1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chia sẻ kinh nghiệm [An toàn giao thông] Ý thức trên đường Du lịch - Lựa chọn đồ bảo hộ trên đường !!!

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi duongkhan, 18/09/2007.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. skyoverstone

    skyoverstone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Bài của đồng chí Mèo đen Zô zô thật là dài và chắc phân tích kỹ lắm. Tớ ít chữ đọc được mấy dòng đầu là hoa mắt, chịu không đọc hết được.
    Nói chung thì là tớ không quan tâm lắm tới cái ý nghĩa sâu sa của chữ "phượt". Người nông cạn mà. Chỉ thấy được đi tới những miền đất mới, được thoát ra khỏi Hà Nội là sướng lắm rồi.
    Tớ cũng không dám nhận mình đã thực sự hiểu được, khám phá được nét văn hoá của những nơi mình đi qua.
    Có cái câu gì nhỉ, hình như là: Cuộc đời là những chuyến đi, không phải là điểm đến. Chả biết nhớ có đúng không. (Life is a journey, not a destination?). Thấy khoái câu đó.
  2. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Ừ, đêm ngồi thư thả đọc lại, thấy mình cũng viết dài quá. Tớ cũng chỉ bày tỏ ý kiến, phân tích những điểm "lạ lùng" trong suy kết luận của nhà báo, nhưng sa đà hơi nhiều. Hóa ra chính mình cũng bị những ý kiến đó cuốn đi đến nỗi viết hơi bị loãng.
    Có thể tớ gõ ra những câu viết trái tai, không hợp với phong cách tranh luận ở đây. Những nhân vật có tên như bạn Thu (thường xuyên vào box DL) hay bác Dương nếu có thấy phật ý xin hãy đọc kỹ thêm một tý, để biết rằng tớ không có ý định xấu khi nêu ý kiến bảo vệ cho những tay phượt trẻ tuổi. Còn nếu thấy điều gì không phải, tớ xin sãn sàng lắng nghe.
    Tớ cũng dùng chức năng đóng góp ý kiến gửi cho trang web có bài báo đó dù tớ không hy vọng nó có tác dụng. Đây chỉ là những ý kiến trên diễn đàn - nơi có thể viết thoải mái - chứ không phải là báo chí - nơi cần những thông tin chính thức và văn phong chuẩn mực, nơi một câu một chữ có thể gây ảnh hưởng rất nhiều người. Chính vì thế, xin các nhà báo nên đúng mực khi đưa ra công luận những đánh giá của mình.
  3. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Nhà báo phản ánh hiện tượng thì được, nhưng đừng có đưa ra nhận định mà chỉ dựa vào một số ít trường hợp. "Những người trẻ" là một tập hợp rất đông người.
    Cái chuối nhất của báo chí là lúc nào cũng phải cố rút ra một cái gì đó gọi là bài học, trong khi cái chuyện này chẳng cần có một "bài học" miẹ nào cần rút ra hết. Đó chỉ là hiện tượng, cuộc sống nó vốn phong phú như thế. Họ phượt nhanh hay phượt chậm thì có ảnh hưởng quái gì đến việc xăng tăng giá. Không thể suy diễn một cách quá đáng rằng nếu cứ đi phượt nhanh, phượt hời hợt (mà nhà báo biết trong đầu người ta nghĩ cái ếch gì mà bảo họ hời hợt), thì sau này "sẽ hời hợt với mọi thứ, kể cả với cuộc sống của chính họ".
    "...cái gì cũng cần phải nghiêm túc. Phượt cũng vậy". Nói cái này nghe không được. Tại sao phượt lại phải nghiêm túc nhỉ? Mà phượt nghiêm túc là phượt kiểu ếch gì? Đi phượt là để xả, để tự do, để khỏi phải nghiêm túc. Tôi đang đi đường bên này, không thích thì lại tạt sang bên kia. Có phải nhà báo đâu mà lúc nào cũng phải nghiêm túc, phải "đi đúng lề đường", nhỉ.
  4. lieutenant02

    lieutenant02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn Zorzo đã nói hộ mình và không ít bạn khác nhiều điều muốn nói sau bài báo của Phương Anh. Mình cũng làm báo, cũng tham gia phượt, nhưng không hiểu sao không đồng cảm nổi với tác giả bài báo, đọc xong thấy giật mình, đành rằng là ý kiến cá nhân, nhưng sao có nhà báo lại lạc hậu với thời cuộc đến vậy, tác giả tự cho mình cái quyền gì mà phán xét cả một "thế hệ phượt" 8X-9X? Mình thuộc thế hệ 7X, đã một số lần chạy qua những cung đường phía Bắc cùng các bạn trẻ 8X-9X và cảm nhận về họ khác xa những gì tác giả bài báo nhận định. Nhưng thôi kệ, ai viết cứ viết, và người đi phượt vẫn đi phượt. Hạnh phúc đâu phải là đích đến, mà là trên từng chặng đường đi!
  5. Gamai81

    Gamai81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Mình đơn giản chỉ là kẻ đã đi, đang đi & sẽ tranh thủ đi đến những vùng đất có thể để cảm về nó chứ không phải là dân phượt hay tay phựơt có đai có đẳng gì cả. Và có thể mình cũng chưa đến được nhiều nơi bằng PA hay các dân phượt khác khi mà quỹ thời gian của mình hạn hẹp.
    Nhưng mình thấy bài viết của bạn có nhiều điểm mẫu thuẫn quá. Nhất là khi bạn nói "Phải thú thực tôi không phải dân phượt..." Nếu bạn không phải là dân phượt, lại càng không phải là dân phượt trẻ thì làm sao bạn có thể hiểu hết được những gì mà dân phượt & phượt trẻ đã, đang & sẽ cảm nhận được qua mỗi chuyến đi? Làm sao bạn có thể biết được "Phượt - Sau ba lần sẽ thành trò nhảm" ?? Hay bạn cũng đang "tranh thủ" đưa ra nhận xét của mình giống như các bạn trẻ đang tranh thủ đi???
    Phải chăng chúng ta nên đứng vào vị trí của những phượt trẻ, nghe phượt trẻ nói & cảm về phượt trẻ rồi hẵng "băn khoăn" cho họ, cho những chuyến phượt tranh thủ của họ & cho cuộc sống của họ.
    Cái gì cũng cần có thời gian của nó bạn ạ. Có đi rồi mới biết, có đến rồi mới hiểu, có gặp rồi mới cảm được chứ.

    Được gamai81 sửa chữa / chuyển vào 02:07 ngày 02/08/2008
  6. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0

    Phản biện "Phượt ?" Sau ba lần sẽ thành trò nhảm"
    http://www.vietimes.com.vn/vn/bandocvatoasoan/5400/index.viet
    Thứ sáu, 1/8/2008, 07:00 GMT+7
    Đọc một lượt từ đầu bài đến cuối kể ra cũng gật gù. Tác giả phân tích có tình có lý theo cách hiểu của bản thân rằng là dân Phượt thì phải đi như thế nào, phải quan tâm đến cái gì, phải lướt qua những điểm đến nào để hưởng cái đẹp, cái thú, rồi thì những kẻ mới được xướng cái danh xưng mới ?oPhượt? đang có những phẩm chất gì, ra làm sao. Đọc rồi suy nghĩ toát mồ hôi vì hóa ra theo tác giả dân Phượt phải có nhiều phẩm chất cao đẹp lắm thì mới xứng. Đọc một hồi thấy chính người viết cũng ?onhảm? như bài viết vậy, lầm tưởng cho cái chữ ?oPhượt? trở nên to tát giống với những thế hệ đuổi 8x mới được nhắc đến trong bài, hay lâu rồi ngồi nhà không đi đâu, chỉ lấy ý kiến của một đại cao thủ mà viết thành một bài quy kết cho toàn giới ham mê chạy xe trên những con đường.

    [​IMG]

    Những con ngựa sắt chở theo nhiều nhiệt huyết - Ảnh: Lam Linh

    Phượt nghĩa là gì thế? Là những kẻ trẻ tuổi lông nhông trên những con xe đã đổ đầy bình xăng, chạy từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, khám phá những mảnh đất mà ít người lui tới hay tìm đến những địa danh lâu nay chỉ biết đến cái tên trên bản đồ hay trong những phóng sự tài liệu. Ban đầu người ta đến với Phượt chỉ với mục đích như thế. Sẵn cái phương tiện mà hầu như ai cũng có, thêm cái balo chứa đồ và những gì mang theo vẻn vẹn trên trang bản đồ và những cái tra cứu được trên mạng một cách đơn giản nhất, những xế và ôm cùng lòng nhiệt huyết và đam mê lên đường. Họ không mang theo những suy nghĩ to tát cao sang như tác giả chụp mũ rằng đi để học hỏi hay khám phá để mình trưởng thành hơn mà chỉ vác theo một suy nghĩ duy nhất: đi để biết thêm một miền đất trong lãnh thổ Việt Nam mà thôi.
    Nhóm Tây Bắc lẫy lừng trong giới đi trước cũng có những suy nghĩ thế. Ban đầu chỉ giản đơn với những thiết bị sẵn có. Rồi dần dần những chuyến đi kèm theo khám phá đã lôi cuốn bước chân những người trẻ, nên giờ người ta đi với những dụng cụ đầy đủ hơn cho cuộc đi. Không phải là những cuộc chơi nữa mà là những cuộc khám phá. Bản thân họ cũng đang dần hoàn thiện những kĩ năng chuyên nghiệp từ xe cộ cho đến những phụ tùng để leo núi và đi biển hay các hoạt động khác. Nhưng có mấy ai được như nhóm đi chuyên nghiệp này, những người đã từng trải và có chút vốn giắt lưng.
    Muốn đi được thì phải có tiền. Đó là điều không thể phủ nhận. Sau những ngày làm việc chăm chỉ, những người bạn đã thân quen với nhau lại sắp xếp đồ đạc cho một chuyến đi chơi bụi bặm vài ngày. Hành trang nào cũng dày lên sau mỗi chuyến đi, đó là những kinh nghiệm đã trải qua và những gì cần mang theo phục vụ cho cuộc hành trình.
    [​IMG]
    Cậu bé Hà Giang, chiếc quần vừa là áo luôn của một anh lên đây chơi và tặng em đấy - Ảnh: Lam Linh

    ?oTôi tò mò gọi điện hỏi lại thì hóa ra đó là cung đường Hà Nội ?" Lào Cai ?" Sa Pa ?" Tam Đường ?" Than Uyên ?" Mù Căng Chải ?" Yên Bái - Hà Nội. Vậy là tôi kiếu vì cung đường này tôi đã đi nhiều. Thế nhưng, tôi cứ băn khoăn nên hỏi lại là có hai ngày...?
    Không phủ nhận chuyến này đi hơi gấp, nhưng ngay như bác Du cũng đã có lúc chạy một lèo sang cái Nam Lào rồi về trong có hai ngày rưỡi đấy, có hành xác không? Tùy vào tính chất của cuộc chơi lúc đó. Có người chỉ đi cung đường này trong hai ngày, mà chính xác hơn thường là chạy hai ngày rưỡi, tức là từ đêm hôm trước. Có đội chạy hẳn trong 4 hoặc 5 ngày. Đơn giản là cái độ tạt ngang tạt ngửa của họ ra sao. Theo mức độ nào đó của giới Phượt thì thêm một câu rằng giới trẻ giờ Háo danh hơn trước, sẵn sàng chạy cho được đến cái điểm mà người ta đến chẳng nhẽ mình không đến để được tiếng là từng đặt chân đến mảnh đất này.
    Trong hai ba năm trở lại, người ta đi Hà Giang như đi chợ và leo Fanxipang như một chuyến dã ngoại. Các topic kêu gọi thành viên ầm ĩ, ồn ào, rồi ọp ẹp các thể loại và kết thúc bằng những tấm ảnh trưng đầy box. Bởi vì Phượt bị đóng mác là phải đi chỗ nọ chỗ kia và trong mắt dân đi lại chẳng nhẽ đã Phượt mà lại không biết đến Lũng Cú, Hà Giang, chẳng từng một lần chạy qua đèo Mã Phí Lèng mà nhìn xuống dòng Nho Quế thì vẫn chưa xứng được gọi là dân Phượt.
    Quan điểm ?onhảm? đó được chụp mũ xuống như kiểu người ta chụp mũ rằng đi Phượt là hành xác vậy. Vậy là thương hiệu đẳng cấp Phượt gia phượt thủ ngồi với nhau phải có tiếng đã từng hút thuốc lào đâu đó với mấy chú bộ đội biên phòng hay đổ đèo cho bằng được trong một đêm trăng nào đó để được tiếng Phiêu, nhất loạt chạy trong những ngày mưa gió để biết thế nào là sạt núi, lở đường, những nguy hiểm rình rập mà ta vỗ ngực hùng dũng đi qua.
    Từ ?oPhượt? ban đầu chỉ mang nghĩa đơn giản bỗng đâu trở thành to tát và hoa mĩ. Người người đi phượt, nhà nhà đi phượt, đến các em lớp 8 cũng đi phượt rồi các ngôi sao cũng phượt. Đánh dấu cho sự lạm dụng từ của báo chí là một loạt các phượt thủ mới nổi trên những cung đường. Chỉ cần đi một chuyến nào đó là đã thành phượt gia, có thể ngồi bi bô bên chén trà kể chuyện nọ kia. Kết quả tất yếu của một thời đại thông tin bùng nổ.
    [​IMG]
    Đất nước còn nghèo, đôi khi những chuyến đi khiến bạn cảm thấy mình là người xa xỉ - Ảnh: Lam Linh

    Tác giả đã ngồi bàn nước với nhóm trẻ đi phượt theo kiểu ?oPhượt trẻ bây giờ là xăng đổ đầy bình, đi được càng nhiều cung đường, đến được càng nhiều địa điểm trong một thời gian ngắn nhất, phượt chỉ là một cuộc hành xác ?onho nhỏ? để đi ngắm cảnh tốt. Phượt là sành điệu và dân phượt là những người có bản lĩnh khác người. Một lớp trẻ đã bị mĩ danh ?oPhượt? làm cho mụ mị đầu óc và háo danh. Cũng đã ngồi với bô lão trong giới Du già ?oVới anh, phượt không đơn thuần là một cuộc chạy trốn bởi sự ích kỷ để thỏa mãn những sở thích nhất thời cá nhân nữa, mà nó đã trở thành một nhu cầu văn hóa, nhân văn.?, mà quên mất có một thế hệ đứng giữa, những kẻ nối tiếp bác Du và đứng trên lớp đang chạy theo mĩ từ kia.
    Chính những kẻ đi bụi ấy không nhận mình với cái tên Phượt thủ và cũng chẳng cần đến bất cứ cái quy chuẩn nào hết. Họ chỉ đơn thuần trong một cuộc chơi với một chuyến đi về miền đất lạ. Chính cái bọn không cần đến những danh từ đẹp đẽ trong các chuyến đi ấy lại hưởng trọn niềm đam mê nhất. Họ vẫn lặng lẽ những chuyến đi, chẳng hô hào trên các topic, chẳng có những vụ ọp ẹp to tát, rỉ tai nhau chỗ này hay lắm, chỗ kia hay lắm rồi lên đường. Ấy, chính những kẻ sẽ kể cho tác giả nghe về một chuyến đi bụi vui vẻ và chẳng hành xác tẹo nào thì lại chẳng được mời vào bàn tròn tiếp chuyện.
    Mỗi kẻ có cách khám phá cuộc sống theo lối riêng và cũng có cách biết đời theo cách riêng. Có kẻ đi cho biết chỗ nọ chỗ kia. Có kẻ đi để khám phá, để tìm hiểu thêm phong tục tập quán. Có kẻ đi để trưởng thành hơn trong giao tiếp và ứng xử với đồng loại, có kẻ đi để bỏ cái tự ti bản ngã mà hòa đồng với xung quanh, có kẻ đi để trốn tránh những điều phiền muộn, có kẻ chỉ nghĩ trốn được khỏi gia đình vài ngày, thử rời khỏi vòng tay mẹ xem sao. Ai cũng vác theo mình những cái tôi và để những cái tôi hòa nhập được với nhau đã là cả một thành công. Điều được nhiều hơn điều mất. Người ta không thể đi đâu đó với những ý nghĩ giống nhau, những mục đích giống nhau và cũng chẳng có mấy ai nghĩ ngay đến việc giúp đỡ bà con các dân tộc nơi mình đi qua nếu không một lần được tận mắt chứng kiến.
    [​IMG]
    Đôi khi người ta chạy trong vài ngày chỉ vì một cảnh đẹp hiếm có trên một quãng đường. - Ảnh: Lam Linh

    ?oSự hời hợt đó nếu được khắc phục và bù đắp thì những chuyến dã ngoại theo kiểu hành xác như thế sẽ giúp những người trẻ trưởng thành rất nhanh.?
    Cái được và cái mất không thể cân đo đong đếm và nhìn thấy ngay được. Người đi về nhiều khi vẫn như còn đang lâng lâng trên mây. Và cũng không thể coi tất cả các chuyến đi là hành xác. Ai nói vậy khi con người được ăn ngon và ngủ kĩ dưới những nếp nhà ấm cúng, trong vòng tay của bè bạn và những người dân hồn hậu. Chỉ có những chuyến đi mà thiên thời địa lợi nhân hòa không tốt mới là những cuộc hành xác đúng nghĩa, mà những chuyến đi ấy thực sự hiếm hoi họa hoằn xảy ra với những kẻ đi bụi đúng nghĩa. Vì họ không coi những điều đó là hành xác mà là những trải nghiệm cuộc sống đầy bất trắc. Không thể bắt người ta đi đâu cũng phải tìm hiểu nọ kia khi trong tâm tưởng với họ chỉ là những chuyến vui chơi dã ngoại đúng nghĩa. Đặt những mục đích cao như thế cho dân Phượt thì mấy ai được cái danh hão ấy.
    Những kẻ đi Phượt thực sự lại chẳng nhận mình là Phượt bao giờ vì với họ đó chỉ là những chuyến đi với bạn bè đến những vùng đất xa xôi khắp đất nước. Với họ, hạnh phúc là cả một quá trình chứ không phải điểm đến. Chính những gì mà họ nhận được xuyên suốt cuộc hành trình ấy mới là điều quan trọng nhất. Không thể đặt những mục tiêu cao cả cho một chuyến đi, chỉ những cảm nhận nhỏ mới làm người ta nhớ mãi. Đương nhiên việc đi và giúp đỡ là rất tuyệt vời, nhưng cũng không thể lấy đó làm điều khiến người khác phải theo. Một thư viện đã được mở trên vùng cực Tây Apachai và sẽ còn nhiều những thư việc khác được mở trên khắp cả nước khi có những bước chân đi qua.
    ?oThế nhưng, cái gì cũng cần phải nghiêm túc. Phượt cũng vậy. Nếu những người trẻ cứ đi, cứ cảm nhận mọi thứ hời hợt thì sau này, họ cũng sẽ hời hợt với mọi thứ, kể cả với cuộc sống của chính họ. Và vì thế, những chuyến đi sẽ không hề giúp họ lớn lên, mà nó chỉ kéo dài thêm sự khủng hoảng, vô lối của họ trước cuộc sống hiện tại và trước tương lai của chính họ mà thôi.?
    Chụp mũ và lên lớp một cách vô lối. Tác giả cho mình là một chuyên gia trong việc phân tích đời sống cả một thế hệ. Hời hợt với cuộc chơi không có nghĩa sẽ hời hợt với cuộc sống và ngược lại. Bởi đơn giản một điều có những người coi đó là cuộc chơi, có người lại coi đó là cuộc đời. Thế nên mới có câu ?oĐời là những chuyến đi?. Những người lớn không hiểu vì sao lớp trẻ lại chạy hàng ngàn km bám đường chỉ để đặt chân đến một nơi nào đó và những người trẻ đôi khi cũng chẳng hiểu nổi vì sao mình lại có những đam mê bất tận đến vậy. Hội chứng mà nhiều người gọi đó là ?osay đường?. Cuộc hành trình của những người đam mê thực sự sẽ kéo dài cho đến khi chân không còn vững trên mặt đường bằng phẳng và kết thúc sớm với những kẻ chỉ đi để điểm mặt chỗ nọ chỗ kia. Bạn nhận mình là dân Phượt nghĩa là bạn sẵn sang leo lên ngựa chạy đến một nơi tuyệt đẹp trên khắp đất trời rồi trở về với những cảm xúc còn mãi.
    [​IMG]
    Dù có chuẩn bị kĩ lưỡng đến đâu cũng có những bất ngờ ko thể lường trước được - Ảnh: Lam Linh

    Bỗng dưng một ngày, người ta dùng từ ?oPhượt? để gán ghép cho một nhóm những người trẻ ưa du lịch bụi. Ban đầu, từ Phượt quả rất đẹp và hay. Giờ thì nó trở thành một từ chẳng ai thích bị gán vào, trừ những kẻ thích danh hão mà thôi. Phượt đúng nghĩa là đi bụi và tự khám phá. Và như thế thì không thể coi chỉ có đi xe máy, mà còn có những chuyến trekking và những chuyến ô tô xuyên dọc đất nước.
    Hãy nhìn những khuôn mặt khác, những người rong ruổi trên khắp các ngả đường thế giới vẫn đang hàng ngày bước những bước chân mạnh mẽ trên vạn dặm đường xa. Họ là những người ham mê chủ nghĩa xê dịch và dám theo đuổi nó đến tận cùng.
    Lam Linh

  7. rockbeginer

    rockbeginer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Ai nhiều thời gian sức khỏe và tài chính thì đi nhiều, ai ít đi ít.
    Ai đam mê nhiều đi nhiều, ai ít đam mê có thể chỉ đi 1 lần.
    Nhưng chả làm sao cả. Cả đời nhảy múa trong sàn sướng quen, hôm nay tự nhiên làm được chuyến đến điểm Y khó khăn gian khổ, có sướng ko, có tự hào ko. Em nghĩ là 100% trả lời có.
    Có ng đầu tắt mặt tối làm việc, rồi một ngày chợt nhận ra: Ah, mình lâu nay lười quá, mà thấy bọn nó leo FAN, uh leo phát đi cho có phong trào. Vậy thì sao chứ, muốn lên được đấy thì cũng phải tập luyện, phải nổ lực, ít ra cũng chiến thắng bản thân. Thế là đáng tự hào rồi, cần gì cao xa.
    Bài báo kia áp đặt cho từ phượt 1 cái định nghĩa cao siêu quá làm tự nhiên em thấy sợ
  8. HellAngel133

    HellAngel133 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    822
    Đã được thích:
    0
    nhảm nhí...văn hoá báo chí là vậy đấy.Giả sử mình nhìn qua cái bài của bác PA này mà mình kết luân cho báo chí thì chẳng biết cái bác PA này nghĩ thế nào nhỉ???Có công đến tận nhà bác Du chụp cũng có công chịu khó tìm hiểu phết.Còn cái chuyện tầm phào với bài báo lá cải này chả có gì đáng quan tâm.Hữu xạ tự nhiên hương .Phượt là thế nào thì anh em phượt đều biết chẳng cần người khác phải biết làm gì.Để dành sức mà đi phượt còn hơi quan tâm đến những chuyện o đâu vào đâu thế này.Hé hé
  9. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Phượt nó có thú vui riêng của Phượt. Mỗi người tìm được cái sướng trong đó. Đâu phải ai cũng tìm thấy thú vui và niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Đi 1 mình nhiều người tưởng điên. Nhưng chẳng điên tí nào. Đi Phượt có nhiều cái hay lắm. Nên tự sướng thì hơn . Có những cái mà có người cả đời chẳng bao giờ được thưởng thức cả. Ví dụ như em đến Hải Đăng Đại Lãnh. Có phải ai đến đấy cũng được tắm tiên ở suối đâu . Chứ chưa nói đến những người chưa bao giờ đi. Chấp làm gì. Mình sướng thì mình hưởng người ta có hưởng đâu nói nhiều làm gì. Bảo sao câu nói này luôn luôn đúng : Chó cứ sủa và ta cứ đi
  10. Sobek_2011

    Sobek_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    ......em thấy thật lạ là những người đi trước có tí kinh nghiệm, hiểu biết, tại sao họ không muốn cho người khác hiểu cùng, biết cùng niềm đam mê, sở thích của họ nhỉ?......như thế có phải là ích kỉ, hay như thế mới là háo danh vì chỉ muốn giữ niềm đam mê cho riêng mình để ai cũng biết đến: à, ta thật đặc biệt vì sở thích của ta cũng thật đặc biệt ??......
    ......những ai đã đi qua bao con đường, nếm trải bao mùi vị thì càng phải hiểu rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng......có những khi người ta không thể tự tìm được bản thân, hiểu đc chính mình......nhưng nhìn người khác sống, nhìn người khác yêu thích 1 thứ gì đó, thấy họ đam mê và cống hiến hết mình......biết đâu khi đó ta lại chẳng tìm ra đc chút ý nghĩ cho bản thân?......
    .....Xuân Diệu nói đi là để tìm những cảm giác bất thình lình không chờ đợi, " đi là để mà đi chứ không phải là để mà đến"......ban đầu chỉ là niềm say mê của tuổi trẻ.....và sau rất nhiều chuyến đi, những người trẻ mới bắt đầu ngộ ra và hiểu đc thế là là "đi", đi để làm gì và tại sao phải đi......thử hỏi những người đi trc, họ mất bao lâu để tìm ra rất nhiều ý nghĩa của cuộc đời trong đó......vậy sao phải bắt người trẻ phải hiểu ngay, làm ngay khi mới ở đầu ngã rẽ??......
    .....em thiết nghĩ thay vì chê bai và phán xét, sao không chỉ bảo và hướng dẫn nhỉ ?......

Chia sẻ trang này