1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ấn tượng Sóc Trăng

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi binhthuongkhach, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Ấn tượng Sóc Trăng




    Địa lý
    Sóc Trăng có phần đất liền nằm trong giới hạn 9°14''''''''-9°56'''''''' vĩ độ bắc và 105°34''''''''-106°18'''''''' kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km.

    Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thị xã Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km.

    Tổng diện tích: 322.330 ha
    Đất ở: 4.725 ha
    Đất nông nghiệp: 263.831 ha
    Đất lâm nghiệp: 9.287 ha
    Đất chuyên dùng: 19.611 ha
    Đất chưa sử dụng: 24.876 ha
    Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ.

    Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m.

    Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.


    Hành chính
    Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Sóc Trăng và 8 huyện là: Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu và Ngã Năm với 102 xã, phường và 8 thị trấn.

    Dân cư

    Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3223,3 km². Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.

    Nguồn gốc tên gọi

    Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh''''''''leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh''''''''leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh''''''''leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang).

    Thổ nhưỡng

    Các nhà thổ nhưỡng chia tài nguyên đất Sóc Trăng làm 6 nhóm chính, nhưng không thấy có nhóm đất sét. Mặc dù vậy, đất sét Sóc Trăng lại được nhiều người nhắc đến vì đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của nhiều công trình kiến trúc địa bàn tỉnh, tiêu biểu là Bửu Sơn tự và chùa Mã Tộc.

    Di tích
    Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét)
    Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).

    Ngoài ra, trong chùa còn có 8 cây nến, hai trong đó đã đốt liên tục trong 35 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Long qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.


    Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi)
    Chùa được xây dựng cách đây 400 năm, có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét.

    Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.




    Theo WikiPedia
  2. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Khu Văn hoá hồ nước ngọt
    [​IMG]
    Khu Văn hoá Hồ nước ngọt có diện tích 20 ha, nằm trên đường Hùng Vương, phía Bắc trung tâm thị xã Sóc Trăng. Toàn khu vực chia thành 2 khu: khu vực ngoài gồm 1 hồ nhỏ, gọi là Hồ Tịnh Tâm. Giữa Hồ Tịnh tâm là nhà thủy tạ. hòn giả sơn và một gốc cây si cổ thụ tạo nên một nét đặc trưng riêng của Hồ nước ngọt; khu vực bên trong có một hồ lớn, quanh bờ hồ là hàng dương liễu cao vút nghiêng mình soi bóng dưới mặt hồ. Dạo quanh bờ hồ trong những nàgy hè nóng bức sẽ mang lại cho du khách một cảm giác dễ chịu bởi nhữung làn gió mát trong không gian yên tĩnh và thơ mộng. Hiện Khu Văn hoá Hồ nước ngọt đang được đầu tư xây dựng để nâng cao chất lượng phục vụ, xứng đáng là trung tâm vui chơi, giải trí của tỉnh.
    Nguồn: theo SocTrang.Gov.Vn
  3. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Chùa Mahatup (Chùa Dơi)
    [​IMG]
    Chùa Mahatup (Chùa Mã Tộc) là một ngôi chùa Khmer được hình thành từ rất lâu, toạ lạc tại Phường 3, thị xã Sóc Trăng. Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Tất cả đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
    Trong khuôn viên chùa rợp bóng là những hàng cây cổ thụ tạo không khí tươi mát, trong lành và là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ. Vì vậy du khách đặt cho chùa Mahatup cái tên rất dân dã: Chùa Dơi. Năm 1999, Chùa Mahatup được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá.
    Bửu Sơn Tự (Chùa Đất Sét)
    [​IMG]
    Đây là ngôi chùa của dòng họ Ngô dựng lên để tu tại gia. Ông Ngô Kim Tòng, người trụ trì đời thứ tư của Bửu Sơn Tự đã miệt mài sáng tạo trong suốt 42 năm để hoàn thành nhiều bức tượng lớn nhỏ bằng đất sét với nhiều hoạ tiết tinh tế đòi hỏi công phu và kỹ thụât cao. Đặc biệt là toà tháp đa bảo 13 tầng, tháp bảo toà và 8 cây đèn cầy nặng tổng cộng 1,4 tấn, trong đó có 6 cây với trọng lượng 200 kg.
    Đến viếng chùa, quý khách sẽ thích thú trước những công trình điêu khắc bằng đất sét mà Ông Ngô Kim Tòng đã dựng nên và Bửu Sơn Tự còn được gọi là Chùa Đất Sét với những đặc điểm hiếm có nêu trên (telephone: 079.828723).
    Chùa Sà Lôn (Chùa Chén Kiểu)
    [​IMG]
    Trên Quốc lộ 1A về hướng Bạc Liêu, cách thị xã Sóc Trăng khoảng 12 km, du khách sẽ đến Chùa Sà Lôn. Trước kia, chùa Sà Lôn được xây dựng bằng cây, lá. Do chiến tranh, đạn bom tàn phá làm sập ngôi chánh điện nên Vị sư cả Tăng Đuch, trụ trì đời thứ 9 của chùa quyết định dựng lại ngôi chùa vào năm 1969. Đến năm 1980, việc xây dựng hoàn thành, nhưng do không có vật liệu ốp cột và các bức tường, nên vị sư cả có sáng kiến dùng chén dĩa kiểu để gắn vào tường trang trí ngôi chùa. Với vật liệu trang trí này, những đôi tay nghệ nhân đã tạo cho ngôi chùa một nét riêng biệt, độc đáo. Vì vậy, chùa còn được biết đến với một tên khác là chùa Chén Kiểu.
    Nguồn: Theo SocTrang.Gov.Vn
    Được binhthuongkhach sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 25/12/2006
    Được binhthuongkhach sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 25/12/2006
  4. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Chợ nổi ngã Năm - Nét duyên dáng sông nước
    [​IMG]
    Chợ nổi Ngã Năm nằm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc thị trấn Ngã Năm là nét sinh hoạt rất riêng của người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ. Đi chợ nổi Ngã Năm, du khách sẽ thấy được cảnh buôn bán tấp nập trên ghe thuyền, có dịp hiểu thêm về cuộc sống sông nước của người dân miền Tây.
    Từ mờ sáng, hàng trăm ghe xuồng đã tụ về họp chợ. Người ta bán đủ thứ từ trái cây, rau thịt, cá...cho đến hàng công nghệ, tiêu dùng. Những lời mời chào mang đậm đà chất Nam Bộ, tiếng nói cười rộn rã làm náo nhiệt cả một khúc sông. Thú vị nhất là khi được ngồi trên thuyền đong đưa theo sống nước, thưởng thức các món ăn được bày bán trên sông: bún nước lèo, mì, hủ tiếu, xôi...Khi mặt trời lên cao "qua khỏi ngọn dừa", cũng là lúc mọi người chuẩn bị quay về cho công việc đồng áng của một ngày mới.
    Nguồn: Theo SocTrang.Gov.Vn
  5. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Ông Ngô Kim Long hay Ngô Kim Tòng đã Góp công xây dựng nên chùa Đất Sét zậy bạn ?
    Mình đọc bài bên trên thì là Ngô Kim Long, bài dưới thì là Ngô Kim Tòng
    Là sao
  6. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    - Mình tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác, thì thấy người sáng lập là Ngô Kim Tòng. Chắc là do lỗi đánh máy trên trang Wiki... Cảm ơn bạn! Mình đã e*** lại rồi đó!
    Được binhthuongkhach sửa chữa / chuyển vào 08:13 ngày 26/12/2006
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mèo tìm thấy một quuyển nhật ký hành trình rất hay , mời mọi người cùng đọc chung cho vui nha :
    Nhật ký của Mai: Chương 21 - Sóc Trăng
    Thứ Tư 10/11/04
    Tôi lại quay về con đường tới Cần Thơ để qua Sóc Trăng, tất nhiên lại qua phà Cần Thơ và nhìn sự lộn xộn trên bến phà. Nhưng đây là một lần di chuyển với một lô các khám phá mới.
    Đầu tiên, tôi chợt phát hiện ra xung quanh tôi là gia cầm đang được vận chuyển. Gà, vịt có mặt khắp trên xe, trong hầm xe. Thỉng thoảng khi xe dừng lại, một vài bao tải to bự đã được đặt sẵn bên lề đường. Đó là các bao chứa đầy những bộ phận bên trong của gia súc, gia cầm. Tôi không rõ chúng được vận chuyển tới đâu nhưng nhìn cách mọi người lấy ra, nhét thêm vào và vứt lăn lóc mà thấy an toàn thực phẩm chạy tít ở đâu không thể tìm thấy bóng.
    Xe chạy chừng được nửa đường, thì một màn tiếp thị vé số được mở ra. Bạn nên mua vé số nào, vì đó là số đẹp và đã được tính là sẽ trúng giải. Đó là tất cả những gì mà anh chàng tiếp thị vé số trình bày nhanh chóng, thuần thục. Sau đó, một con số được đưa ra, 93 vé vừa được bán trong lần rao đầu tiên, không lẽ bạn lại tiếc tiền để bỏ qua vận may và thế là số vé bán được lại tăng lên. Tôi không rõ sau đó có bao nhiêu người trúng số nhưng tôi chỉ thấy vé trong tay anh chàng tiếp thị vơi dần, còn tiền trong túi những người xung quanh giảm đi một chút. Mỗi người một chút, đâu đáng kể gì, ai cũng nghĩ thế mà!
    Sóc Trăng nhiều nắng và bụi hơn Trà Vinh nhưng nó cũng không quá lớn để bị lạc, thế nhưng bạn cũng rất dễ bị cho là ?ocon gà ngố?. Tôi thật may vì đã tự vận động được nhờ cái miệng và đôi chân nên không ?ocáo già? nào bắt nạt được. Thêm một kinh nghiệm nữa về đi đường ở miền Tây Nam Bộ. Nên cảnh giác và hết sức cảnh giác.
    Một buổi chiều lại tiếp tục gõ gõ trong cửa hàng máy tính. Tôi đã sử dụng thời gian chờ đợi của mình như thế đấy. Thú vị chứ nhỉ!
    Thứ Năm 11/11/04
    Tôi đến huyện Cù Lao Dung, sau khi đã được liên lạc. Cù Lao Dung là một huyện mới tách, nó gần như một quần đảo nhỏ giữa lòng sông Hậu. Để sang được Cù Lao Dung chỉ có một cách duy nhất là trèo lên phà. Cảm giác mênh mông, mênh mông và sợ chìm, sợ ngập sâu dưới tầng nước đỏ ngầu phù sa của sông Hậu. Không biết bờ nào là Cù Lao nữa khi phà di chuyển ra tới ngã ba nước, nước và nước. Rồi Cù Lao xanh mướt dần dần lộ diện, đây là nơi mà đã có rất nhiều người ở Hàm Giang, Trà Cú, Trà Vinh nói sang để làm mướn. Một mảnh đất trù phú và giàu có. Tôi đã nghĩ như thế trước khi đặt chân lên bờ Cù Lao Dung.
    Con đường trong Cù Lao Dung nằm giữa hai bên vườn mía, vườn cây ăn trái, bạt ngàn, thẳng tắp. Thỉnh thoảng, một vài chiếc cầu khỉ nối hai bờ kênh làm tôi thấy sợ mỗi khi nghĩ, tôi sẽ phải qua nó. Mà chắc chắn rồi, tôi đang ở vùng sông nước, kênh rạch miền Tây Nam Bộ mà. Ôi, đồng bằng sông Cửu Long!
    [​IMG]
    (Nghề đốn mía - một công việc được thuê mướn phổ biến)​
    Tôi lại thêm một lần qua phà nữa, chưa phải đi cầu khỉ để về xã An Thành Đông. Về An Thành Đông mà vào thời điểm nước cạn trong ngày thì chịu chết, phà khỏi qua, phải đợi khi con nước lớn, lúc đó mới đi lại được. Ôi, nước!
    An Thành Đông với các vườn cây trái, những rặng dừa nghiêng bóng, những ruộng mía, ruộng mì, trông thật trù phú đúng như những gì mọi người hay miêu tả về các miệt vườn nơi đây. Thế nhưng, giống như những nơi khác mà tôi đã đến suốt từ Cần Thơ, ở đây cũng có nhiều loại người: người có đất giàu, người có đất mà vẫn nghèo, người không có đất để làm, người không có cả đất để làm và ở.

    [​IMG]
    (Một khu vườn tiêu biểu với các đường rãnh dẫn nước tưới tiêu)
    Tôi tìm thấy một miền Tây Nam Bộ khác những gì tôi vẫn hình dung, miền Tây Nam Bộ của các gia đình không có đất, thậm chí cả đất để ở.
    Tôi theo chị Hằng, cán bộ đoàn xã đi hết chỗ này đến chỗ khác của An Thành Đông. Tôi nhớ cảm giác sợ sệt của tôi khi đặt chân xuống ghe sang nhà chị Hai Phát. Tôi lần đầu tiên tự chạy đi chạy lại mỏi hết cả chân để hết khu vườn nhà chị. Tôi ngạc nhiên trước những suy nghĩ mà hiếm khi tôi thấy mọi người, nhất là phụ nữ bày tỏ: ?oChị hay xem vô tuyến, so tuổi mình với những nhân vật, nghĩ mà tủi phận nhưng đời mình thế thôi, đời con mình phải khác chứ. Bởi thế, có khó tôi cũng không để đứa nào nghỉ?.
    [​IMG]
    (con sông từ Huyện Cù Lao Dung sang xã An Thạnh Tây)​
    Nhà chị Hai Phát làm như thế mà vẫn nghèo do bé Tráng nhà chị bị bệnh thận. Một vài tháng, anh chị lại gom góp vài triệu đồng đưa cháu lên thành phố chạy thận. Tiền đó gần bằng thu nhập cả năm của gia đình. ?oCon bé Tráng biết thế, nên nó ráng học lắm, lại vẽ tranh rất đẹp?, nói đoạn chị Hai lấy cả đống tranh con bé vẽ ra khoe. Tôi ngạc nhiên thực sự, nó đẹp không phải chỉ ở những nét ngây ngô con trẻ mà đẹp vì có hồn người. Tôi không có năng khiếu hội họa nên tôi thường hay có cảm giác tỵ nạnh với những ai có năng khiếu đó lắm. Lần này thì không, tôi bị cuốn theo hình ảnh bức tranh một cô bé bị ốm đang nhìn ra phía ngoài khung cửa sổ và chờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Tôi chỉ nghĩ về câu chuyện ?oChiếc lá cuối cùng? của O''Henry và tôi chỉ ước mình biết vẽ để biến chiếc lá kia xanh mãi như ông họa sĩ già trong câu chuyện.
    Tôi nhớ cảm giác run rẩy và bay bay trên mông lung khi tôi đi hết 1/3 cái cầu khỉ, rồi quay lại. Tôi như đang bị cuốn trôi đi cùng dòng nước bên dưới ngay cả khi chân tôi còn xa mới chạm tới bề mặt nước. Tôi xấu hổ kinh khủng khi tôi thấy những người dân ở đây đi băng băng và còn có thể mang vác, gánh gồng. Cuộc sống tạo nên sự thích nghi và có những sự thích nghi mà tôi đã không thể làm được. Đó là điều tôi nợ lại đất và nước An Thành Đông.
    [​IMG]
    (Cầu khỉ - phương tiện băng qua kênh rạch chằng chịt của khu vực ĐBSCL)​
    Tôi chạy dọc theo trục lộ chính trong xã, tới nhà hai chị em gái chăn nuôi nổi tiếng. Từ một chú ủn nhân thành một đàn, đến nay không biết bao nhiêu lứa lợn đã được xuất chuồng. Mới bước chân vào, tôi gặp ngay một quán tạp phẩm, bán đủ thứ, rồi cả cám cho gia súc nữa. Phía sau nhà, 4 khu chuồng lợn, một lứa chuẩn bị xuất chuồng, một lứa còn nhỏ, một lứa nhỡ nhỡ, gọn gàng đâu ra đấy. Hai chị em và mẹ già thay nhau trông nom cửa hàng, đàn lợn và cả làm may, rồi thỉnh thoảng chèo thuyền đi lấy hàng, sang tận Kiên Giang làm ruộng của nhà có vài công bên đó. Tôi không biết làm thế nào để quản lý được tất cả mọi việc và thời gian như thế, vì tôi đôi khi còn không quản lý nổi việc chỉ ngồi học của mình.
    Thứ Sáu 12/11/04
    Tôi rời Cù Lao Dung từ 7 giờ sáng, thật may vì nước bắt đầu lên và phà đã qua lại được. Tôi phải ngồi xe máy suốt một khoảng thời gian từ đó cho tới 12 giờ để tới được huyện Vĩnh Châu, tất nhiên là trừ thời gian qua 3 lần phà. Lần phà cuối cùng trong quãng đường đi Vĩnh Châu cũng sắp biến mất. Một cây cầu nối Vĩnh Châu với thị xã Sóc Trăng đã được hoàn thành nhưng phải đợi tới qua 20/11 cầu mới được thông xe. Bến phà đang sắp bị xóa sổ, thế nên không ai còn phải để ý nhiều đến sự tạm bợ của nó nữa.
    Tôi qua phà và thấy Vĩnh Châu thật đông đúc, chật chội nếu so với Cù Lao Dung, rộng rãi, thưa thớt và vắng vẻ. Tôi không hình dung ra được mình sẽ tới đâu trong huyện Vĩnh Châu. Tôi không dám chắc về một sự giới thiệu ở Vĩnh Châu. Nếu không thể ở lại, tôi sẽ lên đường tới Bạc Liêu luôn, ở đây đi Bạc Liêu rất gần, chừng 35 km và đường lộ đẹp.
    [​IMG]
    (Đường xuống phà để đi sang xã An Thạnh Tây)​
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    [url="http://netcenter.com.vn/if/I_Detail.aspx?I=4&C=1&P=17982" ]Cháo cá lóc Sóc Trăng [/url]
    [​IMG]
    Buổi chiều ở thị xã Sóc Trăng, nên tận hưởng cái thú đi ăn cháo cá. Quán cháo cá lóc được nhiều người nói tới ở ngã tư Phú Lợi - Trần Hưng Đạo. Ngồi vào quán chỉ vài phút sau sẽ có ngay tô cháo nóng, khói lên nghi ngút, tỏa mùi thơm ngào ngạt.
    Bạn nên cho rau đắng, giá sống vào tô cháo, một ít gừng non xắt nhuyễn rồi trộn đều, rắc ít tiêu vào. Húp vài muỗng cháo nóng hổi, gắp miếng cá lóc chấm nước mắm ớt thơm phức, dư vị nồng trên đầu lưỡi. Có thể sẽ thắc mắc, sao ở nhà mình nấu không bằng quán? Thì đây, cách nấu tô cháo cá lóc của dân Sóc Trăng là lựa cá lóc 1 kg, làm sạch, hấp chung với mỡ hành, vớt ra để nguội. Sau đó gỡ thịt cá ướp với chút nước mắm (không nấu cá nhừ trong cháo). Xương cá cho vào nồi nước, nấu kỹ lọc lấy nước để nấu cháo, chờ cháo sôi đều mới đổ cá ướp gia vị vào nồi, khuấy đều lần nữa rồi nhắc xuống.
    Tô cháo là hỗn hợp: vị thơm bùi của gạo lúa mùa, vị ngọt của cá tự nhiên, vị cay và thơm của gừng, tiêu, vị mặn của nước mắm, vị nồng của ớt, tất cả hòa quyện nhau. Vấn đề là làm sao ?ocân? gia vị vừa phải, hài hòa, phù hợp với khẩu vị của bạn. Giá mỗi tô cháo cá lóc 5.000 đồng. Kêu thêm đầu cá, có giá riêng.
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bánh cống Khmer
    [​IMG]
    Du lịch ở Sóc Trăng, bạn chớ quên thưởng thức bánh cống địa phương. Chưa nếm qua âu cũng là điều đáng tiếc bởi bánh được làm từ sự tinh tế của người Khmer Nam bộ.
    Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Bánh không quá lớn cũng không quá nhỏ, trên mặt bánh, một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt nữa. Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột? Mọi thứ hoà quyện nhau tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cống Sóc Trăng.
    Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường?
    Nhưng để ăn được bánh cống Sóc Trăng "chính hiệu" bạn phải đến ngay chợ Đại Tâm, thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Nơi đây mới có được loại bánh cống trứ danh do bàn tay của những người thợ đã có trên 20 năm tay nghề. Giá cả chỉ 2.000 đồng/cái, nhiều khi tiền xe nhiều hơn nhưng người ta vẫn tới chỉ vì muốn thưởng thức bánh cống ngay trên đường làng.
  10. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0

    Lột da bánh pía


    [​IMG]
    Bánh pía có từ khi nào?
    Người Hoa ở Nam bộ cho rằng bánh pía có nguồn gốc từ cố quốc, theo Hoa kiều lưu lạc sang Đông Dương vào những năm tháng chiến tranh loạn lạc và trụ lại cùng họ tại xã Vũng Thơm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng ngày nay.
    Ban đầu, chủ yếu nhằm tích trữ lương thực phòng khi đói kém, lũ lụt, mùa màng thất bát nên bánh pía gồm đủ các loại ngũ cốc như bột mì, bột năng, đậu xanh, bí đao... Cần nhắc lại rằng thuở xưa bánh pía không có trứng vịt muối như bây giờ mà chỉ toàn bột và đậu xanh. Lần dần bánh đã được cải tiến bằng cách cho thêm một ít nhân mặn để ăn đỡ ngán.
    Người Hoa ở Sóc Trăng xưa chỉ làm bánh pía vào dịp rằm tháng 8 hàng năm kèm theo bánh trung thu, bánh dẻo để cúng trời đất. Lâu dần cả vùng Nam bộ đều thích nên bánh pía được sản xuất đại trà quanh năm. Cách làm bánh pía trước đây rất công phu. Đậu xanh đãi vỏ rồi hấp chín, đưa vô cối quết thật nhuyễn, sau đó pha đường và mỡ heo sống xắt hạt lựu vào theo tỷ lệ nhất định.
    Bí quyết để làm được cái bánh "lột da" là ở chỗ: lớp bột bên trong gồm bột năng và mỡ heo được bao thêm các lớp bên ngoài bằng bột mì và nước. Để bánh chín đều, phải có kinh nghiệm bí truyền về thuật canh lửa, canh củi sao cho bánh thật chín phần nhân bên trong mà lại không cháy vỏ ngoài. Mỗi cơ sở làm bánh pía ở Sóc Trăng đều có khẩu vị nêm riêng và có lượng khách cố định riêng nhưng đa số người nghiền bánh pía thường ghi trong "bộ nhớ" các nhãn hiệu như Tân Huê Viên, Quảng Trân, Quảng Hưng, Công Lập Thành, Lập Hưng... và toàn bộ đều do người Tiều, người Quảng làm chủ.
    u?c meoCara s?a vo 03:43 ngy 29/12/2006

Chia sẻ trang này