PGS, TS. TRƯƠNG DUY NGHĨA
    VÀ HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
    Lenam098, hk111333, Malogs1 người khác thích bài này.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Lý luận chém gió, con số nhảm nhí thế này thì hèn gì đến giờ này 'phe điện than' vẫn chưa đập tan được luận điệu học đòi của phe 'điện sạch'. Thà rằng cứ thật thà như họ lả, nói huỵch toẹt ra là muốn phát triển kinh tế dựa trên chi phí năng lượng rẻ thì phải chấp nhận hy sinh môi trường. Nói vậy nghe còn được. Chứ cái kiểu dùng số liệu giả dối, lý luận ngụy biện để bảo rằng điện than không nguy hại môi trường kiểu này thì hết sức phản tác dụng. Càng làm cho dư luận phản cảm với điện than.
    hoanghoa00 thích bài này.
  4. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Muốn cho ra bài viêt như ông kia có gì khó quan trọng là ổng viêt cho ai đọc. Tom lại dẹp hêt nhiệt điện bằng lộ trình cụ thể. Dùng gió, nắng, urani thay nó. Những cái đã xây thao ra bán cho nước khác hoàn vốn
  5. Chigo76

    Chigo76 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2017
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    156
    Bán lại cho TQ.
  6. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Topic công an mà các ông cứ điện với đóm, nếu đang ở topic về an ninh thì nên gắn nó vào vấn đề an ninh năng lượng. Đang có 1 vấn đề rất lớn và 1 vấn đề nghiêm trọng các ông tập trung bàn, chém gió này.
    1. Vấn đề rất lớn: cải tổ bộ máy Công an theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở" (Trích lời Bộ). 1 loạt điều chỉnh lớn trong bộ máy như: bỏ cấp Tổng cục, thu gọn cấp cục đang có từ hơn 100 xuống còn chưa đến 1/2. Sáp nhập 20 Cảnh sát PCCC về CA TP, Tỉnh.... và còn nhiều vấn đề khác.
    2. Vấn đề nghiêm trọng: Hoạt động Chống phá Chính quyền nhân dân của các tổ chức ********* trong và ngoài nước ngày càng mạnh, từ việc kích động biểu tình, bơm tiền cho người biểu tình và bây giờ bọn nó đã dám sử dụng các biện pháp khủng bố bằng chất nổ, đốt.
    Nhìn lại lịch sử trước đây, ở thời kỳ sau giải phóng, bọn lưu vong tổ chức các nhóm vũ trang từ nước ngoài vào VN (ví dụ: Đông tiến 1, Đông tiến 2, chuyển lửa về quê hương...), ở trong nước thì bọn tàn dư được sự hậu thuẫn của nước ngoài (ví dụ như bọn Fulro, Đề ga)...chủ trương đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền. Sau 1 thời gian đấu tranh thì đã dẹp xong, bình yên yên về chính trị được vài chục năm thì đến ngày nay bọn nó lại bắt đầu bùng trở lại thông qua mạng xã hội. Tuyên truyền cắt ghép bôi xấu, rồi cả khủng bố cái gì cũng có. Về mục đích chính trị thì không có gì mới, nhưng về cách thức tổ chức thì mới: đó là dùng mạng xã hội để liên lạc, lôi kéo và tổ chức hoạt động gây mất an ninh. Ví dụ thì nhiều ai cũng biết.
    Chính sách an ninh của VN là ưu tiên ngăn chặn từ xa các mối nguy hiểm, trong quá khứ thì chính sách này rất thành công, bằng nhiều biện pháp chúng ta đã ngăn chặn từ ngoài biên giới rất nhiều các mối nguy hiểm (rất nhiều ví dụ sẽ post sau nếu bạn nào muốn tranh luận về vấn đề này).
    Nhưng mạng XH kết nối trực tiếp mọi người không phân biệt biên giới lãnh thổ, có nhiều mặt tốt nhưng ở khía cạnh an ninh mạng XH cũng là công cụ để bọn nó tuyên truyền chống phá cũng có ko ít, ở khía cạnh kinh tế thì mạng XH cũng làm thất thu rất nhiều tiền thuế mà NN chưa có công cụ ngăn chặn. Luật An ninh mạng ra đời theo tôi là chậm nhưng rất cần thiết nhưng lại đang vấp phải sự phản đối của nhiều người (trong đó có cả những người trong Quốc hội).
    Nói tóm lại, khái niệm an ninh trong thời hiện đại đã có sự thay đổi và mở rộng. Ở đâu có người thì ở đó có giang hồ. Không phải chỉ là chống trộm chống cướp chống ma túy. Không phải chỉ là an ninh chính trị, mà còn có cả an ninh văn hóa, an ninh nông thôn, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tiền tệ... và cả là an ninh mạng. Nhìn đã thấy đau đầu nhưng thực sự nó là như thế. CA là lực lượng chủ đạo trong lĩnh vực an ninh nhưg không phải chỉ riêng ngành Công an mà tất cả mọi ngành đã và đang làm công tác an ninh nhưng nhiều người không biết điều đó.
  7. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Vấn đề là ở chổ : nhu cầu năng lượng của VN tăng rất nhanh > từ 200 tỷ lên 400 tỷ KWH điện chỉ trong vài năm , nếu muốn phát triển năng lượng sạch thì chỉ đáp ứng được 1-2 chục % số đó > nên năng lượng từ than -dầu vẫn là sự lựa chọn ... khó thay thế thời buổi hiện nay .
  8. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Chuẩn nhưng bọn nó không cấp phép n đ lâu rồi
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Mình thì thấy bàn về vấn đề an ninh năng lượng này thì cũng rất liên quan đến an ninh chính trị và an ninh trật tự do lực lượng CA phụ trách lắm ấy chứ. Không đảm bảo đủ điện thì dân chúng cả nước sẽ bất mãn phản đối, gây mất an ninh trật tự cả nước. Sản xuất điện giá rẻ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cục bộ ở một số địa phương. Dân chúng địa phương sẽ phản đối gay gắt để bảo vệ quyền lợi, gây mất an ninh trật tự địa phương. Đảng và chính phủ không thống nhất là nhanh đến mức như vậy thì bền vững ra làm sao thì sẽ có hiện tượng mất đoàn kết. Tranh cãi quan điểm có khả năng dẫn đến hiện tượng bè phái, quy chụp không tốt, ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị nội bộ. Nhiều khi sẽ dẫn đến việc huy động an ninh tó người nhà vì tội phản này, loạn kia thì rất là nguy hiểm cho chế độ.

    Hồi xưa mình đã từng đề cập tới mâu thuẫn trong quan điểm phát triển, và nguy cơ mất đoàn kết nội bộ do quan điểm.
    http://ttvnol.com/threads/asean-trung-quoc-bien-dong-va-viet-nam.520419/page-3116#post-24747362

    "Thể hiện tâm ý phục vụ ấy có thể chút khác nhau. Lấy 1 VD về chuyện phát điện: Có người cho rằng học theo Mỹ, Tây xây điện gió, mặt trời, dùng khí đốt, công nghệ sạch của Mỹ, Tây thì phát triển mới gọi là bền vững. Không xảy ra chuyện kẻ này lợi 10 đồng, người dân chung quang è cổ mỗi người mất 50 xu khám chữa bệnh vì thằng kiếm 10 đồng làm ô nhiễm môi trường. Có người lại cho rằng học theo như Mỹ, tây như vậy là đốt cháy giai đoạn, phí tiền đầu tư không đâu, bọn Mỹ, tây chục năm trước, giai đoạn mở rộng nền tảng sản xuất, tích lũy tư bản cũng than dầu ầm ầm. Bệnh, chết quái gì đâu. Bây giờ thằng nào cũng siêu cường, siêu cọt như ai. Cứ than, dầu, công nghệ TQ cho rẻ, tận dụng tối đa thời gian để tích lũy cơ sở vật chất, mở rộng nền tảng sản xuất. Cả 2 ý tưởng đều mong muốn VN phát triển thành cường quốc có nền tảng kinh tế to lớn, vững mạnh. Xứng đáng với tâm nguyện của thế hệ đi trước.

    Như vậy thấy được gì ? Đó là nhận thức khác nhau, nên chủ trương, chính sách có khác nhau. Phải ngồi lại tranh biện, bàn bạc 1 cách khoa học, dùng tư duy biện chứng để thuyết phục lẫn nhau tìm kiếm giải pháp tối ưu cho đất nước. 1 khi đã quyết định thì trước sau như 1, trên dưới đồng lòng cùng chung tay xây dựng đất nước phụng sự nhân dân. Thân tây, thân tàu chỉ là mũ để chụp đầu. Thủ đoạn chính trị để tranh giành quyền lực, những kẻ chụp mũ lẫn nhau như vậy hầu hết đều vô tài, thất đức sẽ không được tin cậy trao quyền lực."
    Connuocvietkynx1996 thích bài này.
  10. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810

Chia sẻ trang này