1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

An overview of six thinking hats

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi rubi_saobien, 29/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Ngày trước có lần được nghe nói đến một phương pháp tư duy có tên "six thinking hats", tôi phì cười, không biết nó thế nào mà sao cái tên nghe chuối đến thế. Một lần lang thang trong hiệu sách, tình cờ vớ được cuốn "6 chiếc mũ tư duy". Thật tuyệt vời, trái hẳn với cái tên củ chuối của nó, đây là một phương pháp tư duy rất hiệu quả và lại rất đơn giản nữa.
    Phương pháp này gần giống với Brain storming nhưng mạnh hơn nhiều. Trong khi Brain storming chủ yếu thích hợp với cách làm việc theo nhóm thì 6 thinking hats thích hợp với cả cách làm việc nhóm và cá nhân. Cũng như Brain storming, 6 thinking hats (xin phép gọi tắt là 6TH) không thích hợp với suy nghĩ kiểu technical như TRIZ hay kiểu Mind mapping, nó thích hợp hơn vơi các hoạt động thương mại.

    6TH lần đầu tiên đưa ra khái niệm "lateral thinking", cùng với ứng dụng rộng rãi của 6TH mà thuật ngữ này đã xuất hiện trong hầu hết các từ điển ngày nay. Lateral thinking chỉ sự tư duy một chiều. Nó giải quyết triệt để vấn đề "rối trí" của con người. Một cách tự nhiên thì chúng ta suy nghĩ kiểu lưới hay mạng nhện. Ví dụ khi tôi nghĩ xem có nên cưới vợ hay không, rõ ràng cái lợi ích thì thấy rồi nhưng ngay lập tức cái viễn cảnh 2 đứa con đang oe oe dưới đất, mâm cơm thì lỏng chỏng ngoài sân xuất hiện làm cho tôi phân vân không biết nên quyết định thế nào nữa. Cái lợi và hại cứ giằng xé nhau theo kiểu mắt lưới làm cho tốc độ và khả năng đi đến giải pháp cuối cùng bị giảm đi rất nhiều.

    Lateral thinking là khi đã tư duy theo một hướng thì nhất định không tư duy theo hướng khác nữa cho đến khi dừng và chuyển sang hướng tư duy khác. Từng luồng tư duy (streaming) của chúng ta đi theo một hướng mạch lạc mà không có vật nào cản trở nó. Điều này khiến cho luồng tư d6 chiếc mũ với 6 màu khác nhau đại diện cho 6 luồng tư duy chính:

    - Mũ trắng: Dữ liệu ban đầu, khi tư duy theo chiếc mũ trắng thì chúng ta chỉ hướng đến tìm kiếm các dữ liệu ban đầu, chúng ta đang có những thông tin nào, chúng ta cần và thiếu những gì...

    - Mũ đỏ: Cảm nghĩ cá nhân, khi đội lên đầu chiếc mũ đỏ thì chúng ta chỉ được phép phát biểu những gì mà chúng ta cho là đúng, sai, là nên làm. Điểm chú ý của chiều tư duy này là các ý kiến mang nặng cảm tính mà không cần nói lý do tại sao của ý kiến. Ví dụ tôi nói: xét theo quan điểm chiếc mũ đỏ thì KPL là một thằng sở khanh hay các lỗ lực của CSGT trong việc ngăn chặn tai nạn hiện nay sẽ chẳng đi đến đâu. Khi đã xét theo quan điểm chiếc mũ đỏ thì không có chuyện bị KPL hỏi vặn lại là tại sao lại nói hắn thế. Điều cấm kỵ này làm cho chúng ta thoải mái phát biểu mà không lo phải giải thích và không bị ức chế.

    - Mũ đen: Suy nghĩ theo chiều hướng rủi ro. Trên quan điểm chiếc mũ này chúng ta chỉ đề cập đến rủi ro có thể sẽ vấp phải.

    - Mũ vàng: Đối lập với chiếc mũ đen, chúng ta sẽ nói đến các kết quả mà chúng ta có thể sẽ đạt được, chiếc mũ này cũng rất khuyến khích đưa ra các viễn cảnh không có thực, thậm chí nghe rất trái ngược. Những ý tưởng ngược đời này sẽ được xem như chất xúc tác làm chuyển hướng tư duy (điều này khá giống với breaking symmetry trong TRIZ). Ví dụ khi bàn về cách giải quyết nước thải của một nhà máy, có ý kiến phát biểu rằng nước thải sẽ được đổ ngược lại vào đường ống nước sạch của nhà máy. Ý tưởng ngớ ngẩn này làm xuất hiện giải pháp tái sử dụng nước thải.

    - Mũ nâu: Đây là chiếc mũ cần nhiều chất xám nhất, nó đối lập với chiếc mũ đỏ. Nó đòi hỏi đưa ra giải pháp thực tiễn, lý luận cho vấn đề chứ không theo kiểu cảm tính nữa.

    - Mũ lam: Đây được coi như Admin của năm chiếc mũ kia, nó sẽ phán xử các giải pháp để đưa ra quyết định cuối cùng.

    -------------------------------------------
    - Điểm mạnh của 6TH là khiến cho bất cứ ai cũng có thể đóng góp ý kiến của mình. Theo cách truyền thống thì nhiều người tự cho mình là không thông minh như người khác, vì thế trong các vấn đề họ chỉ ngồi nhìn chứ không dám phát biểu ý kiến vì e ngại. Họ có thể không có ưu thế trong chiếc mũ nâu nhưng có thể rất mạnh khi đội chiếc mũ vàng hay đỏ.

    - Điểm rất mạnh nữa là nó tránh được các cuộc hội họp có không khí tranh cãi gay gắt. Khi ông A đưa ra ý kiến lập tức bị ông B phản bác, thế là vấn đề chính có thể sẽ bị quên lãng và ông A, ông B cố gắng bảo vệ ý kiến của mình. Điều này vừa mất thời gian mà khi bị ức chế thì khó mà đưa ra các ý kiến sáng suốt nữa.

    - Khi áp dụng phương pháp này trong các cuộc họp tìm giải pháp thì thời gian tìm đến giải pháp thông thường chỉ còn 1/4 so với phương pháp truyền thống. uy đi đến đích nhanh nhất.
    Saobien
  2. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Thực tế thì hiện nay các trường phái lý thuyết sáng tạo đang có khuynh hướng tích hợp vào trong nó các trường phái khác! Điều này khiến cho các trường phái dần bị phân hoá ra nhiều hướng và có những hướng gần như tách khỏi lý thuyết cổ điển của nó! Điều này xuất phát chủ yếu từ việc áp dụng mà ra! Các sách hướng dẫn, huấn luyện, ... tư duy sáng tạo hiện tại được viết chủ yếu dành cho những người có chuyên môn hay có thời gian để suy ngẫm về nó trong khi đó, những người muốn áp dụng nó lại cần một thứ khác: thực tiễn áp dụng!
  3. minh_pdp

    minh_pdp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2004
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy thật là khó để chỉ đội một cái mũ trên đầu? Như bạn nói, chúng ta thường suy nghĩ kiểu lưới, từ mỗi ý tưởng (mắt lưới), ta đi theo những con đường khác nhau, và đi đên một ý tưởng (mắt lưới) khác. Đó là khả năng liên tưởng, cũng là một công cụ mạnh trong sáng tạo. Nhưng khi đội lên đầu mình một chiếc mũ, ta chỉ được phép suy nghĩ theo một chiều hướng nào đó, việc đó thật khó thực hiện nhất là ta lại phải liên tục thay đổi 6 chiếc mũ khác nhau? Vậy bạn có cách nào để giúp lí thuyết đó trở nên hiện thực hơn không?
    Tôi thấy phương pháp này cũng hơi giống phương pháp "Tập kích não", chỉ có điều trong phương pháp "Tập kích não" cần phải có hai nhóm, một nhóm chỉ phải đội mũ vàng,một nhóm khác chỉ phải đội chiếc mũ đen. Nhưng cả hai phương pháp này tôi thây vẫn chỉ là sự cải tiến phương pháp thử-sai? Với một số lượng lớn các phương án được đề ra vơi 6 chiếc mũ kia (với những bài toan ở độ khó cao, con số này rất đáng kể) việc duyệt và lựa chọn các phương án trở nên rất khó khăn?
  4. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ nhận thấy thì 6 chiếc mũ này là sự tượng trưng cho 6 giai đoạn mà thui! Và trường phái này đã được nâng cấp lên thành hệ thống 6 Sigma! Trong việc hạn chế thử sai thì bạn có thể áp dụng chúng được đó vì chúng cũng khá dễ nhớ mà!

Chia sẻ trang này