1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn thịt chó có phải là văn hóa ẩm thực!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 31/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Thời thế đổi thay. Trước kia khi ở Hà nội, dù chỉ cách xí nghiệp liên hiệp thịt chó Nhật tân tí tẹo thì chẳng mấy khi đi ăn vì thích thì có thích nhưng k nghiện. Vậy mà khi vào Sài gòn lại hay đi - k Hai Mơ cầu Thị Nghè thì Cống Quỳnh hay Nam Hà đường Trần Phú....mà đa phần là do bạn bè gốc miền Nam mời mới nhắng chứ . Vào quán, mình gắp 1 tụi nó gắp 2 ,mình tợp 1 ngụm nước mắt quê hương thì tụi nó đã chổng ngược đáy li rồi khà 1 tiếng đầy khóai trá một cách đáng ghét .
    Nhưng thực ra chén thịt chó ở miền Nam kém hẳn ở miền Bắc về phong vị (mặc dù mB chỉ có 7 món còn mN nhiều hơn với các món biến tấu như :chả chìa, lẩu chó ,xào lăn...)bởi sự khác biệt khí hậu 2 miền . Nghe có vẻ lạ nhưng nếu ngồi Trần Mục hay Anh Tú ...vào những ngày đông giá rét mới cảm nhận rõ điều này. Chợt nhớ quay quắt những ngày xưa:
    Hùng hổ hiên ngang bước chân trên từng bậc thang nhà sàn (mà k hiểu cái thứ nhà sàn lôi từ miền núi xuống lại hợp kì lạ với cái k khí sặc mùi ẩm thực trần tục miền xuôi mới chết chứ ). Bỏ cha cái lạnh, cái ẩm ướt của cơn mưa phùn ngoài cửa, nhét đôi giày ướt át vào túi ni lông mà phục vụ đưa rồi cắp vào nách như thằng cha keo cú sợ mòn giầy trong tiếu lâm, mắt dáo dác ngó quanh tìm chỗ đổ bộ. Mk, sao mà chỗ nào cũng ngàn ngạt người- kẻ nhai, người gắp rộn ràng. Chỗ này toàn chó, chỗ kia cũng chó - toàn chó cả
    Khi cả lũ đã yên vị ,anh em lên thực đơn rồi sai 1 tên tốt giọng kêu chuẩn bị . Tiếng dạ thưa, tư vấn món này...món kia...của phục vụ, tiếng sai truyền của chạy bàn, tiếng lốp cốp dao thớt, giọng hách dịch của khách, giọng ngọt nhạt của chủ....hoà trong mùi đặc trưng của quán chó... Tất cả tạo nên 1 không khí k thể lẫn với bất kì quán ăn nào khác.
    Thật k có gì thú hơn khi quây quần cùng lũ bạn hẩu quanh mâm thịt chó còn nóng hổi tán chuyện rôm rả từ trên trời dưới đất rồi kiểu gì cũng quay lại chuyện...gái gú . Mà cũng thật lạ - chỉ khi ngồi với bạn bè (càng đểu càng tốt ) mới thấy thịt chó ngon chứ cùng mâm với người nhà thì vẫn món đó, quán đó mà sao nhạt nhẽo vô vị hết mức.
    Ngoài đường người đi hối hả dưới cái lạnh đặc trưng mùa đông xứ Bắc - cái lạnh ngoài trời luồn sâu vào trong áo làm run từng thớ thịt. Trong quán (sau tuần rượu đầu) cái nóng lan tỏa từ trong ra ấm sực từng lóng xương.
    Ngoài đường, mưa phùn quất ràn rạt vào mặt vào người tím tái vì lạnh. Trong quán khói từ món ăn la đà lan toả trên từng khuôn mặt hồng hào mãn nguyện vì rượu ngon ,vì khóai trá.
    Ngoài đường chỉ có tiếng hít hà vì gió Bấc hay tiếng văng tục khe khẽ khi 1 giọt mưa lạnh buốt chui tọt vào cổ trong 1 giây sơ ý. Trong quán rào rào như chợ ,mà k còn hơn cả chợ , ai cũng tranh nhau nói - nhồm nhoàm nhai, nhồm nhoàm nói, vừa nhai vừa nói k cần biết ai nghe hay k. Nghe 1 câu thú vị ,cả lũ cười như lũ rồ ,đủ giọng hihi, haha hay òng ọc như thông điếu...
    Ngoài đường kẻ đi, người đứng đều giống nhau ở vẻ co ro trong đồ ấm. Trong quán thôi thì đủ vẻ .Mùa đông như ngừng chân trước cửa, gió mùa k vượt qua các tấm dại nứa chắn cửa. Cả k gian ấm sực hơi người, hơi chó. Anh nới khuy áo, anh tháo toẹt cà vạt nhét đại túi quần, áo quần xộc xệch hay tạm thời ngay ngắn. Anh ngồi nhấm nháp ,anh vén hé cánh cửa sổ phun tuốt mọi thứ mới nuốt vào ra vuờn. Nhưng ai ai đều mang 1 điểm chung -tuy nhiều ít khác nhau nhưng đều xộc xệch, nhếch nhác. Cái xộc xệch, nhếch nhác mang đầy sinh khí, sức sống tiềm tàng.
    Chơt nhớ câu chuyện đã từng được nghe đại ý:
    Có 2 gia đình nông dân cạnh nhau quan hệ khá thân. Trong 1 ngày mưa dầm gió bấc k thể ra đồng. Anh nông dân quyết định sang thăm hàng xóm nhằm thắt chặt tình làng nghĩa xóm. khi tới hông nhà gia đình hàng xóm ,qua lỗ vách rơm hổng (các ngôi nhà nông thôn miền Bắc bưng vách bằng rơm) chợt đập vào mắt anh ta cảnh 2 vợ chồng họ đang @#%^&*. Mặc dù cay mũi lắm vì bị phá đám nhưng gia chủ cũng đành nuốt giận mà tiếp vị khách không mời. Đưa đẩy vài câu, chủ nhà gạ : nhân khi mưa phùn giá rét ta làm thịt con chó nhậu chơi. Anh hàng xóm can: thôi đừng, để nó còn giữ nhà. Chủ nhà : cái đồ vô dụng ,để kẻ xấu đến tận cửa mà k sủa nuôi chi tốn cơm. Hàng xóm : nhưng mưa thể này làm gì có củi khô mà nấu. Chủ nhà : thì gỡ rơm vách mà đun. hàng xóm : ấy chớ , còn phải che chắn chứ. Chủ nhà : che chắn cái nỗi gì, nếu che được thì lúc nãy vợ chồng tao làm gì mày thấy hết cả còn gì ..
    Chuyện vui nhưng cũng có thể giải thích phần nào tại sao dân Bắc nghiền thịt chó hơn dân Nam..
    Cuối cùng mượn lời các cụ để kết thúc : Sống ở trên đời mà k biết miếng dồi chó (và nhiều miếng...khác) thì chỉ phí đời.
  2. comcast

    comcast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Bạn lại bắt đầu chửi nửa rồi. Chuyện chửi bới thì tôi xin chịu thua. Không dám hầu tiếp với bạn. Tục ngữ của người Tàu có câu "Con chó nó mở miệng ra thì không thể nào phun ra ngà voi (răng voi) được". Tôi thấy câu nói đó đúng lắm.
    Tôi nhớ trong cuốn "Chuyện kể năm 2000" tac giã Bùi Ngọc Tấn (ông là người Bắc hện đang sống ơ Saigòn) kễ là người hàng xóm có thể bắt ghế ngồi trước nhà chửi hàng xóm từ sáng đến chiều, chửi đúng 1 tháng, chỉ trừ ngày rằm và 30 là ngày ăn chay.
    Tôi xin post 1 chuyện ngắn của nhà văn Văn Quang có tên là "Con Bông" để bạn thấy là bây giờ Chó ở HN mà mở miệng ra là có mùi thối liền bởi vì chỉ có những con Cho ăn *** mới mập mạp sống lâu. Còn những con Cho khong chịu ăn *** như con Bông là đã bị thịt hết rồi.
    Bạn đọc thử xem. Câu chuyện làm mình phải suy nghĩ thật nhiều.

    Con Bông
    Nhà tôi cố bốn anh em. Trong bốn anh em, cái Giang được bố mẹ tôi cưng chiều nhất. Mà chả cứ bố mẹ, cả ba anh em tôi đều quí và chiều nó. Như thế là phải, bởi nó là út lại là con gái. Hơn nữa, cái Giang còn rất xinh đẹp, nó đẹp như một con búp-bê. Nếu như ra đời muộn đi chừng một giáp thì bây giờ khéo nó đã là một hoa hậu nổi tiếng chứ chả bỡn. Không chỉ đẹp bề ngoài, tâm hồn nó cũng đẹp lẫm liệt, văn thơ còn lai láng nữa chứ. Gớm thế. Dạo còn học phổ thông, năm nào nó cũng đi thi học sinh giỏi văn. Nhưng các cụ chả hay bảo ?ohọc tài thi phận?, cho nên dù đi thi liên tục, nhưng chưa bao giờ nó đoạt giải gì. Học xong phổ thông, nó thi và trúng tuyển vào Tổng hợp, khoa ngữ văn. Sau năm năm học, ra trường nó lấy chồng ngay. Chồng nó là con nhà phú nông có bề dầy truyền thống ở ngoại thành Hà nội, thuộc thành phần đất rộng ao sâu, ruộng liền trâu nái. Đặc biệt nhà chồng nó có nghề mổ lợn, làm giò chả gia truyền, nên chồng nó cũng là một tay đồ tể cự phách. Nói chung, cả nhà chồng lẫn chồng nó đều không liên quan và không ưa gì văn chương thơ phú. Thế mà chúng nó lấy nhau mới lạ. Qủa thật là con tim luôn có lý lẽ riêng của nó. Trường hợp này, chúng ta lí giải bằng câu ?oduyên số? là vô cùng hợp lí. Được cái thằng chồng nó cao to trắng trẻo và rất yêu thương vợ.
    Dạo này, tôi hay sang chơi với vợ chồng cái Giang, gần như ngày nào tôi cũng sang. Cái Giang mới có đứa thứ hai, con trai, thằng bé kháu khỉnh đáng yêu lắm. Tôi rất mê thằng bé, nên cứ rình rình có thời gian là sang chơi với chaú ngay. Cái Giang ở chung với bố mẹ chồng. Nhà chồng nó rộng rãi, chỉ riêng cái sân gạch cũng đã tới hơn hai trăm mét vuông. Nhà nó nuôi một bầy bốn con chó, tôi hỏi sao nuôi nhiều, chúng nó bảo, nuôi để giữ nhà và làm vệ sinh cho mấy đứa trẻ con (thời buổi ?o@? mà nhà nó vẫn giữ lối vệ sinh truyền thống như thế).
    Trong bốn con chó, có một con tên Bông. Con này tinh khôn và có biệt tài bắt chuột rất giỏi. Có lần, tôi được chứng kiến nó bắt chuột. Nó đuổi con chuột từ trong gầm giường, con chuột chạy ra sân, bị nó dí sát con chuột chui tọt ngay vào một đoạn ống nước cũ vẫn vứt ngoài sân. Đoạn ống nước này dài chừng hai mét, đường kính khoảng năm phân. Con chuột chui vào đó và không chịu chạy ra, thế là con Bông, cứ ghé mồm vào đầu này của ống nước sủa lên một tiếng, rồi lại chạy ngay ra đầu kia. Nó cứ làm như thế liên hồi. Tôi nhìn mà không hiểu ra sao, chỉ thấy buồn cười cái điệu bộ của nó. Bất chợt, con chuột lao vút ra ở đầu kia ống nước, thế là nó bị mắc mưu con Bông, con chuột lao ra đúng vào tầm đớp của con Bông. Lúc này tôi mới hiểu, té ra con Bông đánh đòn vu hồi.
    Không những nó khôn, mà bề ngoài của nó cũng rất đặc biệt, có một vẻ gì đó rất ngoại quốc, mặc dù bố mẹ nó là giống chó ta trăm phần trăm. Con Bông có một bộ lông trắng muotá và xoăn tít như lông cừu, nhưng không xù mà bám sát vào thân, nom rất lạ. Hai tai nó to và rủ xuống giống như chó Nhật, nhưng mõm nó lại không ngắn như chó Nhật mà dài và nhọn, đặc trưng của giống chó săn. Có một nhà văn nổi tiếng, khi tả một nhân vật của mình đã viết ?orăng vẩu mà vàng như răng chó?. Bác nhà văn kia nói thế thì oan cho con Bông quá. Sự thật hàm răng con Bông đều tăm tắp và trắng muốt, nếu loại trừ đi hai cặp răng nanh, đặc trưng của giống loài ăn thịt, thì hàm răng con Bông đẹp chẳng kém gì mấy pha quảng cáo của các hãng Oral-B, Colgate hay P/S? Đặc biệt, nó có một cặp mắt đẹp và truyền cảm vô cùng, nhiều khi tôi nhìn vào mắt nó và thấy nó như muốn nói với tôi, rằng nó rất yêu quí tôi, rằng nó rất hãnh diện được làm thân chó má trong gia đình này. Con Bông rất quấn tôi, nó quấn tôi còn hơn với chủ thật của nó. Mỗi khi tôi tới, chưa cần đến cổng, chỉ nghe thấy tiếng xe tôi từ xa là trong nhà con Bông đã mừng rỡ rên lên ư ử. Ở loài chó, chúng cũng biết ai thực sự tình cảm với chúng. Và nó không nhầm, tôi thực sự yêu quí nó. Thật là vớ vẩn khi đi so sánh tình cảm của tôi đối với con Bông và tình cảm của tôi đối với thằng cháu mình, nhưng thật sự tôi hay sang nhà cái Giang một phần là muốn chơi với con Bông.
    Một hôm, ở nhà cái Giang ra về, khi vừa dắt xe ra thì cái Giang bảo tôi: ?oÀ, mai là đầy năm cu Tùng, bác nhớ sang nhé. Bác nhắn hộ cả bác Thịnh bác Hùng nữa. Nhà em mai làm thịt con Bông?. Tôi hết hồn, mặc dù vẫn biết nhà nó có thói quen thịt chó khi có việc. Tôi bảo:
    - ?oSao lại thịt con Bông? Thế con Mực , con Vện, con Vàng to béo, ngu đần thế sao không thịt??.
    - ?oThịt nó là có lý do đấy, tội nó nặng lắm? .
    - ?oNó tinh khôn nhất trong bốn con. Nó có tội gì??. Tôi gay gắt.
    - ?oTội chê ***. Em cũng biết nó khôn, nên hồi đầu cũng quí nó lắm chứ. Nhưng có hôm xi cu Tùng ỉa xong, em ưu tiên gọi nó vào dọn. Nó vào, ngửi ngửi rồi quay ra, mặc dù vẫn còn nóng hôi hổi. Trong khi mấy con kia tranh nhau liếm láp rất sạch. Không phải một lần như thế mà lần nào nó cũng thế, đâm ra em phát ghét?.
    Tôi thôi không tranh luận với cái Giang nữa, bây giờ thằng chồng nó không có nhà, tôi sẽ chờ chồng nó về nói chuyện, thuyết phục nó thay đổi ý định. Tôi biết quyền quyết định việc này không phải ở cái Giang. Tôi lại dắt xe quay vào. Chừng một tiếng sau thì thằng chồng cái Giang về. Tôi đem tâm sự của tôi ra giãi bày, ra sức bênh vực con Bông. Không ngờ, thằng chồng cái Giang còn phẫn nộ về con Bông hơn cả vợ nó. Sau nửa tiếng đồng hồ đàm phán, thằng chồng cái Giang lạnh lùng phán:
    - ?oNếu bác muốn, thì bác mang nó về bên nhà mà nuôi, còn không dứt khoát em thịt. Chó mà chê ***. Vô lí! Ghét thế!?.
    Nó nói thế thì khác gì thách đố, nhà tôi đã chật lại ở tuốt trên tầng tư, nuôi chó làm sao được.
    Tối hôm đó tôi cứ trằn trọc mãi, không sao ngủ được . Tôi còn nhớ, khi bà nội tôi còn sống, bà rất hay dùng ca dao, tục ngữ. Trong cái kho tục ngữ của bà có câu, tôi không nhớ rõ lắm, đại khái là ?oChó có từ ***, thì người từ của?. Ngẫm ra, tôi không thấy đúng. Tôi chưa thấy ai từ của, nhưng con Bông lại từ ***. Kể ra con Bông này cũng hơi ? khác người. Mà tại sao vợ chồng cái Giang lại phẫn nộ về hành vi ấy của con Bông nhỉ? Có thể là bởi xưa nay người ta vẫn quan niệm: chó là ăn ***. Vậy mà con Bông lại làm sai lệch cái quan niệm, qui ước ấy, nên nó phải trả giá. Sao khốn nạn thế hở giời? Ôi, những qui ước. Để duy trì trật tự bầy đàn, người ta cần những qui ước, nhưng trong số những qui ước ấy, đôi khi có những qui ước vô cùng khốn kiếp. Tôi vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Tôi nhất định phải nghĩ cách gì để cứu con Bông.
    Sáng hôm sau, tới cơ quan mà tôi không sao tập trung được vào công việc, trong đầu cứ luẩn quẩn những ý nghĩ về con Bông. Trong cơ quan tôi có một anh bạn, nhà anh ta ở ngoại thành, có sân vườn rộng, và anh ta cũng có vẻ thích động vật. Tôi chợt nẩy ra ý nghĩ , sẽ mang con Bông tới gửi ở nhà anh ta. Phải rồi, đây là một giải pháp tình thế rất hay. Tôi mang việc này ra nói với anh bạn, anh ta nhất trí liền. Mừng quýnh, tôi vội nhờ người làm nốt mấy việc của mình rồi hộc tốc lao về nhà cái Giang. Hôm qua, thấy chúng nó bảo tổ chức đánh chén vào tầm tối, bây giờ mới 11 giờ trưa, về vẫn kịp chán. Trên đường về, tôi còn kịp tạt qua chợ mua mấy bộ quần áo trẻ con về làm quà thôi nôi cho thằng cu Tùng.
    Tôi về tới nhà cái Giang thì mới chỉ 11 giờ rưỡi. Trong sân rất nhiều xe máy, không thấy con Bông chạy ra đón tôi như mọi khi. Tôi dựng xe rồi đi vội vào trong nhà. Một đám ?otá lả? ngồi trên sa-lông, một đám ?ochắn cạ? rải chiếu dưới nền nhà. Ra không khí hội hè, đình đám lắm. Thằng chồng cái Giang ngồi uống trà với mấy thằng bạn, nó rít một phát thuốc lào rõ kêu rồi hùng hồn: ?oMuốn có tiết canh chó ngon thì cắt tiết vô cùng quan trọng, không à uôm như cắt tiết lợn được đâu. Phải tìm đúng dây đỏ, tiết sẽ tươi và thơm. Nếu cắt nhầm dây đen là bát tiết thâm sì sì, tanh lắm??. Tôi hết hồn hỏi nó: ?o Con Bông đâu??. Nó ngẩng đầu nhìn tôi hồ hởi: ?o A! Bác đã tới, đủ chân rồi, ta làm hội chắn nữa đi. Con Bông dưới nhà bếp ấy?. Tôi đặt hộp quà lên bàn rồi lao vút xuống nhà bếp. Tôi nghĩ, chắc nó mới trói con Bông lại, chứ giờ này còn sớm lắm mà. Nhưng không phải như tôi nghĩ, con Bông nằm giữa nền nhà bếp, mắt nhắm nghiền, hai chân trước bị trói giật cánh khuỷu ra sau lưng; mõm và hai chân sau cũng bị trói. Ở cổ nó máu ri rỉ loang đỏ loét đám lông ngực trắng muốt, máu chảy ra từ một vết cắt rất nhỏ, đúng hơn là một nhát rạch rất khéo, chỉ vừa đủ để cắt trúng động mạch chủ. Một đám ruồi bâu đen vào đó. Thằng chồng cái Giang thật khéo, đúng như nó nói, có lẽ tiết canh sẽ rất thơm ngon. Con Bông chưa chết, nó mới chỉ lịm đi. Tôi vừa bước vào, cái đuôi bông của nó khẽ vẫy vẫy. Tôi ngồi xuống cạnh nó; nó mở cặp mắt đen rất đẹp của nó nhìn tôi đau đớn, vẻ thắc mắc. Khoé mắt nó ướt nhoè. Nó khóc. Tôi cởi trói cho nó, nó khẽ liếm bàn tay tôi và thở rất nặng nhọc. Mặc dù nó chưa chết hẳn, nhưng tôi cũng chẳng hy vọng cứu được nó. Nó gần như đã hết máu. Nó liếm tay tôi mấy cái, rồi lại nhắm mắt nghiền mắt. Tôi thẫn thờ đứng dậy rồi quay lên nhà. Thằng chồng cái Giang, đã kiếm được đủ chân nên thành lập một hội ?ochắn? nữa. Tôi ngồi xuống bàn uống nước, rót cho mình một chén trà. Trà rất đậm, nhưng tôi không cảm thấy mùi vị gì. Uống xong chèn trà, tôi đang ngồi bần thần thì cái Giang chỉ ra cửa hét lên thất thanh :?o Con Bông?? Tất cả mọi người trong nhà đều quay ra. Con Bông, với cái cổ vẫn đang rỉ máu đỏ loét của nó, bước loạng choạng ngoài cửa. Hoá ra nó đi theo tôi mà tôi không biết. Thằng chồng cái Giang quát: ?oThằng ranh nào nghịch ngu thế, tao đã cố tình cắt tiết cho nó đừng chết hẳn, để mềm thịt, chốc làm lông cho dễ. Cởi trói, nó chạy mẹ nó mất là xong. Bực quá!? Nói rồi nó lao ra định vồ con Bông, nhưng hụt. Con Bông không hiểu sao vẫn lanh lẹ thế, tránh được cú vồ, nó chạy chui tọt vào gầm giường. Một thằng, trong đám bạn chồng cái Giang, vớ lấy cái chổi cán dài chọc chọc vào gầm giường. Con Bông cứ đứng dúi trong góc gầm giường, rên ư ử, không chịu chạy ra. Thế là thằng kia tức mình, nó cứ nhè đầu con Bông phang thật lực, rồi nó lại chọc, một cú chọc của nó rõ mạnh, trúng ngay vào vết thương trên cổ họng con Bông. Con Bông rú lên rồi chạy vọt ra sân. Thằng chồng cái Giang, đang đứng ngoài sân, thấy con Bông chạy nhanh ra cổng, sợ con Bông chạy mất nên nó vớ ngay cái cuốc chim, bổ một nhát lên lưng con Bông. Cú bổ rất chính xác và mạnh, trúng ngay giữa sống lưng, xuyên qua thân, còn găm cả mũi cuốc xuống nền sân gạch tầu. Con Bông oằn người, giẫy giẫy mấy cái và không thấy kêu la gì cả. Nó đã bị găm chặt xuống sân, giống như một tội đồ bị đóng đinh câu rút. Cái đầu nó ngắc ngắc về phía sau, cặp mắt lơ láo thất thần. Hình như nó có ý muốn nhìn thấy tôi. Thằng chồng cái Giang xoa xoa tay vẻ hả hê: ?o Đứa nào đi đun nước đi, còn làm lông luôn. Để là chốc nữa cứng đơ lại, khó làm?. Tất cả sự việc trên chỉ diễn ra trong vòng ba phút, từ lúc con Bông xuất hiện ở cửa, tôi đã đứng lên, cho tới khi con Bông bị ghim chặt xuống sân, tôi vẫn đứng như trời chồng. Tôi không có một phản ứng gì, chỉ cảm thấy cổ họng mình khô đắng.
    Ngồi thêm một lát, rồi tôi ra về. Cả hai vợ chồng cái Giang cùng giãy nẩy: ?oÔ hay, sao bác lại về? Chốc nữa bác Thịnh , bác Hùng sang cả đây bây giờ??. Mặc dù vợ chồng nó ra sức giữ tôi ở lại, nhưng tôi kiên quyết chối từ. Tôi bảo có việc phải đi, không thể ở lại. Không giữ được tôi, cái Giang cười nhăn nhở bảo: ?oHay là tối em bảo đứa nào mang sang cho bác, khi nào về bác xơi. Bác thích dồi hay chả? Hấp hay rựa mận? Thích thứ nào thì em đơm nhiều thứ đó? Em thì em thích nhất tiết canh với rựa mận?. Tôi không trả lời. Nhìn nó tôi thoáng rùng mình khi chợt nghĩ có thể nó đã là một hoa hậu, nếu sinh muộn đi một giáp.
    Tối hôm đó, tôi không thể nuốt nổi cơm . Hồi xẩm tối, thằng cu em chồng cái Giang mang sang một làn, đủ món. Phải cố gắng lắm tôi mới không nôn ngay trước mặt nó. Chờ nó về tôi lao ngay vào toa-lét?, sau đó sang gọi ông hàng xóm. Giờ này bên nhà bác hàng xóm vẫn đang nhậu nhẹt, cười nói râm ran.
    Từ hồi đó tới giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn mơ thấy con Bông. Hàm răng nó vẫn trắng và đẹp. Nó có vẻ vui. Có lẽ, ở thế giới bên kia, nó không bị hắt hủi hay giết thịt vì tội chê ***.
  3. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Có câu nào trong bài này nói rằng các nhân vật, bao gồm cả con Bông là ở Hà Nội không? Đoạn thịt con chó thì nghe cũng xúc cảm lắm. Vậy đã ai nhìn thấy người ta thịt con lợn, con dê, con bò chưa? Có thê thảm không? Có ai nghe tiếng con lợn nó kêu khi nó bị chọc tiết chưa?
    Lợn ít người làm pet thì nói thỏ đi. Thỏ rất nhiều người nuôi làm pet - vậy có nên ăn thịt thỏ hay không? NGày xưa nhà tôi có nuôi con thỏ mấy hôm, rồi nó bị con mèo nhà cắn chết (cho tới trước đó thì tôi ko ngờ một con mèo nhỏ hơn lại có thể cắn chết một con thỏ to) - trước khi nó chết trông nó cũng thương tâm lắm, mắt cũng nhìn bọn tôi ươn ướt - làm tôi ân hận vì chính tôi đã mang con mèo ra để giới thiệu với con thỏ - vì thế con mèo mới phát hiện ra tung tích của con thỏ để mà thịt.
    Được masktuxedo sửa chữa / chuyển vào 04:32 ngày 08/11/2005
  4. comcast

    comcast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Bạn chưa đọc hết đoạn đầu thì lại "bắt bẽ" rồi.
    Có, câu trã lời là có. Xin bạn đọc kỷ đoạn phía dưới đây.
    Thực ra thì không cần phải nói rõ ra là nhà chồng cái Giang ở đâu. Chỉ nhìn cách xưng hô và câu đối thoại là hiểu rồi. Bạn thật khó tình.
    Nhà tôi cố bốn anh em. Trong bốn anh em, cái Giang được bố mẹ tôi cưng chiều nhất. Mà chả cứ bố mẹ, cả ba anh em tôi đều quí và chiều nó. Như thế là phải, bởi nó là út lại là con gái. Hơn nữa, cái Giang còn rất xinh đẹp, nó đẹp như một con búp-bê. Nếu như ra đời muộn đi chừng một giáp thì bây giờ khéo nó đã là một hoa hậu nổi tiếng chứ chả bỡn. Không chỉ đẹp bề ngoài, tâm hồn nó cũng đẹp lẫm liệt, văn thơ còn lai láng nữa chứ. Gớm thế. Dạo còn học phổ thông, năm nào nó cũng đi thi học sinh giỏi văn. Nhưng các cụ chả hay bảo ?ohọc tài thi phận?, cho nên dù đi thi liên tục, nhưng chưa bao giờ nó đoạt giải gì. Học xong phổ thông, nó thi và trúng tuyển vào Tổng hợp, khoa ngữ văn. Sau năm năm học, ra trường nó lấy chồng ngay. Chồng nó là con nhà phú nông có bề dầy truyền thống ở ngoại thành Hà nội, thuộc thành phần đất rộng ao sâu, ruộng liền trâu nái. Đặc biệt nhà chồng nó có nghề mổ lợn, làm giò chả gia truyền, nên chồng nó cũng là một tay đồ tể cự phách. Nói chung, cả nhà chồng lẫn chồng nó đều không liên quan và không ưa gì văn chương thơ phú. Thế mà chúng nó lấy nhau mới lạ. Qủa thật là con tim luôn có lý lẽ riêng của nó. Trường hợp này, chúng ta lí giải bằng câu ?oduyên số? là vô cùng hợp lí. Được cái thằng chồng nó cao to trắng trẻo và rất yêu thương vợ.
  5. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Yep, vậy có chỗ nào nói là "chồng nó" hiện đang ở Hà Nội ko? Nếu đã chuyển vào đâu đó rồi thì sao?
    Còn nữa: câu chuyện cho dù là nói về một gia đình ở Hà Nội, như vậy thì liệu có thể khẳng đinh rằng nó sẽ ko xảy ra ở một nơi khác ngoài Hà Nội ko? Chả hạn trong TPHCM. Vả lại câu chuyện nếu xảy ra tại 1 gia đình Hà Nội thì tức là mọi nhà ở Hà Nội đều làm như thế à? Nếu gia đình trong chuyện là ở Hà Nội thì đương nhiên nhân vật "Tôi" cũng là nguwòi Hà Nội, và anh ta chắc chắn sẽ ko thịt con chó của mình chỉ vì nó "ko chịu ăn c...". Vậy tại sao cậu lại stereo type cho toàn bộ TP Hà Nội là "ko còn chó ko ăn ***"???
    Đây lại nói tiếp chuyện có phải là món ăn dân tộc không: tôi có anh bạn thân anh ấy ko ăn bất cứ món thịt băm nào, trong đó đương nhiên bao gồm cả nem rán. Vậy nem rán ko phải là món ăn trong "văn hoá ẩm thực Việt nam"? Lại nữa, món hủ tiếu là món chỉ thịnh hành trong miền Nam, vậy tức là ta phải gạt nó ra khỏi "văn hoá ẩm thực Việt Nam" phải không? Bạn không ăn thịt chó, bạn phản đối ăn thịt chó - ấy là cái quyền của bạn. Bạn có quyền gì mà phán xét những người ăn thịt chó cơ chứ? Ông cha ta có bao nhiêu là câu nói về thịt chó, như là "treo đầu dê, bán thịt chó", rồi "sống ở trên đời ăn miếng dồi chó"... Vậy ko đủ để thấy rằng thịt chó là một phần của văn hoá Việt nam hay sao?
    Mà nói tóm lại một điều - bạn hãy nêu ra một lý do tốt cho việc không ăn thịt chó đi! Từ đầu đến giớ phải chăng quanh quẩn chỉ có ý này mà thôi:
    - Chó là bạn của người - OK, con thỏ cũng vậy, con lợn cũng vậy, cũng có người nuôi nó như là bạn vậy. Con ngựa lại cũng càng giống như vậy, nó cũng là bạn của người, lại trung thành với người ko kém gì con chó. Vậy phải chăng loài người ko nên ăn bất cứ con nào như thế?
    Bạn có trả lời được câu hỏi của tôi không???????
    Được masktuxedo sửa chữa / chuyển vào 06:08 ngày 08/11/2005
  6. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Chủ đề Ăn thịt chó luôn luôn là hot và dễ thực hiện với các đơn vị truyền thông. Báo Việt nam ở Hải ngoại nhiều nơi có bàn. Nhưng khoảng đầu 2004, BBC có bàn và mục diễn đàn có rất nhiều người tham gia. Có quá nhiều ý kiến,song rút cục lại,chừng quá 2/3 nhất trí cho là các món ăn thịt chó là bản sắc của người Việt nam. các bác có thể tham khảo bên đó vào thời gian đã dẫn.
    Tôi từ nhỏ đến giờ,dạo đầu năm nay mới được về Việt nam ăn hai món Phở và thịt chó đúng gốc của nó. Thú thực ,mỗi khi đi qua các hàng thực phẩm Vn, có đề mấy câu tiếng Việt ví dụ : Hôm nay TC hay Cẩu,tôi cũng thường rùng mình về cái thú cầu kỳ của người Việt. Ăn thịt chó vừa hoi,vừa tanh. Gớm,thế mà mấy vị ấy phải mua tới 450 rubs/kg mà còn giấu diếm(cái giá ấy mua được một cái ống nhòm hồng ngoại tuyến).Mà chó hoang cũng như bồ câu hoang nhan nhản,không ai dám và thèm bắt. Thịt chó Việt nam đông lạnh đánh sang mới đúng vị.
    Ăn thịt cừu nướng hay hơn chứ. Còn nếu nói ra,bọn Tây chúng chắc khinh thường bọn Mọi da vàng. Không khéo bọn đầu trọc xếp ngang hàng lũ mọi da đen. Trước khi về Việt nam,tôi được ông già cho ké qua chơi bên Quảng châu,là nơi ông cụ đầu tư làm quần jeans sang bán ở Poland và Nga. Cũng thấy chỉ có chỗ bán thịt chó của dân Quế lâm. Song cụ bảo tanh lắm. Nó luộc chó mà rửa sạch bằng nước thì tanh là phải.
    Trước khi từ Cần thơ ra Hà nội,chúng tôi lấy vé tour du lịch ra Bắ. Trong đoàn có nhiều Việt kiều khác nhau từ Mỹ,Úc,Pháp. Cả chúng tôi từ Russia thành ra International. Một anh chàng khoảng 35 tuổi,trước là Trung úy Hải quân Mỹ, sau đi làm. Anh này thì có vẻ lạ và dễ gần. Còn mấy người khác thì cũng nói cả giọng Bắc Nam,nhưng hay chê bôi. Thoạt tiên thì họ cũng lạnh lùng. Sau biết chúng tôi cũng sang Mỹ vài lần thì thân thiện hơn.
    Chúng tôi được mời đi ăn thịt chó ở Nhật tân. Hôm ấy là ngày nghỉ,đi chơi tự do. Một ông già người Thái bình cũ, sang Pháp từ 1960 hỏi guide dẫn đi Nhật tân. Chúng tôi cũng hưởng ứng rầm rộ.Để xem cho biết.
    Hôm ấy đã là 29 Tết rồi. Suốt dọc từ Dốc đường Thanh niên lên đến tận Phú thượng là một rừng hoa đào. Cánh to và dày hơn hẳn hoa đào Quảng châu. Độ 700 ngàn là có được cây đào to bằng cổ chân. Bỏ ra $ 50 mà mua được cái cây to đùng,chật nhà như thế,ngày xưa có nhẽ nhà quan Phủ chưa dám mua.
    Xung quanh đê Nhật tân toàn nhà lầu ,xây cầu kỳ khá đẹp đủ kiểu. Chúng tôi hỏi,thì được bảo đất cái chỗ ấy cứ chục cây một mét đấy. Còn nhà toàn cỡ trên triệu đồng. Mấy ông bà già cùng đi nói nhà cửa này chắc của mấy ông bà cán bộ. Lên đến Nhật tân thì phải nói đây đúng là Giang sơn thịt chó mới phải. Nào là Anh Tú Béo. Anh Tú chính hiệu. Anh Tú Béo xịn. Trần Mực v,v....
    Cả một vùng bốc khói thơm phức.
    Cả một quãng đường dài xếp đặc xe máy và rất nhiều otô. Tôi thấy khá nhiều Me r c e d e s mới. Mấy cụ già lại thì thầm : '' Tụi cán bộ ********* nó mới có tiền đến chỗ này''. Anh guide nghe thấy cứ lơ đi như không . Anh bảo chốn này bình dân,rất rẻ ai cũng muốn đến xả xui.
    Vâng,xả xui. Đó là để delete hết xui xẻo thì phải ăn thịt chó. Chẳng hiểu con chó tượng trưng cho sự đen đủi '' đời đen như mõm chó'' nên phải lấy độc trị độc hay là ăn cho hương hồn nó cắn chết hết bọn tà ma ,xúi quẩy ? Chả biết. Nhưng ai cũng đến chốn này,vào cái ngày mà bận rộn như Tết. Vì thế cái xe chở chúng tôi vẫn cứ luồn lách vào giữa những má hồng,da trắng mịn mùa đông Hà nội trên tay cầm Phong lan Hồ Điệp. Ông già tôi bảo,ngày xưa thì :'' Em tôi đi,màu son lên đôi môi.Khăn Shan bay,lả lơi trên vai ai..., ngày nay lan Hồ điệp ăn nhập với cái áo len xù và chiếc quần jeans thế không biết.
    Bước lên Nhà sàn của quán,bạn mới thấy đây là một nền Văn hoá Mới. Lạ thay,có quá nhiều các bạn xinh thế không biết đến chốn này. Đàn bà ai lại xơi của đó ? Hay là bọn gái mãi dâm phục vụ tại nơi ? Đừng nghĩ bậy. Hãy vả vào mồm mình một phát ! Nhóm các cô bên cạnh chúng tôi mới bé tý,lớp 12. Thịt chó ngon quá,nên chia tay năm cũ,cả lớp đến tụ họp,vừa rẻ,vừa hay..
    (tiếp)


  7. comcast

    comcast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Tôi không bàn luận về nguồn gốc người dân Nam Vietnam.
    Tôi cũng không nói là miền Nam văn minh hơn miền Bắc hoặc ngược lại.
    Tôi cũng không đem ẩm thực VN ra so sánh vơi ẩm thực nước khác để biện minh là ăn thịt chó đúng hay sai.
    Tôi cũng không nói là chó Mỹ đi biểu tình hoặc chó Mỹ được lãnh welfare.
    Tôi cũng không nói là cho lai giống Nga, lai giống Bắc Kinh là cho ăn cức.
    Toi cũng không đồng ý với bạn là "món chả chìa là do 1 giống dân mọi rợ nào du nhập vào..."
    Những điều trên là do các bạn đưa ra.
    Tôi chỉ phản đối ăn thịt chó, và khuyên đừng ăn thịt chó.
    Còn các bạn đem chuyện "welfare'', chó đi biêu tình, người không bằng cho, bọn mọi rợ .. để chửi người khác thì tôi cũng đành bó tay. Nhưng từ đó mình cũng hiểu được một ít về văn hoá của nhũng người đó. Văn hoá ẩm thực ..thit Chó.
    P/S: Xin được trã lời 1 bạn phía trên có hỏi là tôi có tài liệu nào để chứng tỏ là người miền Nam ít ăn thịt cho hay không? Xin thưa là không. Tôi không có tài liệu thống kê nào hết. Chỉ quan sat qua cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể đọc 1 đoạn trong bài viết của thành viên TIEUNGOCLANG như sau:
    " Em la? dân miê?n Nam, ca? nha? em không ai ăn thịt chó, trư? em. Em cufng không thích mấy, nhưng có mấy thă?ng bạn trơ?i đánh la? ngươ?i Bắc hoặc gốc Bắc nó ru? rê miết nên riết cufng tha?nh quen. Ăn thi? thấy cufng bi?nh thươ?ng, ca?m nhận ngon hay the?m thi? không, nhưng ru? đi ăn thi? No-Four (tức la? vô tư hehe he ). Chuyện ăn uống la? chuyện ca?m nhận cá nhân cu?a môfi ngươ?i, việc gi? áp đặt định kiến cá nhân cu?a mi?nh va?o đó."
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.506
    Đã được thích:
    4.307
    Thôi bác masktuxedo đừng cù nhây với ông comcast nữa, mồm xoen xoét kô phân biệt kỳ thị nhưntg đọc bài viết thì rõ hết rồi!! Mà những cái lý do nuôi làm pet thì đã có tớ nói, cậu nói (ai nữa thì kô biết) , chú comcast thấy kô thích thì chú ý bảo "miễn bàn" !Hay là "so sánh khập khiễng" nên đừng lôi ra nữa (và cũng đừng cù nhây với ông comcast nữa)!
    Về chuyện giết thỏ tớ thấy người ta còn thương hơn cả giết chó, vì nó "khóc" !
    Hồi lớp 8 nghe nói có món cá chiên (ở miền nào ý) người ta để con cá sống, quấn vải vào đầu và chiên lướt qua lướt lại trong chảo dầu. Đến khi ăn con cá vẫn còn ngáp ngáp!
    P/S: Vấn thấy cậu comcast tránh né vấn đề nuôi thỏ làm pet với làm thịt thỏ hay bất kỳ 1 con gì khác!
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 08/11/2005
  9. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Hai năm trước vào Sài Gòn được bà con thết món "lẩu cá bống kèo" ăn ngon lắm. Cách ăn là đun nước dùng sôi sùng sục rồi thả cả bọn bống kèo vào nước sôi, đậy vung lại đè chặt vì bọn nó quậy lung tung cả một lúc mới chết. Ăn ngon lắm.
    Còn có món "tôm xỉn" nữa - thả tôm vào rượu đế rồi cũng đè chặt vì nó xót, một lúc nó hết giãy thì bóc vỏ ăn sống. Nhiều người mê nhưng tôi bị dị ứng tôm sống không ăn được. Nói đến dị ứng thì tôi còn dị ứng mì chính nữa. Nếu mọi hàng ở HN mà cho mì chính chắc tôi chỉ ăn được ở nhà nấu quá.
  10. comcast

    comcast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Bạn vui tính ghê. "Chồng nó" ở Hà Nội hay không thì thực tình tui làm sao mà biết được, chỉ biết ông Văn Quang nói là nó cò gốc HN thôi. Ông Văn Quang hiện đang ở Saigòn. Mai mốt tui co dip gặp ổng hỏi thử xem "Chồng nó" còn ở chổ đó hay không? Nếu bạn muốn biết gấp có thế nhờ công an xet hô khẩu giùm thử xem.

Chia sẻ trang này