1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

An ninh và công an Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.566
    Đã được thích:
    18.351
  2. kinvimeo

    kinvimeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2019
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    173
    Up bài cho bác thớt
  3. centaur271188

    centaur271188 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    1.453
    Không có vũ khí nóng (trừ khi ống pháo hoa và Molotov c.ocktail là vũ khí nóng), lèo tèo ~10 cái ống tuýp gắn lưỡi dao, lổn nhổn dao kiếm búa, 2 bao tải trông như bêtông vụn. Éo bằng cả bác Vươn năm xưa :-?
  4. ttanh919

    ttanh919 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    148
    Chúng nó giữ trẻ con trong nhà làm lá chắn sống thì lực lượng chức năng cũng chẳng dám mạnh tay từ đầu, có 1 trung đoàn đi nữa mà không dám động thủ trước thì cũng thế thôi.
  5. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.566
    Đã được thích:
    18.351
    Lí lẽ của dân Đồng Tâm, các bác nhé

    (Toàn văn)
    BÀN CỜ THẾ ĐỒNG TÂM

    [Không rõ mọi người thế nào chứ đọc các bài báo thuật lại nội dung dự thảo kết luận thanh tra của chính quyền HN về đất Đồng Tâm tôi thấy rối rắm khó hiểu quá. Phần diễn giải dưới đây của cụ Kình đối với tôi dễ hiểu và mạch lạc hơn nhiều. Nếu có thời gian mời bạn xem toàn bộ clip, hoặc không thì đọc phần tóm tắt bên dưới.]

    ---
    PHẦN 1: LẬP LUẬN PHÍA ĐỒNG TÂM

    Toàn bộ sự việc Đồng Tâm liên quan tới hai khu đất riêng rẽ, nằm kề nhau, tạm gọi là Khu A (47,36 ha) và Khu B (59 ha).

    Khu A là đất dự án sân bay Miếu Môn mà dân Đồng Tâm giao cho Chính phủ từ năm 1980. Dự án sân bay treo tới nay đã 37 năm nên để tránh lãng phí, Quân đội đã giao kèo với Đồng Tâm cho phép dân canh tác và nộp tô lợi cho Quân đội suốt hàng chục năm qua.

    Thật kỳ khôi khi Quân đội ngồi không hưởng tô lợi trên đất vốn của dân làng trước đây, song để có đất canh tác thì dân Đồng Tâm vẫn chấp nhận, nên mọi chuyện vẫn suôn sẻ bao năm nay, mãi tới khi Viettel gần đây rục rịch có dự án triển khai tại khu vực này.

    Khi đó nếu Quân đội chỉ thu hồi lại Khu A này giao cho Viettel thì dù có buồn vì phải mất đất canh tác, dân Đồng Tâm vẫn chịu, vì họ chấp nhận rằng khu đất này, dù gốc gác vốn là của làng đi chăng nữa, cũng đã được giao cho Chính phủ 37 năm trước. Họ hiểu họ chỉ đang mượn đất. Có mượn thì có trả, lẽ thường tình là thế.

    Nhưng không, Quân đội và Viettel muốn hơn thế. Họ nhắm cả Khu B bên cạnh, địa thế đẹp hơn với vị trí 2 mặt tiền (phía Nam và phía Tây giáp tỉnh lộ DT429, nối tới đường Hồ Chí Minh). Đây chính là đất đồng Sênh trong cách gọi của dân Đồng Tâm.

    Tranh cãi bắt đầu từ đây. Dân Đồng Tâm cho rằng 100% Khu B là đất nông nghiệp của xã, Viettel muốn lấy phải bồi thường theo quy định (ít nhất cũng vài trăm tỷ). Phía Quân đội và Viettel dĩ nhiên không muốn thế, nhưng thái độ lại phức tạp, bất nhất. Khi thì họ kết hợp với chính quyền Hà Nội định bồi thường bố trí tái định cư chỉ cho vài chục hộ dân (gồm cả sĩ quan của họ mới mua đất ở khu này) - tức là gián tiếp thừa nhận đây không phải là đất quốc phòng. Khi thì lại cho quân về rào đất, cắm biển đất quân sự trên toàn bộ khu đất trước khi tiến hành thu hồi.

    Để chứng minh quan điểm của mình, cụ Kình - đại diện dân làng Đồng Tâm, đưa ra các lập luận:

    Một, và quan trọng nhất: Nếu là đất quốc phòng thì sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại bồi thường bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây? Chưa phạt họ chiếm dụng đất quốc phòng đã là may cho họ rồi, sao lại còn ưu đãi đền bù hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân và lập dự án bố trí tái định cư cho họ nữa?

    Hai, khi rục rịch có chuyện thu hồi đất, dân làng Đồng Tâm khiếu nại cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn là Quân chủng Phòng không-Không quân thì được Quân chủng đề nghị liên hệ với các cấp chính quyền Hà Nội. Thế nghĩa là đất dân sự, chứ nếu là đất quốc phòng thì sao Quân chủng đẩy trách nhiệm sang cho chính quyền Hà Nội được?

    Ba, nếu là đất quốc phòng thì sao chính quyền xã Đồng Tâm bao lâu nay vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã cấp tạm đất?

    Bốn, chính quyền Hà Nội xác định tổng diện tích đất quốc phòng ở đây là 236,9 ha, song Lữ 28 - đơn vị trực tiếp quản lý đất dự án sân bay Miếu Môn - lại thừa nhận chỉ đang nắm 208 ha, bằng đúng diện tích Chính phủ thu hồi làm sân bay 37 năm trước. Sao lại có chuyện chênh lệch tới 28,9 ha?

    ---
    PHẦN 2: PHẢN BÁC TỪ PHÍA CHÍNH QUYỀN

    Cả bốn lập luận này đều không dễ phản bác. Tuy nhiên, sau sự kiện bắt giữ cán bộ vô tiền khoáng hậu ở xã Đồng Tâm, chính quyền Hà Nội không còn lựa chọn nào khác phải chứng minh dân làng Đồng Tâm sai. Mà phải là sai hoàn toàn, thì các động thái đàn áp sau đó mới dễ được biện minh.

    Chính quyền Hà Nội đã làm thế nào?

    Bốn ngày trước khi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm, ngày 3/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị HĐND thành phố thu hồi dự án bố trí tái định cư cho các hộ dân trong Khu B (đất Đồng Sênh), với lý do thật lạ thường là “dân ở đó đã có đất, không cần tái định cư nữa” [1] Nghĩa là, để đối đáp lại lập luận thứ nhất của cụ Kình, chính quyền Hà Nội đã phải chấp nhận hi sinh phần nào lợi ích của vài chục hộ dân (hoặc là dân địa phương có liên đới với chính quyền xã, hoặc là các sĩ quan quân đội vừa mua đất đón đầu đền bù tái định cư).

    Động thái này mở đường đến việc công bố dự thảo kết luận thanh tra ngày 7/7, trong đó chính quyền Hà Nội kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là, chẳng có Khu A, Khu B nào cả, mà tất cả là đất quốc phòng hết. Chính quyền cơ sở đã sai khi buông lỏng quản lý, để mặc các hộ dân lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng (phản bác lập luận thứ ba của cụ Kình). Bên cạnh đó, sở dĩ cho sự chênh lệch diện tích lên tới 28,9 ha là vì “bị ảnh hưởng của thi công” và đây là đất thực hiện “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn” (phản bác lập luận thứ tư của cụ Kình). Diện tích này chưa được “các đơn vị quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ” cũng là một thiếu sót (phản hồi lại lập luận thứ hai của cụ Kình). [2]

    Khá khen cho chính quyền Hà Nội chỉ bằng một động thái thu hồi dự án và một bản dự thảo kết luận thanh tra đã phản bác đồng loạt 4 lập luận quan trọng của cụ Kình - người đang dẫn dắt dân Đồng Tâm đấu tranh giữ đất.

    ---
    PHẦN 3: KẼ HỞ VÀ LỜI GIẢI

    Không khó để thấy chính quyền Hà Nội chẳng qua chỉ đang tận dụng thế mạnh tuyệt đối của nó so với phía dân làng ở chỗ nắm giữ và tạo ra văn bản, cả cũ lẫn mới, và thông qua đó có thể kể một câu chuyện khác cho những gì đã xảy ra - một thứ sự thật thay thế (alternative fact).

    Tuy nhiên, kịch bản một khi đã ngụy tạo ắt hẳn có kẽ hở. Trong câu chuyện mới được kể của chính quyền Hà Nội, kẽ hở có thể nằm ở những điểm sau:

    Một là, tháng 5/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản 2590 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố, UBND huyện Mỹ Đức và Tập đoàn Viễn thông Viettel trong đó ghi rõ “kinh phí thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư do Tập đoàn Viettel chi trả”. [3] Nếu chính quyền Hà Nội khăng khăng đây là đất quốc phòng và dân lấn chiếm xây dựng công trình thì sao chính quyền Hà Nội lại yêu cầu Viettel bỏ tiền ra bồi thường hỗ trợ và tái định cư?

    Hai là, chênh lệch tới 28,9 ha với lý do “bị ảnh hưởng của thi công” là gì? Sao dự thảo kết luận thanh tra gần 2 tháng trời lại có một câu văn tối nghĩa đến như vậy? Đất nở ra vì ảnh hưởng của việc thi công công trình? Câu văn ngô nghê bất thường này cho thấy chính quyền Hà Nội dường như đang túng thiếu một lý do chính đáng trong khi thời gian thanh tra có hạn.

    Ba là, từ khi nào và trong văn bản nào có cái gọi là “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn”? Một dự án treo 37 năm chưa có nhát xẻng làm giai đoạn 1, và mãi mãi sẽ không thực hiện, nay lại thu hồi đất cho giai đoạn 2?

    Nếu chính quyền Hà Nội tự tin với những lập luận họ đưa ra trong dự thảo kết luận thanh tra, tôi đề xuất thế này: Tổ chức một cuộc đối chất được điều phối bởi các luật sư và có truyền hình trực tiếp trên báo và mạng xã hội (Facebook, Youtube), trong đó từng điểm lập luận của mỗi bên được đưa ra mổ xẻ, tranh luận trước sự theo dõi của công luận. Các văn bản (trong đó quan trọng bậc nhất là tài liệu liên quan đến cái gọi là giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn) phải được công khai, và được các luật sư mời giám định độc lập xác định tuổi văn bản, tránh tình trạng dự án năm 1980 và các văn bản về nó lại được tạo lập năm 2017.

    ---

    [1] [3] http://dantri.com.vn/…/ha-noi-rut-du-an-thu-hoi-dat-tai-din…

    [2] http://www.tienphong.vn/…/toan-bo-khu-san-bay-mieu-mon-la-d…

    PS: Clip cụ Kình diễn giải vấn đề tranh chấp đất đai Đồng Tâm được quay ngay sau khi chính quyền Hà Nội ra lệnh khởi tố vụ án bắt giữ người trái phép ở đây (Nguồn clip: FB Đồng Tâm - Mỹ Đức - Hà Nội). Sở dĩ cụ Kình phải ngồi xe lăn để trình bày vì vào ngày 15/4 cụ đã bị các sĩ quan quân đội, công an đạp gãy chân khi lừa cụ ra đồng đo mốc giới để bắt giữ. Trong clip cụ có thuật lại diễn biến của vụ hành hung, bắt cóc đó. Xem thêm ở đây:
    https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/1766806500000902
  6. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Quan thì tham, dân thì gian. Mình chẳng ủng hộ chính quyền (chúng vô cảm quá, Thủ Thiêm là 1 ví dụ) và cũng chẳng kết luận đúng sai gì cả nhưng dân nếu họ thà hy sinh để chống trả như vầy thì họ cũng có lý do và họ cũng đường cùng rồi. Cái mình phản đối ở đây là cách thức chống trả của họ, có thể bạo động nhưng không nên giết hại (tàn sát) lẫn nhau như vậy.
    Javelin1ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  7. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    387
    Nói ngắn gọn thì thế này : Những ngày đầu năm, công binh đã tiến hành xây tường bao phân định rõ đâu là đất dân sự, đâu là đất quốc phòng. Đến lúc này, một khu vực lớn đất mà chính quyền Hà Nội muốn thu hồi (cánh đồng Sênh) lộ rõ là nằm ngoài tường bao , là đất dân sự. Theo phán đoán của tôi thì đây là lý do quan trọng-quyết định khiến CQ HN phải ra tay ngay, không thể chần chừ, bởi nếu để lâu sẽ lộ rõ sự đuối lý, thất thế. Bất chấp quy định trước tết không được thực hiện giải tỏa đất, bất chấp việc TƯ vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác an dân, không để bất ổn Hồng Kông lan sang.
  8. 18thangnv

    18thangnv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    24
    Đánh giết nội bộ là cái tàn khốc nhất đau nhất dai nhấ khó lành nhất. Đấng nào lập ra hệ thống giải quyết mâu thuẩn nội bộ bằng cách chi cũng đc, dựa trên hệ thống đang có cũng đc. Mẹ chứ chống bán nhau suốt qua bao thế hệ rồi.
  9. phaohoa1004

    phaohoa1004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2018
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    128
    Trở lại vụ việc tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức): Pháp luật phải được thực thi
    TRÍ DŨNGdientu@hanoimoi.com.vn
    Đánh giá tác giả:

    06:26 thứ sáu ngày 13/09/2019


    LTS: Hơn 2 năm kể từ ngày xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự tại địa bàn xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức), trong khi hầu hết người dân địa phương hiểu rõ vấn đề, chăm lo, vun vén xây dựng quê hương, thì một số ít cá nhân vẫn cố tình làm phức tạp tình hình. Pháp luật phải được thực thi là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

    Bài đầu: Chỉ có đất quốc phòng, không có đất “đồng Sênh”!

    Sự thật đã được các cơ quan chức năng của Trung ương và thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát, làm rõ là ở xã Đồng Tâm chỉ có đất quốc phòng, không tồn tại khu vực gọi là đất “đồng Sênh”. Thế nhưng, ông Lê Đình Kình và một số người ở xã Đồng Tâm vẫn cố tình dựa vào khu đất là sản phẩm tưởng tượng này để nối dài hành vi sai trái của mình.

    Sự thật chỉ có một

    Quá trình giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai tại xã Đồng Tâm, kể từ khi xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự năm 2017 đến nay, được các cơ quan chức năng của Trung ương và thành phố Hà Nội thực hiện một cách thấu đáo, kỹ càng. Mới đây nhất, ngày 27-8-2019, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã đồng chủ trì họp báo thông tin, trao đổi làm rõ thêm về Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19-7-2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội về việc thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).

    Tại đây, một lần nữa, các cơ quan chức năng đã làm rõ sự thật không có cái gọi là đất “đồng Sênh” mà chỉ có đất quốc phòng. Đại diện Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổ trưởng Tổ rà soát khẳng định: Qua kiểm tra tài liệu có liên quan, hồ sơ quản lý đất nông nghiệp xã Đồng Tâm, đo đạc hiện trạng, chồng ghép các bản đồ, Thanh tra Chính phủ một lần nữa khẳng định, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới xã Đồng Tâm là 64,66ha (diện tích này đã được UBND xã Đồng Tâm, Nông trường quốc doanh Lương Mỹ, Xí nghiệp Vôi đá Miếu Môn bàn giao cho các đơn vị quân đội từ năm 1981). Thực tế, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới xã Đồng Tâm là đất quốc phòng. Điều này thể hiện qua xác nhận của UBND xã Đồng Tâm tại sơ đồ phạm vi, ranh giới đất sân bay Miếu Môn do Lữ đoàn 28 lập ra. Ông Nguyễn Mạnh Hà nêu rõ: “Hiện trạng đất sân bay Miếu Môn không có thay đổi, không chuyển dịch mốc giới theo đo đạc của cơ quan chuyên môn nên không có việc tăng hay giảm diện tích giữa đất sân bay Miếu Môn và xã Đồng Tâm”.

    Tất cả các căn cứ trên cho thấy, việc ông Lê Đình Kình có đơn thư cho rằng, đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm rộng hơn 106ha, gồm 47,36ha đã giao cho các đơn vị quốc phòng, còn lại 59ha là đất “đồng Sênh” của xã Đồng Tâm là không đúng.

    Như Báo Hànộimới từng đề cập, những con số 59ha đất và 106ha đất chỉ là sự tưởng tượng có chủ ý của ông Lê Đình Kình và một số người; hoàn toàn không có cơ sở về mặt lịch sử sử dụng đất cũng như căn cứ pháp lý. Vì là sự tưởng tượng, nên trong chính nhóm ít người đang có hành vi sai trái, lúc thì nói 96ha, lúc nói 106ha… Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người cao tuổi ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm cũng khẳng định, đất “đồng Sênh” chỉ là sự bịa đặt. Ông Nguyễn Văn Vỹ (sinh năm 1953, xóm 8, thôn Hoành, xã Đồng Tâm) nói: "Tổng số đất Đồng Tâm ở khu vực sân bay chỉ có 64,66ha, còn lại thuộc xã khác, chứ lấy đâu ra đất “đồng Sênh”.

    Một sự thật hiển nhiên là khi quan sát trực quan sơ đồ sân bay Miếu Môn sẽ thấy, diện tích đất sân bay nằm trong khu vực địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích chung của sân bay. Nếu con số 106ha là có thật thì diện tích đất sân bay thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm phải chiếm gần 1/2 tổng diện tích sân bay (?!). Điều này một lần nữa khẳng định ở xã Đồng Tâm chỉ có đất quốc phòng, không có đất “đồng Sênh”.

    Phải xử lý nghiêm

    Trong khi sự thật đã rõ ràng. Hầu hết người dân xã Đồng Tâm đều hiểu và chấp hành, thì ông Lê Đình Kình cùng một số người trong nhóm “Đồng thuận” vẫn cố tình tảng lờ và làm đơn khiếu nại kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội.

    Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết: “Trong 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng, không có hộ ông Lê Đình Kình. Theo quy định của pháp luật, ông Lê Đình Kình là người không có quyền và lợi ích hợp pháp tại khu vực đất sân bay Miếu Môn, không phải là đối tượng thanh tra, nên không có quyền khiếu nại kết luận của thanh tra. Ông Kình có hai quyền là quyền phản ánh theo Luật Tiếp công dân (bằng đơn hoặc đến trụ sở tiếp công dân) và quyền tố cáo theo Luật Tố cáo. Ngoài hai quyền này, ông Kình không có các quyền khác”.

    Theo UBND huyện Mỹ Đức, tất cả 14 hộ dân xã Đồng Tâm đang sử dụng đất quốc phòng, những người có lợi ích trực tiếp và có quyền khiếu nại kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố, đến nay đều đồng thuận và ủng hộ chủ trương di dời, trả lại mặt bằng cho Nhà nước. Nói riêng về ông Lê Đình Kình, từng là cán bộ chủ chốt tại địa phương, nắm chi tiết nguồn gốc đất đai, thế nhưng khi Bộ Quốc phòng cắm mốc giới ông lại không có ý kiến gì với các cấp có thẩm quyền. Đến nay, khi không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khu đất thì ông lại viết đơn khiếu nại không đúng quy định pháp luật. Vậy, việc làm này có mục đích gì?

    Tại hội nghị ngày 27-8-2019, trả lời báo chí về việc có một số ít đối tượng ở xã Đồng Tâm đang lợi dụng khiếu kiện vì mục đích không trong sáng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Với những thông tin cơ quan chức năng thu thập được, có thể khẳng định, có việc lợi dụng khiếu kiện, tố cáo để xem chính quyền thành phố có bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hoa màu hay không.

    Nhiều người dân ở xã Đồng Tâm mà chúng tôi tiếp xúc cũng cho rằng, ông Lê Đình Kình và nhóm “Đồng thuận” đang lợi dụng dân chủ để trục lợi. Họ kiến nghị, nếu nhóm này không thay đổi để “quay đầu lại là bờ” thì cơ quan chức năng cần phải mạnh tay xử lý nghiêm, không để tiếp tục có những hành vi gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
    T90Vladimirlamali1 thích bài này.
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    nhân đây cũng phải xem lại sức chiến đấu của CAND và cả quân đội nữa, giảm tới mức thê thảm thế này thì đứng là nguy to rồi. Sau này sao dẹp loạn nếu có hiện tượng kiểu Bình Dương Bình Thuận thêm 1 lần nữa.

    Sắp tới xem xét lại việc khi vào chiến dịch bắt buộc phải cắt chặn mạng chỗ đó, đừng để tái diễn hình ảnh như ở Bình Thuận, Đồng Tâm, ph.ản động nó up đầy mạng XH hình ảnh công an quân đội bị dân bắt giữ, giải giáp thì càng tạo ra tâm lý khinh thường luật pháp, không sợ công an quân đội nữa, sẽ gây khó khăn, tổn thất cho người dân cũng như ae khi thi hành nhiệm vụ.
    Lần cập nhật cuối: 10/01/2020
    T90Vladimirlamali1 thích bài này.

Chia sẻ trang này