1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn nữa đi , đớp cho lắm vào !

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi a380, 19/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Ăn nữa đi , đớp cho lắm vào !

    Phải tội đấy!
    00:25:02, 16/09/2006
    Tùy Phong

    8 triệu người VN hằng năm bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống, 10 triệu người có nguy cơ nhiễm bệnh do sử dụng nguồn nước nhiễm thạch tín, gần 100% mẫu mì sợi và chả lụa có hàn the, hơn 20 nghìn cơ sở chế biến thức ăn vi phạm quy định về an toàn thực phẩm chỉ trong 6 tháng đầu năm, 80% mẫu thịt có dư lượng chất kích thích tăng trưởng! Những con số kinh hoàng như một cuộc chiến tranh thực sự.

    Cuộc chiến âm ỉ nhưng tàn khốc, rộng khắp, và có thể gây những hậu quả khôn lường không chỉ cho chính chúng ta mà còn làm ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai.

    Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ở VN đang phải báo động đỏ. Vi phạm quy định về VSATTP thời gian qua diễn ra tràn lan, mọi nơi, mọi lúc, trên tất cả mọi lĩnh vực, ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nó không còn chỉ là thức ăn thiu thối, quá hạn sử dụng, nước uống mất vệ sinh, bát đĩa rửa không sạch gây đau bụng và tiêu chảy nữa. Vấn đề đã nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc đang được sử dụng tràn lan trong tất cả các thực phẩm mà người Việt ăn uống hằng ngày. Đối với cơ thể con người, thì chỉ vài milligram chất hóa học nào đó cũng có thể gây ảnh hưởng không thể cứu vãn được với sức khỏe; vậy mà người Việt hiện nay đang hằng ngày nạp vào cơ thể mình vô số chất độc hại là tác nhân trực tiếp gây ung thư, tổn thương gan, phổi, và các chứng bệnh nan y khác.

    Đã hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày chiến thắng, nhưng cuộc chiến với Mỹ vẫn để lại nhiều vết thương nhức nhối cho dân tộc chúng ta. Một trong những vết thương đau đớn nhất là các nạn nhân của chất diệt cỏ mà quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam. Theo những thống kê chưa đầy đủ, đã có hàng chục ngàn người nhiễm độc và mắc bệnh, hàng chục ngàn trẻ em bị ảnh hưởng ngay từ khi sinh ra do cha mẹ bị nhiễm chất độc này. Sự tàn khốc của chiến tranh là một bài học mà chúng ta không bao giờ quên. Nhưng tình trạng VSATTP kinh khủng như ngày nay, có phải đang là một tội ác chúng ta chống lại chính chúng ta hay không?

    Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng VSATTP khủng khiếp như hiện nay. Các cơ quan chức năng kêu ca về việc thiếu các nguồn lực cần thiết, thông tin tuyên truyền hạn chế; thanh-kiểm tra chưa thực hiện triệt để... Các chủ nhà hàng, quán ăn trình bày rằng thực phẩm đã ämất an toàn, nhiễm hóa chất ngay từ khi mua ở chợ. Người bán thực phẩm ở chợ thì không có kiến thức về VSATTP, và cũng không kiểm soát được chất lượng và nguồn gốc hàng hóa... Thực sự là ai cũng có cái lý của mình, và cuối cùng thì nạn nhân sẽ là tất cả người Việt, không trừ một ai.

    Với sự tham gia lên tiếng của nhiều phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng cũng đã phải có ý kiến phản hồi. Và có lẽ thời gian tới, chúng ta sẽ chứng kiến một vài chuyển biến tích cực từ phía các cơ quan chức năng với vấn nạn này. Sẽ có nhiều cửa hàng bị phạt, các quán phở sẽ dán giấy chứng nhận bánh phở không có phooc-môn, những người bán rong bị tịch thu hàng, một số công ty bị buộc phải hủy vài lô hàng nào đó... Nhưng liệu sự tốt đẹp mang tính hình thức đó kéo dài được bao lâu? Chẳng có đất nước nào xây dựng nổi hệ thống kiểm soát VSATTP hoàn hảo, xét nghiệm hằng ngày tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm cho hàng chục triệu người được. Đây là một công việc khổng lồ và quá tốn kém.

    Cũng như rất nhiều chuỵện khác, để cuộc sống tốt đẹp hơn thì đạo đức cá nhân và lương tâm con người vẫn đóng vai trò quyết định. Nếu như những công ty, những cửa hàng, những cá nhân đang kinh doanh thực phẩm biết sợ rằng sản phẩm do họ cung cấp sẽ ảnh hưởng khôn lường đến sinh mạng của khách hàng thì chúng ta mới có thể trông đợi vào những thay đổi tốt đẹp hơn trong lĩnh vực này. Và để họ "biết sợ", chỉ cần một động tác thiết nghĩ là đơn giản: chế tài thật nghiêm!

    Tùy Phong

    Ngẫm :

    Nhà dột nặng từ nóc , chả nhẽ lấy giẻ đi lau từng vũng nước dưới sàn ?

    Ăn độc chưa bằng bị nghe "độc" , nhìn "độc" ...khiến tư tưởng nhiễm độc , hết mở mắt nổi nhìn ánh sáng văn minh nhân loại !
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Mỗi khi đề cập đến một hiện tượng tiêu cực, nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính là :
    1. NN chưa làm tròn trách nhiệm của mình;
    2. Hình phạt cho người vi phạm chưa đủ nặng, chưa đủ nghiêm khắc thể hiện sự trừng trị - lên án của xã hội với hành vi vi phạm.
    Đây là một sai lầm trong suy nghĩ xuất phát từ :
    Với 1, đó là tư duy bao cấp vẫn còn phảng phất đâu đó khi luôn luôn đặt vấn đề trách nhiệm của NN mà quên đi tính năng động và khả năng tự điều tiết của chính bản thân xã hội dân sự. Tiêu biểu cho sự vô trách nhiệm với chính bản thân mình này là có thể thấy qua yêu cầu của vị chủ tịch Hội người tiêu dùng phát biểu trên báo Tuổi trẻ hôm qua...
    Tại sao lại đặt vấn đề về trách nhiệm của NN khi đó chính là quyền lợi thiết thân và tự thân phải vận động, phải đấu tranh cho chính quyền lợi thiết thân đó.
    Với 2, tư duy theo kiểu hình pháp nặng, người ta sợ và không dám làm chưa bao giờ thành công, mà chỉ bóp nghẹt và tạo ra không khí nặng nề bao trùm lên xã hội.
    Trong lịch sử Việt Nam, trong thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, người ta đã áp dụng những hình pháp nặng nề nhất, khủng khiếp nhất : cho hổ ăn thịt, bỏ vạc dầu để trừng phạt kẻ vi phạm. Thế nhưng, với xã hội hiện đại, những hình pháp như vậy là chưa đủ và trong nhiều trường hợp là vô nghĩa khi quy luật : với tỷ suất lợi nhuận 200%, người ta sẵn sàng đối mặt với giá treo cổ. Hơn nữa, ở một khía cạnh nào đó, cấm đoán và phạt nặng sẽ lại tạo ra những tiêu cực khác khi quyền lực NN dung dưỡng cho thế độc quyền.
    Thế thì, chỉ có những tổ chức xã hội và việc thực thi tốt vai trò của nó mới giúp thực thi được những biến đổi xã hội : tâm lý tiêu dùng và từ đó, mới khắc phục được tình hình trên.
    Thử nghĩ, một ví dụ cụ thể, những người bán rau sạch đạt lợi nhuận cao hơn, được ưu ái hơn, thì nhiều người sẽ bỏ đi cái việc tưới nhớt xe máy lên rau muống và từ đó, tự thân xã hội, sự điều tiết của nó sẽ định hướng cho chính nó.
  3. cuccuh

    cuccuh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Cái Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm đã bị báo chí chỉ trích bao nhiêu lần mà sao không khá lên được nhỉ? Đến bao giờ cái anh Cục trưởng mới thôi những bài phát biểu trịnh thượng, hàn lâm mà chỉ đạo làm được những việc thiết thực, có ích?
  4. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Nhà nước thực sự có trách nhiệm đấy, trong 1 xã hội kinh tế thị trường, với mô hình lý tưởng, thì trách nhiêm chính và duy nhất của nhà nước là trọng tài , điều tiết (trong mô hình thực thì có thêm một số trách nhiệm khác nữa). Nếu cái khung pháp luật chưa tốt, nếu khả năng làm luật và thực thi pháp luật của nhà nước yếu kém, nếu các cơ chế tài chính chưa đủ hoặc chưa được vận dụng hiệu quả để điều tiết, nếu các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường còn manh mún, nhỏ lẻ, khả năng để tự thân vận động vươn lên còn kém, vẫn còn phải nhờ cậy nhiều vào cánh tay nhà nước kích thích (cái này cũng bao gồm cả trình độ trí thức của xã hội nữa), thì xã hội dân sự không thể tự điều tiết tốt để chống lại tiêu cực được.
    Bạn nhầm, hình pháp nặng, là một biện pháp rất phù hợp vỡi xã hội phương đông chịu ảnh hưởng khổng giáo, đặc biệt là trong hoàn cảnh trình độ xã hội còn thấp như VN. Singapore, HQ cũng đã từng thành công với nó.
    Tất nhiên, biện pháp này không thể chỉ đuoc áp dụng đơn đọc mà phải cùng áp dụng với các biện pháp khác, và cũng không phải là biện pháp lâu dài mãi, nhưng trong hoàn cảnh VN hiện nay hay như Singapore thời xưa (thậm chí cả ngày nay, tuy có thoáng hơn), thì nó vẫn tuong đối phù hợp và hoàn toàn có thể áp dụng song hành cùng với các biện pháp khác
    Vấn đề là làm sao để người bán rau sạch đuợc lợi nhuận cao hơn? Bạn nghĩ trong điều kiện VN hiện nay có thể thực hiện đuoc tốt việc này k? Nếu đuợc thì với những method nào? Và khi thực hiện method đó thì có thực sự không cần nhà nước? nếu có cần thì ở mức độ nào?
    Một xã hội dân sự đúng nghĩa (lấy phương Tây làm chuẩn) chỉ có thể hoạt động được tốt dưói 1 nhà nước mạnh, một khung pháp luật mạnh, đó là điều kiện cần.
    Khi đã thoả mãn được điều này rồi, thì xã hội dân sự mới có cơ sở để hoạt động tốt, và có thêm tác dụng ngược lại, góp phần hoàn thiện, củng cố pháp luật.
    Được langtubachkhoa sửa chữa / chuyển vào 19:42 ngày 19/09/2006
  5. chuhao

    chuhao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh vẫn được bày bán trên thị trường.
    Giao thông ùn tắc.
    Hành chính quan liêu.
    Lạm phát.
    Và đủ thứ bất cập trong XH.
    Ông bảo tôi phải đi thành lập Xã hội dân sự á???
    Tôi mới học lớp 4 trường làng. Tôi biết XHDS là cái deck gì!
    Cái ông Nhà nước đẻ ra đủ thứ thuế (trực tiếp và gián tiếp) với đủ thứ lệ phí. Tôi chỉ còn biết chửi bố cái ông Nhà nước lên chứ sao nữa.
  6. moinguoichao

    moinguoichao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người!
    Thật ra mình không định viết nhưng vô tình vào rồi và cũng đọc nên mình nghĩ tại không viết vài lời...
    Mình thật sự không đồng ý với cách nghĩ này.Mình cho rằng bạn ở trên quá ư tiêu cực. Bạn không thể hiểu được rằng điều hành được 1 nhà nước khó như thế nào? Là chủ 1 gia đình rất khó rồi huống chi lại là cả 1 đất nước.
    Mọi sự nên bắt đầu bằng thông cảm cho người lãnh đạo.Họ không làm được thì góp ý.Bạn đừng nghĩ mình tô hoá cuộc sống.Mình chỉ nghĩ mình đang đơn giản hoá vấn đề bởi tại sao ( mà bạn có tự hỏi hay không) không phải nghĩ từ bản thân mình trước mà lại cứ phải là người khác? Muốn xã hội tốt thì phải cải tạo. Phải hiểu rằng từ những cái chưa tốt, chưa được chúng ta sẽ làm lại.
    Bạn cứ chê cái này cái khác nhưng bạn không biết rằng ngay chính nước Mỹ thôi. Họ chê ta, phê phán ta không có tự do dân chủ nhưng thực tế họ cũng không thể bằng ta. Thậm chí là có chỗ còn cực đoan.
    Quả thực mình nói câu này không biết có làm bạn suy nghĩ không nhưng thật sự mình thấy bạn hình như là quá trẻ con. Bạn bảo bạn chửi bố cái ông nhà nước. Có quá đáng không? Trong khi hàng ngày bạn đang ( dù chưa nhiều) được hưởng rất nhiều lợi ích từ chính ông nhà nước mà bạn chửi đấy.Và nếu nói xa hơn thì có thể trong gia đình bạn cũng đã có người mà trước đây đã hy sinh tuổi trẻ, sức lực cho đất nước và cũng để tạo ra nhà nước này? Vậy không hiểu ở đây là bạn chửi ai?
  7. tung_kenwod

    tung_kenwod Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    933
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí chỗ bôi đậm, người tiêu dùng Việt nam hiện nay đa số ko biết bảo vệ quyền lợi của mình, nhu nhược và ngu ngốc khi tiếp tục dùng những thứ độc hại với câu cửa miệng "ăn có chết ngay đâu mà lo, ko ăn thì biết ăn cái gì bây giờ...."

    Thực ra nếu áp dụng chế độ ăn sạch, uống sạch cho mỗi chúng ta thì nhà hàng, quán ăn sẽ phá sản khá nhiều, nhưng đó là điều cần thiết để có 1 sự an toàn cho người tiêu dùng. Bệnh từ miệng vào cả

  8. tung_kenwod

    tung_kenwod Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    933
    Đã được thích:
    0
    http://www.handheld.com.vn/forum/showthread.php?t=33773
    Một thương hiểu nổi tiếng tại Việt Nam đang âm thầm thu hồi sản phẩm
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thật sự kinh ngạc khi mở hộp bánh Kinh Đô được biếu ra thì thấy bánh mốc, sự tin tưởng vào thương hiệu Kinh Đô không còn được đề cao như trước nữa. Tôi không hiểu bánh vui Tết cho các em như thế có làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe các em ko? Tôi chụp vài hình để anh em cùng biết:
    Khi mang chuyện này nói với mấy người bạn tại Kinh Đô thì được biết rằng đang có sự thu hồi giải quyết sư cố này.
  9. chuhao

    chuhao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn vì 1 bài reply dài. Tôi rất hứng thú với việc trả lời lại bạn, mặc dù tôi thấy tương đối khó . Trước tới giờ tôi cũng gặp nhiều người có cùng suy nghĩ như bạn.
    Bắt đầu từ ý thứ 1 nhé:
    Cái này thì tôi không tranh luận với bạn, nó quá rộng, và quá tầm hiểu biết của tôi.
    Ý thứ 3 nhé:
    Tôi chửi Nhà nước ư? Xấu xa quá ư? Bạn suy nghĩ hơi nặng nề rồi đó. Chửi ở đây nên đặt trong nguặc kép thôi. Không có một sự xúc phạm cá nhân nào cả. Chỉ là chỉ ra những cái sai lầm của Nhà nước đó thôi. Trong cùng một mục đích "cải tạo xã hội" như bạn nói mà thôi.
    Mọi công dân trong mỗi thời kỳ đều có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước. Thời chiến tranh cha ông ta còn phải hy sinh xương máu, xây dựng đất nước trong gian khó. Thời kỳ đó con người hy sinh bản thân mình là chính. Và nhờ những con người như vậy mới có được ngày hôm nay. Thế hệ hôm nay vẫn biết ơn thế hệ cha ông của mình. Không gì hơn.
    Còn ngày nay. Thời kỳ hoà bình mà tôi và bạn cùng đang sống thì sao, chúng ta không có đóng góp gì sao???
    Có đấy. Tôi sống, học tập và làm việc, nuôi sống bản thân,thực hiện mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Thế là có đóng góp cho xã hội đấy chứ.
    Mỗi người công dân bình thường chỉ cần hoàn thành trách nhiệm với bản thân, mọi nghĩa vụ với cộng đồng và xã hội, thế là tốt rồi. Không cần phải hô hào đao to búa lớn gì cả đâu.
    Khi tôi kêu ca về cái quyền công dân của tôi, cũng là quyền công dân của cộng đồng, của người dân nói chung, thì cũng tức là tôi đang thực hiện cái nghĩa vụ công dân của mình đấy. Khi Nhà nước có sai lầm, thì tôi đòi hỏi sửa sai, cũng tức là thể hiện cái quyền công dân là đòi hỏi Nhà nước phải phục vụ quyền lợi cho đa số người dân đó.
    Và cuối cùng, tôi cũng thấy bạn trẻ con, thế mới lạ!
    Hehhehhehe. Đừng có bực mình nhé!
    Được chuhao sửa chữa / chuyển vào 00:27 ngày 26/09/2006
  10. moinguoichao

    moinguoichao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    So sánh Nhà nước với người chủ gia đình là sai:
    Chủ gia đình, chẳng hạn như cha mẹ bạn, vừa quản lý nhiều mặt cho gia đình, vừa đóng góp công sức nuôi gia đình. Cha mẹ hy sinh quyền lợi cho con cái là chính, và con cái thì chỉ có 1 lòng biết ơn cha mẹ mà thôi. Không đòi hỏi gì cả.
    Còn Nhà nước. Nhà nước được cộng đồng dân cư ở trong đất nước đó tín nhiệm để đem lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng đó. Nhà nước do vậy chỉ là một tổ chức, do dân lập nên, và chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là đem lại quyền lợi tối đa cho dân. Người công dân tốt chỉ chỉ cần hoàn thành tốt những nghĩa vụ do cái tổ chức đó (Nhà nước) quy định để cộng đồng đó phát triển tối đa. Chẳng cần phải có sự biết ơn thiêng liêng gì ở đây cả. Và dân thì phải đòi hỏi Nhà nước hoạt động tốt.
    Ý thứ 2 nhé:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Bạn cứ chê cái này cái khác nhưng bạn không biết rằng ngay chính nước Mỹ thôi. Họ chê ta, phê phán ta không có tự do dân chủ nhưng thực tế họ cũng không thể bằng ta. Thậm chí là có chỗ còn cực đoan.
    [/QUOTE]
    Cái này thì tôi không tranh luận với bạn, nó quá rộng, và quá tầm hiểu biết của tôi.
    Ý thứ 3 nhé:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Quả thực mình nói câu này không biết có làm bạn suy nghĩ không nhưng thật sự mình thấy bạn hình như là quá trẻ con. Bạn bảo bạn chửi bố cái ông nhà nước. Có quá đáng không? Trong khi hàng ngày bạn đang ( dù chưa nhiều) được hưởng rất nhiều lợi ích từ chính ông nhà nước mà bạn chửi đấy.Và nếu nói xa hơn thì có thể trong gia đình bạn cũng đã có người mà trước đây đã hy sinh tuổi trẻ, sức lực cho đất nước và cũng để tạo ra nhà nước này? Vậy không hiểu ở đây là bạn chửi ai?
    [/QUOTE]
    Tôi chửi Nhà nước ư? Xấu xa quá ư? Bạn suy nghĩ hơi nặng nề rồi đó. Chửi ở đây nên đặt trong nguặc kép thôi. Không có một sự xúc phạm cá nhân nào cả. Chỉ là chỉ ra những cái sai lầm của Nhà nước đó thôi. Trong cùng một mục đích "cải tạo xã hội" như bạn nói mà thôi.
    Mọi công dân trong mỗi thời kỳ đều có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước. Thời chiến tranh cha ông ta còn phải hy sinh xương máu, xây dựng đất nước trong gian khó. Thời kỳ đó con người hy sinh bản thân mình là chính. Và nhờ những con người như vậy mới có được ngày hôm nay. Thế hệ hôm nay vẫn biết ơn thế hệ cha ông của mình. Không gì hơn.
    Còn ngày nay. Thời kỳ hoà bình mà tôi và bạn cùng đang sống thì sao, chúng ta không có đóng góp gì sao???
    Có đấy. Tôi sống, học tập và làm việc, nuôi sống bản thân,thực hiện mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Thế là có đóng góp cho xã hội đấy chứ.
    Mỗi người công dân bình thường chỉ cần hoàn thành trách nhiệm với bản thân, mọi nghĩa vụ với cộng đồng và xã hội, thế là tốt rồi. Không cần phải hô hào đao to búa lớn gì cả đâu.
    Khi tôi kêu ca về cái quyền công dân của tôi, cũng là quyền công dân của cộng đồng, của người dân nói chung, thì cũng tức là tôi đang thực hiện cái nghĩa vụ công dân của mình đấy. Khi Nhà nước có sai lầm, thì tôi đòi hỏi sửa sai, cũng tức là thể hiện cái quyền công dân là đòi hỏi Nhà nước phải phục vụ quyền lợi cho đa số người dân đó.
    Và cuối cùng, tôi cũng thấy bạn trẻ con, thế mới lạ!
    Hehhehhehe. Đừng có bực mình nhé!
    Được chuhao sửa chữa / chuyển vào 00:27 ngày 26/09/2006
    [/QUOTE]
    Trước khi viết lại bài trả lời và cũng có thể gọi là phản pháo này tôi cũng rất cảm ơn bạn nói tôi trẻ con.Công nhận tôi trẻ con thật.Tôi trẻ con vì tôi lại mua cái sự bực mình vào người.Lại mất công nói để cái trẻ con của mình cho bạn hiểu hơn....
    Thứ nhất tôi so sánh gia đình và nhà nước ở góc độ làm chủ trong công tác của mình đấy chứ.Tôi muốn nói là ở góc độ lãnh đạo, giải quyết công việc đấy chứ có phải là nhà nước là chủ của nhân dân này đâu. Theo như tôi biết thì hàng ngày bộ máy công quyền nhà nước của ta phải làm rất nhiều việc bạn ạ. Đơn cử như chuyện tiếp khách quốc tế chẳng hạn.Không phải thủ tướng hay ************* của ta muốn mặc quần áo thế nào tiếp khách cũng được mà phải qua ngoại giao đoàn trao đổi mới đi đến thống nhất giữa 2 bên trước khi gặp nhau. Và ở góc độ nào đó nếu nhìn từ phía gia đình thì khi bạn đi dự sinh nhật chẳng hạn. Bạn không thể mặc quần ngủ và áo ba lỗ được đúng không? Huống chi còn bao nhiêu vấn đề trong nước cần phải giải quyết.Rất khó khăn và nan giải. Tôi so sánh như vậy cho dễ hiểu mà thôi chứ không phải như ý bạn muốn nói. Làm chủ nhà nước ở đây tất nhiên là đại diện cho nhân dân. Nhưng điều hành cho tốt thì ở 1 góc độ nào đó nghĩa là làm chủ cơ quan nhà nước, điều hành công việc và thu gọn lại chính là những người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước. Vậy thế thì làm chủ nhà nước cũng có khác gì làm chủ 1 gia đình? Bạn hiểu nhầm tôi hay bạn đọc không kĩ? Tôi vẫn chưa sửa 1 chút nào bài viết trước của mình đâu.Nếu bạn chưa rõ thì có thể đọc lại. Nếu chưa thì tôi sẽ có lúc khác nói sau được không?
    Thứ 2 việc tôi đưa ra chuyện nước Mỹ như nói ở trên thực ra chỉ là dẫn chứng cho bạn thấy điều ở trên thôi. Họ muốn làm gì là việc của họ.Không tham gia, miễn bàn.Đấy là cách quản lí nhà nước của người ta. Nhưng ngay đến 1 nước như thế họ còn vướng nhiều chuyện thì càng chứng tỏ không có gì là toàn vẹn và chuyện ở nước ta còn nghèo và có những vấn đề chưa làm được là điều đương nhiên. Tôi dám cá với bạn là nếu đem so thành tựu phát triển sau những năm đổi mới có khi VN hơn Mỹ ở nhiều mặt. Bạn có biết tỉ lệ người biết chữ ở VN cao hơn ở Mỹ không?Bạn có biết VN trong những năm qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao thứ mấy thế giới không? Nếu VN có 1 nền tài chính hùng mạnh và có tích luỹ như Mỹ thì có lẽ số 1 thế giới là điều đương nhiên huống chi chúng ta đi sau rất nhiều nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhanh thì chẳng có gì mà phải nói nhà nước ( bộ máy nhà nước và nhân dân) không làm được việc. Tất nhiên, có nhiều việc nhà nước vẫn chưa làm được cho nhân dân.Cái khó do chúng ta còn nghèo mà thôi.Việc mà suốt ngày ngồi lê đôi mách chê trách người này người kia ấy cũng làm cản trở tư duy và càng làm chúng ta tụt hậu. Đừng nói nhà nước phải thế này thế kia.Tại sao không phải là mình? Trời ơi! Thanh niên thời đại mới không hô hào khẩu hiệu đâu nhé.Không tự làm thì làm gì có cái ăn.Nhà nước chỉ định hướng ở tầm vĩ mô thôi ạ.Không thể đến từng nhà ông này bà kia, anh gì chị ấy mà hỏi hôm nay anh muốn ăn gì và anh ăn mấy giờ được. Sẽ có nhưng chưa phải bây giờ. Việc bây giờ là hãy đứng lên đi, hãy đứng lên và bắt tay vào làm việc ấy.
    Thứ 3, tôi không hiểu bạn thế nào? Bạn bảo bạn chửi nhưng trong ngoặc kép? Ôi trời ơi! Tôi hỏi thử mọi người xem chửi mà bạn nói ở đây là ở trong ngoặc kép có đúng không? Mọi người cứ thử đọc lại bài của bạn xem có đúng là nên hiểu như thế không?Sai từ cách viết chính tả lẫn lỗi diễn đạt. Bạn nên học lại.
    Còn về vấn đề trách nhiệm của công dân với chính đất nước mình là điều đương nhiên.Nếu bạn còn băn khoăn thì hãy tham gia 1 khoá học về luật pháp ( luật hiến pháp ấy).
    Và đương nhiên khi tôi đọc ý thứ 3 như bạn nói tôi không thể nào cắt nghĩa được cũng như không thể hiểu bạn giải thích cho tôi điều gì? Bạn không hiểu câu hỏi của tôi sao? Bạn bảo bạn chửi bố cái ông nhà nước. Có quá đáng không? Trong khi hàng ngày bạn đang ( dù chưa nhiều) được hưởng rất nhiều lợi ích từ chính ông nhà nước mà bạn chửi đấy.Và nếu nói xa hơn thì có thể trong gia đình bạn cũng đã có người mà trước đây đã hy sinh tuổi trẻ, sức lực cho đất nước và cũng để tạo ra nhà nước này? Vậy không hiểu ở đây là bạn chửi ai?.
    ......................................
    Quả thật không hiểu ai trẻ con? Tôi không nghĩ tôi trẻ con đâu.Còn bạn? Bạn bao nhiêu tuổi? Hãy để hiểu nhiều hơn...

Chia sẻ trang này