1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ấn tượng Sóc Trăng

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi binhthuongkhach, 25/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Chùa Khleng
    Chùa tọa lạc ở số 71 đường Lương Định Của, phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, ở ngay khu trung tâm thị xã. Chùa được dựng từ giữa thế kỷ XVI và được trùng tu nhiều lần. Ngôi chánh điện được trùng tu cách nay 80 năm, Điện Phật được bài trí trang nghiêm, chính giữa tôn trí đức Phật Thích-ca cao 6,80m (phần tượng cao 2,70m) được đúc vào năm 1916. Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng bậc nhất của người Khmer ở Nam Bộ. Nhà sư trụ trì Tăng Ni đã tổ chức trùng tu vào 2 năm 1994-1995. Chùa hiện đặt trường Bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ và trường Pali cao cấp Nam Bộ, đã hoạt động từ cuối năm 1994. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Kiến trúc chính của chùa là toà chính điện với lối kiến trúc khá phức tạp và độc đáo. Bộ mái gồm có 3 cấp và mỗi cấp lại chứa làm 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở 2 bên và không có tháp nóc. Chùa còn có sala - là nhà hội của Phật tử và sư sãi, sala là một dãy nhà sàn bằng gỗ, mặt sàn cách mặt đất hơn 1m. Có một gian rộng rãi dùng để cử hành lễ dâng cơm và làm nơi tổ chức những sinh hoạt theo nghi lễ cổ truyền.
    Chùa Khleng kể từ Đại Đức Thạch Sóc là vị tổ đầu tiên cho đến nay đã trải qua 21 đời truyền thừa, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có một kiến trúc khá độc đáo đáng được coi là một công trình nghệ thuật quí giá.
    Vừa mới đi công tác Sóc Trăng, có chụp vài tấm ảnh :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Đây là lễ hội gì ở Sóc Trăng vậy các bác?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được thtr321 sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 31/03/2007
  3. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Hức hức, nhớ nhà wa, nhà tớ ở ST, hôm nay vô tình vào topic này, nhớ nhà quá chừng chừng, hức hức, Vote cho tất cả các bạn nè.
  4. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    ảnh đẹp thế bác !
  5. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    SÓC TRĂNG CÓ THÊM KHU CÔNG NGHIỆP MỚI​
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 06/01/2003 của Tỉnh Ủy Sóc Trăng về phát triển đô thị Thị xã Sóc Trăng và Quyết đinh số 10/2005/QĐ.UBNTT, ngày 02/01/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
    Để tạo điều kiện di dời các cở sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghịêp có tác động xấu đến môi trường trong nội thị thành phố Sóc Trăng và để hình thành khu công nghiệp tập trung, giải quyết nhu cầu mặt bằng cho đầu tư sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghịêp của thành phố Sóc Trăng nói riêng của tỉnh Sóc Trăng nói chung.
    Ngày 23/03/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 407/QĐHC-CTUBND, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp tân Phú, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với quy mô 52,479 ha, tọa lạc tại khóm 3 và 5, phường 8, thành phố Sóc Trăng, do UBND thành phố Sóc Trăng làm chủ đầu tư. Ranh giới quy hoạch được giới hạn như sau:
    - Phía Bắc giáp tỉnh lộ 6;
    - Phía Nam giáp Sông Maspero và Phía Đông-Tây giáp Khu đất canh tác và vườn tạp của nhân dân.
    Khu công nghịêp Tân Phú được phân thành 3 khu chức năng: Đất kho tàng bến bãi; đất Trung tâm - Dịch vụ; Đất cây xanh và đất giao thông.
    Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng giao trách nhiệm cho chủ đầu tư phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công khai phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trưng bày tại trụ sở UBND thành phố Sóc Trăng nội dung quy hoạch khu công nghiệp Tân Phú để tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, tham gia thực hiện; đồng thời ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch.
  6. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0

    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 07/04/2007
  7. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    KHU VĂN HOÁ HỒ NƯỚC NGỌT ​
    Khu Văn hoá Hồ nước ngọt có diện tích 20 ha, nằm trên đường Hùng Vương, phía Bắc trung tâm thị xã Sóc Trăng. Toàn khu vực chia thành 2 khu: khu vực ngoài gồm 1 hồ nhỏ, gọi là Hồ Tịnh Tâm. Giữa Hồ Tịnh tâm là nhà thủy tạ. hòn giả sơn và một gốc cây si cổ thụ tạo nên một nét đặc trưng riêng của Hồ nước ngọt; khu vực bên trong có một hồ lớn, quanh bờ hồ là hàng dương liễu cao vút nghiêng mình soi bóng dưới mặt hồ. Dạo quanh bờ hồ trong những nàgy hè nóng bức sẽ mang lại cho du khách một cảm giác dễ chịu bởi nhữung làn gió mát trong không gian yên tĩnh và thơ mộng. Hiện Khu Văn hoá Hồ nước ngọt đang được đầu tư xây dựng để nâng cao chất lượng phục vụ, xứng đáng là trung tâm vui chơi, giải trí của tỉnh. [​IMG]
  8. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SÓC TRĂNG​

    Sóc Trăng là tỉnh đồng bằng, nằm cuối sông Hậu tiếp giáp biển Đông với 72 km bờ biển; diện tích tự nhiên 322.330 ha, trong đó có 249.088 ha đất nông nghiệp, hơn 30.000 ha đất bãi bồi ven biển ; dân số 1.243.982 người (năm 2003), trong đó có 28,85% dân tộc Khmer và 8% dân tộc Hoa.
    Với đất đai vùng châu thổ màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu đang từng bước được cải tạo bằng những công trình thuỷ lợi.
    Nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư khi đến hợp tác làm ăn với Sóc Trăng. Một số tuyến đường giao thông quan trọng trong tỉnh đang được thi công và sắp hoàn thành như tuyến Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 11 , Tỉnh lộ 6, Tỉnh lộ 1 và tuyến Quốc lộ 60 sẽ nối liền trung tâm thị xã Sóc Trăng với Đại Ngãi và ngư cảng Trần Đề đang trở thành những tuyến đường huyết mạch cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa, lương thực, nông sản, thực phẩm và thủy hải sản giữa Sóc Trăng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là với các tỉnh ven biển Đông. Trong tương lai không xa, Sóc Trăng có khả năng trở thành trung tâm dịch vụ năng động trong 1 nh vực giao thông vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài và phát triển nghề cá của tỉnh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
    Hiện toàn tỉnh có 100% xã có đường điện trung thế với 166.592 hộ dân có điện sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất (đạt 70,74% tổng số hộ dân) và dự kiến đến cuối năm 2004 sẽ đạt đến gần 80% tổng số hộ dân có điện sử dụng. Tỉnh hiện đang điện hóa các xã Cù Lao Dung và Phong Nẫm (thuộc huyện Long Phú và Kế Sách), nơi có tiềm năng lớn về vườn cây ăn trái và nguồn thủy sản dồi dào. Bên cạnh đó, mạng lưới dịch vụ bưu chính không ngừng phát triển với các trang thiết bị hiện đại, kể cả hệ thống điện thoại di động, nhắn tin và hệ thống thông tin nối kết với mạng lnternet, đáp ứng thông suốt các nhu cầu thông tin trong và ngoài nước. Hiện 100% xã đều có bưu cục, bình quân đạt 3,60 máy điện thoại/100 dân.
    Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương tăng bình quân hàng năm 28,02%, năm 2003 là 3.299 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2003 như tôm đông khoảng 30.450 tấn/năm, gạo trên 676.928 tấn/năm, đường mía trên 14.932 tấn/năm. Một số nhà máy công nghiệp hiện có như Nhà máy Bia Sóc Trăng với công suất 10 triệu lít/năm, Nhà máy Đường tinh luyện công suất 1.000 tấn mía cây/ngày, Nhà máy Gạch 23 triệu viên/năm đang hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và bước đầu mang lại hiệu quả. Với nguồn nguyên liệu nông sản thực phẩm, thủy hải sản dồi dào, phong phú và chủ trương thu hút ưu đãi đầu tư của địa phương, Sóc Trăng là nơi sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến liên kết, liên doanh, đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp như chế biến hàng lương thực, nông sản thực phẩm, thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo máy móc, vật liệu cơ khí...
    Xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ngày càng phát triển khá mạnh. Năm 2003, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 282.308 triệu USD, gấp 12 lần so với năm 1992.
    Với trên 26.231 ha vườn cây ăn trái xanh tươi quanh năm trên dải cù lao và dọc theo hai nhánh sông Hậu rộng mênh
    mông, cộng với những kiến trúc văn hóa cổ kính nổi tiếng như chùa Ma Ha Túc (chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét v.v... kết hợp với các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc, Sóc Trăng rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch xanh, du lịch sinh thái và tìm hiểu môi trưởng văn hóa. Hàng năm, tỉnh đón trên 100.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.
    Bên cạnh phát triển kinh tế, công tác văn hóa xã hội luôn được tỉnh quan tâm chú trọng như thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc; thực hiện tốt các chính sách xã hội, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động, giảm tỷ lệ dân số 0,07% - 0,08%; thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở nông thôn và đô thị.
    Nhiệm vụ trọng tâm của Sóc Trăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 là tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ưu tiên tập trung đầu tư chiều sâu cho các ngành kinh tế mũi nhọn (nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, thực phẩm xuất khẩu)
    có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn về chỉ tiêu giá trị song song với việc xử lý tốt các vấn đề văn hóa xã hội, trật tự, an ninh quốc phòng, công bằng, tiến bộ xã hội và môi sinh môi trường.
    Dự kiến đến năm 2005 đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh trên 10%; GDP bình quân đầu người đạt 400 - 500 USD; sản lượng lúa đạt 1,6 triệu tấn; sản lượng khai thác thủy, hải sản đạt 90.000 tấn tôm, cá, trong đó có 35.000 tấn tôm nguyên liệu; tổng giá trị sản lượng công nghiệp 4.800 tỷ đồng (giá cố định năm 1994); tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 390 triệu USD; thanh toán nạn mù chữ trong thành phần lao động ở độ tuổi từ 15 đến 35, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 20%; đưa tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1,7%; mở rộng mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo 100% cụm dân cư, xã, phường có cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 35.000 người đến tuổi lao động.
    Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp toàn diện; áp dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo môi sinh, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đường; đồng thời cải tạo nhanh diện tích vườn tạp bằng các loại giống cây ăn trái có chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh ngành chăn nuôi theo hướng tuyển chọn, lai tạo và phát triển nuôi heo, gà, vịt có năng suất, phẩm chất thịt và trứng cao, đồng thời khuyến khích phát triển cơ sở chế biến thịt các loại.
    Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, do đó vẫn tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển toàn diện cả 3 mặt nuôi trồng, khai thác biển (chú trọng đánh bắt xa bờ) và chế biến xuất khẩu. Đẩy mạnh nuôi tôm (sú, thẻ, càng) ở cả vùng nước mặn, lợ, ngọt; quy hoạch khai thác tốt tiềm năng mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển để nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghề cá như mở rộng và sớm hoàn thành việc xây dựng ngư cảng Trần Đề (từ nguồn vốn ODA) và đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp các nhà máy chế biến hàng thủy sản tinh chế để tăng giá trị xuất khẩu.
    Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn liền với phát triển thương mại và dịch vụ ở cả khu vực thành thị và nông thôn nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa. hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Phát triển và mở rộng lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng; phục hồi và phát triển ngành Cơ khí, sản xuất các loại máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
    Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông thủy, bộ có tính chất huyết mạch nối liền trung tâm tỉnh ly với các huyện và các khu kinh tế trọng điểm nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa thông suốt trong toàn tỉnh. Tập trung cải tạo và phát triển mạng lưới điện toàn tỉnh để đạt 80% hộ dân nông thôn có điện vào năm 2005. Tiếp tục đầu tư và hoàn thành công trình nâng cấp Nhà máy Nước Sóc Trăng lên 30.000 m3/ngày; cải tạo, lắp đặt mạng lưới phân phối nước và tiến hành cải tạo hệ thống thoát nước trong nội Ô thị xã Sóc Trăng; từng bước phát triển các nhà máy cấp nước có quy mô vừa và nhỏ ở các thị trấn. các huyện và cụm dân cư ở nông thôn
    Mở rộng các hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch xanh, du lịch sinh thái (sông nước, bờ biển, cù lao, vườn cây ăn trái...); đặc biệt, kêu gọi hợp tác đầu tư trong và ngoài nước xây dựng Khu Du lịch - Văn hóa Hồ Nước
    Ngọt (thị xã Sóc Trăng) thành địa điểm vui chơi, giải trí tinh thần phục vụ cho nhân dân và du khách.
    Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và tạo môi trường thuận lợi để tiếp tục kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trước hết là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên cơ sở đảm bảo điều kiện có lợi cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, kể cả việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con Việt Nam định cư ở nước ngoài tích cực đầu tư tại Sóc Trăng. Trong đầu tư phát triển mới, tỉnh chủ trương ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều lao động, bên cạnh thực hiện một số công trình công nghiệp có quy mô lớn (các dự án nhà máy điện, đạm và khí hóa lỏng) để làm đầu tàu cho phát triển chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và tài chính quốc tế của các chính phủ nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ viện trợ nguồn vốn cho khôi phục, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, công trình thủy lợi, hệ thống đê điều, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, điện, nước sinh hoạt nông thôn, cấp thoát nước ở đô thị, cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ cho ngành Y tế, Giáo dục và các công rình, chương trình phúc lợi xã hội khác. Đặc biệt trong thời gian tới nếu dự án cảng biển Sóc Trăng được triển khai sẽ là một động lực rất lớn thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh trong tương lai.
    Tiềm năng kinh tế Sóc Trăng rất phong phú và đa dạng với nhu cầu phát triển rất lớn nhưng hiện còn thiếu vốn đầu tư để khai thác. Sóc Trăng trân trọng đón chào các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt ở nước ngoài đến tìm hiểu, đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh. Đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn được chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng nhiệt tình ủng hộ.
    [​IMG][​IMG][​IMG]
  9. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0

    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 10/04/2007
    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 11/04/2007
  10. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    "Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm
    Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ tới mong manh...".
    Chiếc áo bà ba đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao lời ca, bài hát trữ tình xưa nay. Cùng với chiếc nón lá Việt Nam, cái khăn rằn quấn cổ, chiếc áo bà ba đã đi vào văn học dân gian một cách gần gũi, thân thương, là niềm tự hào của dân tộc ta.
    Tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội còn lưu giữ nhiều kiểu áo của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong đó, có chiếc áo bà ba mang dáng vẻ đặc trưng của nền văn hiến:
    "Bà ba cái ngắn cái dài
    Sao anh không bận - bận hoài bành tô".
    Chiếc áo bà ba là một biểu tượng khá sinh động đã gắn liền với dân tộc Việt Nam. Từ thời nhà Lê, áo bà ba đã có ở Nam Bộ, áo bà ba cổ tròn năm khuy, chính giữa cài cúc ngay ngắn. Áo bà ba nữ thì đơm cúc bấm, có yếm tâm (tức lưỡi gà giáp hai thân trước) khỏi làm khuy. Áo gồm hai thân trước, một thân sau và hai ống tay dài ôm sát thân người thon thả, trông dáng vẻ thuỳ mị, dễ thương...
    Cũng có giả thiết cho rằng: áo bà ba có vào nửa đầu thế kỷ 19 do kiểu áo Pénang của Malaixia được nhà bác học Trương Vĩnh Ký cách tân cho phù hợp với tính cách giản dị của dân ta. Cổ áo đa phần là cổ tròn, một ít thiết kế theo kiểu hình trái tim (cổ lá trầu) hoặc cổ vuông tuỳ sở thích mỗi người. Nách áo có cái ngắn, có cái dài tuỳ tuổi tác ăn bận cho phù hợp thời trang. Hai túi áo to hoặc nhỏ tuỳ ý, thông thường áo bà ba nam hai túi to, áo nữ hai túi nhỏ, song phải cân đối với thân áo cho vừa vặn kiểu dáng không chênh lệch và phải tương xứng với thân hình.
    Đặc biệt, du khách có dịp về miền châu thổ đồng bằng sông Cửu Long sẽ được ngắm nhìn hình ảnh các cô gái Nam Bộ hiền hoà trong chiếc áo bà ba mộc mạc, đầu đội nón lá nghiêng che, cổ quấn khăn rằn, rõ là dáng đứng Hậu Giang:
    ... Hậu Giang ơi, em vẫn đẹp ngàn đời
    Chiếc áo màu xanh len từng con sóng bạc
    Lóng lánh mái chèo của đồng ánh dương soi...
    Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu
    Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba...
    Càng về sau, chiếc áo bà ba càng được cải tiến dần, tăng vẻ thanh thoát, lả lướt, cao sang, áo bà ba phụ nữ được chế tác biến tấu thành tay ?oráp lăng?, nửa thân trên bóp lại có eo, thân sau nhấn "pen", nửa thân dưới bùng ra trông thân hình tròn trịa.
    Áo bà ba có mặt khắp nơi trong sinh hoạt đời thường, từ buổi chợ quê đến những phố thị đông đúc, đâu đâu cũng thấp thoáng bóng hình chiếc áo bà ba, tăng vẻ quyến rũ mà chân thật, dịu dàng của dân tộc. Trong cuộc sống, từ lao động sản xuất đến làm vườn, chèo ghe... áo bà ba rất thích hợp và thuận tiện.
    Một đặc điểm độc đáo nữa là áo bà ba không kén chọn hàng vải nội hay vải ngoại, thông thường người nam từ bao đời nay mặc bà ba trắng hoặc bà ba đen; còn người nữ mặc đủ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, hoa cà, vàng mơ, hồng nhạt... tuỳ nước da và lứa tuổi chọn lọc cho thích hợp.
    Trải qua nhiều thời đại, chiếc áo bà ba vẫn còn thông dụng đối với mọi người, nhất là tầng lớp trung niên trở lên. Đây chính là nét đẹp văn hóa ngàn đời gây ấn tượng khó quên của dân tộc Việt Nam, một đất nước có truyền thống văn hóa, đầy tính sáng tạo, đổi mới để tồn tại vượt thời gian và không gian... Thật dịu dàng và độc đáo với chiếc áo bà ba.
    Cho dù đã có được nhiều cơ duyên với bao lễ hội, bao cuộc biểu diễn thời trang trong một không gian đầy sắc màu huyền ảo và âm thanh hiện đại những chiếc áo dài biến tấu phát phơ, làm loá mắt dưới ánh đèn màu, nhưng tôi vẫn thấy một tà áo rất đỗi thân thương như là khép nép ở một góc làng quê nào đó trên mảnh đất quê hương - một dấu lặng khiêm nhường gigữa giàn đại hoà tấu ồn ã của cuộc sống hiện đại. Phải chăng chiếc áo bà bà khiêm nhường đến thế lại có thể nào trở nên thua chị kém em trong cơn lốc của luồng gió thời trang bốn phương thổi về.
    Giữa quê hương miền Nam đi đi về về hai mùa mưa nắng, không biết tự bao giờ chiếc áo bà ba hiện hữu, đồng hành với người phụ nữ Nam Bộ như một thứ y phục đặc trưng cho một chất thuần hậu, dịu dàng của họ. Dường như khi nhìn những đườnc nét mộc mạc của chiếc áo bc ba, ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ im lặng ký thác một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam bộ nói riêng.
    Quên sao đựợc hình ảnh chiếc khăn rằn, áo bà ba như một biểu trưng của "miền Nam thành đồng" trong những ngày chống Mỹ cứu nước. Chiếc áo bè ba theo chị em từ vùng căn cứ đến cả trong nhà tù của kẻ thù ; có ai biết được chiếc áo bà ba mỏng manh là vậy lại có mặt trong những giờ phút khắc nghiệt nhất làm nhụt chí kẻ thù, tăng thêm chí khí của đội quân tóc dài của những má, những chị, những em trong những ngày đồng.
    Hòa bình về lại, giữa tứ bề của một sinh quyển hiền hòa vốn có, chiếc áo bà ba lại đi về giữa những tiết nhịp của thường nhật. Áo thấp thoáng trên những nhịp cầu tre lắt lẻo, mềm mại trên những chuyến đò ngang trên xuồng ba lá và bay bổng, lãng mạn quyện hòa trong những điệu lý con sáo, lý cây bông... ngọt ngào đến nao lòng những người đi xa, và cũng dệt nên những sợi tơ lòng để kết nối đôi lòng trai gái, nối quá khứ với hiện tại...
    Khăn rằn - nón lá - áo bà ba đã trở nên một liên kết "tam vị nhất thể" tạo dựng một biểu trưng hoàn mỹ nhất cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Có những chiếc áo ta mặc chỉ có một lần rồi xếp vào ngăn tủ, ít khi lấy ra mặc lại. Chiếc áo bà ba thì khác hẳn; chiếc áo như một sự "phong vận" vào mỗi một phận người, chiếc áo đó ủ chín niềm tin, vỗ về bao đoái vọng và chắp cánh cho bao giấc mơ có thực giữa vòng tay bao dung của cuộc đời. Có biết bao tà áo dài dười bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã biến tấu để không lỡ nhịp với tiết điệu của cuộc sống hiện đại, có rất nhiều tà áo bay đi rất nhiều "hương đồng gió nội". Xin hãy nâng niu giữ mãi sắc màu dung dị, kín đáo thuở ban đầu ấy của chiếc áo bà ba, bởi ta vẫn biết ở giữa cánh đồng thời gian rộng lớn, mẹ và em vẫn mặc chiếc áo ấy; ẩn hiện sau lũy tre làng, trĩu cong bờ vai giữa bao lo toan của dòng đời để làm nên hạt lúa củ khoai cho ta lớn khôn mang khí phách Phù Ðổng vươn mình tới bao chân trời mới của tương lai...
    [​IMG]

Chia sẻ trang này