1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

An toàn lao động khi điều khiển cần trục tháp cao

Chủ đề trong '7X Đà Nẵng' bởi suls282, 04/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suls282

    suls282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    An toàn lao động khi điều khiển cần trục tháp cao


    Cần trục tháp là một thiết bị khổng lồ, điều đó kéo theo việc những tai nạn lao động mà nó gây ra sẽ có những thiệt hại không nhỏ về người và của. Bạn cần phải hiểu rõ vấn đề an toàn lao động trong trường hợp này

    cau thap

    1. Nguy cơ mất an toàn


    - Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do công nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…

    cau truc


    - Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cầu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.


    - Đổ cẩu: do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định (đất lún, góc nghiêng quá quy định…), cầu quá tải hoặc vướng vào các vật xung quanh, dùng cầu để nhổ cây hay kết cấu chôn sâu…

    cong truc


    - Tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm vào mạng điện, hay bị phóng điện hồ quang, thiết bị đè lên dây cáp mang điện, thiết bị nâng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.…


    - Chèn ép: người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật, cán, kẹp người trên đường ray.

    2. Điều kiện an toàn

    Điều 1: Thiết bị nâng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng qui định.

    Điều 2: Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau mới được làm việc với cần trục tháp: - Có tuổi trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định. - Đã qua kiểm tra khám sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện BHLĐ và có các chứng chỉ kèm theo (gồm người lái, người làm tín hiệu, người móc tải). Định kỳ 12 tháng/lần những người này phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thức chuyên môn và an toàn. - Được giao quyết định điều khiển cần trục bằng văn bản có chữ ký của giám đốc.

    Điều 3: Công nhân làm việc trên cần trục tháp phải sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp theo chế độ gồm:

    - Áo quần vải dày,

    - Mũ cứng,

    - Găng tay vải bạt,

    - Áo mưa,

    - Giày vải ngắn cổ
  2. dongmaudatviet

    dongmaudatviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/06/2015
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    112
    thông tin này nên lưu ý

Chia sẻ trang này